T̀NH TRẠNG KHAN HIẾM NƯỚC GIA TĂNG
VÀ CUỘC CHIẾN TRANH VỀ NƯỚC SẼ KHÔNG DIỄN RA
Nhóm 1


I. DẪN NHẬP

Trong thế giới ngày hôm nay, con người đang phải đối mặt với hiện tượng El Nino. Hiện tượng này xảy ra cách đây một thời gian ngắn, do t́nh trạng con người làm ô nhiễm môi trường, làm cho tầng Ozôn của khí quyển mỏng dần và có nơi như bị thủng, dẫn đến t́nh trạng nhiệt độ trái đất đă nóng nay lại càng nóng thêm và lạnh lại càng lạnh thêm. Hơn nữa, hiện tượng nóng lâu dài làm cho nguồn nước đá lạnh dự trữ ở Bắc Cực đang tan dần chảy dồn xuống Đại Dương, làm cho mực nước biển dâng cao cũng như nhiệt độ ngày càng tăng, và có nơi th́ lũ lụt triền miên, có nước mà không dùng được v́ nguồn nuớc bị ô nhiễm, nhiều sinh vật sống dưới nước như đang bị đe dọa tiệt chủng. Có nơi th́ hạn hán kéo dài, làm cho cây cỏ trên mặt trái không thể sinh sống được v́ thiếu nước, mà con người chúng ta cũng trong thành phần đó.
Bên cạnh đó, th́ thế giới ngày hôm nay cũng đang phải đối mặt với t́nh trạng chiến tranh, đang xảy ra khắp các châu lục của thế giới. Đặc biệt là châu Á và Châu Phi. T́nh trạng chiến tranh đó là do xung khắc về chính trị, không đồng quan điểm, hay nói đúng hơn là những nước lớn đang muốn toàn cầu hóa, thâu nạp tất cả cho riêng ḿnh, bất chấp một sự can thiệp nào của cộng đồng nhân loại, nên dẫn đến t́nh trạng chiến tranh. Cũng như từ lâu và hiện nay c̣n đang xảy ra t́nh trạng tranh chấp nguồn nước của cùng một con sông, để thỏa măn nhu cầu cho riêng quốc gia ḿnh mà không nghĩ đến nhưng con người đang khốn khổ v́ thiếu nước, và cái đói cái rét, bệnh tật đang hoành hành.
Trong khi đó, t́nh trạng thái dương hệ trái đất chúng ta đang sống th́ có 70,8% bề mặt của nó là mặt biển bao la. Vào tháng 3-1977, hội nghị bàn về môi trường của Liên Hiệp Quốc đă ra lời cảnh báo: sau nguy cơ về dầu hỏa th́ càng phải đương đầu với nguy cơ về nước. Tháng 3-1994 ủy ban về tài nguyên thiên nhiên của Liên Hiệp Quốc đă vạch rơ: bất kỳ là nước công nghiệp hóa hay là nước đang phát triển, việc thiếu nước đang trở thành một hiện tượng phổ biến. Thế Giới đang đứng trước nguy cơ thiếu nước trên phạm vi toàn cầu.
(Trích “Dự báo THẾ KỶ XXI- nhà xuất bản thống kê – trang 592).
Như vậy, làm sao để khắc phục được t́nh trạng nước ngày càng khan hiếm? làm sao để tránh xảy ra các cuộc chiến tranh về chính trị, về tài nguyên, về địa lư, nhất là việc tranh dành sử dụng nguồn nước trên các con sông. Điều đó th́ chúng ta cùng nhau bàn luận trong các phần sau.

II. NỘI DUNG

1. Khái Quát Những Nơi Đang Gặp Khó Khăn Về Nước Sinh Hoạt
Hiện nay ta chỉ có không đầy 1/2 khối lượng nước tính theo đầu người so vơi cách đây 50 năm. Năm 1950, trữ lượng nước toàn Thế Giới đă lên tới 16.800 m3 cho mỗi đầu người. Ngày nay trữ lượng nước tổng quát ấy đă tụt xuống c̣n 7.300m3 và sẽ c̣n xuống tới 4.800m3 trong 25 năm tới đây.
Các nhà khoa học đă hoàn chỉnh nhằm phương pháp để đo lường trữ lượng và đánh giá t́nh trạng thiếu nước. Chỉ mới cách đây 50 năm, không một nước nào trên Thế Giới phải đối mặt với những mức độ cấp nước “thảm hại.” Ngày nay 50% số dân trên Thế Giới sống trong t́nh cảnh này. Đến năm 2025, th́ 2/3số dân trên Thế Giới sẽ chỉ có những trữ lượng “thấp, nếu không phải là “thảm hại.” Trái lại, những khu vực và những nước “giàu” về nước: Bắc Âu – Lanaila, gần như toàn Nam Mỹ, Trung Phi, Viễn Đông, Châu Đại Dương vẫn tiếp tục có những trữ lượng lớn.
Mặt khác, vùng nhiệt đới phải châu thường mưa nhiều, hằng năm lượng nước mưa đạt tới 5000mm, c̣n ở vùng Ả rập th́ khô cạn. Trong các châu lục của Thế Giới, lưu lượng của các ḍng sông ở Nam Mỹ là lớn nhất, chiếm tới 27% tổng lượng của Thế Giới, c̣n châu Phi chỉ bằng 11% , Châu Âu th́ 11% và châu Đại Dương th́ 5%.
Từ t́nh trạng thiếu nước trầm trọng, đă phát sinh những căng thẳng trên Thế Giới và những cuộc xung đột liên quan đến việc phân chia nước: 214 lưu vực các sông lớn nhất Thế Giới, nơi sinh sống của 40% dân số Thế Giới, đều được nhiều nước cùng sử dụng. Dù họ có t́nh thân thiện hay có tinh thần hợp tác đến đâu, th́ họ cũng gặp rất nhiều khó khăn để thỏa hiệp với nhau về các con sông biên giới.
Từ thập kỷ XX, một bầu khí bạo lực, lác đác theo một vài cuộc chiến công khai giữa Israel và các nước láng giềng Ảrập, bao trùm thung lũng Gordan. Nhưng số vụ nhằm vào nguồn nước có thể đếm trên đầu ngón tay.
Tuy nhiên, sự vắng bóng “các cuộc chiến tranh v́ nước” không có nghĩa là tại các vùng khô cằn như Trung Đông chẳng hạn, lại không âm ỉ một cuộc chiến nghiêm trọng. Các nguồn nước ít ỏi tại đây đang chịu những sức ép lực nặng nề chưa từng có do số dân tăng. Sự phát triển của lối sống và những tiến bộ của công nghiệp hóa. Các bất đồng về phân chia nước ở vùng này đă nhiều lần nảy sinh trong các cuộc đối đầu ngoại giao, đôi khi rất gay gắt. Nói tổng quát, bất kỳ một ḍng nước nào trên biên giới đều trở thành một đối tượng tranh giành và các nước ven sông đều theo dơi sít sao các khối lượng nước mà mỗi quốc gia sử dụng.

  2. Nước Đối Với Khoa Học Và Công Nghệ
Sự suy giảm lớn lao về trữ lượng nước phản ánh sự gia tăng không ngừng các nhu cầu của một dân số đang phát triển, của nông nghiệp và công nghiệp. Như :
Tại Ai cập đă dành 90% ngân sách về nước cho nông nghiệp, và hằng năm người ta vẫn cứ phải nhập khẩu 7,5 triệu tấn ngũ cốc, tức 7,5 tỷ m3 nước để nuôi sống 63 triệu dân .
Tại Mêhicô, bang Jahscô, một nhà máy đường đă cắt giảm được 4/5 mức tiêu thụ nước và do đó giảm được chi phí sản xuất.
Thật chẳng khác ǵ vắt đá ra nước. Ở Trung Đông đang gia tăng nhập khẩu lúa ḿ và việc buôn bán này sẽ c̣n tiếp tục: các quốc gia đang ra sức bù đấp t́nh trạng thiếu nước bằng việc nhập khẩu ngũ cốc sẵn có với giá rẻ.
Nhưng vấn đề nước trong sinh hoạt hằng ngày đối với con người hết sức quan trọng nếu không có nó. V́ thế, đó là một vấn đề cần được giải quyết.

  3. Nước Trong Sinh Hoạt Đời Sống Con Người
Nước là một chất lỏng, không màu, không mùi, không vị, trong suốt khi nguyên chất. Nước vốn thầm lặng, b́nh yên, từ tốn, êm đềm và thanh khiết. Nước chiếm 7/10 diện tích quả địa cầu, đâu đâu chúng ta cũng thấy nước. Nước có vị mặn như nước biển, nước ngọt uống được như nước sông, nước ao, nước giếng và nước suối. Cơ thể con người chúng ta cũng chứa nước. Tất cả mọi động vật sinh vật, thực vật đều mang nước trong thân của chúng. V́ thế, không có nước tất cả con người, động vật, sinh vật và thực vật sẽ không sống được.
Để hiểu biết về tầm quan trọng, ư nhĩa của nước trong sinh hoạt đời sống con người, chúng ta t́m hiểu các vấn đề sau.

3.1. Tầm Quan Trọng Của Nước.
Nước là vật trung gian giữa con nguời và thiên nhiên, nó luôn tồn tại và rất cần trong đời sống thường ngày của chúng ta. Người Việt Nam chúng ta thường kinh nghiệm tầm quan trọng của nước.
"Lạy trời mưa xuống
Lấy nước tôi uống
Lấy ruộng tôi cày
Lấy đầy bát cơm..."
Chính v́ vậy, nước có tầm quan trong sự sống của con người, vạn vật trên thế giới. Nếu không có nước, đời sống con người và vạn vật sẽ bị đảo lộn và không thể sống được.
Trong cơ thể con người cũng chiếm 70% là nước, một người cân nặng 80 kg nếu bị mất hết nước chỉ c̣n lại 30 kg.
Trung b́nh người trưởng thành chứa 65% nước, bộ năo con người chứa 80% là nước, cơ bắp là 75% nước, xương chứa 30% nước. trong khi toàn bộ tế bào tế bào dự trữ 50% lượng nước của cơ thể, tức là 27,5 lít ở một người nặng 80 kg.
Một người uống khoảng 3500 lít nước trong đời và thời gian để thải lượng nước ra dài khoảng 106 ngày đêm.
 Một người có thể sống một tháng nếu không ăn uống ǵ, nhưng chỉ sống một tuần nếu không có nước. Chính v́ thế, khi chúng ta bị bệnh nặng, không ăn uống được, cơ thể bị suy kiệt nhiều, mất nước, bác sĩ phải cho truyền để đưa vào cơ thể người bệnh, bằng cách truyền dung dịch tổng hợp có các chất điện giải, để nuôi dưỡng và phục hồi sức khỏe.
Nước là một thứ qúi giá nhất không thể thiếu được. Trên hành tinh 98% nước không thể dùng được v́ qúa mặn, 2% c̣n lại vốn là những yếu tố sống c̣n của nhân loại.
Trong sinh hoạt thường ngày của con người mỗi người phải cần là 5 lít nước mỗi ngày để uống và nấu ăn, nhưng chúng ta lại phải cần đến 25 lít nước cho vệ sinh cá nhân.
Theo Liên Hiệp Quốc, tiêu chuẩn sinh sống là 5 lít nước trên ngày cho mỗi người (Báo Tuổi Trẻ Xuân Canh Th́n 2000 tr. 49).
Ở Canada, mỗi thành viên một gia đ́nh, trung b́nh sử dụng 45 lít nước cho mỗi ngày, so với 20 lít nước ở Châu Phi và160 lít nước ở Châu Âu.
Nước cũng rất cần và quan trọng trong mọi lănh vực: như khoa học, nông nghiệp, y tế, công nghệ, chăn nuôi... Nếu không có nước chúng ta không có lương thực, thuốc uống mọi phương tiện như vận chuyển bằng đường thủy, phát điện, vui chơi, giải trí và nhiều vấn đề khác phục vụ con người sẽ hoàn toàn bế tắc.

3.2. Ư Nghĩa Của Nước
Trong đời sống đức tin của Kitô hữu, nước mang một ư nghĩa rất sâu đậm, một chân lư của sự sống. Đức Giêsu người là Thượng Tế duy nhất và là mạch nước nguồn sống. Người là nguồn suối Trường Sinh từ trời xuống qua mầu nhiệm Nhập Thề, nhất là qua cuộc khổ nạn và phục sinh. Người đă để trái tim bị xé ra khơi nguồn mạch nước hằng sống, là Thần Khí ban sự sống cho mọi người (Yn 7, 38-39; 19, 34).
Theo thánh Yoan: "Nếu ai không ái sinh nhờ nước và Thánh Thần, th́ không thể vào được Nước Thiên Chúa (Yn 3, 5).
Nước c̣n được ví như nước giếng Gia-cóp, nước Cha trên trời (Mt 5, 4-5), nước trường sinh...
Trong Giáo Hội: Đức Giêsu là thân thể của Giáo Hội, Giáo Hội là nơi quy tụ các dân tộc, các nền văn hoá trên thế giới, tất cả đều là anh em với nhau, thuộc cùng Cha trên trời. Sự sống ấy đă lưu thông ḍng máu nhân loại khắp năm châu được hoà nhập trong nước t́nh yêu của Thiên Chúa, làm tươi mát, chan hoà khắp mọi nơi trên trái đất.
Trong đời sống Kitô hữu: Bí tích Thánh Tẩy là nền tảng của toàn bộ đời sống Kitô hữu, là cửa ngơ dẫn vào đời sống thần linh và mọi bí tích khác.
Bí tích Thánh Tẩy là bí tích tái sinh chúng ta nhờ nước và Thánh Thần, chúng ta được giải thoát khỏi tội lỗi và được làm con Thiên Chúa, trở thành chi thể của Đức Kitô, tháp nhập vào Hội Thánh Chúa, tham dự sứ mạng của Hội Thánh (GLGHCG, số 1213.)
Như vậy, nước có tầm quan trọng và có ư nghĩa trong đời sống mọi sinh hoạt của con người, đối với cơ thể, trong lănh vực như khoa học, y tế, nông nghiệp, vận chuyển, vui chơi, giải trí trong mọi sinh hoạt thường ngày của mỗi người. Trong đời sống Đức tin, nước mang một ư nghĩa rất sâu đậm, một chân lư của sự sống đời đời. Thánh Phaolô nói: "Nếu ai không được tái sinh nhờ nước và Thánh Thần, th́ không thể vào nước Thiên Chúa" (Yn 3, 5) .
Trong sinh hoạt hàng ngày của mỗi người chúng ta, nếu không có nước tất cả con người, động vật, súc vật, thực vật... không thể sống được, mọi sinh hoạt sẽ bị bế tắc và đảo lộn. Chính v́ thế, nước là một thứ qúi giá và quan trọng, là yếu tố sống c̣n của nhân loại. Mỗi người chúng ta phải hiểu được những giá trị cần thiết đó để có trách nhiệm bảo vệ, ư thức sử dụng tôn trọng nguồn nước thiên nhiên, chống gây ô nhiễm, sử dụng lăng phí... luôn làm cho nguồn nước trở nên tốt và sạch v́ lợi ích của tất cả nhân loại. Như chúng ta, tất cả mọi thứ trên trần gian, đều nhờ nước mà được sống, được sạch, v́ nước là một chân lư, là sự sống con người.
Tầm quan trọng của nước đối với con người không thể nào kể xiết, nhưng là con người th́ có những hạn chế của ḿnh trong việc sử dụng nguồn nước.
 

  4. Hạn Chế Của Con Người
Sống trong cộng đồng nhân loại con người cần có sự lệ thuộc giữ nhân vị và xă hội (Cf. GS, số 25). Sự thăng tiến củ nhân vị và sự phát triển của xă hội lệ thuộc vào nhau. Hơn nữa, con người c̣n có bổn phận mưu cầu công ích (Cf. GS, số 26), đồng thời tôn trọng nhân vị, mỗi người đều phải coi người đồng loại không trừ một ai như “cái tôi thứ hai”, cho nên trước hết phải quan tâm đến sự sống của họ và quan tâm đến những phương tiện cần thiết giúp họ sống một đời sống xứng đáng (Cf. GS, số 27). Tuy nhiên là con người sống trong thế giới ngày nay không thể tránh khỏi những thiếu sót, những hạn chế của ḿnh, những cái tôi của ḿnh. Do đó đă làm cho môi trường nước ngày càng khan hiếm lại ngày càng khan hiếm hơn bởi ḷng ích kỷ tham lam, tiêu xài lăng phí, khai thác bừa băi nguồn nước; thiếu tôn trọng thiên nhiên và con người chung quanh …

4.1. Ḷng Ích Kỷ Tham Lam, Sử Dụng Lăng Phí
1) Ḷng Ích Kỷ Tham Lam
Con người sống trong xă hội ngày hôm nay, một xă hội tiến bộ vượt bậc cả về thể chất lẫn tinh thần, thế nhưng con người cũng không tránh khỏi cái tôi của chính bản thân ḿnh, chỉ biết tôn trọng ḿnh, chỉ biết tôn trọng cá nhân chủ nghĩa và những ǵ ḿnh có mà quên đi ḿnh đang sống trong cộng đồng người. Sống trong cộng đồng người cần phải có “nay ḿnh mai ta,” phải có t́nh liên đới với nhau. Có như thế mới làm cho cộng đồng ngày càng hoàn thiện, tốt đẹp hơn.
Muốn vậy th́ mỗi người cần phải có tinh thần trách nhiệm, phải đồng trách nhiệm với nhau khi sống trong cộng đồng người, phải ư thức tự giác, coi của chung như của riêng ḿnh. Mỗi người không t́m lợi ích cho riêng ḿnh mà là lợi ích cho tất cả mọi người.
Nhưng đă là con người th́ “nhân vô thập toàn,” có người th́ tham lam vơ vét cho riêng ḿnh, chỉ t́m lợi ích ho chính ḿnh hoặc người thân của ḿnh mà quên đi những người khác. V́ chỉ chú trọng đến quyền lợi của ḿnh nên đă sử dụng lăng phí nguồn nước.
2) Sử Dụng Lăng Phí
V́ ḷng ích kỷ tham lam nên nguồn nước mà con người đang sử dụng trên trái đất này ngày càng cạn kiệt v́ sự sử dụng lăng phí, quản lư nguồn nước quá lỏng lẻo, đặc biệt là những xứ nóng như Châu Phi, các nước Tây-Nam-Á ...V́ thế làm cho nguồn tài nguyên nước sẽ không có đủ trong việc sử dụng cho con người.
V́ vậy, bản thân mỗi người phải có ư thức trách nhiệm giữ ǵn của chung, đừng v́ cá nhân mà quên đi cộng đồng, bỏ ḷng tham lam của ḿnh ra ngoài, bỏ sự sử dụng lăng phí, quản lư nước cho chặt chẽ, xử lư chất thải tốt ... Bảo vệ những tài sản qúy báu đó là bảo vệ thành quả mà Thiên Chúa tặng ban cho con người, là bảo vệ môi trường ḿnh đang sống, là bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân ḿnh.

4.2. Khai Thác Bừa Băi
Con người sống trong thế giới này, con người không biết trước được hậu quả trong tương lai của việc sử dụng nguồn nước, nên con người sử nó hết sức bừa băi. Biết bao nhiêu nguồn tài nguyên như dầu lửa, than thép, nhôm vàng ... đă bị khai thác một cách kiệt quệ, nhưng c̣n kiệt quệ hơn nữa đó là nguồn nước. Nguồn nước đă bị con người sử dụng quá mức cho một người trong một ngày (trung b́nh 5 lít nước uống và nấu ăn, 25 lít nước cho vệ sinh cá nhân, tắm rửa, giặt). Nếu t́nh h́nh này vẫn tiếp tục diễn ra th́ trong tương lai không xa (khoảng 20-30 năm nữa) thế hệ của chúng ta sống trong t́nh trạng thiếu nước trầm trọng, đặc biệt là nguồn nước dùng trong sinh hoạt hằng ngày. Hiện nay mạch nước ngầm đang dần tụt xuống làm cho nhiều nơi xảy ra t́nh trạng sụt lở, động đất. V́ thế, nếu không ngăn chặn kịp thời t́nh trạng khai thác tài nguyên nước bừa băi th́ thế hệ con cháu trong tương lai sẽ phải gánh chịu hậu quả mà chính cha ông ḿnh đă để lại.
Giáo Hội cũng kêu gọi con người ngày nay biết sử dụng thích đáng những ǵ mà Thiên Chúa đă ban cho con người, đó là bảo vệ thành quả Thiên Chúa đă tặng ban cho con người ngay từ lúc khỏi đầu, như vậy là thi hành ư muốn của Thiên Chúa (Cf. EA, số 41)

4.3. Thiếu Tôn Trọng
Một khi quan tâm tới tiến bộ kinh tế và kỹ thuật mà không quan tâm tới sự cân bằng sinh thái của trái đất, chúng ta sẽ không thể nào tránh khỏi bị thiệt hại nặng nề về môi trường, và kèm theo đó là thiệt hại cho con người. Người ta sẽ tiếp tục không tôn trọng môi trường một cách trắng trợc, bao lâu vẫn chỉ coi trái đất và những tiềm năng của nó như những đối tượng tiêu thụ và sử dụng ngay tại chỗ, để mặc cho con người tham lam lợi nhuận một cách vô độ muốn làm ǵ th́ làm. Nhiệm vụ của các Kitô hữu và của tất cả những ai c̣n hướng ḷng về với Đấng Tạo Hóa là phải bảo vệ môi trường bằng cách lấy lại tâm t́nh tôn trọng đối với toàn thể thụ tạo của Thiên Chúa. Ư muốn của Đấng Tạo Hóa là con người phải đối xử với thiên nhiên, không phải như một kẻ khai thác tàn bạo mà như một người quản lư thông minh và có trách nhiệm (Cf RH, số 15). Các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng tha thiết kêu gọi trách nhiệm nhiều hơn nữa từ phía các nhà lănh đạo quốc gia, các nhà làm luật, các nhà kinh doanh và tất cả những ai trực tiếp tham gia vào việc quản lư các tài nguyên của trái đất. Các ngài lưu ư nhu cầu phải giáo dục dân chúng, nhất là giới trẻ, về trách nhiệm đối với mội trường, huấn luyện họ biết quản lư thụ tạo mà Chúa đă giao cho loài người. Bảo vệ môi trường không phải chỉ là vấn đề kỹ thuật, mà c̣n là và trên hết là vấn đề đạo đức. Mọi người đều có nghĩa vụ luân lư là chăm sóc môi trường, không phải chỉ v́ lợi ích của ḿnh mà c̣n v́ lợi ích của các thế hệ tương lai. (Cf. EA, số 41)
Trong Hiến Chế GS số 27 nói: "Tôn trọng nhân vị" và tôn trọng sự sống. Khi chúng ta tôn trọng môi trường ḿnh sống, tôn trọng nguồn nước ḿnh đang sử dụng là tôn trọng nhân vị là tôn trọng sự sống của con người. Do chính bản tính của ḿnh, nhân vị cần có đời sống xă hội, nó là và phải là nguyên lư, chủ thể, cùng đích của mọi định chế (Cf. GS, số 15). Đối thoại giữa con người được hoàn hảo trong cộng đoàn nhân vị (số 12), đời sống xă hội giúp cho con người chu toàn cả ơn gọi tôn giáo của ḿnh (số 52). Như vậy, không tôn trọng môi trường là không tôn trọng nhân vị của chính bản thân cũng như của cộng đồng nhân loại, đồng thời cũng không tôn trọng sự sống của con người.
Con người hiện đại đang trên đường phát triển trọn vẹn nhân cách của ḿnh với những giá trị trổi vượt của ư chí trí tuệ, lương tâm và t́nh huynh đệ. Tất cả những giá trị này đều do Thiên Chúa tạo dựng và được nâng cao trong Đức Kitô.
V́ thế, trong việc sử dụng nguồn nước cũng cần phải tôn trọng nhau, nếu không tôn trọng nhau sẽ dẫn tới t́nh trạng "chiến tranh". Đây là căn bản giữa mọi người với nhau và công b́nh xă hội, bởi v́ mọi người đều có một tâm linh và được dựng nên giống h́nh ảnh Thiên Chúa, nên có cùng một bản tính và một nguồn gốc, hơn nữa v́ được Chúa Kitô cứu chuộc nên họ đều được mời gọi như nhau và cùng hưởng chung một cùng đích nơi Thiên Chúa (Cf. GS, số 29).
1) Tôn Trọng Thiên Nhiên
Trong lănh vực môi trường là bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống. Bảo vệ môi trường sống trong đó có nguồn nước. Bảo vệ nguồn nước là tránh cho môi trường không bị ô nhiễm, nguồn nước được trong lành, như vậy mới tránh cho con người không bị nhiễm các bệnh như: lị, tiêu chảy, sán, giun và nhiễm các loại hóa chất khác... Tôn trọng và bảo vệ môi trường nước là tránh phí phạm trong việc sử dụng nước như trong cuốn "cẩm nang cho hành động bảo vệ môi trường" (Environmental Action Guide) của bà Ann S. Causey, bà đă viết lên bằng chính kinh nghiệm sống của ḿnh như một lời mời gọi thiết thực với hết mọi người, hăy cùng nhau bảo vệ môi trường, và đặc biệt bà quan tâm tới sự tiết kiệm nước như:
Đang khi bạn cạo râu, đánh răng hoặc rửa chén hăy nhớ đóng ṿi nước lại; nên phơi quần áo trên dây mắc, đừng dùng máy sấy khô; tiết kiệm nước đă dùng (nhưng không độc hại) để tưới cây, bồn cỏ; dùng nước lạnh để giặt giũ, rửa chén v.v... khi không thật cần nước nóng. Như vậy tư tưởng của bà cũng trùng với tư tưởng của Quốc vương Xri Lanca Parakkma-Bahu l (1153 –1186), ông đă kêu gọi nhân dân ḿnh hăy tiết kiệm nước ngay chính trong mọi sinh hoạt hằng ngày bằng một lời bất hủ: "Chớ để một giọt nước nào rơi xuống đất trôi về biển mà không phục vụ nhân dân."
 2) Tôn Trọng Con Người
Trong các hiệp ước về nước đều nói lên việc sử dụng nước giữa các con sông và mạch nước ngầm. Điều này cho thấy một sự tôn trọng con người đang ẩn dấu trong đó, nếu không v́ tôn trọng con người th́ chẳng kư hiệp ước làm ǵ mà đánh nhau để dành giật lấy nguồn nước về tay ḿnh.
Khi tôn trọng con người th́ cũng tôn trọng môi trường nước, nếu không tôn trọng môi trường nước th́ sẽ trở thành khan hiếm và ô nhiễm.
Tôn trọng con người là tôn trọng phẩm giá của họ, bởi v́ con người vượt trên mọi loài và v́ quyền lợi và nghĩa vụ của con người là phổ quát bất khả xâm phạm (Cf. GS, số 26). Con người cần có cuộc đối thoại huynh đệ, đ̣i hỏi phải có sự tôn trọng phẩm giá thiêng liêng của nhau (Cf GS, số 23). Trong đời sống kinh tế và xă hội, trong sự tùy thuộc hỗ tương giữa sự phát triển nhân vị và phát triển xă hội (Cf. GS, số 25-28) và cổ vơ cho mọi người nhận thức được sự b́nh đẳng căn bản giữa mọi người với nhau (Cf. GS, số 29). Chính Thiên Chúa tôn trọng phẩm giá con người do chính Ngài tạo nên; phẩm giá ấy phải được tự do theo phán đoán của chính con người (Cf. DH, 11).
V́ vậy, để tránh t́nh trạng khan hiếm nước, để tránh t́nh trạng xảy ra các cuộc chiến về nước th́ mỗi người, đặc biệt là những người có chức sắc trong chính phủ phải biết quản lư, ǵn giữ và bảo vệ môi trường nước.. Đồng thời t́m ra giải pháp tối ưu để ngăn chặn t́nh trạng khan hiếm nước và ngăn chặn t́nh trạng chiến tranh. Tất cả v́ hoà b́nh cho toàn thề nhân loại. V́ thế, phải nhận thấy hạn chế của con người, từ bỏ ḷng tham cá nhân, từ bỏ ḷng ích kỷ, tránh t́nh trạng sử dụng lăng phí nguồn nước, khai thác bừa băi nguồn nước và cũng cần tôn trọng thiên nhiên, tôn trọng con người th́ mới tránh được phần nào t́nh trạng khan hiếm nước và lẽ đương nhiên là cuộc chiến về nước sẽ không diễn ra.
(1) Tôn trọng nhau bằng xây dựng hoà b́nh
Để tránh t́nh trạng không có các cuộc chiến tranh về nước cũng như các cuộc chiến tranh khác, Giáo hội được mời gọi hăy tham gia sâu xa hơn vào các nỗ lực của quốc tế và của liên tôn giáo nhằm gây dựng ḥa b́nh, công lư và ḥa giải (Cf. EA, số 38). Giáo Hội tiếp tục nhấn mạnh tới cách giải quyết các xung đột bằng thương lượng và phi quân sự. Giáo Hội mong tới ngày các quốc giakhông c̣n coi chiến tranh là phương cách đặt định những yêu sách hay là phương thế giải quyết các bất đồng. Giáo Hội tin chắc rằng chiến tranh chỉ sinh ra nhiều vấn đề hơn là giải quyết, đối thoại mới chính là con đường duy nhất đúng đắn và cao thượng đưa tới sự ưng thuận và ḥa giải, và Thiên Chúa cũng đặc biệt chúc lành cho nghệ thuật xây dựng ḥa b́nh, một nghệ thuật vừa đ̣i sự kiên nhẫn vừa giả thiết phải có sự khôn ngoan.
Giáo Hội cũng kêu gọi đến trách nhiệm của mọi người, nhất là của những người cai trị quốc gia là phải nỗ lực tích cực hơn nữa cho việc giải trừ vũ khí. Trên hết các nghị phụ Thượng Hội đồng cầu xin Chúa, là Đấng thấu suốt lương tâm của mỗi người, hăy gieo những cảm thức hiếu ḥa vào tâm hồn những kẻ đang bị cám dỗ theo con đường bạo động; có thế viễn tượng của Thánh Kinh mới trở thành sự thật "Họ sẽ đúc gươm đao thành quốc thành cày, rèn giáo mác nên liềm nên hái. Dân này nước nọ sẽ không c̣n vung kiếm đánh nhau, và thiên hạ thôi học nghề chinh chiến" (Is 2,4) (Cf. EA, số 38).
(2) Tôn trọng phẩm giá con người
Vào cuối thế hỷ XX này, thế giới vẫn c̣n bị đe doạ bởi các lực lượng gây ra xung đột và chiến tranh, và Á Châu cũng không thoát khỏi những hiện tượng này. Trong số các lực lượng ấy phải kể đến thái độ bất khoan nhượng và khai trừ các giá trị xă hội, văn hóa, chính trị và tôn giáo. Từng ngày các bạo lực vẫn đổ xuống trên các cá nhân và cả một dân tộc và thế là nên văn hoá của sự chết làm chủ, lúc nào cũng nhớ đến bạo lực để giải quyết căng thẳng, kể cả khi không thể biện minh được. Như thế là không tôn trọng phẩm giá của con người ((Cf. EA, số 33).
Từ những hạn chế của con người như sử dụng lăng phí, thiếu tôn trọng… Từ đó Giáo Hội Công Giáo chúng ta cũng lên tiếng cảnh báo với thế giới và với con người sống trên hành tinh này về t́nh trạng nước trên thế giới hiện nay, nước càng ngày càng thiếu trầm trọng cho nhu cầu của con người cũng như nhu cầu trong sản xuất. Do đó Giáo Hội cũng mời gọi mỗi người cần có tinh thần trách nhiệm bảo vệ môi sinh, nơi mà con người đang sống và sử dụng nó.

5. Giáo Hội Và Vấn Đề Môi Sinh
Một thế giới nhân loại đang trong t́nh trạng báo động về môi trường, mà nước là thành phần tất yếu trong cuộc sống của toàn thể nhân loại. Bởi vậy mà những quốc gia, những nhà chức trách đă và đang phải ngồi lại để t́m ra những phương thế hữu hiệu nhất cho vấn đề môi sinh, cũng như việc bảo vệ nguồn nước sạch cho mọi người được hưởng dùng. Giáo hội công giáo chúng ta cũng như bao tổ chức khác đặc biệt quan tâm hơn tới những sinh hoạt của con người, bảo vệ quyền sống, quyền tự do cũng như được tôn trọng về nhân phẩm của từng cá thể sống trong cộng đồng nhân loại, cho dù những con người đó thuộc thành phần giai cấp nào.
Trải suốt ḍng lịch sử nhân loại, con người đă phải vượt qua bao khó khăn do thiên tai gây ra cũng như những nhà độc tài muốn bá chủ địa cầu. Mà cuộc cách mạng kỹ nghệ tại Châu Âu hồi thế kỷ XIX, là t́nh trạng giới công nhân bị giới chủ nhân của các nhà máy xí nghiệp, bóc lột và bần cùng hóa thành những người vô sản. V́ vậy, Đức Lêô XIII (1876-1903) đă lên tiếng tố cáo t́nh trạng lầm than và bênh vực quyền lợi của họ trong thông điệp "Tân sự" (Rerum Novarum) năm 1981. nhằm thức tỉnh lương tri mọi người và hướng dẫn các thành phần dân Chúa dấn thân xây dựng công lư, ḥa b́nh và đấu tranh cho quyền của con người được tôn trọng.
Từ "Tân sự" đến thông điệp "Tứ thập niên" (Quadragesimo) của Đức Giáo Hoàng Piô XI (1922-1939), nhằm chú ư vào giới công nhân trong bối cảnh của mỗi quốc gia với ba tác nhân chính là giới công nhân cung cấp lao động, giới chủ nhân cung cấp tư bản và nhà nước đóng vai tṛ điều ḥa và trọng tài.
Triều đại Đức Giáo Hoàng Piô XII (1939-1958), th́ nh́n vấn đề theo chiều kích thế giới và lên tiếng mạnh mẽ cảnh cáo về hiểm họa chiến tranh, và cũng là tâm t́nh của nhân loại hôm nay đang cực lực phản đối chiến tranh và chủ nghĩa cực đoan khủng bố đang diễn ra khắp nơi.
Triều đại Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII (1958-1963), trong thông điệp "Mẹ và Thầy"(Mater et Magistra) năm 1961, triển khai đề tài công bằng xă hội theo quan điểm mở rộng, đi từ giới công nhân sang giới nông dân, từ phạm vi quan hệ công nhân – chủ nhân trongcùng một quốc gia, sang phạm vi quan hệ các nước nghèo – các nước giàu trên b́nh diện quốc tế. Với thông điệp "Hoà b́nh trên trái đất" (Pacem in Terris) năm 1963, ngài dấn thân quyết liệt hơn nữa cho sự nghiệp xây dựng ø bảo vệ hoà b́nh và cống hiến cho thế giới một "Đại Hiến Chương Về Nhân Quyền".
Trong Hiến Chế Gaudium et Spes năm 1965, Công Đồng Vatican II tŕnh bày một tổng hợp rộng lớn và quân b́nh của ba phần tư thế kỷ. Giáo huấn xă hội của Giáo hội và tiếp tục nh́n vấn đề xă hội theo quan điểm toàn cầu như Đức Piô XII và Đức Gioan XXIII. Và bản tổng hợp này vừa đánh dấu một đỉnh cao trong lịch sử giáo huấn xă hội của Giáo hội, vừa tạo nên một bàn đạp vững chắc cho các vị Giáo Hoàng hậu công đồng bước vào lănh vực mới thuộc đời sống xă hội của thế giới.
V́ vậy, mà Đức Gioan Phaolô VI (1958-1978) đă cống hiến cho Giáo hội và thế giới một thông điệp lớn: "Phát Triển Các Dân Tộc" (Populorum Progressio) năm 1967, trong đó người ta t́m được một định nghĩa mới mẻ, lừng danh về ḥa b́nh: "Phát triển toàn diện mỗi người và liên đới mọi dân tộc". Thông điệp này đă được nhiều người, đặc biệt trong thế giới thứ ba, coi như một "Đại hiến chương về các quyền của dân tộc". Năm 1971, trong Tông Thư "Bát Thập Niên" (Octogesima Adveniens), ngài phân tích t́nh h́nh xă hội của thế giới 80 năm sau "Tân sự" và ngài đặc biệt quan tâm tới giới trẻ, giới phụ nữ và giới lao động, là những tác nhân chính của tương lai. Chính trong văn kiện này, lần đầu tiên một vị Giáo Hoàng chính thức đề cập đến vấn đề môi sinh: "Đột nhiên con người hôm nay nhận thức rằng, do khai thác thiên nhiên một cách vô độ và vô ư thức, ḿnh bị đặt trước nguy cơ phá huỷ thiên nhiên và trở thành nạn nhân của chính hành động phá hoại có tác dụng dội lại trên con người (số 21).
Với Đức Gioan Phaolô II ( từ 1978- ), từng được mệnh danh là người lực sĩ của Thiên Chúa. Giáo hội dấn thân đấu tranh mạnh mẽ cho các quyền của con người, đặc biệt quyền sống, quyền tự do tôn giáo. Giáo hội vận động mọi người xây dựng "nền văn minh t́nh yêu" (theo cách nói của Đức Phaolô VI) và "nền văn minh sự sống" (theo cách nói của Đức Gioan Phaolô II) thay thế cho "nền văn minh hận thù và sự chết." Giáo hội cũng suy nghĩ chuyên sâu hơn về vấn đề sinh thái và môi trường. Chính Đức Gioan Phaolô II đă tôn phong Thánh Phan xicô Assisi làm quan thầy của các nhà sinh thái học ngày 29-11-1979.
Vào năm 1965, khi biểu quyêt thông qua Hiến Chế Gaudium et Spes, Công Đồng Vatican II đă có một trực giác mang tính "tiên tri" về nhiệm vụ Thiên Chúa giao cho con người: "canh tác trái đất với hai bàn tay hoặc với phương tiện kỹ thuật, để trái đất nảy sinh hoa quả và trở thành nơi cư ngụ xứng đáng cho toàn thể gia đ́nh nhân loại..."(Cf. GS, số 57b). Đến năm 1971 trong Tông Thư "Bát Thập Niên," Đức Phaolô VI mới minh nhiên triển khai trực giác của công đồng Vatican II do Đức Gioan XXIII triệu tập và khai mạc, rồi do ngài hoàn thành và bế mạc. Nhưng Đức Phaolô VI chỉ gióng lên một lời cảnh tỉnh: "loài người hăy coi chừng? Cứ bóc lột thiên nhiên cách vô tội vạ, th́ có ngày sẽ phá huỷ nó mất thôi, và rồi con người sẽ trở thành nạn nhân của chính hành động phá hoại ấy...". Ngài xác nhận, vấn đề môi sinh liên quan tới toàn thể gia đ́nh nhân loại. Và ngài kêu gọi các Kitô hữu hăy kề vai sát cánh với mọi anh chị em đồng loại, gánh vác trách nhiệm về định mệnh chung của cả thế giới.
Lời cảnh tỉnh trên của Đức Phaolô VI được "tăng âm" bởi Thượng Hội Đồng Giám Mục thế giới năm 1971 bàn về "công bằng trên thế giới." Thượng hội đồng Giám mục kêu gọi các nước giàu hăy ngưng vun quén về cho ḿnh các tài nguyên của trái đất, v́ làm như thế các nước nghèo sẽ không bao giờ vươn lên khỏi t́nh trạng khốn khổ của họ được, và thậm chí điều đó c̣n tạo ra nguy cơ phá huỷ các nền tảng vật lư của đời sống trên trái đất. Các nước giàu phải bớt sống xa hoa, phung phí khi sử dụng các sự vật của môi sinh, để ǵn giữ lấy gia sản chung ấy cho cả loài người đuợc hưởng dùng theo nguyên tắc công bằng.
Năm 1987, trong thông điệp" mối bận tâm về vấn đề xă hội" của Đức Gioan Phaolô II, ngài triển khai đề tài "chăm sóc, bảo vệ môi trường, kính trọng sự toàn vẹn và nhịp điệu của thiên nhiên thành ba thái độ nhận thức cụ thể:
Con người không được tuỳ tiện sử dụng các tạo vật trong thế giới khoáng sản, thực vật và động vật theo nhu cầu kinh tế của riêng ḿnh, nhưng phải quan tâm tới bản tính tự nhiên của mỗi vật thể và tới các mối quan hệ hỗ tương giữa các vật thể trong hệ thống tổng thể của vũ trụ; Con người phải khẩn trương nhận thức rằng các nguồn tài nguyên thiên nhiên th́ có hạn, trong số đó có những tài nguyên không thể tái tạo, nếu cạn kiệt. Vậy phải bảo tồn chúng cho thế hệ hiện tại và nhất là cho các thế hệ tương lai; Sự phát triển bằng con đường công nghiệp hóa thường gây ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường và phương hại tới "chất lượng cuộc sống" và sức khỏe của con người. Do đó bảo vệ môi trường là bảo vệ chính ḿnh và bảo vệ anh chị em đồng loại trong t́nh liên đới.
Theo Đức Gioan Phaolô II, cuộc khủng hoảng môi sinh là hậu qủa của chủ nghĩa tiêu thụ và sự khai thác môi trường thiên nhiên một cách vô tội vạ, xuất phát từ một triết lư lệch về con người, theo đó con người coi ḿnh là chúa tể, là ông chủ tuyệt đối của thế giới, mà quên rằng chính Thiên Chúa Tạo Hóa đă ban tặng thế giới này, và trao phó nó cho con người quản lư, nghĩa là canh tác và "canh giữ mảnh vườn Eđen" – biểu tưởng của thế giới hữu h́nh (Cf. Kn 2,15). Con người quên rằng Thiên Chuía đă đặt để trong các tạo vật những qui luật và những định hướng mà con người có thể phát huy, nhưng không được phép phản bội. V́ quên rằng ḿnh là người cộng tác với Thiên Chúa để quản lư thế giới thiên nhiên, con người dễ trở thành bạo chúa, đàn áp bóc lột thiên nhiên cách hung hăng và tàn nhẫn.
Điều con người cần làm ngay, là thay thế cái nh́n chiếm đoạt của ḷng tham và cái nh́n tấn công của khuynh hướng thống trị, bằng cái nh́n chiêm niệm của trái tim mang niềm tin tôn giáo, biết ngỡ ngàng trước vẻ đẹp kỳ diệu của những sự vật hữu h́nh, để từ đó ngưỡng mộ quyền năng và t́nh yêu của Đấng Tạo Hoá vô h́nh.
Từ môi sinh thiên nhiên, Đưcù Gioan Phaolô II nh́n sang "Môi sinh nhân bản:" "Con người là một ân huệ Thiên Chúa ban cho chính con người." Do đó mỗi người phải biết tự đón nhận ḿnh và đón nhận tha nhân như quà tặng Thiên Chúa ban cho. Quà tặng ấy mang trong ḿnh những định hướng, những cơ cấu tự nhiên, mà con người phải tôn trọng. Nếu thân xác con người cần một môi trường vật lư trong sạch để có thể tồn tại và tăng trưởng, th́ tinh thần con người cũng cần một môi trường luân lư lành mạnh để phát triển nhân cách và thành người theo mô h́nh Thiên Chúa phát họa trong chương tŕnh tạo dựng.
Và Đức Gioan Phaolô II đă khẳng định rằng môi sinh thiên nhiên và môi sinh nhân bản là những "Tài sản tập thể" mà mọi người phải bảo vệ. Với nhiệm vụ này, các nhà nước và các tổ chức công quyền có một vai tṛ đặc biệt, tương tự như đối với việc phục vụ công ích và tạo điều kiện cho mọi công dân góp phần xây dựng.
Qua những tư tưởng trên của các triều đại Giáo Hoàng là bằng chứng cho mọi người biết rơ, Kitô giáo không phải là thủ phạm của cuộc khủng hoảng môi trường, mà lâu này người ta vẫn nghĩ rằng do giáo lư Kitô giáo gây ra "Hăy sinh sôi nảy nở đầy mặt đất. Hăy bá chủ nó. Hăy thống trị chim trời, cá biển và mọi loài trên trái đất" (Kn 1,28).
Như vậy, lời buộc tội xem ra có vẻ logic. Nhưng thực ra đó chỉ là một cách giải thích sai sót về giáo lư của đoạn Kinh Thánh (Cf. Kn 1,28). Mà trước đoạn ấy, Kinh Thánh đă nhấn mạnh con người được dựng nên theo h́nh ảnh của Chúa và "được đặt để coi sóc mọi loài cũng như giữ ǵn bảo vệ nó. "Và việc bảo vệ môi sinh, tiết kiệm nước là ở cấp quốc tế và quốc gia, là của những nhà lănh đạo, là của những ban nghành có liên quan. Song một điều không kém phần quan trọng đó là những người dân, những phần tử của ngôi nhà chung này cũng có thể làm và bắt đầu ngay bằng những việc đơn sơ thiết thực, trong tầm tay mỗi người. Th́ Giáo Hội chúng ta qua các giáo huấn cũng kêu gọi mọi người trên toàn cầu, hăy v́ yêu mến mà cùng ra tay hành động. Chăm sóc ngôi nhà chung sạch đẹp, canh giữ vườn Êđen an toàn, nguyên vẹn (Cf. Kn 2,15b), trong khi chúng ta canh tác nó bằng lao động, kỹ thuật, mỹ thuật và văn hoá, khám phá và chiêm ngưỡng vẻ đẹp của công tŕnh tạo dựng của Thiên Chúa, với thái độ thờ phượng là một dạng văn hoá tôn giáo, như được thể hiện trong "Bài ca các tạo vật" của thánh Phanxicô Assisi.
Vậy, như chúng ta biết Giáo Hội đă có tầm nh́n xa về vấn đề môi sinh, không phải đến hôm nay mới kêu gọi con người ư thức về môi trường sống của ḿnh, mà ngay từ những ngày đầu tạo dựng vũ trụ, Thiên Chúa đă giao cho con người toàn quyền để coi sóc giữ ǵn. Và con người có làm cho nó được sạch đẹp hay không là tuỳ vào ư thức trách nhiệm của mỗi người, và việc con người phải ngồi lại để t́m giải pháp phân chia cũng như cân bằng môi sinh trên vũ trụ này, màphần tiếp theo sẽ đề cập tới.
Giáo Hội cũng đưa ra những lời kêu gọi nhằm đối phó với nguồn nước đang ngày càng cạn kiệt, đó là đối thoại để t́m ra giải pháp tối ưu nhất nhằm phân chia cũng như cân bằng môi sinh trên trái đất này.

6. Đối Thoại T́m Giải Pháp Phân Chia Nước Cũng Như Cân Bằng Môi Sinh
Hiện nay các nước đang thi hành các đối sách giải quyết vấn đề nguy cơ về nước như:
6.1. Ra Sức Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Nước
Nước dùng cho nông nghiệp chiếm 2/3 tài nguyên nước ngọt, mở rộng việc sử dụng kỷ thuật mới cho tưới tiêu tiết kiệm nước. Có thể tiết kiệm được 50 – 70% nước tưới cho bề mặt theo truyền thống cũ. Như Ixsael đă dùng kỹ thuật tưới phun được gần ½ diện tích canh tác, giảm được 2/3 lược nước tưới cho mỗi hecta. Hiệu suất tưới trong nông nghiệp của các nước nếu nâng ao được 10% th́ có thể đủ lượng nước tiêu dùng cho dân cư trên toàn cầu. C̣n nếu nâng cao được hiệu suất dùng nước trong công nghiệp th́ theo tính toán của các nhà khoa học có thể giảm được 90% nước dùng cho công nghiệp, hiệu quả có ích của nó cũng rất khả quan.
6.2. Sử Dụng Triệt Để Nguồn Nước Bẩn
Coi nước bẩn là một loại tài nguyên, thông qua việc xử lư làm sạch để dùng lại, cũng có thể tiết kiệm được nguồn nước và lại có thể cải tiến được môi trường. Ở các nước phát triển như Nhật, Đức, việc sử dụng lại nước công nghiệp đă đạt trên 70%, mức này có thể giữ cho đến đầu thế kỷ sau. Ixrael gần 70% nước bẩn sau khi được làm sạch đă được sử dụng đem tưới cho đồng ruộng. Đức, Thụy Sỹ, Đan Mạch, Thụy Điển đă dùng lại 80% nước bẩn sinh hoạt sau khi đă làm sạch. Các nhà khoa học về môi trường cũng đă vạch rơ cần phải xây dựng cho đủ số nhà máy xử lư nước bẩn trên toàn cầu, cho đến năm 2010 sẽ h́nh thành môt hệ thống tái sinh nước hiện đại hóa. Giả thiết này đă được xă hội quốc tế rất coi trọng.
6.3. Muốn Đề Pḥng Ô Nhiễm Trước Hết Phải Làm Sạch Hóa
Đă nhiều năm nay, con người vẫn ở vào tŕnh độ “Trước hết bị ô nhiễn sau mới xử lư”, đây chính là con đường đầu tư cao mà hiệu quả thấp. Hiện nay nhiều nước đă nhận thức được rằng cần phải dùng sức người, sức của và sức vật chất để chống ô nhiễm, làm sạch nước là một phương sách giá thành thấp mà hiệu quả cao. Cứ đợi ô nhiễm rồi mới lại tiến hành giải quyết xử lư, sao bằng giải quyết ngay từ đầu, tiến hành việc sản xuất nước sạch. Thông qua các thủ đoạn làm giảm ô nhiễm, tiết kiệm năng lượng, giảm bớt những hao phí, quản lư bằng kỷ thuật, thực hiện việc khống chế ô nhiễm trong quá tŕnh sản xuất công nghiệp, giảm đến mức thấp nhất việc thải chất ô nhiễm trong sản xuất, cần phải có chiến lược vượt thế kỷ trong việc pḥng chống ô nhiễm cho tài nguyên nước. Dự tính t́nh trạng ô nhiễn nước của một số quốc gia và khu vực đang bị xấu đi, nhất là những quốc gia đang phát triển, cái giá mà con người phải trả cũng sẽ tăng lên. Cho dù có hết sức cố gắng giải quyết, nhưng t́nh h́nh sẽ không sáng sủa v́ dân số ngày càng tăng và kinh tế ngày càng phát triển. (Tập thể các tác giả Trung Quốc – DỰ BÁO THẾ KỶ 21. NXB Thương Hải 12 – 1996. biên dịch: Xuân Du – Trần Thanh –Nguyễn thang Bích – Trần đăng Thao – Nxb Thống Kê 2000. trang 598 – 599)
Cũng trong xu hướng giải quyết nước, các nhà khoa học cũng đă đưa ra 3 phương án cho năm 2025.
Ba Phương Án
Ba phương án đưa ra, trước hết dựa trên cơ sở chất lượng, sau đó dựa trên cơ sở khối lượng.
1) Business as usual (BAU): tiếp tục những chính sách hiện có; 2) Technology, economics and the private sector (TEC): nghiên cứu và ứng dụng do khu vực tư nhân tiến hành, quyền sử dụng nước được thương mại hoá. Toàn cầu hoá tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, nhưng lại không mang lại lợi ích cho các nước nghèo nhất; 3) Values and lifestyes (VAL): giá trị và lối sống. Sự minh bạch, công băng và đoàn kết gắn liền với sự phát triển có trật tự về công nghệ trong triển vọng phát triển bền vững, với sự nỗ lực đặc biệt hỗ trợ các nước nghèo nhất.
Bằng cách suy luận một cách hợp lư những khuynh hứơng hiện tại, việc khai thác những nguồn nước có thể tái sử dụng sẽ là 5200km3/năm vào năm 2025, so với mức nước 3800km3 của năm 1995.
Phương án “công nghệ” TEC và phương án “giá trị” VAL cho những kết quả ít nguy kịch hơn và tương đối giống nhau. Hai phương án này đă tính đến những nguồn nước như một dữ kiện chính. Ngược lại chúng khác nhau rất rơ về mặt phương pháp và phân chia các nguồn nước. Yếu tố chung lớn nhất là sự quản lư chặt chẽ việc tiêu thụ nước trong nông nghiệp, điều này cho phép tăng được nguồn nước dùng trong sinh hoạt và, trong một chừng mực nào đó, phát triển công nghiệp ở những ngành mà mức tiêu thụ c̣n ít, và nhất là sự quản lư toàn bộ khối lượng nước ở mức 4500 km3 nước khai thác và 2250 Km3 nước tiêu thụ.
Dự kiến khai thác và sử dụng nước từ nay cho đến năm 2025; phương án của “Tầm nh́n năm 2025 về nước” (TEC và VAL)

Tại Việt nam, có ư kiến đề nghị cần xác định lại: nước là hàng hoá tiêu dùng. Doanh nghiệp, người sản xuất nước phải bù đắp được chi phí sản xuất và có lải từ chính sản phẩm bán ra, nhờ đó mới kích thích mọi thành phần kinh tế, mọi người dân bỏ vốn đầu tư vào sản xuất nước và người tiêu dùng biết tiết kiệm nước.
Một h́nh thức khác được triển khai: xă hội hoá, xoá độc quyền của ngành cấp nước, các doanh nghiệp tham gia đầu tư tăng nguồn cấp nước, tạo cơ sở để đưa giá thành ngày càng hợp lư hơn.
Đối với chúng ta là những thành viên của cộng đồng nhân loại, chúng ta phải nổ lực tham gia giải quyết vấn đề này. Trước hết chúng ta phải tiết kiêm nước, dùng vừa đủ, không lảng phí, kế đế là chúng ta phải bảo vệ môi trường nước trong sạch, và tiếp theo là chúng ta phải bảo vệ môi trường v.v ...
Đối với chúng ta, những Kitô hữu, chắc chắn hoạt động cá nhân cũng như tập thể của nhân loại, hoặc nổ lực vĩ đại của con người vất vă qua các thế kỷ nhằm cải thiện hoàn cảnh sinh sống, tự no vốn phù hợp với ư định Thiên Chúa. Thực vậy, được tạo dựng giống h́nh ảnh Thiên Chúa, con người đă nhận lệnh chinh phục trái đất cùng tất cả những ǵ chứa đựng trong đó, cai quản vũ trụ trong công b́nh và thánh thiện và khi nh́n nhận Thiên Chúa là Đấng tạo dựng mọi loài, họ quy hướng về Người chính bản thân ḿnh cũng như muôn vật: như vậy, khi con người chinh phục tất cả th́ danh Chúa được tôn vinh khắp cả địa cầ (Cf. GS, số 34).
Khi làm việc, con người không những biến đổi sự vật và xă hội mà c̣n cải thiện chính ḿnh. Bời v́ khi làm việc con người học được rất nhiều điều, phát triển tài năng cũng như thoát ra và vượt khỏi chính ḿnh. Giá trị con người hệ tại ở “cái ḿnh là” hơn hệ tại ở “cái ḿnh có”. Cũng vậy, tất cả cái ǵ con người ḿnh làm để đạt tới một mức độ công b́nh cao hơn, một t́nh huynh đệ rộng lớn hơn và một trật tự nhân đạo hơn trong các tương quan xă hội, đều quư trọng hơn các tiến bộ khoa học kỹ thuật, bởi v́, các tiến bộ ấy tuy có thể cung cấp chất liệu cho việc thăng tiến con người, nhưng tự chúng mà thôi không thể thực hiện được công cuộc tăng tiến ấy (Cf. GS, số 35).
 

  III. SUY TƯ VÀ ÁP DỤNG

Ngày nay, nhiều nơi đang gặp khó khăn về nguồn nước nhất là những nước ở Phi châu, và một phần ở Á châu và theo dự tính của những chuyên gia về nước th́ trong tương lai nguồn nước ngày càng cạn kiệt rất nhiều và làm ảnh hưởng đến cuộc sống con người, nhất là nước dùng trong sinh hoạt hằng ngày và nền sản xuất nông nghiệp cũng như công nghiệp.
Nước có một ư nghĩa rất quan trọng trong đời sống con người, v́ thế nó chiếm một vị trí rất quan trọng đối với đời sống con người. Tuy nhiên, con người cũng có những hạn chế của ḿnh khi sử dụng nguồn nước như ḷng ích kỷ tham lam, sử dụng lăng phí, khai thác bừa băi, thiếu tôn trọng môi trường cũng như những người sống chung quanh, không tôn trọng nhân phẩm người khác. V́ thế, dễ gây ra t́nh trạng chiến tranh nóng cũng như chiến tranh lạnh, làm nhiều người phải sống trong t́nh trạng đói khổ và chịu mất mát rất nhiều về thể chất cũng như tinh thần.
V́ vậy, Giáo Hội kêu mời mọi người hăy ư thức bảo vệ môi trường, v́ môi trường mà con người đang sống ngày càng bị ô nhiễm, ngày càng bị con người đối xử một cách tàn nhẫn. Trong cuốn sách Sống Đức Tin Theo Công Đồng Vatican II nói: Thiên Chúa đă ban trái đất và mọi vật trên mặt đất cho tất cả mọi người và mọi dân tộc sử dụng. Chính v́ thế, của cải trần gian phải được phân phối một cách hợp lư theo luật công bằng, dù có chấp nhận bất kỳ h́nh thức tư hữu nào. Nhưng con người đă vi phạm vào luật này, đă xem mọi sự như của riêng ḿnh nên đă tự ư khai thác một cách quá mức cho sự tiêu dùng phung phí và gây ô nhiễm môi sinh. V́ thế, con người càng phải trả giá nặng nề cho sự sống c̣n của con người: t́nh trạng khan hiếm nước sạch. Từ đó dẫn đến thiếu dinh dưỡng, bệnh tật, nông dân bỏ đồng ruộng kéo ra những đô thị đông đúc. Và những nhà chính trị đă dự đoán: nước c̣n hơn cả dầu lửa và đất đai, trong một tương lai gần, có thể là nguồn gốc của những cuộc xung đột ác liệt.
Và giải pháp nào để tránh t́nh trạng khan hiếm nước đang được những nhà chức trách nghiên cứu để giải quyết cho ổn thỏa nhằm tránh t́nh trạng chiến tranh về việc tranh dành nguồn nước. Để giải quyết được những khó khăn không chỉ là nguồn nước, mà c̣n những vấn đề khác liên quan làm ảnh hưởng tới nguồn nước, như chặt phá rừng, khai thác hầm mỏ bừa băi, khí thải rác thải không được sử lư trước khi lan ra môi trường. Vậy mỗi chúng ta, không chỉ có những nhà chức trách, mà là mỗi thành viên đang sinh sống trên trái đất này, phải làm cho nó thực sự xanh tươi như ngày đầu Thiên Chúa tạo dựng.
V́ thế, để tránh t́nh trạng khan hiếm nước và t́nh trạng chiến tranh mà Giáo Hội cũng như toàn xă hội đang tha thiết mời gọi mỗi người phải ư thức bảo vệ môi trường nhất là nguồn nước. Nhưng vấn đề đó nơi mỗi con người phải suy nghĩ và xử lư như thế nào cho hợp với lẽ công bằng, và để đáp lại lời mời gọi đó th́ mỗi người phải biết tôn trọng chính ḿnh và tôn trọng quyền sống của mọi người để cùng tồn tại và phát triển, hơn nữa là để ca ngợi tác phẩm tuyệt đẹp của Thiên Chúa tạo dựng, như Công Đồng Vatican II đề ra cũng như bản Tuyên Ngôn Quốc Tế về Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc.
 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tuyên ngôn Dominus Jesus
2. Thierry de Montbrial-Pierre Jacquet – THẾ GIỚI TOÀN CẢNH – Nxb Chính Trị Quốc gia Hà Nội 2001.
3. Tập thể các tác giả Trung Quốc, Dự báo thế kỷ XXI – Nxb Thượng Hải tháng 12/1996. Biên dịch: Xuân Thu, Trần Thanh, Nguyễn Thanh Bích, Trần Đăng Thao-Nxb Thống kê 2000.
4. Báo người đưa tin "Unessco."
5. Giáo Hoàng Học Viện Pio X dịch, Thánh Công Đồng Chung Vaticanô II-Nxb Sài g̣n.
6. Jean Paul II- Tông Huấn Giáo Hội tại Á Châu.
7. Bản dịch của Ban Giáo Lư Giáo phận Tp HCM- Giáo Lư Giáo Hội Công Giáo-Nxb Tp HCM.
8. Nguyệt san Công giáo và Dân tộc số 34 tháng 10 năm 1997. Lm. Nguyễn Hồng Giáo và Lm. Vương Đ́nh Khởi.
9. Kinh Thánh: Lm. Nguyễn Thế Thuấn.