NHÂN CHỨNG TIN MỪNG THỜI CẤM CÁCH DƯỚI TRIỀU MINH MẠNG


Simon Lê Hân, OH

 

 

I – DẪN NHẬP

 

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” câu tục ngữ này đă được lưu truyền qua bao thế hệ để nhớ công ơn người “trồng” cho ta được “hưởng”. Câu tục ngữ này không chỉ là lời dạy của các bậc hiền nhân, mà nó c̣n ăn sâu vào tâm trí người Việt Nam trải qua bao thời với biết bao tấm gương anh hùng giữ yên bờ cơi cho những ai sống yên lành hạnh phúc trong đó. Cũng vậy, những anh hùng đă đỗ máu đào làm nên hạt giống đức tin, mà chúng ta ngày nay đang hưởng ân phúc, thiết nghĩ không ǵ hơn là chúng ta phải mang ơn các vị thánh đă không hề “tham sống sợ chết”, một làm chứng nhân cho Chúa Kitô đểai tin vào Đức Kitô sẽ được cứu rỗi. Niềm tin của chúng ta ngày hôm nay cũng hưởng nhờ từ sự hy sinh cao cả đó. Các vị anh hùng tử đạo đă để lại cho chúng ta sự kính phục. Các ngài đă đặt nền móng cho Giáo Hội Việt Nam, đó là những truyền giáo, là những thừa sai … đă từ bỏ quê hương đất nước của ḿnh, những xứ sở văn minh để đến với con người Việt Nam trong t́nh yêu thương. Sự hy sinh cao cả đó đă truyền lại sức sống chứng nhân anh hùng cho biết bao nhiêu người con đất Việt, sẵn sàng hy sinh mạng sống để minh chứng cho sự thật, cho nước Chúa được lan khắp cùng sông núi Việt Nam. Máu của các thánh tử đạo đă đỗ cha Hoà trên mặt đất. Những ḍng máu ấy đủ thành phần trong xă hội, nhà buôn, chài lưới, thầy lang, lư trưởng, cai tổng quan quân triều đ́nh… và trong đủ mọi thành phần phẩm trật trong Giáo hội, từ giáo dân đến tu sĩ, linh mục, giám mục. Tất cả chỉ v́ đạo Chúa.
Ngoài các anh hùng tử đạo được Giáo Hội tuyên phong, c̣n biết bao nhiêu người chịu chết, chịu tra tấn, tù đày trong các thời kỳ bách hại. Các vị là những chứng nhân vô danh, nhưng cũng là những hạt giống tốt lành nẩy nở giữa ḷng Giáo Hội. Và chúng ta tin chắc rằng, ngày hôm nay, các ngài đă ở trên thiên quốc và luôn cầu bầu cùng Chúa cho chúng ta.
Đă hẳn, chính Thiên Chúa đă muốn cứu vớt chúng ta, và chính Ngài đem đến cho chúng ta b́nh an, và ân sủng của Ngài chiếu toả trên chúng ta. Song Ngài muốn con người cộng tác vào sự đau khổ của Ngài để đến vinh quang, mà sự cộng tác đắc lực đó chính là những cái chết can đảm để minh chúng t́nh yêu của Thiên Chúa đối với nhân loại. Cái chết của các vị tuẫn giáo đă đem lại cho Giáo Hội Việt Nam nhiều hoa trái dâng lên Thiên Chúa

 

II – VUA MINH MẠNG VÀ CHIẾU CHỈ NGÀY 6 THÁNG 1 NĂM 1833.


Năm 1820 Gia Long băng hà, tháng giêng năm canh th́n hoàng tử Đảm lên ngôi lấy hiệu là Minh Mạng. Vua Minh Mạng là người khôn ngoan, mực thước. Bên trong ông cho sửa sang mọi việc, bên ngoài vua Minh Mạng cho mở rộng bờ cơi, đánh Thái Lan, xâm chiếm gần hết Cao Miên và 1/3 Lào. Minh Mạng đổi quốc hiệu nước ta thành Đại Nam, nhưng vua lại có ác cảm với đạo Kitô giáo ngay khi chưa làm vua. Do đó, sau khi lên ngôi vua, thời gian đầu ông chưa thể làm ǵ đựơc v́ lúc này có nhiều biến đổi như dịch bệnh, nạn đói và việc “phế trưởng lập thứ” đă làm mất ḷng cận thần. T́nh trạng này chỉ kéo dài cho đến ngày 12.2.1825, vua ra chiếu chỉ cấm đạo. Tuy nhiên chiếu chỉ này không mấy ảnh hưởng đến các địa phận phía Bắc, v́ dân chúng chưa muốn thuần phục nhà Nguyễn, vả lại, các quan phần lớn có cảm t́nh với đạo hoặc theo đạo. Riêng ở miền Nam, Lê Văn Duyệt ngăn cản chiếu chỉ và tháng 8 năm 1827 Lê Văn Duyệt về Huế và phân tích cho Minh Mạng nghe về hành động của vua. Trước sự cứng rắn của tả quân Lê Văn Duyệt, nhà vua buộc ḷng phải tạm ngưng việc bắt đạo và trả tự do cho các thừa sai đă bị bắt. Tháng 8 năm 1832, Lê Vă Duyệt từ trần. Ngày 6 tháng 1 năm 1833, Minh Mạng ra chiếu chỉ cấm đạo trên toàn quốc. Giáo hội Việt Nam bắt đầu bước sang một giai đoạn khó khăn của những cuộc bách haị bắt bớ. Ngày 11-10-1833 vị anh hùng tử đạo đầu tiên là linh mục Phêrô Lê Tuỳ tại pháp trường chợ Quan Ban. Cha là gười làng Bằng Sở huyện Thanh Tŕ phủ Thường Tín (Hà Đông), thụ phong linh mục 1803. Ngày 17-10-1833 đến lượt thừa sai Prancois Isidore Gagelin Kính chứng nhân trung thành của Đức Giêsu trút hơi thở tại pháp trườg Băi Dâu(Huế). đến ngày 23-10-1833 thân cấm binh cháh đội trưởng là vơ quan Phaolô Tống Viết Bường đỗ máu đào làm chứng nhân Nước Trời tại nhà thờ Thợ Đúc. Các ngài là những vị đầu tiên tuyên xưng đức tin và là chứng nhân nước trời sau chiếu chỉ ngày 6-1-1833.

 

III - ĐỊA PHẬN ĐÀNG TRONG CHỊU THỬ THÁCH.

 

Chiếu chỉ ngày 6-1-1833 được ban hành, quan trấn Biên Hoà ra lệnh cho đức cha Taberd bấy giờ đang ở Lái Thiêu phải ra Huế tŕnh diện. Lợi dụng đầu năm mới, đức cha đă trốn sang Thị Nghè. Ở đây đức cha thấy t́nh h́nh bất lợi và có thể ảønh hưởng đến giáo dân nên ngày 19-2-1833 đức cha cùng với các thừa sai và 15 chủng sinh Lái Thiêu đến tị nạn ở Bangkok Thái Lan. Từ khi đức cha bỏ trốn, toà giám mục Lái Thiêu bị cướp phá, nhà thờ bị triệt hạ, đồ lễ được trao cho phường hát chèo, nhà thờ và nhà chung bị tháo gỡ để đem về Biên Hoà xây cất tỉnh đường. Thời gian này, các thừa sai phải trốn tránh quan quân triều đ́nh. Thừa sai Marchand Du trốn xuống vĩnh Long, thừa sai Bringole lẫn trốn ở B́nh Định, thừa sai Delamotte lên phía bắc địa phận, cha capuxino Odorico Phương bị bắt ở Cái Nhum, cha bề trên Galelin Kính ra nộp mạng, hàng trăm giáo dân bị bắt tù, tra tấn, lưu đày hoặc bị tử h́nh. Trong những tháng cuối năm 1833 đă có 18 tín hữu bị giết. Đặc biệt trong thời gian này có cuộc nỗi dậy của Lê Văn Khôi là con nuôi của tả quân Lê Văn Duyệt sau khi ông vượt ngục (ông bị bắt giam sau khi Lê Văn Duyệt bị chết) giết cả nhà Bạch Xuân Nguyên và tổng đốc Nguyễn Văn Quế. Lê Văn Khôi chiếm thành Phiên An làm tổng hành dinh và tự phong là nguyên soái kêu gọi anh em công giáo tham gia khởi nghĩa và hứa sẽ đem lại tự do tôn giáo. Lời hứa này thực sự là một cám dỗ rất lớn nên một số người công giáo lưu vong ở Cao Miên và Thái Lan và một số bị bách hại ở Huế gởi phái đoàn đến Chataburi (Thái Lan trên bờ biển gần biên giới Cao miên) để xin đức cha Taberd trở lại Gia Định là nơi Lê Văn Khôi sẽ đón tiếp ngài. Chiếc thuyền này bị bắt ở Hà Tiên, bức thư bị tịch thu, những người Công Giáo trên thuyền bị giết sạch, v́ vậy, đây cũng được coi là chứng cứ rơ ràng người Công Giáo tổ chức dấy loạn.
Khi đức cha Taberd lánh sang Thái Lan, các thừa sai ở lại phân tán nhiều nơi. Thừa sai Marchand Du bị Lê Văn Khôi ép vào thành Phiên An, ông t́m cách để mua chuộc vị thừa sai trong việc dấy binh, nhưng vị thừa sai đă từ chối. Dù vậy, ngày 8-9-1835, quân triều đ́nh chiếm được Phiên An, cha Du bị bắt và bị giải ra Huế và ngài đă bị giết ở Huế. Các tín hữu đă bị giết khá nhiều sau khi thành Phiên An bị chiếm.

 

Trong thời gian này, địa phận Đàng Trong chỉ c̣n hai thừa sai chưa bị bắt và mười linh mục bản quốc. Mặc dù sống cách xa địa phận, đức cha Taberd Từ và các thừa sai luôn hưóng về vùng truyền giáo, nơi đang sống trong cơn thử thách. Tháng 5 năm 1835, từ Singapore, đức cha đến Pénang dùng quyền toà thánh truyền chức giám mục hiệu toà Métellopolis cho cha Stéphane Cúenot Thể và sai vị tân giám mục trở về địa phận. Ngày 16-6-1636, đức cha Thể về tới B́nh Định, đặt trụ sở ở G̣ Thị. Trong hai năm đầu, (1836-1837), cuộc bách hại hơi lắng dịu v́ t́nh h́nh trong nước gặp nhiều khó khăn. Về chính trị tuy đă dẹp yên được nhiều cuộc nỗi dậy ở Bắc cũng như ở miền Nam, song Minh Mạng vẫn chưa được ḷng dân, nhất là ở xứ Bắc vốn tiếng “hoài Lê”. Một mặt nền kinh tế trong nứơc đói kém do băo lụt, ôn dịch xảy ra liên tiếp. Đàng khác từ năm 1836, phưong Tây bắt đầu thị uy và lấn át Trung Quốc làm cho Minh Mạng gặp nhiều trở ngại và có phần hơi chùn lại.
Lợi dụng t́nh h́nh này, đức cha Cúenot Thể đă viết thư luân lưu gởi khắp nơi để côû vũ tinh thần giáo dân. Việc bận tâm nhất của đức cha là làm tăng số linh mục bản quốc đề có thể phục vụ giáo dân. Ngoài hai linh mục và hai chủng sinh được đức cha đưa từ Pénang về, năm 1836, đức cha đă tấn phong cho cho mười tân linh mục, đến năm 1841 đă có 30 linh mục. Nhiều thừa sai cũng đă về địa phận. Năm 1836 các thừa sai như cha Candalh, Jeanne và Lefèbvre, cha Vialle là người theo đức cha Taberd sang Thái Lan cũng đă trở lại trong năm đó. Năm 1837 thêm ba thừa sai là Miche, Duclos và cha Maison, đó là vị đă đến kịp thời để thay thế cho nhũng vị đă ngă xuống dưới lưỡi gươm của Minh Mạng. Như vậy, địa phận bắt đầu hồi sinh. Bất chấp những khó khăn, đức cha Cúenot Thể đă thiết lập hai chủng viện, một ở Di Loan (Quảng Trị), do cha Candalh Kim phụ trách và một ở Lái Thiêu do cha Lefèbvre Ngăi phụ trách. Ngài c̣n kêu gọi các nữ tu Mến Thánh Giá trước đây đă bị phân tán, nay trở lại sống chung và hoạt động trong 18 nhà.

 

T́nh h́nh ổn định chưa được bao lâu, năm 1838 cuộc bách hại trở nên ác liệt hơn, nhất là vùng Quảng Trị, Quảng B́nh. Vua Minh Mạng trong một chiếu thư đă chỉ thị cho các quan địa phương phải ra tay mạnh đối với các Kitô hữu. Vua ra lệnh các quan tra tấn và giết những ai không chịu bước qua Thập Giá, v́ kẻ nào không chà đạp Thánh giá th́ có nghĩa đó là quân phản loạn. Sau chiếu thư, cuộc truy lùng các Tây dương đạo trưởng trở nên sôi nổi, nhất là hai tỉnh phía Bắc địa phận. Chủng viện của cha Candalh Kim phải giải tán năm 1838, cha giám đốc được ông Quỳnh Năm đưa lên Kim Sen (Quảng B́nh) trốn nhưng đă bị các quan đem quân vây bắt nhưng cha đă trốn vào rừng và ngày 28-7-1839 cha qua đời v́ bệnh sốt rét và ngày 19-12-1839 cha Vialle cũng qua đời. Trong thời gian này có biết bao nhiêu người đă chết v́ đạo như cha Jaccard, Thoma Trần Văn Thiện… cái chết của các vị đă là những hạt gống tốt lành gieo trên đất Việt.

IV – ĐỊA PHẬN ĐÀNG NGOÀI CHỊU THỬ THÁCH.


Chiếu chỉ cấm đạo toàn quốc ngày-1-1833 đă làm cho giáo dân các địa phận kinh hoàng sợ hăi, nên đức cha Delgolo Y giám mục địa phận phải lên tiếng khuyên bảo và an ủi giáo dân. Đức cha viết thư luân lưu cho các hàng giáo sĩ thu cất đồ thờ và nếu có trốn phải trốn ở gần giáo dân để gặp gở và an ủi giáo dân. Tuy nhiên, từ khi chiếu chỉ ban hành cho đến năm 1837, t́nh h́nh vẫn yên ổn, cho đến hki tuần phủ Hưng Yên bị cách chức, tổng đốc Nam Định Trịnh Quang Khanh bị triệu hồi về kinh th́ lúc ấy cuộc vây bắt mới bắt đầu. Địa phận Đông Đàng ngoài gồm hai đức cha Delgolo Y và Henares Minh đă già yếu, cha chính Pernández Hiền th́ đau yếu luôn, và cả ba vị đang bị tầm nă gắt gao. Do đó, cha Hermosilla Vọng phải nhận việc coi sóc cả địa phận với sự cộng tác của 40 linh mục ḍng người Việt và một ít linh mục triều cùng với cha Romualdo. Cuộc vây ráp t́m kiếm suốt một năm nhưng vẫn không bắt được hai đức cha và các vị thừa sai. Ngày 17-4-1838, một thầy giảng của cha Giuse Viên gởi thư cho hai đức cha và bốn cha ḍng bị bắt. Ngày 13-5-1838 tổng đốc Nam Định đệ sáu bức thư và khẩu cung của người bị bắt vào triều. Một mặt lại cho nhiều binh lính, mật thám lùng bắt. Để tránh sự chú ư, hai chủng viện Ninh Cừơng và Lục Thuỷ, nhiều nhà chung phải triệt hạ, dẫn đế chủng sinh phải giải tán, các nữ tu phải bỏ tu viện về gia đ́nh, giáo dân th́ hoang mang bối rối.
Ngày 25-5-1838, vua Minh Mạng xuống chiếu buộc tổng đốc Trịnh Quang Khanh trong ṿng một tháng phải bắt hết đạo trưởng Tây cũng như Việt nếu không các quan và tổng đốc phải hồi kinh chịu tội. Vua Minh Mạng c̣n cử danh tướng Lê Văn Đức đem 2000 binh lính từ Huế ra tăng cường. Ngày 2-6-1838 Lê Văn Đức đến Nam Định và bắt tay ngay vào cuộc lùng bắt, bách hại trở nên khốc liệt và ráo riết nhất. Ngày 27-5-1838 một người bội giáo tên là Nguyễn Hữu Huy đă tố cáo nơi ở của hai đức cha. Hai trăm lính được điều đế bủa vây làng Kinh Lao nơi hai đức cha cùng với cha Jimeno Lâm và Hermosilla Vọng. Khi lính ập vào làng, hai cha và đức cha Héares trốn thoát, chỉ có đức cha Delgodo Y v́ già yếu không chạy kịp nên bị bắt. Tuy nhiên, đến 9-6-1838 đức cha Héares cùng với thầy Phanxicô Đỗ Văn Chiểu sau khi xuống Xương Điền được một ngư phủ che giấu nhưng chính ông lại tố cáo và hai vị đă bị bắt. Đến ngày 26-6-1838 hai tôi trung của Chúa đă bị xử chém tại pháp trường ngoại thành gọi là Bảy Mẫu. C̣n đức cha Delgodo Y chết rũ tù ngày 12-7-1838 nhưng quan vẫn theo án chém và bêu đầu ba ngày rồi ém xuống sông. Sau khi bắt được hai đức cha, Trịnh Quang Khang một mặt dâng sớ xin khất việc cha Vọng đă tẩu thoát sang tỉnh Đông (Hải Hưng) một mặt xin quan tỉnh Đông tiếp sức vào việc truy nă cha Vọng. Tuy lùng bắt gắt gao, nhưng cha Hermosilla Vọng luôn khéo léo trốn thoát. Các cuộc truy lùng ngày càng quyết liệt, các cha cũng như các thầy lần lượt sa vào tay quan, có vị bị bắt nhưng cũng có vị bị nộp để được lănh thưởng… Ngày 30-6-1838 cha ḍng Vinh Sơn Đỗ Yến bi bắt và bị xử chém ngày 30-6-1848. Thầy Giuse Nguyễn Đ́nh Uyển chết rũ tù bốn ngày sau khi cha Vinh sơn Yến bị giết. Cha Phêrô Tuần chết trong tù trước khi bản án được Minh Mạng phê chuẩn tới Nam Định ngày 18-7-1838 ba ngày. Cha chính Pernández Hiền bị xử chém ngày 24-7-1838 tại pháp trường Bảy Mẫu, thủ cấp của ngài phải bêu ba ngày sau khi bị ném xuống sông, nhưng giáo dân đă đút tiền và đưa thi hài về an táng tại Lục Thủy và cuối cùng hài cốt được đắt trong vương cung thánh đường Phú Nhai.
Sau khi hai đức cha được phúc tử đạo, cha Hermosilla Vọng phải gánh vác tất cả mọi trách nhiệm trong một địa phận rộng lớn với chức vụ cha chính ḍng và đại diện tông toà. Dưới quyền cha có hai thừa sai ḍng là cha Romualdo Jimeno Lâm đến Việt Nam năm 1836 và cha Domingo Marti vào năm sau. Hai cha là thừa sai duy nhất đến Việt Nam thời cấm đạo Minh Mạng. Ngoài ra hàng giáo sĩ Việt Nam gồm 37 cha ḍng và 10 linh mục triều. Do đến sau nên nhà vua và các quan không biết được và tưởøng chỉ c̣n cha Hermosilla Vọng là thừa sai duy nhất chưa bị bắt.


Cuối tháng 6-1838 hết hạn định một thánh mà vẫn chưa bắt được cha Vọng, Minh Mạng đă quở trách các quan và cắt chức tổng đốc Trịnh Quang Khanh, cử tướng Lê Văn Đức giữ tạm chức vụ này. Trịnh Quang Khanh muốn lập công chuộc tôi nên càng ráo riết t́m bắt cha Vọng nhưng các nỗ lực đều bị thất bại. Tháng 7-1838 khi có mật báo danh trùm Vọng đang có mặt ở gần cửa biển, tức khắc ông đích thân dẫn 800 lính với nhiều thuyền bủa vây bốn mặt. Không những không bắt được trùm Vọng, đoàn quân của ông gặp mưa to gió lớn làm ch́m hai chiến thuyền lớn và 12 chiếc nhỏ bị trôi mất tích, thiệt mạng ba sĩ quan và nhiều binh lính. Trịnh Quang Khang chịu thua và về kinh chịu tội. Minh Mạng xét ông là người đắc lực nên tháng 10-1838 đă hồi chức và ban thưởng cho ông.


Trong thời gian này biết bao nhiêu vị anh hùng đă sẵn sàng chịu khổ h́nh, chịu chết, v́ danh Đức Giêsu Kitô. Ngày 1-8-1838 hai cha là Benado Duệ và Đaminh Hạnh bị xử tử. Ngày 21-8-1838 cha Giuse Đặng Đ́nh Viên. Ngày 5-9-1838 cha Phêrô Nguyễn Văn Tự và trùm xứ Giuse Hoàng Lương Cảnh … lần lượt chịu chết v́ đạo Chúa. Ngày 19-12-1838 năm chiến sĩ đức tin là hai thầy giảng Phanxicô Xavier Hà Trọng Mậu và thầy ḍng Đaminh Bùi Văn Vy, ba giáo dân là Thomas Nguyễn Văn Đệ, Augustino Nguyễn Văn Mởi và Têphanô Nguyễn Văn Vinh được phúc tử đạo.


V – ĐỊA PHẬN TÂY ĐÀNG NGOÀI CHỊU THỬ THÁCH.
Năm 1823 đức cha phó gúerard Đoan qua đời, đức cha Longer Gia chọn thừa sai Ollivier Phan làm giám mục kế vị. Năm 1827, có lệnh của triều đ́nh đ̣i các đạo trưởng vào Huế tŕnh diện để làm thông ngôn và thông dịch sách vở, nhưng các thừa sai không vào. Tháng 8-1828 đức cha Ollivier Phan qua đời, đức cha Longer truyền chức cho thừa sai Joseph Harard Du lam giám mục phó hiệu toà Castoric ngày 22-8-1829. Trước chiếu chỉ cấm đạo toàn quốc, địa phận Tây Đàng ngoài gặp rất nhiều rắc rối với những lương dân v́ ghen ghét và muốn chống đối đạo Tây, sau khi chiếu chỉ cấm đạo toàn quốc được ban hành, giáo dân kinh hoàng rụng rời, nhiều người mất hết nhuệ khí, nhiều giáo họ đă vội tháo gỡ nhà thờ, t́nh h́nh rất nghiêm trọng, nên đức cha havard Du chia chủng sinh Vĩnh Trị ra từng nhóm 12 người, có một thầy cùng với họ đi vào trong những làng mạc tuỳ tiện. Các thừa sai và linh mục bản quốc phải ẩn ḿnh. Cũng có một số họ đạo mời các cha đi khỏi và bán nhà thờ cho người ngoại giáo. Các quan tung quân vào các làng có đạo lục soát, truy lùng các đạo trưởng. Đức Giám Mục địa phận sau một tháng ẩn trú tại nhà ông trùm Antôn Nguyễn Đích đă phải trốn vào núi, sống khó nhọc để lèo lái con thuyền giáo phận. Ngày 5-7-1838, ngài đă qua đời v́ kiệt sức, nhưng trước khi chết đức cha đă truyền chức cho thừa sai Borie Cao làm giám mục phó kế vị.

Sau chiếu chỉ, ở miền bắc các quan vẫn không nhiệt t́nh thi hành chiếu chỉ. Do đó, vua Minh Mạng thấy chiếu chỉ đă ra từ lâu mà chưa thấy các quan bắt được đạo trưởng nào, trong khi nhiều vị vẫn lén lút vào thêm. V́ vậy, ngày 25-1-1836 nhà vua ra thêm một chiếu chỉ nữa vạch trần tội ác của đạo Datô, các thừa sai đă dùng một thứ bánh để mê hoặc dân giữ đạo tới cùng. Trong chiếu chỉ này, nhà vua chỉ dụ cho các quan phải bắt hết các đạo trưởng ngoại quốc cũng như bản quốc, tiêu diệt hết các tín đồ trên toàn quốc và phá bỏ các nhà thờ nhà chung. Những ai chứa chấp các đạo trưởng th́ bị xử tử. Chiếu chỉ này được ban hành ngày càng có nhiều anh hùng tử đạo v́ nước Chúa. Ngày 20-9-1837, nhà truyền giáo Cornay Tân người Pháp bị xử án lăng tŕ tại pháp trường Năm Mẫu ngoại thành Sơn Tây. Đúng hai tháng sau khi thừa sai Tân ngă xuống, đến lượt thầy giảng Phanxicô Xavier Cần được phúc tử đạo (ngày 20-11-1837) tại pháp trường Ô Cầu Giấy. Như đă nói ở trên, mặc dầu chiếu chỉ cấm đạo toàn quốc năm 1836, nhưng các quan vẫn không mặn mà ǵ, phần chưa thuần phục triều đ́nh, phần bị giáo dân mua chuộc, nên tỏ ra dễ dăi có khi c̣n làm ngơ nữa. Cho đến khi việc làm của các quan Đàng Ngoài bị bại lộ, năm 1837 tuần phủ Hưng Yên bị cách chức, tổng đốc Nam Định Triệu Quang Khanh bị triệu về kinh th́ lúc này t́nh h́nh bắt đầu khó khăn thực sự. Trịnh Quang Khanh quyết không đội trời chung với “bọn Datô tả đạo”. Khi ông ở trong kinh, ông đă cho đúc rất nhiều ảnh tượng để khi về Nam Định sẽ bắt giáo dân chà đạp và bỏ hết đạo. Tại mỗi cửa thành, ông cho đặt một ảnh tượng để biết ai có đạo hay không. Quan quân phải đi ḍ xét xem người Công Giáo hội họp ở nhà ai, ở đâu nếu gặp th́ phải bắt lấy ngay. Dù nhiệt t́nh đến như vậy, nhưng Trịnh Quag Khanh vẫn bị cách chức và tướng Lê Văn Đức tạm thay giữ chức tổng đốc Nam Định. Ngày 2-7-1838, tướng Lê Văn Đức bủa vây làng Vĩnh Trị, vừa nghe tin, cha Giacobê Đỗ Mai Năm lúc ấy đang trú ẩn trong nhà ông trùm Antôn Nguyễn Đích vội tẩu thoát nhưng không kịp. Thế là cha Năm và trùm Đích chủ nhà chúa chấp cha cũng bị bắt. Các quan cũng bắt luôn lư trưởng của làng là Micae Nguyễn Huy Mỹ, là con rễ của trùm Đích v́ tội bao che và viết cam kết không có đạo trưởng trong làng, nhưng vừa kư giấy xong th́ quan bắt được nhạc phụ của lư trưởng và cha Năm. Ngày 12-8-1838, sau những lần chịu khổ h́nh và quyết trung kiên đến cùng, ba chứng nhân bị dẫn đến pháp trường Bảy Mẫu, và ba người con của Giáo Hội đă ngục ngă dưới lưỡi gươm của lư h́nh.

T́nh h́nh giáo phận Tây Đàng Ngoài rất điêu đứng, thánh đường bị xúc phạm, nhà trường, nhà chung chỉ c̣n lại là đóng tro tàn. Giáo Hội bị tiêu diệt bằng những cực h́nh tra tấn dưới thanh gươm lưỡi kiếm. Ở tỉnh Quảng B́nh có một vùng đất phía bắc gọi là Bố Chánh. Sông Gianh chia cắt thành Bố Chánh Bắc và Bố Chánh Nam. Đầu năm 1838, chủng viện An Ninh ở Di Loan phải đóng của, cha giám đốc Cadalh Kim phải bỏ trốn vào rừng. Cụôc truy lùng các đạo trưởng ngày càng gắt gao. Ngày 2-7-1838, linh mục Vũ Đăng Khoa bị bắt cùng với hai thầy giảng là Đức và Khang. Theo lời thầy Khang, quân lính được lệnh vây bắt làng Bố Chánh (không biết khi bị tra khảo, thầy Khang đă nói ǵ mà các quan biết là thừa sai Candalh Kim đang ở trong hạt Bắc Bố Chánh) không bắt được vị thừa sai nhưng lại bắt được cha Vinh Sơn Nguyễn Thời Điểm và một chủng sinh đang lang thang ngoài đồng ruộng t́m nơi trú ẩn ở làng Đơn Sa. Hai cha con bị dẫn vào Đồng Hới (Quảng B́nh). Tuy đă nhiều tháng truy lùng vẫn không bắt được thừa sai Kim, nhưng lại bắt thừa sai Pierre Borie Cao và thầy giảng Phêrô Nguyễn Khắc Tự là người đi theo thừa sai Cao (cha cao vừa bị tống giam th́ địa phận nhận được Sắc Phong của Toà Thánh đề cử cha Cao làm giám mục phó kế vị, hiệu toà Anathe. Ngày 24-11-1838 bản án được thi hành, cha borie cao chịu xử trảm c̣n hai cha Vinh Sơn Điểm và Phêrô Khoa bị xử giảo tại pháp trường ngoại thành Đồng Hới. Ngày 18-12-1838, ba chứng nhân anh dũng bước ra pháp trường G̣ Vôi ở làng Mông Phụ ( Sơn Tây) là ba thầy giảng Phaolô Nguyễn Văn Mỹ, Phêrô Trương Văn Đường và Phêrô Vũ Thuật. Các vị anh hùng bị bắt ngày 20-6-1838 khi quan tỉnh Sơn Tây (xứ Đoài) phái 1500 lính đến vây xứ Bầu Nọ bắt thừa sai Cornay Tân, cả ba là cộng sự của cha tân và cha chánh xứ là Marette.

Năm 1839, thừa sai Pierre Retord Liêu được Toà Thánh ban Sắc phong giám mục hiệu toà Acanthe đại diện tông toà địa phận Tây Đàng ngoài. Khi đức cha Retord nhận sắc phong th́ cả xứ Bắc không c̣n một vị giám mục nào, c̣n đức cha Cúenot Thể ở Đàng Trong, nhưng không dễ ǵ vào được B́nh Định. Do đó, đức cha Retord Liêu quyết định đi Macao để được tấn phong. Nhưng măi đến ngày 1-2-1840 đức cha Liêu mới được một chiếc tàu chở đi Manila. Ngày 31-5-1840 cha được đức tổng giám mục José Regui ḍng Đaminh tấn phong tại thánh đường Santo Domingo.


VI – CHIẾU CHỈ 18-1-1839.
Ngày 18-1-1839, vua Minh Mạng tức giận v́ chưa tiêu diệt được bọn Datô nên ban thêm một chiếu chỉ nữa, hầu đốùc thúc các quan bắt hết các đạo trưởng một cách hữu hiệu hơn. Để truy nă người Công Giáo, Minh Mạng cho xây nhiều nhà chùa và bắt mọi người phải bắt tay xây dựng không kể lương giáo, già trẻ, gái trai. Hằng năm mọi người phải đến chùa để bái hươg thờ Phật. Chiếu chỉ được soạn rất công phu nhằm chấn hưng tinh thần Phật Giáo. Minh Mạng muốn phổ biến đạo Phật trong dân chúng để không c̣n ai theo “tà đạo” nữa. Ngoài ra Minh Mạng c̣n thêm trong chiếu chỉ dù quan quyền cho đến thứ dân hễ ai bắt được trùm Vọng sẽ được thưởng 10 000 quan tiền, c̣n nếu ai chứa chấp sẽ bị xử như trùm Vọng. Chiếu chỉ này, đă làm cho Giáo Hội Việt Nam bứơc vào giai đoạn sóng gió. Ngày 2-4-1839 người anh hùng ngă xuống đầu tiên theo chiếu chỉ ngày 18-1-1839 là cha Đaminh Nguyễn Văn Tước. Ngày 13-6-1839, tại cửa biển Thuận An (Huế), hai người con trung thành đă bị chém đầu và chẻ thân làm bốn ném xuống biển làm mồi cho cá là Augustino Phan Viết Huy và Nicola Bùi Đức Thế. Ngày 18-7-1839, một người bạn của hai vị tử đạo là Đaminh Đạt chịu chết v́ đạo. Ngày 12-11-1839, hai cha ḍng là Toma Đinh Viết Dụ và Đaminh Nguyễn Văn Xuyên bị chém tại pháp trường Bảy Mẫu. Ngày 21-12-1839 thêm hai linh mục nữa nhận triều thiên thiên quốc tại phường Ô Cầu Giấy là linh mục Phêrô Trương Văn Thi và Anre Trần An Dũng Lạc. Máu các chiế sĩ đức tin đă đỗ ra, trở nênhạt giống tốt lành trổ sinh hoa trái, bằng lời chứng thực, sống động nhất để làm chứng v́ danh Chúa, các vị đă hy sinh mạng sống ḿnh và chịu đựng biết bao khó khăn gian khổ để Lời Chúa đến được với mọi người. Các vị thật xứng đáng hưởng triều thiên vương quốc trên nước của Thiên Chúa.


VII – THAY LỜI KẾT.
Các nước Tây phưong lúc này, ngày càng xâm chiếm nhiều lănh thổ Châu Á, ngay cả Trung Hoa cũng bị đe doạ. Trước t́nh h́nh ấy, vua tôi nhà Nguyễn cảm thấy bị cô thế, nên đă nghĩ đến việc thay đổi chính sách ngoại giao. Vua Minh Mạng cử một đoàn sứ sang Pháp để giao hiếu. Tuy nhiên điều khó khăn nhất của vua Minh Mạng là coi các nước phương Tây là bọn mọi rợ, trong khi đó chiếu chỉ cấm đạo vẫn c̣n, các thừa sai Pháp, Tây Ban Nha vẫn bị truy lùng. Tuy vậy, đến ngày 2-11-1840 sứ đoàn Việt Nam gồm ông Trương Minh Giảng làm chánh sứ, hai vị đại thần Tôn Thất Thường và Trần Viết Xương làm phó sứ, thầy giảng Toma Lê Húc làm thông phán, với một số tuỳ viên xuống tàu “L’Alexandre” để sang Pháp.

Mặc dù đă cử phái đoàn đi giao hoà, song, ở trong nước Minh Mạng vẫn không huỷ bỏ chiếu chỉ cấm đạo và vẫn manh tâm trừ diệt đạo Datô cho bằng được. V́ thế, máu vẫn chảy, các anh hùng vẫn hiên ngang tiến ra pháp trường. Ngày 28-4-1840, linh mục Phaolô Phạm Khắc Khoan và hai thầy giảng là Phêrô Nguyễ Văn Hiếu và Gioan Baptista Đinh Văn Thành đỗ máu làm chứng nhân. Ngày 5-6-1840, cha Luca Vũ Bá Loan. Ngày 9-5-1840, cha ḍng Giuse Vũ Duy Hiển và thầy giảng Toma Toàn. Ngày 18-9-1840, cha ḍng Đaminh Trạch. Ngày 10-7-1840 thầy giảng Phêrô Nguyễn Khắc Tự và trùm họ Antôn Nguyễn Hữu Quỳnh Nam. ngày 18-11-1840 ba linh mục là Giuse Nguyễn Đ́nh Nghi, Phaolô Nguyễn Ngân, Martino Tạ Đức Thịnh và hai giáo dân là Martino Thọ là Gioan Babtista Cỏn. Ngày 11-12-1840 trùm họ y sĩ Simon Phan Đắc Hoà chịu xử tử tại Cống Chém gần chợ An Hoà kinh thành Huế. Như vậy ta cũng thấy được Minh Mạng ghét đạo Datô biết chừng nào. Dù có ưbăg giao với Tây phương, nhưng vua Minh Mạng vẫn không bỏ ư định xoá bỏ đạo Datô trên phần đất ḿnh cai trị.

Mặc dầu phái đoàn Việt Nam đă đến Pháp song cuộc bang giao không thành, v́ vua ly cung trong một thời gia ngắn, mà phái đoàn Việt Nam mất hết tiền bạc nên không thể lưu lại để chờ yết kiến được. May có thầy Tôma Lê Húc nhờ một cha ḍng đồng hương ở hội thừa sai Paris giúp đỡ để sứ đoàn Việt nam quá giang trở về Việt Nam. Trong khi sứ đoàn thất bại ở Pháp, th́ tại nước nhà, vua Minh Mạng bị ngă ngựa vào những ngày cuối năm 1840. Các ngự y cố gắng chữa cho nhà vua nhưng đến ngày 20-1-1841 Minh Mạng băng hà trước hai tháng khi sứ đoàn về đến Việt Nam. ngày 12-2-1841, tại điện Thái Hoà, Hiến Tổ lên ngôi vua lấy niên hiệu Thiệu Trị. Dưới thời vua Thiệu trị, mặc dù vua không tuyên bố bỏ các chiếu chỉ, nhưng vua cũng không ra lệnh cho các quan bắt đạo. Nhờ thế người Công Giáo sống dễ hơn tuỳ theo các quan địa phương.   
         
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Giáo Hội Công Giáo ở Việt Nam tập III
- Trần Trọng Kim. Việt Nam sử lược, Saigon 1954
- Bùi Đức Sinh: Ḍng Đaminh trên đất Việt.