THƯ THÁNH PHAOLÔ
Cao Quang T́nh



BÀI LÀM
Các thưPhao lô là những bản văn được viết ra để đáp ứng những hoàn cảnh cụ thể của mỗi giáo đoàn. Chúng là những cuộc trao đổi giữa những người vắng mặt và nhằm củng cố các tín hữu giữ vững niềm tin.Và vào thời thánh Phao lô, trong thế giới Hylạp để viết mộtbức thư người ta thường theo một công thức, nên thánh Phaolô cũng không đi ra ngoài công thức đó. Nhưng nét độc đáo của ngài là đă biến công thức, hay thể loại đóthành phương tiện để ngài thi hành nhiệm vụ truyền giáo.Thể loại đó được gọi là thể loại thư tín và dưới đây là :
1. Cấu trúc một thơ theo dạng thư tín gồm các thơ sau: Rôma, 1,2 Côrintô, Galát, Philêmon, Phi lip phê,1 Thêxalônica.


T̀M HIỂU THƠ I CORINTO
I Bối Cảnh Thành Phố Corinto
Corinto, một thành phố quan trọng không kém Athena, nhưng v́ những lư do khác nhau: người ta thi đua đến Athena v́ bị quyến rũ bởi nghệ thuật tinh vi, và một nền triết lư cao! Nhưng lại đổ xô đến Corintô v́ lư do kỹ nghệ và thương mại. Hai thành này có ảnh hưởng lớn nhất của Hy lạp.
Nhờ có địa thế thuận lợi, Corintô phát triển cách trông thấy và biến thành thương trường liên lạc giữa Đông Tây do hai hải cảng lớn. Người Hy lạp và Do thái sinh cơ lập nghiệp ở đây rất đông. Không kể những công dân “tự do”, người ta c̣n nhận thấy chừng nửa triệu nô lệ, vết tích nhục nhă của thế giới thời thượng cổ mà một ngày kia Phao lô và sau Ngài, Giáo hội Roma đă hết sức vận động giải phóng để tạo nên cơ hội thuận tiện cho thuyết “ Tứ hải giai huynh đệ”.
Xét về phương diện luân lư và tôn giáo, Corintô cũng như nhiều thành phố khác, là nơi tập trung mọi hành động chướng tai gai mắt, luân thường đạo lư đồi bại, là v́ họ thờ nữ thần Venus, chuyên nghề măi dâm, có hàng ngàn “kỹ nữ” chuyên nghiệp để phục vụ nhân dân trong những giây phút mê ly…
Đó là t́nh h́nh Corintô về phương diện chính trị, kinh tế, luân lư và tôn giáo khi Phao lô từ Athena tới để đem cho nhân dân nền văn minh tinh thần mà xưa nay họ chưa từng nghe biết… Phao lô giảng dạy và rửa tội cho nhiều người, sau đó Ngài thành lập giáo đoàn Corintô. Vậy ta cùng t́m hiểu thành phần giáo hội Corintô lúc bấy giờ.
 II. Thành phần giáo hội Corintô
Từ ngày Phao lô giũ áo ra khỏi hội đường Do thái, hội đường mỗi lúc thấy vắng vẻ tẻ nhạt hơn. Trái lại, trụ sở truyền giáo của Phao lô càng ngày càng trở nên đông đúc, thu hút nhiều người Do thái và anh em dân ngoại tuôn đến nghe Phao lô thuyết tŕnh giáo lư mới mẻ, ảnh hưởng của Ngài lan rộng rất xa. Giáo hội Corintô sống ngoài ảnh hưởng lễ giáo Do thái.
Theo lời J. Holzner, th́ Giáo hội Corintô gồm ba thành phần:
1. Thành phần thượng lưu
2. Thành phần trung lưu
3. Thành phần hạ lưu
1, Thành phần thượng lưu: gồm những nhân vật lỗi lạc, tri thức hoặc có địa vị trong xă hội như các ông Caio, Erastô, ngân khố trưởng, Zenas tự Apollô, gia đ́nh bà Chloê, ngoài ra , c̣n có cụ Cryspô, nguyên trưởng giáo đường.
2. Thành phần trung lưu gồm một số người như các ông Tertiô, bí thư tương lai của Phao lô và Quartô.
3. Thành phần hạ lưu gồm một số rất đông dân lao động túng thiếu và những người thuộc giới nô lệ hoặc mới được phóng thích.
Điều đáng chú ư hơn là trước khi được ơn trở lại chính giáo, phần đông là những người mê rượu chè, cờ bạc, trai gái, tham lam, trộm cướp, giết người, chính Phao lô đă công khai nhắc lại cho họ nhớ đến những điểm đó, nhưng bây giờ, nhờ lời giáo huấn của Phao lô, nhất là nhờ ơn Chúa, họ đă trở nên thanh sạch.
III. Hoàn Cảnh Ra Đời Thư Thứ Nhất Corintô
Chúng ta biết rằng: giáo đoàn Corintô đă do Phao lô gây dựng trong cuộc truyền giáo đệ nhị, Ngài ở đó 18 tháng trời. Trong thời gian ở đó, Phao lô đă khuyến khích và nâng cao tinh thần luân lư của toàn thể giáo dân. Nhưng từ khi Ngài từ giă giáo đoàn mà ra đi thấm thoát đă bốn năm, t́nh h́nh đă biến đổi nhiều. Thêm vào đó, tính nhẹ dạ của người Hy lạp ăn nhịp với thuyết tự do phóng đăng từ phương Đông nhập cảng, gây nên phong trào hỗn loạn chưa từng có trong giáo hội Corintô! Dẫn đến tự do quá chớn, tinh thần chia rẽ, bè nọ đảng kia đều được song hành phát triển mạnh mẽ, đả kích nhau kịch liệt…
Thêm vào đó Phao lô nhận được những tin tức do mấy người nhà bà Khơ-lô-e thuật lại (1Cr 1,11). Nhưng không phải chỉ có thế mà thôi! V́ đến sau, Ngài c̣n nhận được một bức thư giáo hữu Corintô viết và nhờ đích thân Stephans, Fortunatô và Archaiô đích thân đem đến cho Ngài. Mở thư ra đọc, Phao lô tái mặt đi như gà cắt tiết v́ tin dữ mới xảy ra tại Corintô: một vị cao cấp trong giáo đoàn cũng v́ ảnh hưởng của thuyết tự do ái t́nh đă dám phạm tội loạn luân, ăn nằm với d́ ghẻ của ḿnh. Theo Phao lô chính những người dân ngoại chưa nhận biết Chúa cũng không dám phạm tội như vậy!
Ngoài những tin bi quan đó, giáo dân c̣n yêu cầu Phao lô giải đáp nhiều vấn đề quan hệ đến lương tâm như vấn đề ái t́nh, hôn nhân, gia đ́nh, và ly dị; vấn đề đưa ra toà án mà kiện cáo nhau trong các cuộc tranh chấp, tham gia việc cúng tế và ăn của cúng, vấn đề kẻ chết sống lại…
Những tin bi quan đó khiến cho Phao lô hết sức buồn phiền, Ngài đă khóc hết nước mắt (Cv 20,19), nhưng dầu sao Ngài không ngă ḷng, Ngài phải hoạt động để cứu văn t́nh thế nguy ngập của giáo đoàn Corintô và rịt lại vết thương ḷng (2Cr 2,3).
Trước hết, Ngài sai Timotheô và Erastô sang Corintô để dàn xếp và giải quyết các vấn đề. Nhưng theo chương tŕnh hai vị thừa sai sẽ đi qua xứ Macedonia mở cuộc lạc quyên rồi mới đến Corintô. Nên Phao lô sợ để lâu quá không can thiệp kịp thời, v́ vậy Ngài đă viết thư và trao cho hai vị thừa sai nói trên cầm về đọc cho giáo dân Corintô nghe. Đó là lư do viết bức thư thứ nhất gửi giáo đoàn Corintô.
IV. Nội Dung Bức Thư
Sau nhũng lời chào thăm và cám ơn Thiên Chúa v́ những hồng ân Người đă ban (1Cr 1,11). Tác giả chia bức thư làm hai phần.
v Phần I: Khiển trách giáo dân về tội chia rẽ và loạn luân. (Cr 1,10 -6,20)      
1. Khiển trách v́ sự chia rẽ và nêu ra căn cớ sự chia rẽ,(Cr 1,11-31)
2. Giáo dân Corintô c̣n non người trẻ dạ, chưa xứng đáng đón nhận sự thông sáng đó (Cr 3, 1-4)
3. Giáo hữu là đền thờ Chúa Thánh Thần (Cr 3,16-17)
4. Ngài tự hạ và đề cao giáo dân, mục đích cho họ biết tự hạ đừng tự cao tự đại (Cr 4,8-13)
5. Lên án trừng trị kẻ phạm tội loạn luân bằng cách khai trừ khỏi giáo đoàn (Cr5, 1-13)
6. Khiển trách v́ sự tranh chấp, tố cáo nhau trước mặt toà án phần đời, sinh gương mù gương xấu (Cr 4,1-8)
7. Lên án những thứ tội người ta quen phạm, nhất là tội tà dâm. Khuyến khích giữ thân xác trong sạch v́ là đền thờ của Chúa Thánh Thần ngự trị (Cr 6, 9-20)
v Phần II: Giải đáp những thắc mắc có liên hệ đến lương tâm giáo dân
1. Bổn phận vợ chồng ( Cr 7,1-9)
2. Hôn nhân bất khả phân ly (Cr 7,10-11)
3. Ai nấy nên cố gắng ở yên phận ḿnh, bậc nào chu toàn bổn phận ở bậc ấy (Cr 7, 17-24)
4. Ca ngợi đức khiết tịnh (Cr 7, 35-40)
5. Được phép ăn của cúng, miễn là không tin thần phật và không sinh gương mù cho kẻ yếu đuối (Cr 8, 1-3)
6. Phải tránh sự thờ tà thần (Cr 10, 14-23)
7. Đức bác ái trọng hơn mọi hồng ân khác (Cr 13,1-13)
8. Chúa Giêsu sống lại là bảo đảm chắc chắn cho xác người ta cũng sẽ được sống lại trong ngày tận thế (Cr 15, 1-58 )


V. KẾT LUẬN
Để thấy được giá trị về thư thứ nhất Corintô chúng ta có lời b́nh luận xác đáng của J. Holzner về giá trị đặc biệt của bức thư nó trên:
Tác giả viết: “ Bức thư I gởi giáo đoàn Corintô thật là dồi dào về tư tưởng và hay hơn các thư do ng̣i bút Phao lô sáng tác .. khi nghĩ đến những tư tưởng dồi dào trong thư này, chúng ta phải qú xuống cảm tạ Thiên Chúa đă biết làm cho sự may phúc phát sinh bởi chính sự tội. Sự bực tức, buồn phiền Phao lô phải chịu đựng do giáo đoàn Corintô gây ra được bù đắp cách dư dật. Hỏi rằng , nếu không có những lỗi lầm đáng tiếc xảy ra ở Corintô, th́ đời nào Phao lô có dịp nghĩ đến và viết ra những đoạn văn nền tảng giáo lư công giáo cho các thế kỷ về sau. Đời nào Ngài có dịp xướng lên những bài ca du dương đề cao đức bác ái như thế? Ở đây Phao lô đă tỏ ra đức tính cao cả, tinh thần rất mực đạo đức và vô cùng thực tế: thực tế, v́ Ngài có đủ gan nhận định những khuyết điểm và lỗi lầm của các giáo hội. Đạo đức, v́ Ngài không thích những chuyện viển vông rông dài, một quan tâm đến việc cải thiện tinh thần luân lư cho con cái thiêng liêng Ngài…”
Tóm lại qua phần tŕnh bày ở trên cho chúng ta thấy h́nh thức và nội dung các thư của thánh Phaolô theo thể loại thư tín gồm có phần mở và phần kết,phần mơ ûgồm tên người gửi , người nhận, lời chào và lời nguyện chúc và phần kết gồm tin tức , lời chào thăm của một số ngườivà lời chúc lành phụng vụ. Tiếp đến là phần t́m hiểu thư 1Côrintô giúp em khám phá ra ngài đề cập đến nhiều vấn đề như các phe phái trong giáo đoàn Côrintô, về trường hợp loạn luân, vấn đề ăn thịt cúng, hôn nhân và độc thân……Ngài không chỉ đưa ra vấn đề mà c̣n đưa ra hướng giải quyết cụ thể cho từng trường hợp. Những vấn đề đă xảy ra cách đây hơn 2000 năm nhưng vẫn c̣n giá trị và rất thời sựcho ngày hôm nay. Cuối cùng khi đọc lại các thơ của thánh Phaolô , Ngài cho em có một cái nh́n rất rơ về người tông đồ là những người được sai đi, để loan báo Tin mừng và làm chứng nhân cho Chúa Giêsu trong mọi thời đại. Đặc biệt trong đời sống thánh hiến em cố gắng noi gương bắt chước và sống tinh thần người tông đồ tích cực hơn qua việc học hỏi Tin mừng và suy niệm Lời Chúa.