T̀M HIỂU THƯ I THÁNH PHAO LÔ

 

GỞI GIÁO ĐOÀN CÔRINTÔ

Giuse Trần Quốc Thịnh



 
 

HÀNH TR̀NH TRUYỀN GIÁO CỦA THÁNH PHAOLÔ LẦN THỨ NHẤT


DẪN NHẬP


Từ Êphêsô, Phaolô viết và báo tin rằng ngài sắp rời đó đi Macédonia và Corinthô, “Tôi sẽ đến thăm anh em, sau khi ghé Ma-kê-đô-ni-a, bởi v́ tôi sẽ đi qua đó. Có lẽ tôi sẽ ở lại và qua mùa đông với anh em nữa, để anh em đưa tôi đến những nơi tôi sẽ đến” (1Cr16,5-6).


Giáo đoàn này bị giao động mạnh. Khi thấy Apollos giảng hùng hồn, nhiều người muốn phong ông làm thầy chống lại Phaolô. Nhưng người khác lại xưng ḿnh là đồ đệ của Phêrô (1Cr1,11-12)…Đang khi ấy sự phong hóa rất suy đồi ở Corinthô: loạn luân (1Cr5,1-13), tà dâm (1Cr6,12-20), kiện tụng (1Cr 6,1-11)…Những buổi cử hành phụng vụ th́ bị khuấy động do sự chênh lệch giữa kẻ nghèo người giàu về vấn đề ăn mặc (1Cr, 11). Viện lư do khoa học, tự do, hiểu biết, những Kitô hữu ở Corinthô sinh ra tranh luận, căi lẫy, kiện cáo nhau tơi bời, hay chủ trương qúa khích như muốn buộc mọi người phải sống trinh khiết. Những người khác lại phủ nhận kẻ chết sống lại…


Phaolô viết cho họ để duy tŕ trật tự trong cộng đoàn và giải đáp những vấn nạn họ nêu ra với ngài. Mục đích thực tế của lá thư không cho ngài viết theo một dàn bài có mạch lạc chặt chẽ, v́ đó là những giải đáp cho những vấn đề khác nhau.


CÁC VẤN ĐỀ PHAOLÔ ĐỀ CẬP TRONG THƠ:


I.Chia Rẽ Và Gương Xấu:


1.Các Phe Phái Trong Giáo Đoàn Côrintô (1,10 – 4,21):
Phaolô nhằm đả phá những lộn xộn do óc bè phái gây ra giữa các tín hữu Côrintô. Đây là điều Phaolô tấn công đầu tiên trong thư này, nguy hiểm đó đối với Phaolô xem ra trầm trọng nhất v́ ngài cho là dấu họ không hiểu bản chất đích thực của Tin Mừng là ǵ. Bởi v́ khi tranh luận với nhau về các nhà truyền giáo, tín hữu coi các vị đó như những triết gia người ta hay gặp trong thế giới Hy lạp. Họ coi sứ điệp các vị đó giảng chẳng qua cũng chỉ là triết thuyết của con người và ai muốn tranh luận, mổ xẻ làm sao cũng được. Phaolô đă giải đáp vấn đề bằng một đoạn giáo lư quan trọng.
 
 
 
HÀNH TR̀NH TRUYỀN GIÁO CỦA THÁNH PHAO LÔ LẦN THỨ II


a. Hăy sống hợp nhất.


- Phao lô khuyên bảo các tín hữu hăy sống hợp nhất (1,10).
-  Sự kiện đáng buồn là họ đă chia rẽ nhau là ba, bốn phe (11-12).
- Họ đă được rửa tội nhân danh Đức Kitô. Làm sao Đức Kitô có thể bị phân chia sao? (13,16).


b. Tin Mừng - Sự khôn ngoan Thiên Chúa và sự điên rồ của Thập Giá (1,18 –3,3):
Vấn đề phe phái không phải là vấn đề giữa mấy người với nhau nhưng do sự nhầm lẫn giữa Tin Mừng và các triết thuyết của thời đại. Tin Mừng chẳng hề là sự khôn ngoan theo người Corinthô hiểu (1,18-2,5). Đối với một triết thuyết, người ta có thể dùng trí năng mà tiếp thu được và được đem bàn căi tự do. Để làm sáng tỏ vấn đề, Phaolô đă tóm tắt Tin Mừng trong sự kiện Thập Giá “Trong khi người Do-thái đ̣i hỏi những điềm thiêng dấu lạ, c̣n người Hy-lạp t́m kiếm lẽ khôn ngoan, th́ chúng tôi lại rao giảng một Đấng Ki-tô bị đóng đinh, điều mà người Do-thái coi là ô nhục không thể chấp nhận, và dân ngoại cho là điên rồ.”(1Cr1,22-23).Đó là một sự nghịch lư mà trí óc của người Hy Lạp không thể nào chấp nhận được, v́ họ ham t́m những lư thuyết cao đẹp, đang khi người Do thái lại chỉ mơ đến những ǵ kỳ lạ. Tin Mừng là sự kiện mà người ta chỉ có thể đón nhận bằng đức tin mà thôi.
Cuối cùng, chắc hẳn Phaolô đă không chủ trương rằng sự khôn ngoan chỉ được mạc khải cho một phe những kẻ thành toàn nào. Muốn đón nhận nó, con người phải tích cực đóng góp Phần của ḿnh vào. Mỗi người phải lo củng cố nuôi dưỡng đức tin của ḿnh và làm cho nó ngày càng phát triển.


c. Những người rao giảng Tin Mừng:
Đến đây, Phaolô đề cập tới những căi vă của dân Côrintô về các nhà rao giảng Tin Mừng. Phaolô đă nêu ra các khía cạnh về địa vị của các ngài:
-   “Đó là những tôi tớ đă giúp cho anh em có đức tin, mỗi người đă làm theo khả năng Chúa ban”. (1,5)
-  Sự cao cả của họ chỉ là Chúa mà thôi “đấng xét xử tôi chính là Chúa” (4,4). Những Lời đả kích của dân Côrintô chẳng ăn thua bao nhiêu đối với các vị đó.
-  Những người này phải sống sự cao cả đó trong tinh thần khiêm nhu như các tôi tớ của Chúa (4,6-13).
Phaolô kết thúc phần này bằng lời khích lệ vừa đượm tính âu yếm sâu xa, vừa có tính cách nghiêm khắc nữa. “Tôi viết những lời đó không phải để làm anh em xấu hổ, nhưng là để sửa dạy anh em như những người con yêu quư của tôi…” (4,14-21)


2.Trường Hợp Loạn Luân: Chương 5
Phaolô đă nghe cộng đoàn nói cho ngài biết là có chuyện loạn luân xảy ra nơi cộng đoàn:có kẻ ăn ở với vợ kế của cha ḿnh; thế mà giáo đoàn không phản ứng ǵ. Lẽ ra giáo đoàn phải loại trừ…(5,3). Phaolô tuyên bố tuyệt thông và ngài nêu lên những chỉ thị thực tế để đối phó với những kẻ có lỗi. Và ngài hy vọng là biện pháp đó sẽ làm người đó sẽ hoán cải (5,1-5).


3. Kiện nhau ở ṭa đời: (6,1-11)
V́ các Kitô hữu đem nhau ra kiện tụng trước mặt kẻ ngoại đạo, nên Phaolô mới nói cho họ hay rằng đó là một gương xấu, v́ các thánh nhân của vương quốc tương lai mà lại đem nhau ra cho những kẻ thuộc một nước trần gian tội lỗi xét xử, đang khi chỉ nên nhờ giáo quyền xét thôi (4-6). Kiện nhau đă là không nên, thế mà c̣n đưa nhau ra toà đời nữa th́ thật là đáng xấu hổ…


4. Tội tà dâm: (6,12-20)
Côrintô là một trong những thành đồi trụy nhất thế giới xưa. Các tín hữu Côrintô vẫn phải sống trong môi trường dơ bẩn ấy, nên họ hay gặp những cơ hội thúc đẩy họ sa vào những sự tà dâm.
Có những người lư luận rằng: mọi sự đều được phép làm, đó là hiểu sai về tự do theo người kitô giáo. Phaolô viết thư nói cho họ biết là: tự do không có nghĩa là được phép làm sự dâm dật. V́ thế, ngài giải thích cho họ biết lư do của tội dâm dật:
-  Đó là một điều bất chính làm sai lạc chương tŕnh của Chúa: Thân thể chúng ta thuộc về Chúa, và Chúa đă trù định cho thân xác được sống lại vinh quang (13-14).
-  Đó là tội phạm thánh: v́ thân xác chúng ta là chi thể của Chúa Kitô (15-18)
-  Đó là tội phạm đền thờ: v́ chúng ta là đền thờ của Chúa Thánh Thần (19-20).


II. Giải Quyết Một Số Vấn Đề:


1. Hôn Nhân Và Độc Thân: Chương 7
Sau khi đă nêu lên một bài học dài vừa khôn ngoan, vừa thực tế, Phaolô mới đưa ra lời kêu gọi sống trinh khiết (các câu 1.7.8), đây chỉ là lời khuyên chứ không phải lệnh truyền “…đàn ông không gần đàn bà là điều tốt. Tôi ước muốn mọi người đều như tôi…họ cứ ở vậy như tôi th́ tốt cho họ…”


Cộng đoàn Côrintô đă đề cập vấn đề: đàn ông không gần đàn bà là điều tốt, nghĩa là họ đề cập đến vấn đề kết hôn và ở độc thân. V́ biết cộng đoàn có kẻ làm sự dâm dật, Phaolô đă viết thư để giải đáp về vấn đề này.


Các tín hữu nên lập gia đ́nh để tránh các tội dâm dật (2). Một đă lấy nhau, vợ chồng phải chu toàn bổn phận đối với nhau (3-9), không được rẫy bỏ nhau (10-11), trừ trường hợp bên ngoại giáo không c̣n muốn chung sống với bên tín hữu; lúc đó bên tín hữu không c̣n ràng buộc nữa (13-16). Ở đây Phaolô phân biệt những lời của Chúa việc bất khả phân ly trong hôn nhân và ư kiến của ḿnh trong trường hợp một trong hai người đă trở lại đạo (12-14).


Những điều nói trên đây không làm thay đổi nguyên tắc chung: hăy cứ ở lại trong hoàn cảnh sinh sống của ḿnh như khi được ơn trở lại (17). Đă được cắt b́ hay không (18-20), nô lệ hay tự do, điều ấy không quan trọng (21-23). Ai nấy cứ sinh sống như người được kêu gọi (24). Phục vụ Chúa khẩn trương hơn là thay đổi hoàn cảnh sống.
Ở đây, Phaolô đưa ra một lời khuyên chứ không phải là lời của Chúa. Hôn nhân không phải là điều tội. Nhưng v́ thời gian đă vắn vỏi và để có thể phụng sự Chúa hết ḷng, tốt hơn đừng cưới vợ lấy chồng (7,25-35).


Để kết thúc, Phaolô bảo đảm sự tự do với bậc đồng trinh bằng cách đề pḥng hai trường hợp đối với lư tưởng đó. Trong các câu 36-38, Phaolô nói tới một nố mà luật Do thái đă tiên liệu trước, đó là một cuộc hôn nhân chưa hoàn hợp. Trong nố này hai bên quyết định giữ ḿnh trinh khiết, Phaolô khuyên họ nên làm như họ muốn. Nhưng nếu họ không được an ḷng khi sống như thế, th́ họ cứ xử dụng hôn nhân theo lẽ thường “Nếu ai đang lúc quá dồi dào khí lực mà nghĩ rằng ḿnh khó có thể tôn trọng người trinh nữ của ḿnh, và cho rằng chuyện thường t́nh sẽ phải xảy ra, th́ người ấy cứ làm như ư ḿnh muốn, không mắc tội đâu: họ cứ việc lấy nhau. C̣n ai đứng vững, ḷng không nao núng, cũng chẳng miễn cưỡng, lại làm chủ được ư chí của ḿnh, và quyết tâm tôn trọng người trinh nữ, th́ người ấy làm một việc tốt. Như thế, ai cưới người trinh nữ của ḿnh, th́ làm một việc tốt, nhưng ai không cưới, th́ làm một việc tốt hơn.” (1Cr 36-38).


Hai câu 39-40 nói về các đàn bà góa: chồng chết, người đàn bà được đi lấy chồng khác, nhưng theo ư Phaolô, nếu họ ở vậy th́ có phúc hơn “Người vợ bị ràng buộc bao lâu chồng c̣n sống. Nếu chồng chết rồi, th́ vợ được tự do, muốn lấy ai th́ lấy, miễn là trong Chúa. Nhưng theo ư kiến tôi, người ấy có phúc hơn nếu cứ ở vậy. Tôi thiết nghĩ: tôi cũng được Thần Khí của Thiên Chúa soi sáng.”


2. Vấn Đề Thịt Cúng 8,1-11,1


Có một vấn đề thực tế khiến Phaolô bàn đến mối tương quan giữa người kitô hữu và trần gian: tại Côrintô cũng như mọi thành thị thuộc thế giới Hy lạp, Rôma. Người kiôt hữu thường được người ngoại mời đi ăn thịt cúng, nhân một cuộc xum họp gia đ́nh, bạn bè,nghề nghiệp hay chức vụ… Người kitô hữu có được ăn thịt cúng chăng? Nếu không ăn, chắc họ phải đoạn giao với những người khác có liên hệ với họ v́ những phương diện nói trên. Trước vấn đề này, kitô hữu chia ra hai phe: phe đánh dứt mọi liên hệ cho khỏi phải ăn thịt cúng, phe khác chủ trương cứ ăn, miễn là không tin theo, nhưng làm thế lại nêu gương xấu cho những anh em khác. V́ thế họ đă đem vấn đề hỏi Phaolô.


Phaolô đưa ra một nguyên tắc căn bản: “…ngẫu tượng chẳng là ǵ trên thế gian, và cũng chẳng có thần nào ngoài Thiên Chúa độc nhất…” (8,4).Tuy nhiên nếu có anh em nào cho đây là sự bất xứng, là một gương xấu, th́ v́ bác ái, ta không nên ăn (8,7-13). Phaolô đă lấy chính ngài mà minh chứng (chương9).


 
HÀNH TR̀NH TRUYỀN GIÁO CỦA THÁNH PHAOLÔ LẦN THỨ III


3. Trật Tự Trong Cộng Đoàn 11,2-14,40


Những cuộc nhóm họp để cử hành phụng vụ tại Côrintô đă nêu ra những vấn đề có tầm mức quan trọng khác nhau:
· Khăn lúp của phụ nữ (11,2-16)
Phaolô bất b́nh v́ thấy phụ nữ Hy lạp không đội khăn lúp lúc cử hành phụng vụ. Ngài dùng nhiều lư lẽ biện hộ cho việc đội khăn lúp mà không thấy đủ mạnh để khắc phục người ta (11,5-15), ngài đă để tùy theo tập tục giáo đoàn địa phương (11,16). Điều cần là phải duy tŕ sự hiệp nhất tinh thần của kitô hữu khi cử hành phụng vụ.
· Bữa tiệc thân ái (11,17-34)
Trước khi cửû hành Thánh Thể, giáo hữu Côrintô có thói quen dùng một bữa cơm huynh đệ với nhau để tưởng nhớ “bữa ăn tối của Chúa”.
Phaolô nghe nói việc chia rẽ thành phe nhóm (18-19), bỏ rơi những người nghèo (20-22). V́ thế, Phaolô viết thư nhắc lại “truyền thống” mà người đă giảng cho họ. Nhân dịp đó, người bàn tới bữa tiệc Thánh Thể (23-24). Ai cử hành Thánh Thể cách bất xứng là nhận lấy án phạt cho ḿnh.


4. Các đoàn sủng (chương 12-14)


Kitô giáo nguyên thủy thường gặp được những hiện tượng làm cho tín hữu phấn khởi: đó là các đoàn sủng, hay các ơn của Chúa Thánh Thần và người ta thường coi đó là những biểu hiệu của thời Thiên Sai do Thánh Thần thực hiện (Cv chương 2 Lễ Ngũ Tuần). Tuy nhiên với tín hữu Corinthô, những kẻ mới trở lại, có thể gặp nguy cơ là muốn t́m trạng thái xuất thần ấy, lại dễ dàng bị ảo tưởng như những môn phái ngoại giáo thời đó quen gặp… Thánh Phaolô đă phân biệt sự hứng khởi nơi ngoại giáo với sự hứng khởi nơi kitô hữu v́ nơi kitô hữu, “mọi sự phải được đức tin kiểm soát” (12,1-3).


Phaolô đă tŕnh bày cho tín hữu Côrintô thấy những đoàn sủng khác nhau trong giáo hội đều qui vào công cuộc duy nhất của Chúa (12,4-30): Mỗi ơn đoàn sủng có một ư nghĩa và một chức vụ riêng. Đoàn sủng là ơn Chúa ban riêng cho mỗi cá nhân để phục vụ Giáo hội.


Trong giáo hội có nhiều ơn gọi, nhưng mọi ơn gọi đều có một đặc tính cốt yếu chung, đó là sống trong Đức Kitô, mà sống trong Đức Kitô là sống bác ái (chương 13).
Để xây dựng cho tín hữu Côrintô, Phaolô đă so sánh dài ḍng ơn nói tiên tri và ơn nói tiếng lạ; dĩ nhiên ngài đề cao ơn nói tiên tri (14,1-25). V́ ơn nói tiên tri xây dựng cộng đoàn c̣n ơn nói các tiếng lạ chỉ để nói với Chúa không ích lợi cho cộng đoàn.


Cuối cùng Phaolô kết thúc (cc.26-39): Mọi đoàn sủng phải hướng tới sự xây dựng, ích lợi của cộng đoàn mà thôi.

 


HÀNH TR̀NH CỦA THÁNH PHAOLÔ ĐẾN RÔMA
 
5. Kẻ Chết Sống Lại (Chương 15)


Nơi người Do thái, chỉ có biệt phái tin có sự sống lại, c̣n người Hy lạp th́ không thể nào chấp nhận được. V́ theo quan niệm triết học của họ, thể xác như ngục tù giam hăm linh hồn (tinh thần). Nên Phaolô đă gặp sự chống đối về vấn đề này. Ở đây Phaolô dựa vô chứng của các tông đồ và của chính bản thân ngài mà làm chứng Đức Kitô đă phục sinh từ trong kẻ chết (15,1-11).


Và Sự sống lại của Chúa là căn nguyên cho sự sống lại của chúng ta (15,12-34).

 


KẾT


Tóm lại, sau khi đă giải đáp những vướng mắc cho các tín hữu Côrintô, Phaolô cho cộng đoàn biết một vài tin tức (16, 1-8), và cuối cùng là lời chào kết thư.



TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. CD VietCatholic Bible 2002
2. CGKPV, KINH THÁNH TRỌN BỘ CỰU ƯỚC & TÂN ƯỚC
3. Sư Huynh Nguyễn Đ́nh Long THƯ PHAOLÔ
4. ĐIỂN NGỮ THẦN HỌC THÁNH KINH
5. TỪ ĐIỂN KINH THÁNH
6. T̀M HIỂU THƯ PHAOLÔ VÀ SÁCH KHẢI HUYỀN
7. Lm Nguyễn Thế Thuấn, KINH THÁNH