THƯ THÁNH PHAOLÔ
Giacôbê PHAN DUY TÂN


 
Câu hỏi: Cấu trúc thư Phaolô dưới dạng thư tín?
2. Đọc thư thứ nhất Côrintô xem Phaolô đề cập đến những vấn đề nào?
3. Theo Phaolô thế nào là một Tông đồ?

Câu 2: Trong thư 1 Côrintô, Phao lô đề cập những vấn đề nào?
Trong mỗi thư của thánh Phaolô, ông đều đề cập đến những vấn đề cần thiết để khuyên bảo cộng đoàn mà ông đă thành lập. Tuy nhiên, cộng đoàn Côrintô là một trung tâm văn hóa của Hy-lạp, là giao điểm của nhiều trào lưu tư tưởng và tôn giáo khác nhau, với một nhịp sống xô bồ ai cũng biết tiếng. Nơi đây c̣n có những vấn đề xă hội của mọi thành phố lớn: thiểu số dân cư là giàu, c̣n đa số th́ nghèo, gồm những nô lệ, người cùng đinh bị khinh chê, người thấp cổ bé họng. Điều này ảnh hưởng đến tinh thần của giáo đoàn: các tín hữu thật sốt sắng, nhưng lại bị nhịp sống vô đạo, vô luân bên ngoài đe dọa. Đức tin Kitô giáo c̣n non trẻ tiếp xúc với một thành phố như thế quả là một sự kiện đặt ra nhiều vấn đề tế nhị cho người đạo mới. V́ thế, thánh Phaolô đă viết thư cho họ để khuyên bảo họ duy tŕ trật tự trong cộng đoàn và trả lời những thắc mắc của cộng đoàn nêu ra với ngài.


I. ĐỜI SỐNG NỘI TÂM
1. Các phe phái trong cộng đoàn (Chương 1-4).
a. Hăy sống hợp nhất.
Phao lô khuyên bảo các tín hữu hăy sống hợp nhất (1,10). Sự kiện đáng buồn là họ đă chia rẽ nhau là ba, bốn phe (11-12).
Họ đă được rửa tội nhân danh Đức Kitô. Làm sao Đức Kitô có thể bị phân chia (13-16)?
b. Sự khôn ngoan Thiên Chúa và sự điên rồ của Thập Giá (1,17-2,5):
Các tín hữu chia rẽ ví muốn đi t́m khôn ngoan theo kiểu loài người (Những người Hy lạp hănh diện được làm đồ đệ một vị thầy danh tiếng nào đó). Nhưng Tin Mừng cứu rỗi là Thập Giá Đức Kitô: Đó là điều điên rồ đối với người Do thái hay t́m những điều lạ lùng và những người hy lạp thích t́m sự khôn ngoan thông thái. Nhưng cái khôn ngoan của Thiên Chúa phá tan cái khôn ngoan của người đời (1,17-25). Việc đó Chúa thực hiện tại Côrintô: Nơi đây, Chúa đă kêu gọi những người kém khôn ngoan, kém quyền thế (26-31). V́ thế, Phaolô không dùng tài ba ăn nói, kiểu cách khôn ngoan người đời, nhưng chỉ muốn rao giảng Chúa Kitô chịu đóng đinh (2,1-3).
c. Khôn ngoan của Kitô hữu (2,6-16).
Người khôn ngoan là người được Thần Khí mặc khải về mầu nhiệm thánh giá và vinh quang (2,6-16), họ là những người thần thiêng, nghĩa là những người được Thần Khí hướng dẫn.
d. Cộng đoàn Côrintô (3,1-23).
Các tân ṭng ở Côrintô chưa phải là thần thiêng, v́ c̣n ḱnh địch và ghen tuông (3,1-4). Thực vậy, những người rao giảng Tin Mừng, Phaolô cũng như Apollô, là những “cộng sự viên” của Thiên Chúa trong việc trồng trọt cánh đồng của Người (5-9a), xây dựng ngôi nhà của Người (10-15), nghĩa là đền thờ của Người (16-17). Trong ngày Người tới, Người sẽ xét xử công việc mỗi người như lửa thử vàng (3,12-15).
đ. Kết luận thực tiễn 3,18-4,21)
Phải nh́n nhận mọi sự theo sự khôn ngoan của Thiên Chúa, chứ đừng theo sự khôn ngoan loài người. Mọi sự thuôc về anh em, anh em thuộc về Đức kitô, và Đức Kitô thuộc về Thiên Chúa. Lệ thuộc vào một con người là dại dột (3,18-23).
Phảo xem các tông đồ như “những người quản lư các mầu nhiệm của Thiên Chúa” (4,1-5). Thế gian nghĩ là các ngài được tràn đầy của cải như các vua chúa, nhưng Thiên Chúa đă để cho các ngài sống thiếu thốn, bị khinh dể (6-13). Đó là cái khôn ngoan Kitô giáo mà trung tâm là mấu nhiệm thập giá.
Phaolô nhắc lại cho các tín hữu biết: Người là cha của họ trong đức tin (14-16) và có thể tỏ ra nghiêm khắc hay hiền từ tùy theo hoàn cảnh. Timôthê sẽ giúp họ hiển những điều người đă dạy (14-21).
2. Ăn ở khiết tịnh (1 Cr 5,1-13; 6,12-20)
a. Trường hợp loạn luân (1 Cr 5,1-13)
Phalô đă nghe cộng đoàn nói cho ngài biết là có chuyện dâm ô xảy ra nơi cộng đoàn: có kẻ ăn ở với vợ kế của cha ḿnh., Phaolô tuyên bố tuyệt thông. Người hy vọng là biện pháp đó là người đó sẽ hoán cải (5,1-5).
Cộng đoàn hăy tẩy trừ men cũ, tức là gương xấu. Phao lô xác định những lời nhắn nhử trong thư trước: Hăy loại ra khỏi cộng đoàn những phần tử đồi trụy (9-13).
b. Tội tà dâm (1 Cr 6,12-20)
Có kẻ ở trong cộng đoàn hiểu lầm câu nói của Phaolô: “Tôi được phép làm mọi sự” và đi lại với các đĩ điếm. Phaolô viết thư nói cho họ biết là: tự do không có nghĩa là được phép làm sự dâm dật. V́ thế, ngài giải thích cho họ biết lư do của tội dâm dật:
- Đó là một điều bất chính làm sai lạc chương tŕnh của Chúa: Thân thể chúng ta thuộc về Chúa, và Chúa đă trù định cho thân xác được sống lại vinh quang (13-14).
- Đó là tội phạm thánh: v́ thân xác chúng ta là chi thể của Chúa Kitô (15-18)
- Đó là tội phạm đền thờ: v́ chúng ta là đền thờ của Chúa Thánh Thần (19-20).
3. Kết hôn và ở độc thân (1 Cr 7,1-40)
Cộng đoàn Côrintô đă đề cập vấn đề: đàn ông không gần đàn bà là điều tốt, nghĩa là họ đề cập đến vấn đề kết hôn và ở độc thân. V́ biết cộng đoàn có kẻ làm sự dâm dật, Phaolô đă viết thư để giải đáp về vấn đề này.
Trên nguyên tắc, tốt nhất là không dính líu vợ chồng. Nhưng cái nguy hiểm là phạm tội dâm dật có thể thay đổi nguyên tắc ấy. (7,1)
a. Hôn nhân (7,1-16).
Các tín hữu nên lập gia đ́nh để tránh các tội dâm dật (2). Một đă lấy nhau, vợ chồng phải chu toàn bổn phận đối với nhau(3-9), không được rẫy bỏ nhau (10-11), trừ trường hợp bên ngoại giáo không c̣n muốn chung sống với bên tín hữu; lúc đó bên tín hữu không c̣n ràng buộc nữa (13-16). Ở đây Phaolô phân biệt những lời của Chúa việc bất khả phân ly trong hôn nhân và ư kiến của ḿnh trong trường hợp một trong hai người đă trở lại đạo (12-14).
b. Hoàn cảnh sống của Kitô hữu:
Những điều nói trên đây không làm thay đổi nguyên tắc chung: hăy cứ ở lại trong hoàn cảnh sinh sống của ḿnh như khi được ơn trở lại (17). Đă được cắt b́ hay không (18-20), nô lệ hay tự do, điều ấy không quan trọng (21-23). Ai nấy cứ sinh sống như người được kêu gọi(24). Phục vụ Chúa khẩn trương hơn là thay đổi hoàn cảnh sống.
c. Đời sống đồng trinh và độc thân (7, 25-40)
Ở đây, Phaolô đưa ra một lời khuyên chứ không phải là lời của Chúa. Hôn nhân không phải là điều tội. Nhưng v́ thời gian đă vắn vỏi và để có thể phụng sự Chúa hết ḷng, tốt hơn đừng cước vợ lấy chồng (7,25-35).
4. Vấn đề ăn mặc khi cộng đoàn tụ họp, cử hành thánh lễ ( 1Cr ch 11)
a. Vấn đề mặc (1 Cr 11, 2-16)
Cộng đoàn hỏi Phaolô về phong tục trùm đầu (của người Do thái) và để đầu trần (của người Hy lạp) khi cầu nguyện. Phaolô đă trả lời dứt khoát cho họ là nữ giới phải trùm đầu khi cầu nguyện với lư do thiên nhiên (13-15); dấu chỉ phục tùng chồng, phục tùng Thiên Chúa (11,2-12) với lư do huyền nhiệm; nữ giới có khăn đội đầu khi dự các buổi cầu nguyện (c.16) với lư do trưyền thống các cộng đoàn khác.
b. Vấn đề ăn (1Cr 11,17-34)
Bữa ăn huynh đệ và bữa ăn Thánh Thể
Trước khi củ hành Thánh Thể, giáo hữu Côrintô có thói quen dùng một bữa cơm huynh đệ với nhau để tưởng nhớ “bữa ăn tối của Chúa”.
Phaolô nghe nói việc chia rẽ thành phe nhóm (18-19), bỏ rơi những người nghèo (20-22). V́ thế, Phaolô viết thư nhắc lại “truyền thống” mà người đă giảng cho họ. Nhân dịp đó, người bàn tới bữa tiệc Thánh Thể (23-24). Ai cử hành Thánh Thể cách bất xứng là nhận lấy án phạt cho ḿnh. Tại Côrintô, các tín hữu phảio đau ốm và chết chóc luôn: đó là những dấu hiệu cảnh báo của Chúa.
5. Sử dụng các ân sủng (ch 11-14)
Cộng đoàn Côrintô đang c̣n non trẻ chưa hiểu biết rơ về ân huệ thiêng liêng. V́ thế Phaolô viết thư trả lời để cho họ hiểu được ân sủng của Chúa. Phaolô đưa ra tiêu chuẩn cho phép nhận ra ân điển của Chúa là: Ai lăng mạ Chúa Kitô là do ma qủy thúc đẩy, ai xưng hô Đức Kitô là Chúa tức là được Thần Khí soi dẫn (12,1-3).
Các ân điển, trong đó ơn hiểu biết là cao qúy đều phát xuất từ Thiên Chúa Ba Ngôi. Mỗi người trong cộng đoàn cũng giống như một chi thể trong thân ḿnh: Thân ḿnh Chúa Kitô (12-30).
Ân điển cao trọng nhất (12,31-13,13)
 Phaolô nói cho cộng đoàn biết: Anh em hăy t́m cho được đức Mến và ao ước các ân điển. Hăy ao ước ơn tiên tri hơn là ơn nói tiếng lạ, bởi v́ ơn tiên tri khích lệ và giáo huấn các tín hữu cũng như người ngoại giáo (14,1-25).
Việc sử dụng ân điển là có ích cho cộng đoàn trong các buổi họp giữ được trật tự và bầu khí sốt sắng (14,16-40).
6. Vấn đề kẻ chết sống lại (1 Cr ch 15)
Trong phần đầu của lá thư, Phaolô đă đả kích cái “khôn ngoan của loài người” mà người Côrintô đưa vào trong việc t́m hiểu mặc khải của Chúa.
Trong chương 15, người phi bác thuyết duy linh của người Hy lạp: Người Hy lạp chủ trương rằng chỉ có linh hồn là tốt lành, c̣n thể xác th́ xấu xa… Bao lâu con người c̣n sống, linh hồn bị ḱm hăm trong thể xác. Chết sẽ là một sự giải phóng. Theo quan niệm đó, không thể có việc thể xác sống lại. Phaolô bảo vệ quan điểm của Kitô giáo: thân xác loài người sẽ sống lại. Trước cái khôn ngoan và các thứ lư luận của người Hy lạp, Phaolô luôn luôn rao giảng Đức Kitô chịu đóng đinh và được siêu thăng, v́ thế người đă gặp khó khăn tại Athêna (Cv 17,32).
a. Sự kiện căn bản: Chúa đă sống lại (1-11)
Phaolô nhắc lại một truyền thống căn bản của đức tin Kitô giáo: Chúa Giêsu đă sống lại, đă hiện ra cho nhiều người và nhiều lần. Và cuối cùng người đă hiện ra cho Phaolô trên đường Đamát.
b. Sự sống lại của Chúa là căn nguyên cho sự sống lại của chúng ta (15,12-34).
Sự sống lại của Chúa Kitô liên kết với sự sống lại của chúng ta. Nếu việc người chết sống lại không thể có được, th́ trường hợp Chúa sống lại cũng không thể có được. C̣n nếu Người đă sống lại, th́ chúng ta không thể không sống lại. Và nếu người đă không sốn lại, th́ đức Tin,đức Cậy của Kitô giáo là trống rỗng (14-19).
Cũng như một người Adam đă đưa nhân loại vào cơi chết, th́ cũng một người, là Đức Kitô sẽ đưa nhân loại tới sự sống lại. Cuộc chiến thắng của Chúa Kitô trên tội lỗi và trên Sa tan sẽ được kết thúc một cách viên măn khi Người tiêu diệt sự chết trong ngày sau hết (20-28).
Niềm hy vọng vào sự sống lại mănh liệt đến nỗi một vài Kitô hữu xin chịu phép Thánh Tẩy cho những người chết và các tông đồ không quản ngại phải đương đầu với mọi gian truân nguy hiểm (29-34).
c. Phương cách sống lại (15,35-58)
Phaolô không buộc những tín hữu Hy lạp phải chấp nhận những h́nh ảnh thô kệch về sự sống lại như một số người Do thái.
Cũng như một hạt giống chết đi và một cây mới mọc lên (15,34-44), thân xác loài người cũng sẽ hoàn toàn biến đổi trong ngày sống lại. “Thân xác tự nhiên”, phát xuất từ Adam cũ, sẽ được tái tạo và trở thành thân xác thần thiêng theo h́nh ảnh Đức Kitô, “Adam thiên giới”. Thân thể được sống lại sẽ bất diệt và vinh quang; đó là thân xác thần thiêng, không c̣n bị lệ thuộc vào thể chất và sự chết (45-56).
Tiếp đến là một lời tôn vinh chúc tụng Chúa Kitô đă chiến thắng sự chết và vài lời khuyên bảo (57-58).


II. TƯƠNG QUAN VỚI THẾ GIỚI NGOẠI GIÁO
1. Kiện tụng (1 Cr6,1-11)
Phaolô nghe tin là có người tín hữu đi kiện trước mặt người ngoại mà lại không đến trước cộng đoàn. V́ thế, Phaolô viết thư để trả lời về vấn đề kiện tụng.
Các tín hữu sẽ xét xử thế gian và các thiên thần (các thiên thần sa ngă). Vậy sao lại cậy nhờ những “kẻ bất chính” (nghĩa là những kẻ ngoại giáo, những người chưa được “công chính hoá” nhờ ḷng tin vào Đức Kitô) làm quan án (6,1-8)?
Hăy coi chừng: những kẻ tội lỗi sẽ không được vào nước Thiên Chúa (9-10).
Nhưng bây giờ, phép Thánh Tẩy đă rửa sạch, tác thành và công chính hóa anh em (11).
2. Ăn thịt cúng (1 Cr 8-10)
a. Nguyên tắc chung (chương 8)
Biết mà thôi chưa đủ: sự hiểu biết phải phục vụ đức mến (8,1-3). Các tượng thần đều là hư không, v́ chỉ có một Thiên Chúa độc nhất cai quản mọi sự (4-6). Nếu “việc hiểu biết” đó làm vấp phạm những người anh em có lương tâm chưa sáng suốt, th́ tốt hơn nên kiêng tránh những thịt cúng. Nếu không, chúng ta phản nghịch cùng Chúa Kitô là Đấng đă hiến mạng sống để cứu chuộc tất cả mọi người (7-13).
b. Gương của Phaolô (chương 9).
Phaolô cũng là Tông đồ như nhóm 12. Người có thể sống nhờ cậy vào các tín hữu. Theo luật cũ cũng như theo Tin Mừng, người phục vụ bàn thờ cũng có thể sống nhờ của lễ trên bàn thờ. Nhưng Phaolô muốn rao giảng Tin Mừng một cách nhưng không, từ chối mọi quyền bính, để không làm cản trở Tin Mừng (9,1-8). Người làm nô lệ tất cả mọi người để đưa họ về với Chúa Giêsu Kitô. Người muốn noi gương những người chạy đua: chấp nhận mọi hy sinh để chiếm được giải thưởng (9-27).
c. Gương người Do thái thờ ngẫu tượng (10,1-23).
Một nguyên tắc khác khuyên ta nên tránh đồ cúng: Phải khôn ngoan trước nguy hiểm thờ ngẫu tượng. Những người Do thái ngày xưa đă nhận phép rửa dưới áng mây và trong ḷng biển, đă được nuôi dưỡng bằng của ăn và của uống “thần thiêng”. Thế mà họ đă buông theo dục vọng và thờ ngẫu tượng. Họ đă bị trừng phạt. Đó là một cách học khôn ngoan cho ta (1-13). Chúng ta cũng có thể gặp nguy hiểm như thế: đó là tham dự bàn ăn của ma qủy sau khi đă tham dự bàn ăn của Chúa Kitô (14-22).
  d. Kết luận thực tiễn.
Sự hiểu biết phải đi đôi với đức mến. Bởi thế, chúng ta phải nghĩ tới việc xây dựng kẻ khác. Chúng ta có thể mua mọi thức ăn bày bán ngoài chợ và nhận lời mời dự tiệc của những người ngoại giáo. Nhưng có ai bảo rằng, thưc ăn đó là đồ cúng, th́ ta nên tránh để khỏi gây vấp phạp cho những kẻ đứng chung quanh. Tóm lại, trong mọi sự hăy t́m vinh danh Thiên Chúa và ích lợi siêu nhiên của tha nhân. Đó là gương sống của Phao lô, và người cũng chỉ bắt chước Chúa Kitô.


 
Câu 3: Theo Phaolô thế nào là một Tông đồ?
  Đọc thư thứ 2 của Cor cho chúng ta thấy rơ con người cũa Phaolô là một vị tông đồ đầy nhiệt huyết cho nên ngài luôn luôn biến ḿnh cho ơn gọi và sứ mệnh Tông đồ của ḿnh .Bởi thế ta t́m thấy trong thư này có một nét đặc biệt hơn các thư khác mà vấn đề Phaolô đề cập là con người Tông đồ của ngài cho chúng ta thấy trong thư này có một quan niệm thần học rộng răi và sâu sắc về sứ mạng Tông đồ. Người cũng đề cập tới nhiều vấn đề nhưng rất quan trọng trong bức thư này nổi bật nhất, cho người đọc thấy rơ về vấn đề con người Phaolô là một vị tông đô như thế nào.
Ởû đây Phaolô cho chúng ta thấy Tôâng đồ là g? Tông đồ là người tỏa hương thơm của Chúa Kitô hương thơm của sự sống (2cor 2,14-17).
Tông đồ phải tham dự vào định mệnh của Chúa Kitô, phải mang án chết của Chúa, để sự sống của Chúa được thể hiện. Là chứng nhân trung thành, Tông đồ là không rao giảng bản thân ḿnh (2cor 4,5). Nhưng rao giảng về Chúa Kitô chịu đóng đinh (1cor 1,23).
Nói một cách tổng quát như trong từ điển thánh kinh .J.DHEILLY. "Tông đồ có nghĩa là: được sai phái" như vậy Đức Kitô là Tông đồ v́ ngài được Cha phái đi (Dt 3,1) ư nghĩa tổng quát này dùng để chỉ các thừa sai tin mừng (Rm 16,7; 1Cor 12,28 ; Eph4,1).
Trước hết người Tông đồ của Chúa phải có ḷng trung thành (2cor 2,14; 3,6) cho nên đối với người Tông đồ trợ thế phải có ḷng trung thành như trong hiến pháp của Ḍng cũng nêu rơ số (45 và 103).
"Là những anh em từ thiện, chúng ta được kêu gọi để thực hiện trong giáo hội sứ vụ loan báo tin mừng cho người bệnh và người nghèo, chạy chữa các đau khổ của họ và cứu giúp họ cách toàn diện.
Ḷng trung thành của ta với giáo hội, với con người đau khổ và với tinh thần của Ḍng, buộc chúng ta, vào lúc thích hợp, kiểm điểm những công tŕnh của ta, để làm sao luôn luôn đáp ứng với đặc sủng và sứ vụ của ta.
Để hoạt động tông đồ trợ thế của ta tương ứng với các giá trị và những đ̣i hỏi của Tin mừng.
Các thái độ phục vụ và tinh thần cởi mở đặc sắc của sứ mệnh của chúng ta ,thúc đẩy chúng ta cộng tác với những tổ chức khác của giáo hội hoặc của xă hội, trong lănh vực tông đồ chuyên biệt của Ḍng.
Cho nên chúng ta phải trung thành trong tất cả các nhân đức của chúng ta, chúng ta phải sống thật nghiêm khắc, sống làm sao cho xứng đáng là một tông đồ của Chúa".
Tông đồ là một sứ giả và tôi tớ của Thiên Chúa (2cor 5,11; 6,10 )
Phaolô nhắc đi nhắc lại là trong một thị kiến huyền nhiệm với Đấng Phục Sinh (Gal 1,6; Cr 9,1 –15,8 Cvsd 9,5,27 ). Ḿnh được "GỌI " là Tông đồ (Rm 1,1), (Gal1,15) ngài chứng tỏ của ḿnh bắt nguồn từ ơn gọi đặc biệt, là Tông đồ ngài là người được sai đi không phải do người phàm. Nhưng do chính Đức Kitô . Ngài đặc biệt nhắc lại sự kiện này khi ngài đ̣i hỏi quyền bính Tông đồ. "Chúng tôi được sai làm sứ giả của Đức Kitô , nên dường như Chúa dùng chúng tôi mà khuyên bảo (2cor 5, 20 ). "Lời chúng tôi rao giảng cho anh em không phải là lời người phàm nhưng lời của Thiên Chúa (1Th 2,13).
Đối với phaolô không phải là người đầu tiên rao giảng tin mừng cho dân ngoại. Philippô đă giảng Tin mừng cho dân Samaria ( Cvsđ 8 ) và Thánh Linh đă xuống trên dân ngoại ở Cêsarê ( Cvsđ 10 ) tuy nhiên Thiên Chúa muốn vào thời kỳ giáo hội khai sinh, một Tông đồ đặc trách giảng Tin mừng cho lương dân, bên cạnh việc rao giảng Tin mừng cho người do thái. Phaolô đă làm cho Phêrô chấp nhận quan điểm này.
Trong một thị kiến. Đối với Phalô "Đức Kitô ở giữa muôn dân" nhờ vào ơn Chúa Phaolô đă đặc biệt thấu hiểu mầu nhiệm này và đă được trao phó trọng trách truyền đạt mầu nhiệm ấy cho nhân loại. Ngài chịu bắt hại, chịu đựng đau khổ, bị tù là để chu toàn mầu nhiệm này (Col 1, 24-29; Eph 3,1-21).
Sứ mạng Tông đồ.
Cũng như đầu mỗi thư, Phaolô khẳng định rằng sứ mạng Tông đồ của ḿnh phát xuất từ Thiên Chúa. Điểm độc đáo trong thư 2Cr này, là người so sánh sứ mạng ấy với sứ mạng các ngôn sứ trong Cựu ước, nhất là Môisê. Nhờ các so sánh ấy mà người làm nổi bật sự cao cả của sứ mạng Tông đồ (2Cr 3, 1-18). Các ngôn sứ xưa là thừa tác viên của một giao ước tạm thời, giao ước mới bền vững, chung cuộc và bởi thế vinh quang hơn (2Cr 3, 9-11). Giao ước này được khởi sự và linh hoạt do thánh ư, là nguyên lư có khả năng thay đổi tâm can con người (2Cr 3,3).
Trong hàng các Tông đồ của Chúa, Phaolô được ủy thác một sứ mạng cao cả hơn sứ mạng của các thừa sai khác làm việc ở Côrintô. Người không phải là "phái viên của các hội thánh" (2Cr 8, 23). Người đă lănh nhận sứ mạng trực tiếp từ Đức Giêsu Kitô, v́ thế người có quyền bính và sự vững vàng đặc biệt (2Cr 11, 5; 1Cr 4, 19). Các dấu chỉ của một Tông đồ đă được biểu lộ qua các hành động của người tại Côrintô.
Chính cuộc đời của Phaolô minh họa cách cụ thể ư niệm Tông đồ. Người ư thức ḿnh là "tôi tớ", là "Tông đồ" (:Kẻ được sai đi) của Đức Giêsu Kitô. Người phản ánh vinh quang của Chúa cho anh em ḿnh (2Cr 3, 18), giải tỏa khắp nơi "hương thơm tri thức về Đức Kitô" (2Cr 2, 14-17), mang ngay trong bản thân ḿnh "sự chết của Đức Kitô" (2Cr 4, 10). Qua người Tông đồ, Thiên Chúa thực hiện "công tŕnh ḥa giải" thế gian với chính ḿnh Người (2Cr 5, 18-20).
Thân phận người Tông đồ.
Sứ mạng người Tông đồ của Tân ước cao cả, nhưng thân phận người tông đồ thật là yếu hèn: "kho tàng ấy, chúng tôi lại chứa đựng trong những b́nh sành, lọ đất (2Cr 4, 7). Cũng như Đức Kitô, Tông đồ rao truyền sứ điệp với thân phận yếu đuối, bị người đời khinh dể và sỉ nhục.
Theo kiểu khôn ngoan của trần thế, người Tông đồ là thứ mạt hạng, là đồ điên dại (1Cr 4, 9-13). Chúa không giải thoát cho Tông đồ khỏi những sự yếu đuối loài người, khỏi những cuộc bắt bớ. Như những phương thế yếu hèn (2Cr 4, 7-15; 11, 23-28) so với những thành qủa đạt được, biểu lộ sức mạnh của Thiên Chúa hoạt động nơi Tông đồ (2Cr 5, 18). Tông đồ đă thấy rơ ràng tất cả đều là ơn huệ của Đức Kitô (2Cr 12, 8). V́ thế người phô trương cái yếu hèn của ḿnh (2Cr 11, 30), chấp nhận trong Đức tin hoàn cảnh hiện tại của ḿnh: Thánh khí bảo đảm cho Tông đồ là người sẽ được biến đổi vào ngày quang lâm của Chúa (2Cr 5, 1-10).