BÀI CHÚ GIẢI VÀ NỐI KẾT LỜI CHÚA
CHÚA NHẬT IV NĂM B, MÙA CHAY

Phêrô Nguyễn Quốc Dũng, Casimia Nguyễn Đ́nh Nhật, Micheal Trước


BÀI ĐỌC 1: 2 Sb 36, 14 – 16. 19 – 23.
BÀI ĐỌC 2: Ep 2, 4 – 10.
TIN MỪNG: Ga 3, 14 –21.
 
DẪN NHẬP
Cuộc hành tŕnh mùa chay, chúng ta đă đi và chia sẻ được nữa chẳng đường cùng với Chúa Giêsu trên hành tŕnh tiến đến Canvê, cùng đích của cuộc sống mỗi người.
Hôm nay Giáo hội đưa chúng ta chiêm ngưỡng bản tính của Thiên Chúa qua thánh sử Gioan và các bài đọc: một Thiên Chúa thương xót, một Thiên Chúa nhân hậu và chỉ là Thiên Chúa cứu độ, Người không chấp tội và sẵn sàng tha thứ nếu con người biết sám hối và trở về với Người.
A. BÀI ĐỌC I: 2 Sb 36, 14 – 16. 19 – 23
14 Tất cả các thủ lănh của các tư tế và dân chúng mỗi ngày một thêm bất trung bất nghĩa, học theo mọi thói ghê tởm của chư dân và làm cho Nhà ĐỨC CHÚA đă được thánh hiến ở Giê-ru-sa-lem ra ô uế. 15ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của tổ tiên họ vẫn không ngừng sai sứ giả của Người đến cảnh cáo họ, v́ Người hằng thương xót dân và thánh điện của Người.16Nhưng họ nhạo cười các sứ giả của Thiên Chúa, khinh thường lời Người và chế giễu các ngôn sứ của Người, khiến ĐỨC CHÚA bừng bừng nổi giận mà trừng phạt dân Người đến vô phương cứu chữa.
19Quân Can-đê đốt Nhà Thiên Chúa, triệt hạ tường thành Giê-ru-sa-lem, phóng hoả đốt các lâu đài trong thành và phá huỷ mọi đồ đạc quư giá. 20Những ai c̣n sót lại không bị gươm đâm, th́ vua bắt đi đày ở Ba-by-lon; họ trở thành nô lệ của vua và con cháu vua, cho đến thời vương quốc Ba-tư ngự trị. 21Thế là ứng nghiệm lời ĐỨC CHÚA phán, qua miệng ngôn sứ Giê-rê-mi-a rằng: cho đến khi đất được hưởng bù những năm sa-bát và suốt thời gian nó bị tàn phá, nó sẽ nghỉ, cho hết bảy mươi năm tṛn.
22 Năm thứ nhất thời vua Ky-rô trị v́ nước Ba-tư, để lời ĐỨC CHÚA phán qua miệng ngôn sứ Giê-rê-mi-a được hoàn toàn ứng nghiệm, ĐỨC CHÚA tác động trên tâm trí Ky-rô, vua Ba-tư. Vua thông báo cho toàn vương quốc và ra sắc chỉ như sau: 23"Ky-rô, vua Ba-tư, phán thế này: "ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa trên trời, đă ban cho ta mọi vương quốc dưới đất. Chính Người trao cho ta trách nhiệm tái thiết cho Người một ngôi Nhà ở Giê-ru-sa-lem tại Giu-đa. Vậy ai trong các ngươi thuộc dân của Người, th́ xin ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của họ ở với họ, và họ hăy tiến lên. ..!"
1/ Bối cảnh:
Năm 597 vua Ba-by-lon là Na-bu-cô-đô-nô-xo đem quân đánh Giê-ru-sa-lem, vua Ít-ra-en là Giơ-bô-gia-khin đầu hàng. Vua và những người có thế giá trong triều đ́nh cùng binh lính bị đày sang Ba-by-lon. Vua Na-bu-cô-đô-nô-xo đặt Xít-ki-gia-hu là chú của Giơ-hô-gia-khin lên làm vua Ít-ra-en.
Năm 587, vua Na-bu-cô-đô-nô-xo của Ba-by-lon lại đem quân đến đánh thành Giê-ru-sa-lem một lần nữa. Vua Xít-ki-gia-hu bị bắt, thành Giê-ru-sa-lem bị Giê-ru-sa-lem bị tàn phá, giết chóc, những người c̣n sống sót th́ bị đi đày sang Ba-by-lon.
Năm 539, vua Ba-tư là Ky-rô chiếm thành Ba-by-lon. Năm 538, Ky-rô ra chiếu chỉ cho phép người Do-thái ở Ba-by-lon hồi hương về xứ Giu-đa, đ̣ng thời vua trả lại các vật dụng mà vua Na-bu-cô-đô-nô-xo đă lấy của đền thờ Giê-ru-sa-lem và đài thọ cho việc xây cất lại đền thờ.
2/ Văn mạch:
Đoạn văn của bài đọc nằm ở phần cuối sách Sử Biên Niên quyển thứ hai. Tác giả điểm lại những giai đoạn lịch sử trước, trong và cuối thời lưu đày. Văn mạch của đoạn văn đi theo một tiến tŕnh quen thuộc trong lịch sử Dân Chúa thời Cựu Ước là bất trung – h́nh phạt – tha thứ. Hai câu cuối lại là hai câu mở đầu của sách Ét-ra. Phụng vụ bỏ qua hai câu 17 và 18, v́ hai câu này nói nhiều đến sự trừng phạt của Thiên Chúa, trong khi Giáo Hội muốn đề cao ḷng thương xót của Thiên Chúa.
3/ Bố cục: Chia thành 3 đoạn.
a. Đoạn 1 (câu 14-16): Bất trung của dân và ḷng nhân từ kiên nhẫn của Thiên Chúa.
*   Các hành vi bất trung:
- Học theo mọi thứ ghê tởm của chư dân (c. 14a).
- Làm ô uế nhà của Thiên Chúa (c. 14b).
*   Ḷng kiên nhẫn của Thiên Chúa:
- Không ngừng sai sứ giả đến cảnh cáo họ (c. 15).
*   Nhưng dân vẫn làm ngơ, vô ơn:
- Họ nhạo cười, khinh thường, chế diễu lời, người của Chúa (c. 16a).
*   Hậu quả đương nhiên là án phạt (c. 16b).
b. Đoạn 2 (câu 19-21): Phương thế mà Thiên Chúa dùng để đánh phạt dân.
*   Quân Ba-by-lon phá hủy đền thờ, triệt hạ tường thành Giê-ru-sa-lem, tàn sát, lưu đày (c. 19-20).
*   Điều ấy đă được Giê-rê-mi-a báo trước (c. 21).
c. Đoạn 3 (câu 22-23): T́nh yêu của Thiên Chúa (tiếng nói chung cuộc, Thiên Chúa giải cứu dân).
*   Việc giải cứu cũng đă được Giê-rê-mi-a báo trước (c. 22).
*   Công cụ Chúa dùng để cứu: một vua dân ngoại khác, Ky-rô vua Ba-tư (c. 23).
*   Dấu chỉ giải thoát: hồi hương, tái thiết đền thờ (c.23).
4/ Chú giải:
Câu 14: Tất cả các thủ lănh của các tư tế và dân chúng mỗi ngày một thêm bất trung bất nghĩa, học theo mọi thói ghê tởm của chư dân và làm cho Nhà ĐỨC CHÚA đă được thánh hiến ở Giê-ru-sa-lem ra ô uế.
Họ làm nhơ bẩn đền thờ, dám đem cả vào đó sự thờ ngẫu tượng của các dân ngoại không kể ǵ đến những lời cảnh cáo ngăm đe của các ngôn sứ. (Anon.Tŕnh Bày Lời Chúa Năm B, tr.25).
Câu 15: ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của tổ tiên họ vẫn không ngừng sai sứ giả của Người đến cảnh cáo họ, v́ Người hằng thương xót dân và thánh điện của Người.
Sứ giả ở đây là các ngôn sứ hay thường gọi là "tiên tri" là những người nói thay mặt Chúa, nói ra những ư nghĩ của Thiên Chúa về những biến cố trong thời đại.
Các ngôn sứ đă kêu gọi họ trở lại: Gr 3, 12-13; 3, 19-4, 14; ... và cảnh cáo họ về những h́nh phạt của tội lỗi: Gr 4, 5-5, 17 (quân xâm lăng tới tàn phá tất cả), Gr 25, 1-13 (Chúa dùng Ba-by-lon để phạt dân Ít-ra-en).
Câu 19: Quân Can-đê đốt Nhà Thiên Chúa, triệt hạ tường thành Giê-ru-sa-lem, phóng hoả đốt các lâu đài trong thành và phá huỷ mọi đồ đạc quư giá.
Nhà Thiên Chúa ở đây chỉø Đền thờ ở Giê-ru-sa-lem.
Câu 21: Thế là ứng nghiệm lời ĐỨC CHÚA phán, qua miệng ngôn sứ Giê-rê-mi-a rằng: cho đến khi đất được hưởng bù những năm sa-bát và suốt thời gian nó bị tàn phá, nó sẽ nghỉ, cho hết bảy mươi năm tṛn.
Con số 70 là thời gian của một đời người (TV 90,10), ở đây có ư nghĩa hy vọng: h́nh phạt sẽ không kéo dài măi măi. (Trần Phúc Nhân .(1998). T́m hiểu Cựu Ứơc, tr.195).
Câu 22: Năm thứ nhất thời vua Ky-rô trị v́ nước Ba-tư, để lời ĐỨC CHÚA phán qua miệng ngôn sứ Giê-rê-mi-a được hoàn toàn ứng nghiệm, ĐỨC CHÚA tác động trên tâm trí Ky-rô, vua Ba-tư. Vua thông báo cho toàn vương quốc và ra sắc chỉ như sau:
Ứng nghiệm lời ngôn sứ Giê-rê-mi-a trong Gr 25, 12.
Câu 23: "Ky-rô, vua Ba-tư, phán thế này: "ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa trên trời, đă ban cho ta mọi vương quốc dưới đất. Chính Người trao cho ta trách nhiệm tái thiết cho Người một ngôi Nhà ở Giê-ru-sa-lem tại Giu-đa. Vậy ai trong các ngươi thuộc dân của Người, th́ xin ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của họ ở với họ, và họ hăy tiến lên. ..!"
Kể từ ngày bị tàn phá, Giê-ru-sa-lem đă rơi vào quên lăng đến độ vua Ky-rô phải nói rơ trong sắc chỉ rằng: "Giê-ru-sa-lem xứ Giu-đa".
Câu 23 này chưa hết, ư tưởng để lưng chừng, gợi tương lai như một điều ước vọng. Tác giả không muốn kết quyển sách bằng ấn tượng bi thảm lưu đày, nhưng bằng tin phục hưng Đền thờ và hồi hương. (Nguyễn Thế Thuấn. (1972). Kinh Thánh, tr.453).
 
5/ Ư nghĩa: Nói lên ḷng thương xót của Thiên Chúa sau cơn giận của Ngài.
Việc dân Ít-ra-en được tha thứ và cứu khỏi Ba-by-lon là điềm tiên báo cho sự cứu rỗi của nhân loại và nếu trong Cựu Ước Thiên Chúa dùng bàn tay của vua Ky-rô th́ trong Tân Ước Thiên Chúa dùng chính Con Một của Ngài là Đức Ki-tô để cứu rỗi nhân loại.
B. BÀI ĐỌC 2: Ep 2, 4 – 10.
4Nhưng Thiên Chúa giàu ḷng thương xót và rất mực yêu mến chúng ta, 5nên dầu chúng ta đă chết v́ sa ngă, Người cũng đă cho chúng ta được cùng sống với Đức Kitô. Chính do ân sủng mà anh em được cứu độ! 6Người đă cho chúng ta được cùng sống lại và cùng ngự trị với Đức Kitô Giê su trên cơi trời.
7Như thế, Người tỏ ḷng nhân hậu của Người đối với chúng ta trong Đức Kitô Giê su, để biểu lộ cho các thế hệ mai sau được thấy ân sủng dồi dào phong phú của Người. 8Quả vậy, chính do ân sủng và nhờ ḷng tin mà anh em được cứu độ: đây không phải bởi sức anh em, mà là một ân huệ của Thiên Chúa; 9cũng không phải bởi việc anh em làm, để không ai có thể hănh diện. 10Thật thế, chúng ta là tác phẩm của Thiên Chúa, chúng ta được dựng nên trong Đức Kitô Giê su, để sống mà thực hiện công tŕnh tốt đẹp Thiên Chúa đă chuẩn bị cho chúng ta
1. Bối Cảnh
Theo các nhà chú giả cho rằng thư Ephêxô được viết đang lúc ngài bị giam trong tù. Nhưng về địa điểm và thời gian nào ngài viết th́ có nhiều ư kiến khác nhau. Lư do, chúng ta biết Thánh Phaolô bị tù đày nhiều lần ( Cf. 2Cr 11, 23), ngài bị giữ ở Philipphê (Cf. Cv 16, 23), và hai lần sách Công vụ nói đến: thứ nhất ở Xêdarê (Cf. Cv 24, 27), ở Rôma (Cf. Cv 28, 16. 30 – 31). V́ thế, việc xác định rơ địa điểm và thời gian cho tới bây giờ vẫn chưa có cơ sở chắc chắn.
Nhưng dựa vào sự kiện trên cũng chúng ta hiểu được bối cảnh của các cộng đoàn đang trong t́nh trạng “nhà không chủ” đă buộc ngài phải củng cố tinh thần và giải thích Tin Mừng cho mỗi cộng đoàn, có thể trong thời gian này ngài viết thư Ephêxô (khoảng 53 – 56)
2. Văn Mạch
Nội dung chính của thư Ephêxô được tŕnh bày chia thành hai phần:
- Phần I: từ chương 1, 3 – 3, 21 chiêm ngưỡng công tŕnh Thiên Chúa thực hiện trong Đức Kitô.
- Phần II: từ chương 4, 1 – 6, 20 lời khuyên nhủ sống đời sống kết hợp với Đưc Kitô.
Đoàn văn hôm nay được Giáo hội trích ở khoảng giữa trong phần I. Bản văn nhấn mạnh đặt biệt đến tính cách “cho không“ của ơn cứu độ, và t́nh yêu nhưng không của Thiên Chúa được biểu lộ nơi Đức Kitô, ngay cả những việc tốt lành chúng ta làm được cũng đều là ân huệ Thiên Chúa ban chứ không phải do tự sức ḿnh.
3. Bố Cục – Ư chính
Được chia làm 2 phần:
1. Ḷng thương xót, yêu mến của Thiên Chúa đối với chúng ta được biểu lộ qua (cc 4-6):
* Tha thứ: dù chúng ta có chết v́ sa ngă, Thiên Chúa đă cho chúng ta được cùng sống với Đưc Kitô (c5)
* Hồi phục và tôn vinh: Người cho chúng ta cũng được sống lại và cùng ngự trị với Đức Kitô trong cơi trời (c6)
2. Hệ quả của ḷng thương xót của Thiên Chúa: chúng ta được cứu. (cc 7-10):
* Được cứu là nhờ ân sủng và đức tin: ngay cả đức tin ta có cũng là một ơn huệ (cc 7-8)
* Chứ không được cứu việc chúng ta làm v́ ngay việc tốt chúng ta lam được cũng đă là một ân huệ: Thiên Chúa đă chuẩn bị sẵn sàng các việc ấy để chúng dấn thân hoàn thành (cc 9-10)
4. Chú Giải
Câu 4 – 8a: Con người được cứu độ
“chúng ta” ở đây ám chỉ tất cả dân ngoại lẫn Do thái đều được cứu. Nhờ Thiên Chúa giàu ḷng thương xót và t́nh yêu cao cả của Ngài đă yêu thương đối với ta là những tội nhân. Được thực hiện trong Đức Kitô Con Một của Người, hai lần Thánh Phaolô nhắc cho chúng ta nhớ rằng, nhờ bởi ân sủng mà chúng ta được cứu
Cho chúng ta ơn được cùng sống lại và cùng ngự trị với Người trên cơi trời, ngay ở những thực tại này. Bởi người tin hữu, khi chịu phép rữa th́ họ đă được liên kết với Đức Kitô một cách thâm sâu đến độ chia sẽ cùng một thân phần với Người, trên b́nh diện ân sủng, chờ ngày tỏ hiện trong vinh quang (Cf. Cl 2, 12; 3, 1 -4)
Câu 8b – 9: Ai được cứu?
Thánh Phaolô gọt giũa tư tưởng những ai tưởng rằng ḿnh được cứu độ là do những việc làm, hay sức mạnh và những cố gắng riêng của ḿnh, như Chúa nói “không phải bất cứ ai kêu lạy Chúa, lạy Chúa mà được vào Nước Trời đâu, nhưng chỉ có những tin và thực hành th́ mới được hưởng phúc mà thôi” (Cf. Mt 7, 12)
Đức tin là điều kiện cứu rỗi, không tự con người mà có, đó cũng chính là một ơn huệ của Chúa. Những việc lành phúc đức của người tín hữu cũng do Thiên Chúa đă tiên liệu và giúp đỡ cho chúng ta có thể làm được, như thế để không ai có thể hănh diện với chính ḿnh. Quả thật “anh em được cứu độ nhờ ḷng tin, điều kiện đó không phải do anh em, mà là một ân huệ của Thiên Chúa”
Câu 10: Tạo vật mới trong Đức Kitô
Trước đây chúng ta đă chết v́ tội nay nhờ Đức Kitô đă bằng ḷng chết v́ ta, nên chúng ta trở nên tạo vật mới trong Đức Kitô Phục Sinh. Thiên Chúa đă liên kết ta lại với mầu nhiệm Phục sinh của Đức Kitô. Như thế để cho ta sống nhờ, sống trong và sống cho t́nh yêu của Thiên Chúa, trong sự sống mới mà Thiên Chúa đă chuẩn bị cho ta.
Được cứu, chúng ta phải dứt khoát từ bỏ lối sông cũ, những hành đồng xấu xa trước đây, và cố gắng thực hiện những việc lành bác ái trong tương quan đối với Thiên Chúa, bản thân và tha nhân mà Chúa muốn ta thực hành.
C. TIN MỪNG: GA 3, 14 –21
14Như ông Mô-sê đă giương cao con rắn trong sa mạc, Con Người cũng sẽ phải được giương cao như vậy, 15để ai tin vào Người th́ được sống muôn đời. 16Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đă ban Con Một, để ai tin vào Con của Người th́ khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời. 17Quả vậy, Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người, mà được cứu độ. 18Ai tin vào Con của Người, th́ không bị lên án; nhưng kẻ không tin, th́ bị lên án rồi, v́ đă không tin vào danh của Con Một Thiên Chúa. 19Và đây là bản án: ánh sáng đă đến thế gian, nhưng người ta đă chuộng bóng tối hơn ánh sáng, v́ các việc họ làm đều xấu xa. 20Quả thật, ai làm điều ác, th́ ghét ánh sáng và không đến cùng ánh sáng, để các việc họ làm khỏi bị chê trách. 21Nhưng kẻ sống theo sự thật, th́ đến cùng ánh sáng, để thiên hạ thấy rơ: các việc của người ấy đă được thực hiện trong Thiên Chúa."
1. Bối Cảnh – Văn Mạch Của Bài Tin Mừng
Đoạn Tin Mừng Ga 3, 14 - 21 nằm trong chương 3 của Tin Mừng Gioan. Ư chính của đoạn này la2 câu trả lời của Đức Giêsu cho thắc mắc của Nicôđêmô ở câu 9: Làm sao việc tái sinh bởi Thần Khí có thể xảy ra được và xảy ra bằng cách nào?
Câu 13 cho thấy lời đáp của Đức Giêsu là một mặc khải đến từ trời.
Việc tái sinh bởi Thần Khí chỉ có thể xảy ta như là hậu quả của việc Đức Giêsu “được giương cao”. V́ việc “được giương cao” này là ư định từ muôn thuở của Chúa Cha; Mục đích là để những ai tin vào Đức Giêsu th́ được cứu độ. Tuy nhiên Thiên Chúa không cưỡng ép con người, con người vẫn có tự do đón nhận hay khước từ ơn cứu độ. Do đó đoạn này cũng cho thấy tính lưỡng diện của ơn cứu độ.
* Đối với ai tin th́ đó là ơn cứu độ.
* Đối với ai không tin th́ đó là bản án.
2. Bố Cục Và Ư Chính Của Bài Tin Mừng
A. Kế đồ của Thiên Chúa nhằm tái sinh con người trong Thần Khí (từ câu 14 đến 17).
* Phần Thiên Chúa:
- Đức Giêsu sẽ được giương cao như xưa Môsê giương cao con rắn trong sa mạc (câu 14)
- Đó là dự tính yêu thương của Chúa Cha: qua việc Ngài ban tặng Con Một (câu 16a)
- Mục đích không để lên án, nhưng để cứu thế gian (câu 17)
* Phần con người:
- Phải tin vào Con Thiên Chúa để được ơn cứu độ là sự sống đời đời (các câu 15. 16a)
B. Tính lưỡng diện của ơn cứu độ đối với con người: câu 18.
* Tin th́ không bị lên án.
* Không tin th́ đă bị lên án rồi.
C. Lư do ơn cứu độ có tính lưỡng diện: từ câu 19 đến 21:
* Ánh sáng đó đến, nhưng con người chuộng bóng tối hơn ánh sáng (câu 19).
* Khai triển lư do nói trên ở câu 19, các câu 20 và 21:
- Ai làm ác th́ ghét ánh sáng, v́ sợ ánh sáng làm lộ việc xấu (câu 20).
- Ai sống theo sự thật th́ đến với ánh sáng để việc ḿnh làm được tỏ lộ (câu 21).
3. Nội Dung Bài Tin Mừng
Đoạn 1: (câu 14 và 15). Theo Brown 2 câu này là câu trả lời trực tiếp của Đức Giêsu cho câu hỏi của Nicôđêmô: “Làm sao có thể xảy ra như vậy được?”, th́ đây việc tái sinh bởi Thần Khí chỉ có thể xảy ra nhờ kết quả của việc bị đóng đinh, chịu chết, phục sinh và lên trời của Đức Giêsu.
Câu 14 “Như ông Mô-sê đă giương cao con rắn trong sa mạc, Con Người cũng sẽ phải được giương cao như vậy”, nếu chúng ta đọc lại sách Dân Số 21, 9 thuật lại rằng: rắn lửa cắn dân làm nhiều người chết. Nhưng khi co rắn đồng được Môisê, theo lệnh Thiên Chúa đặt trên cán cờ, những ai đang bị thương mà nh́n lên rắn đồng, th́ được sống. Các nhà chú giải thời xưa đă làm một việc so sánh đầy ấn tượng: cũng như người Ít-ra-en bị nọc độc rắn cắn tử thương, song đă được chữa lành bởi một con rắn đồng giống những con rắn đă cắn họ, con rắn này không nọc độc và bị treo lên, cũng vậy Đấng Cứu Thế để cứu chúng ta khỏi chết v́ tội, cũng xuất hiện trong một thể xác giống như xác tội lỗi chúng ta, tức thể xác của Adam đă phạm tội và gây chết cho chúng ta, nhưng thể xác của Đức Giêsu, Ngài không hề mắc tội, và đă chịu treo lên làm phương thế cứu sống chúng ta. “Con Người cũng bị giương cao như vậy”, câu này trực tiếp nói về Đức Giêsu bị treo lên cây thập giá và chết, song cũng hàm ư Ngài được tôn dương, được nâng cao lên trong vinh quang. Điều này được rơ không chỉ nhờ so sánh con rắn đồng treo trên cán cờ, mà c̣n nhờ lời giải thích của chương 12, 32-33 “Một khi Ta được giương cao khỏi đất, Ta sẽ kéo mọi người lại với Ta”. Theo Gioan th́ cách thức duy nhất của việc “Con Người” được tôn dương không phải là trên mây trời, song là “giương cao” trên thập giá (Ga 8, 28; 13, 32, 34).
Như thế, cái chết của Chúa Giêsu không là một thảm kịch, “bị giương cao” không chỉ có nghĩa bị treo lên (thập giá) mà thôi, song là một sự “nhắc lên” (bên hữu Thiên Chúa). Sách Công Vụ dùng động từ ấy (2, 33; 5, 31) để nói về việc thăng thiên của Đức Giêsu. Như vậy, giương cao trên thập giá là tôn dương. Ngay trong tiếng Hipri cũng có hai nghĩa: “nasâh” = “nâng lên”, vừa nói về cất nhắc vào chức trọng, quyền cao, vừa nói về treo lên giá gỗ (Kn 40, 13 và 19). Như vậy, nơi Đức Giêsu “bị giương cao” đưa về một vận hành đi lên liên tục: Đức Giêsu khởi sự đi về cùng Cha lúc Ngài đến gần cái chết (13, 1) và chỉ thực hiện xong khi Ngài thăng thiên (20, 17). Đây là giai đoạn “thăng”, sau khi đă trải qua giai đoạn “trầm” (giáng) là việc Ngôi Lời xuống làm người. Bước đầu tiên trong việc thăng là khi Đức Giêsu bị treo trên thập giá, bước thứ hai là khi Ngài trỗi dậy từ cơi chết, bước cuối cùng là khi Ngài lên trời.
Việc so sánh này rất đẹp, tuy nhiên nó chỉ nhấn mạnh đến con rắn (biểu tượng về Đức Giêsu Cứu Thế), và quyền lực cứu chữa, song chưa nhấn mạnh đến một khía cạnh hết sức đặc biệt là khía cạnh “cái nh́n”. Sách chú giải Phúc Âm ngày Chúa Nhật nămB, tập 6 có viết: “Điều kiện để được cứu là nh́n lên (rắn đồng), nhưng không phải cái nh́n nào cũng được, cái nh́n đây là nh́n với niềm tin, để nhận ra con rắn bị treo trên cán cờ là dấu chỉ, là phương thế của ḷng nhân hậu và quyền năng cứu độ của Thiên Chúa. Sách Kn 16, 6 đă cho thấy con rắn đồng là ‘một dấu hiệu độ sinh’. Cũng thế con người bị giương cao trên thập giá là dấu chỉ ơn cứu rỗi và nguồn sống chia sẻ cho loài người, nhưng với điều kiện là họ phải có ḷng tin chân thực” (CGPACN năm B, tr.149).
Đoạn 2: Câu 16 đến câu 21: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đă ban Con Một, để ai tin vào Con của Người th́ khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời. Quả vậy, Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người, mà được cứu độ. Ai tin vào Con của Người, th́ không bị lên án; nhưng kẻ không tin, th́ bị lên án rồi, v́ đă không tin vào danh của Con Một Thiên Chúa. Và đây là bản án: ánh sáng đă đến thế gian, nhưng người ta đă chuộng bóng tối hơn ánh sáng, v́ các việc họ làm đều xấu xa. Quả thật, ai làm điều ác, th́ ghét ánh sáng và không đến cùng ánh sáng, để các việc họ làm khỏi bị chê trách. Nhưng kẻ sống theo sự thật, th́ đến cùng ánh sáng, để thiên hạ thấy rơ: các việc của người ấy đă được thực hiện trong Thiên Chúa."
Câu 16: “Ban” (động từ: didonai) không chỉ là sai Đức Giêsu xuống thế, Nhập Thể(c. 17), mà c̣n có nghĩa “thí mạng” để chịu chết. Tác giả Brussche có nói một câu rất mạnh là: “Thiên Chúa là t́nh yêu chảy máu đến chết”. Như vậy, Thiên Chúa sai Con Một đến thế gian với mục đích chịu chết. Cái chết này là cái chết treo trên thập tự vừa nói ở trên ở câu 14 “bị giương cao” để nên nguồn cứu độ cho kẻ tin.
Tuy nhiên, ở đây Gioan không dùng từ chuyên môn “phó nộp” để chịu chết, lấy từ Isaiaa 53, 12 và được các Kitô hữu tiên khởi dùng (Mc 9, 3; Rm 4, 25; 8, 32) mà chỉ dùng từ đơn giản là “ban” với ư muốn nói là: Đức Giêsu chính là “quà Thiên Chúa biếu tặng” cho thế gian để chứng tỏ t́nh yêu của Nguời (x. Rm 5, 5-8; Ep 2, 7) c̣n từ phó nộp được Gioan dành riêng để nói sự phản bội Thầy của Giuđa, hoặc việc Đức Giêsu bị nộp cho toà án. Tuy vậy, ở đây ư nghĩa chắc chắn vẫn là: “Thí mạng để chịu chết” hay “phó nộp” mà bối cảnh là Người Tôi Tớ thống khổ của Isaia 53, 12. việc ban tặng Người Con Một cho thế gian, sự việc này đă đủ để lấp đầy hố sâu ngăn cách giữa Thiên Chúa và thế gian và cho thấy rơ ràng sự thâm sâu của t́nh yêu Người, Người c̣n đi tới cùng là để Con Một bị giương cao trên thập giá, làm nguồn cứu độ đời đời cho thế gian, chỉ ỏ đó việc ban tặng kia mới đi đến chóp đỉnh (x. Chú Giải Tin Mừng Chúa Nhật Năm B, tr. 150).
Có một câu chuyện kể rằng, một linh mục già nọ trong một buổi dạy giáo lư cho người tân ṭng khi nói về Mầu Nhiệm Đức Giêsu chịu chết trên thập giá, th́ có một kỹ sư trẻ v́ quá bức xúc nên đứng dậy phát biểu rằng: “Xét như trên th́ chỉ có Đức Giêsu, Ngôi Hai Thiên Chúa bị khổ nhiều nhất: nào là việc mặc lấy xác phàm, nằm trong dạ một người đàn bà, nào phải đói khát nhọc mệt khi giảng đạo, bị chống đối, bị lôi đi định ném đá, rồi phải chịu đủ mọi thứ cực hành: rọi đ̣n, mũ gai, vác thập giá và cuối cùng bị khổ h́nh dă man nhất là bị đóng đinh vào thập giá. Làm sao kể hết những đau đớn Đức Giêsu gánh chịu v́ ta, c̣n Chúa Cha có vẻ khoẻ hơn, chỉ ngồi trên trời ban Con xuống thế, sai Con xuống trần…., có vẻ Người ngồi chỉ tay năm ngón… c̣n Đức Chúa Thánh Thần, Ngôi Ba, th́ sau khi Đức Giêsu làm hết mọi chuyện, chịu hết mọi thương đau, mới được sai đến dẫn dắt, soi sáng coi bộ nhẹ nhàng quá chăng?”
Vị Linh Mục già khả kính mới đáp lại rằng: “Đức Chúa Cha không đau trong thể xác nhưng cơi ḷng Người tan nát”.
Câu 18 “Ai tin vào Con của Người, th́ không bị lên án…”. Đây là điều kiện cần và đủ để được cứu độ. Có lẽ ta tự hỏi: Chúa nói yêu ta, vậy yêu mà c̣n điều kiện sao? Phải tin mới được hưởng ân huệ t́nh yêu ư?. Đừng nghĩ thế! Tuy t́nh thương không bao giờ cưỡng bách, và cái chúng ta tạm gọi là điều kiện đó, chỉ là sự đ̣i hỏi một thái độ rơ rệt, một quyết định: đón nhận hay khước từ (= tin hay không tin) vào mặc khải kế đồ và hoạt động của Chúa Cha khi gửi Con Một xuống! Dụ ngôn bữa đại tiệc của Luca 14, 15-24 đă minh hoạ điều này và tác giả T.W.Manson đă dẫn giải dụ ngôn này như sau: “Hai điều cốt yếu trong giáo huấn của Đức Giêsu là không ai có thể vào Nước Thiên Chúa nếu không được Thiên Chúa mời và không ai bị loại ra ngoài trừ phi người ấy tự ư chọn. Con người không thể tự cứu, nhưng họ có thể từ chối ơn cứu độ, v́ thế họ tự chuốc án trầm luân cho ḿnh” (trích trong Fitzmyer, The Gospel…., 1054).
Mối quan hệ giữa ta và Thiên Chúa là song phương, tức có qua có lại, trong quan hệ này không thể một bên làm. Thiên Chúa ban Con Một, ta đ1p lại bằng ḷng tin đón nhận, tức là một tâm t́nh từ phía ta trao cho Thiên Chúa. Người đă tạo dựng ta tự do, nếu ta không muốn dâng th́ Người không có được. Thiên Chúa cần điều ấy, hay nói khác đi, chỉ có điều ấy là Thiên Chúa thiếu. C̣n ngoài ra Người không cần ǵ cả, không thiếu ǵ cả. Người có tất cả mọi sự. Xưa Thiên Chúa đă nói với dân Israel: “Khi các ngươi dâng lên Ta tế lễ ḅ, chiên, cừu… Các ngươi tưởng Ta thèm những thứ đó sao? Ḱa thú hoang trong rừng động vật trên núi, chim chóc bầu trời, súc vật ngoài đồng đều thuộc về Ta. Muốn ăn Ta đâu cần các ngươi hay. Cái Ta cần là tấm ḷng trọn niềm của các ngươi” (Tv 50, 8-15)
Trong cuộc sống Kitô hữu, nếu ta chỉ dâng cho Thiên Chúa hoa nến, lễ vật… mà trong ḷng không có chút tin, yêu, th́ Thiên Chúa cũng có thể nói với ta như nói với dân Israel xưa: Tất cả các thứ đó Ta đều có, Ta không cần ǵ ngoài ḷng tin và yêu của các con.
Câu 19: “Và đây là bản án: ánh sáng đă đến thế gian, nhưng người ta đă chuộng bóng tối hơn ánh sáng, v́ các việc họ làm đều xấu xa”.
“nhưng người ta đă chuộng bóng tối hơn ánh sáng”. Theo Cha Hoàng Minh Tuấn, câu này dịch sát nghĩa, giống như lối dịch của Cha Thuấn là: “nhưng người đời đă yêu mến tối tăm ơn ánh sáng”, nếu ta dịch là “thích” hoặc “chuộng”mxem ra văn vẻ hơn, nhưng lại không đủ ư nghĩa bằng dịch là “yêu mến”, v́ yêu mến nói lên một khuynh hướng sâu xa của cơi ḷng, trong khi “thích” hay “chuộng” có một cái ǵ hời hợt, nhất thời, dễ thay đổi.
Thoạt nghe câu này, chúng ta cảm thấy hơi kỳ cục, v́ có ai yêu thích tối tăm đâu, trong những đêm cúp điện, người ta sợ bóng tối, đây chỉ là tối tăm vật lư. C̣n ư nghĩa của câu này, nói về tối tăm tâm linh. Loại tối tăm này th́ rất nhiều người thích. Yêu thích tối tăm tâm linh là yêu thích và miệt mài làm các việc theo bản năng tự nhiên của con người, chiều theo dục vọng xác thịt (x Rm 8, 5-13; Ga 5, 16-23), ngược với Thiên Chúa, Thánh ư và lề luật của Người, song các điều ấy lại rất thú vị đối với họ, v́ có thú vị th́ họ mới làm và yêu thích. Thành ra chữ “yêu mến” đây biểu thị một sự chọn lựa, một lập trường, một nếp sống mà họ nghĩ là mang lại hạnh phúc cho họ. Nếu ta hỏi họ, họ sẽ trả lời: “Tôi khoái sống như thế, khoái chơi bời, khoái đâm chém, khoái nhậu nhẹt, khoái “phê”…”. Đó là thiên đàng của họ.
Khác với những người có thể bị rơi vào trong tối tăm: biểu tượng cho tội lỗi, sự dữ, hư đốn, vương quốc của ma vương, quỷ dữ (x. Ep 5,11; Cor 1, 3; 1Th 5, 4-8), song không yêu mến no, và nếu có cơ hội là họ liền thoát ra ngoài, nếu gặp ánh sáng họ sẽ theo ánh sáng ngay.
ĐIỂM NỐI KẾT:
1.   Thiên Chúa Chỉ Là Thiên Chúa Thương Xót:
 * Bài đọc 1: ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của tổ tiên họ vẫn không ngừng sai sứ giả của Người đến cảnh cáo họ, v́ Người hằng thương xót dân và thánh điện của Người. (c15)
* Bài đọc 2: Nhưng Thiên Chúa giàu ḷng thương xót và rất mực yêu mến chúng ta (c4)
* Bài Tin Mừng: Thiên Chúa yêu thế gian đên nổi đă ban Con Một ( c16)
2. Cách Thức Thiên Chúa Thực Hiện Ḷng Thương Xót
* Bài đọc 1: ra sắc chỉ “ Đức Chúa, Thiên Chúa trên trời ... chính Người trao cho ta trách nhiệm tái thiết ...(c23)
* Bài đọc 2: nên dầu chúng ta đă chết v́ sa ngă, Người cũng đă cho chúng ta được cùng sống với Đức Ki-tô. Chính do ân sủng mà anh em được cứu độ! (c5)
* Bài Tin Mừng: Thiên Chúa đă sai Con của Người đến thế gian ... (c17)
3. Khía Cảnh Thập Giá Trong Lịch Sử Cứu Độ
* Bài đọc 1: Những ai c̣n sót lại không bị gươm đâm, th́ vua bắt đi đày ở Ba-by-lon; họ trở thành nô lệ của vua và con cháu vua, cho đến thời vương quốc Ba-tư ngự trị. (c20)
* Bài đọc 2: ... cho dù con người ... (c5)
* Bài Tin Mừng: Con Người cũng sẽ phải giương cao như vậy... (c14b-15)
4. Vai Tṛ Của Ánh Sáng Trong Chương Tŕnh Cứu Độ Của Thiên Chúa
* Bài đọc 1: ĐỨC CHÚA tác động trên tâm trí Ky-rô, vua Ba-tư (c22b)
* Bài đọc 2: chúng ta được dựng nên trong Đức Ki-tô Giê-su, để sống mà thực hiện công tŕnh tốt đẹp Thiên Chúa đă chuẩn bị cho chúng ta.(c10b)
* Bài Tin Mừng: ánh sáng đă đến thế gian .... (c19-21)
 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Đọc Tin Mừng Theo Gioan, tập II: Tái Sinh Bởi Thần Khí (Lm Hoàng Minh Tuấn, nhà xuất bản Tôn giáo 2000).
Kinh Thánh trọn bộ của Lm. Nguyễn Thế Thuấn.
Chú Giải Phúc Aâm Chúa Nhật, tập 6
Anon (?) trính bày Lời Chúa năm B. bản dịch Anon
An Sơn Vị (1983) Tin Mừng về Chúa Cha. TPHCM
Trung Hoà (17, 3, 2003) Hôn nhân gia đ́nh. Trong thế giới mới số 527, 79 - 82
Piere. Nguyễn Định Long FCS (?) môi trường Kinh Thánh. Anon