T̀M HIỂU SÁCH SÁNG THẾ
 

Pet. Nguyễn Quốc Dũng


ĐỀ BÀI:  
Đọc tŕnh thuật cựu trào St 2,4b – 3,24.
Cho biết:
-  Những chi tiết nào cho thấy tác giả dùng thể văn “Như Nhân Hóa”.
-  Trong tŕnh thuật này có những “Khái Niệm Thần Học” nào và câu truyện nào được tác giả sử dụng để mô tả khái niệm đó. Giải mă những t́nh tiết trong câu truyện để chứng minh.
-  Những chi tiết nào cho thấy các nhân vật nhân loại có “Bề Dày”
 

DẪN NHẬP
Năm cuốn sách đầu của Kinh Thánh được gọi là Ngũ Thư. Sách Sáng Thế là cuốn thứ nhất trong Ngũ thư. Sáng thế c̣n được gọi là sách Khởi nguyên, v́ thuật lại nguồn gốc của vũ trụ và những giai đoạn đầu tiên của hoạt động Thiên Chúa và loài người. Sách Sáng thế chính yếu gồm những tŕnh thuật về các Tổ Phụ dân Israel, mà các tín hữu cũng nhận là Tổ phụ của ḿnh. Như vậy sách Sáng thế khởi đầu một lịch sử vẫn c̣n tiếp diễn đến ngày nay và liên hệ đến dân Do Thái cũng như đến Giáo hội Chúa Kitô và toàn thể nhân loại.
V́ thế, để t́m hiểu về cuốn sách quan trọng này đ̣i hỏi ta phải t́m hiểu cách đúng đắn và sâu xa. Tuy nhiên, trong bài này, tôi xin tŕnh bày những ư nhỏ liên quan đến truyền thống cựu trào một trong những truyền thống quan trọng trong sách Sáng Thế.
I. THỂ VĂN NHƯ NHÂN HOÁ
Để tŕnh bày về vấn đề này. Ta nên t́m hiểu sơ lược về “thể văn nhân hoá”. Trong Cựu Ước và đặc biệt trong truyền thống J hay có những kiểu nói “như nhân”, tŕnh bày Thiên Chúa như con người (anthropomorphisme: giơ tay, ghé mắt, nói, đi, đến…), tâm t́nh như người (yêu, ghen, giận, tởm, gớm, nhớ lại, hối hận…). Kinh thánh dùng những kiểu nói như thế là v́:
a. Tâm lư và ngôn ngữ Hipri cụ thể, thích diễn tả ư niệm bằng h́nh ảnh: tay chỉ sức mạnh, thở hơi là giận, trở mặt lại là thương xót.
b. Mạc khải Cựu Ước là mạc khải cụ thể, bằng hành động trong lịch sử. V́ thế người Cựu Ước h́nh dung Thiên Chúa luôn sống động, muốn truyền thông, muốn đối thoại, luôn để ư đến người ta; khác hẳn với Thiên Chúa như một ư niệm trừu tượng bất động, nguyên nhân cứng nhắc.
c. Nhân loại không thể h́nh dung Thiên Chúa như tự bản chất nội tại của Ngài, mà phải qua các phạm trù suy tưởng và ngôn ngữ của ḿnh. Ngay cả khoa thần học cao siêu nhất cũng không thoát khỏi quy luật đó.
Tuy nhiên Thiên Chúa vẫn không v́ những kiểu nói đó mà bị hạ xuống ngang hàng với người ta (như trong các thần thoại Lưỡng Hà: các thần ghen nhau, đập nhau…). Sự siêu việt và thánh thiện của Người vẫn được bảo toàn. Ví dụ: Kinh Thánh nói: “Yavê hối hận” (1 Sm 15, 11), nhưng lại tiếp: “Thiên Chúa không phải là người mà hối hận” (15, 29). Chỗ khác, Thiên Chúa nói: “Ḷng dạ Ta bồi hồi, ruột gan Ta xao xuyến”, nhưng tiếp: “Ta sẽ không phạt v́ Ta là Thiên Chúa chứ không phải người, ở giữa ngươi Ta là Đấng Thánh (Hs 11, 8-9). (Cf. T́m Hiểu Sáng Thế 1 – 11, không đề tên tác giả, sách cũ). Sau đây, tôi xin tŕnh bày những kiểu nói như nhân này:
1. Thiên Chúa có những hành động giống như con người, như: đi dạo, nói, hỏi, xua đuổi….
- St 2, 15: “ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa đem con người đặt vào vườn Ê-đen, để cày cấy và canh giữ đất đai”.
- St 3, 8: “Nghe thấy tiếng ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa đi dạo trong vườn lúc gió thổi trong ngày, con người và vợ ḿnh trốn vào giữa cây cối trong vườn, để khỏi giáp mặt ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa”.
- St 3, 9: “ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa gọi con người và hỏi: "Ngươi ở đâu?"
- St 3, 23: “ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa đuổi con người ra khỏi vườn Ê-đen để cày cấy đất đai, từ đó con người đă được lấy ra”.
2. Thiên Chúa giống như bác thợ gốm nặn nên con người và mọi dă thú:

- St 2,7: “ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa lấy bụi từ đất nặn ra con người, thổi sinh khí vào lỗ mũi, và con người trở nên một sinh vật.”
- St 2, 19: “ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa lấy đất nặn ra mọi dă thú, mọi chim trời, và dẫn đến với con người, xem con người gọi chúng là ǵ: hễ con người gọi mỗi sinh vật là ǵ, th́ tên nó sẽ là thế.”
- St 2, 21: “ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa cho một giấc ngủ mê ập xuống trên con người, và con người thiếp đi. Rồi Chúa rút một cái xương sườn của con người ra, và lắp thịt thế vào.
3. Thiên Chúa như một ông chủ làm vườn
- St 2,8: “Rồi ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa trồng một vườn cây ở Ê-đen, về phía đông, và đặt vào đó con người do chính ḿnh nặn ra.”
4. Thiên Chúa như người làm mai mối
- St 2,22: “ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa lấy cái xương sườn đă rút từ con người ra, làm thành một người đàn bà và dẫn đến với con người.”
5. Thiên Chúa như một thợ may
v -St 3,21: “ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa làm cho con người và vợ con người những chiếc áo bằng da và mặc cho họ.”
Ngoài đặc điểm mà truyền thống cựu trào đă dùng là đặc đểm về thể văn như nhân hoá. Truyền thống cựu trào c̣n nêu lên những khai niệm thần học được biểu hiện trong các tŕnh thuật. Sau đây tôi xin tŕnh bày những khái niệm này trong St 2, 4b – 3, 24:
II. NHỮNG KHÁI NIỆM THẦN HỌC TRONG TR̀NH THUẬT SÁNG THẾ 2, 4b – 3,24
1. St 2,7: “ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa lấy bụi từ đất nặn ra con người, thổi sinh khí vào lỗ mũi, và con người trở nên một sinh vật.”
Chiều kích thần học trong câu này nói lên 2 ư:
· Thiên Chúa lấy bụi từ đất nặn ra con người, điều này chứng tỏ rằng, thân xác con người mang tính mỏng ḍn, yếu đuối, v́ được dựng nên từ chính bùn đất, cát bụi. V́ vậy, con người không thể kiêu hănh hay cho ḿnh là “tốt đẹp” được. Đồng thời cũng nói lên mối liên hệ thân xác con người với bùn đất, thân xác con người được dựng nên từ bùn đất, một mai khi chết cũng trở về với bùn đất, cát bụi.
· Thiên Chúa thổi sinh khí vào lỗ mũi con người, điều này nhấn mạnh rằng con người đặc biết nhận được sự sống cách trực tiếp do chính Thiên Chúa, Đấng Tạo Hoá đă dựng nên ḿnh. V́ thế, điều này không những nói lên con người đă được tạo dựng cách nào, mà c̣n nói lên bản tính đặc biệt của con người.
2. St 2, 23-24: “Con người nói: "Phen này, đây là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi! Nàng sẽ được gọi là đàn bà, v́ đă được rút từ đàn ông ra." Bởi thế, người đàn ông ĺa cha mẹ mà gắn bó với vợ ḿnh, và cả hai thành một xương một thịt”.
Câu này nói lên chiều kích thần học về việc nam nữ luôn có hướng chiều đến với nhau, khuynh hướng này mạnh hơn cả mối liên lạc với cha mẹ, v́ khuynh hướng có nền tảng trong cơ cấu của người nam và người nữ như Thiên Chúa đă muốn và đă làm. Họ thành “một thân một thịt’ trong hôn nhân và trong con cái. Đây cũng là nền tảng của giáo huấn về hôn nhân nhất phu nhất phụ và bất khả phân ly. Ngoài ra trong thư Ep 5, 31-32, Thánh Phaolô thấy đó là h́nh ảnh của mầu nhiệm sự phối hợp giữa Chúa Kitô và Giáo Hội.
3. St 3, 7: “Bấy giờ mắt hai người mở ra, và họ thấy ḿnh trần truồng: họ mới kết lá vả làm khố che thân”.
“Mắt hai người mở ra”, điều này chứng tỏ đúng với lời con rắn đă nói ở câu 5, nhưng thay v́ ông bà trở nên thần linh biết thiện ác, th́ họ lại biết ḿnh trần truồng. V́ trước khi phạm tội họ vẫn biết ḿnh trần truồng nhưng coi đó là tự nhiên và không thấy ngượng. Bây giờ sự vô tội đă mất, xấu hổ là ư thực tội lỗi họ có. Tội đă gây trong chốn thâm sâu của con người một sự đổ vỡ, thế quân b́nh và hoà hợp giữa thể xác và tinh thần đă mất, người ta không thể làm chủ được ḿnh nữa và v́ thế cảm thấy xấu hổ trước mặt nhau.
Ngoài hai yếu tố, đặc trưng mà truyền thống cựu trào diễn tả là thể văn như nhân hoá và những khái niệm về thần học. Truyền thống cựu trào c̣n diễn tả các nhân vật nhân loại có “bề dày” đích thực. Nghĩa là họ có khả năng và có sáng kiến (Cf. Cour Tổng Quát Về Ngũ Thư của Fré. Nguyễn Đ́nh Long, tr. 18). Những điều tŕnh bày sau đây sẽ nói về vấn đề này:
III. CÁC NHÂN VẬT NHÂN LOẠI CÓ BỀ DÀY
1. Con người có sáng kiến như việc đặt tên cho các con vật và cho người nữ
- St 2,20 Con người đặt tên cho mọi súc vật, mọi chim trời và mọi dă thú, nhưng con người không t́m được cho ḿnh một trợ tá tương xứng.
- St 2,23: Con người nói:"Phen này, đây là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi! Nàng sẽ được gọi là đàn bà, v́ đă được rút từ đàn ông ra."
Việc đặt tên cho loài vật và người phụ nữ, chứng tỏ con người không c̣n thụ động đón nhận những hồng ân của Thiên Chúa, nhưng con người đă thực sự hiểu biết bản tính cao quư của ḿnh là được quyền làm chủ vạn vật và cùng cộng tác với Thiên Chúa để hoàn thành công tŕnh sáng tạo của Ngài. Trong khi đó, trong Sáng Thế 1, th́ việc đặt tên là do Thiên Chúa.
2. Con người có đối thoại với Thiên Chúa trong vườn Địa đàng, đặc biệt sau khi nguyên tổ phạm tội.
- St 3, 6: “Người đàn bà thấy trái cây đó ăn th́ ngon, trông th́ đẹp mắt, và đáng quư v́ làm cho ḿnh được tinh khôn. Bà liền hái trái cây mà ăn, rồi đưa cho cả chồng đang ở đó với ḿnh; ông cũng ăn”.
Hành động này, dù là hành động bất tuân, kiêu ngạo muốn bằng Thiên Chúa, nhưng đă nói lên sự trưởng thành của con người, đặc biệt là đă hành động cách tự do và có suy nghĩ.
- St 3,10 Con người thưa: "Con nghe thấy tiếng Ngài trong vườn, con sợ hăi v́ con trần truồng, nên con lẩn trốn."
“Con sợ hăi v́ con trần truồng”. Sự kiện này chứng tỏ con người đă thực sự trưởng thành trong việc đón nhận trách nhiệm mà ḿnh đă gây ra, đồng thời cảm thấy sợ hăi và xen lẫn thái độ ăn năn, sám hối v́ việc làm ḿnh đă thực hiện.
- St 3,12-13: Con người thưa: "Người đàn bà Ngài cho ở với con, đă cho con trái cây ấy, nên con ăn." ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa hỏi người đàn bà: "Ngươi đă làm ǵ thế? " Người đàn bà thưa: "Con rắn đă lừa dối con, nên con ăn."
Việc đổ lỗi này thực sự đáng sợ, v́ con người thay v́ nhận lỗi về ḿnh, th́ con người lại dường như đổ lỗi cho Thiên Chúa, v́ "Người đàn bà Ngài cho ở với con, đă cho con trái cây ấy, nên con ăn”. Việc đổ lỗi không dừng ở đó, người đàn bà lại đổ lỗi cho con rắn, v́ nó đă lừa dối ḿnh. Điều này chứng tỏ, bởi tội mà nơi con người đă mất đi sự liên đới, và cũng nói lên một thực tế mà con người ta luôn vấp phải.
  KẾT
Tóm lại, theo các nhà nghiên cứu Kinh thánh, Sách Sáng Thế được tŕnh bày theo những tŕnh thuật cựu trào, đặc biệt rơ nét trong chương II và III. Trong đó chúng ta thấy những điểm đặc thù là Thiên Chúa được tŕnh bày như một nhân vật dấn thân trực tiếp vào trong hành động của con người, tức Thiên Chúa được mô tả như bác thợ gốm lấy đất nhào nắn và nặn nên con người. Qua đó, tác giả muốn mô tả những can thiệp của Thiên Chúa vào trong lịch sử nhân loại, từ đó theo các nhà nghiên cứu đây là một lối nói “Như Nhân Hóa”. Tiếp đến các truyền thống cựu trào c̣n sử dụng một số giới hạn những khái niệm thần học mang tính tŕnh thuật như : “Đức Chúa thổi sinh khí vào lỗ mũi con người” để nói lên rằng Đấng Hoá Công thông ban sự sống cho con người, và trong tŕnh thuật kể về sự sa ngă của hai nguyên tổ do nghe lời con rắn, Thiên Chúa đă nguyền rủa con rắn và sau đó Ngài hé mở ơn cứu độ cho con người… Ngoài ra, truyền thống cựu trào c̣n đề cao các nhân vật nhân lại có bề dày đích thực, trong việc đặt tên cho các con vật và cho người nữ, điều đó nói lên vai tṛ của con người là có sáng kiến. Hơn thế nữa, con người c̣n có sự đối thoại trực tiếp với Thiên Chúa sau khi nguyên tổ sa ngă phạm tội (St 3,9-13). Như vậy, chúng ta vừa làm rơ nét về các truyền thống cựu trào trong chương II và III của Sách Sáng Thế, từ đó giúp cho người viết hiểu rơ hơn về tŕnh thuật cựu trào trong sách Ngũ Thư.
 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Các Giờ Kinh Phụng Vụ (1999). Ngũ Thư. TpHCM
2. Các Giờ Kinh Phụng Vụ (1995). Kinh Thánh. TpHCM
3. Nguyễn Ngọc Rao OP. (1998). T́m Hiểu Ngũ Thư. Nxb TpHCM
4. Thomas P. Rausch, S.J. (2002). Dẫn Vào Thần Học. Nxb TpHCM
5. Nguyễn Thế Thuấn, Kinh Thánh Tân, Cựu Ước,Tp.HCM