ALEXANDRE DE RHODES
MỘT MẪU GƯƠNG TRUYỀN GIÁO TRONG LỊCH SỬ GIÁO HỘI VIỆT NAM


(Bài Thu Hoạch Cuối Học Ḱ II)
Sh. Giuse Trần Tiến Hoàng, SVD



I. TIỂU SỬ

Cha Alexandre de Rhodes (Đắc Lộ) sinh ngày 15 tháng 03 năm 1593. Gia đ́nh gốc ở Aragon, thuộc Tây Ban Nha, di cư sang Avignon từ đầu thế kỷ XV, trở thành công dân toà thánh Avignon. Vào ḍng Tên năm 1611, chịu ảnh hưởng lớn trong việc huấn luyện truyền giáo tại trung tâm Ḍng ở Roma. Thụ phong linh mục năm 1618. Cha được ví như một người có lỗ tai làm sẳn để học ngôn ngữ, đặc biệt học tiếng Việt. Cha cũng có tài ngoại giao và hiểu biết rất rơ về khoa học.
Từ tháng 12 năm 1624 đến tháng 07 năm 1626, cha thực hiện sứ vụ truyền giáo tại Đàng Trong. Từ ngày 19 tháng 03 năm 1627 cho tới tháng 05 năm 1630, truyền giáo tại Đàng Ngoài. Sau đó cha trở về Macao do bị trục xuất và truyền giáo tại đó từ tháng 05 năm 1630 đến đầu năm 1640.
Cha tiếp tục trở lại truyền giáo ở Đàng Trong thêm bốn lần nữa. Lần thứ nhất là vào tháng 02 năm 1640 đến tháng 09 năm 1640. Lần thứ II vào tháng 12 năm 1640 đến tháng 07 năm 1641, sau bị trục xuất, đến tháng 01 năm 1642 tiếp tục đến tháng 07 năm 1643 lại bị trục xuất, đến lần thứ IV là tháng 04 năm 1644 đến tháng 07 năm 1645.
Tháng 12 năm 1645, cha trở về Châu Aâu, rồi đi truyền giáo tại Batư và mất tại đó vào ngày 05 tháng 11 năm 1660.
Cha không chỉ làm rạng danh công cuộc truyền giáo tại nước Việt mà c̣n có công đóng góp rất lớn cho văn hoá Việt Nam.

II. HÀNH TR̀NH TRUYỀN GIÁO
1. T́nh H́nh Chính Trị
(Chỉ giới hạn trong khoảng thời gian cha Đắc lộ truyền giáo tại nước Việt)
Khi cha Đắc Lộ đến, nước Việt có quá nhiều biến động. Đặc biệt chiến tranh xảy ra thường xuyên. Chủ yếu là sự tranh dành quyền lực trong nội bộ của đất nước. Điều này cũng dễ hiểu, v́ lúc này tuy có một vua (vua Lê) nhưng có nhiều chúa trấn giữ ở các niềm khác nhau. Như ở Đàng Trong có chúa Nguyễn, Đàng Ngoài có chúa Trịnh, và ở Cao Bằng c̣n có họ Mạc.
1.1.T́nh h́nh Đàng Ngoài
Năm 1623, Trịnh Tùng mất, Trịnh Tráng lên nối nghiệp làm chúa. Vua lúc đó là vua Thần Tông.
Năm 1625, Trịnh Tráng sai con là Trịnh Kiều tiến đánh Cao Bằng, dẹp yên phần nào nhà họ Mạc đang trấn giữ ở đó. Cùng lúc, nước Tàu đang có loạn nên Trịnh Tráng quyết định đi đánh chúa Nguyễn ở Đàng Trong.
1.2. T́nh h́nh Đàng Trong

Từ khi Nguyễn Hoàng về Thuận Hoá, bề ngoài tuy chưa ra mặt chống chúa Trịnh, nhưng bên trong đăù có sự pḥng bị.
Nhờ Đàng Trong có nhiều người tài như: Nguyễn Hữu Dật, Đào Duy Từ, Nguyễn Hữu Tiến giúp đỡ, bày mưu định kế, luyện tập quân binh, xây đồn đắp luỹ để chống với chúa Trịnh [2] . Nên, năm 1627, v́ nhà Nguyễn không chịu thuần phục họ Trịnh, thuế không đóng nên Trịnh Tráng quyết ư đánh, sai Nguyễn Khải và Nguyễn Danh Thế đem năm ngàn quân đi làm tiên phong ở Hà Trung, rồi đem binh đi đánh mặt nam.
Chúa Săi sai cháu là Nguyễn Phúc Vệ làm tiết chế cùng với Nguyễn Hữu Dật đem binh mă giữ các điểm yếu. Quân Trịnh đến đánh, chết hại rất nhiều. Cuối cùng, v́ nghe tin đồn ngoài Bắc sắp có loạn nên chúa bèn rút lui.
Năm 1630, chúa Nguyễn (Săi) công khai bành trướng thế lực bằng cách xây lũy Trường Dực và Luỹ Thầy, đồng thời, sai tướng đánh lấy phía nam sông Linh Giang. Năm 1633, Nguyễn Anh, con thứ ba của chúa Săi, muốn tranh quyền, làm nội ứng cho chúa Trịnh nhưng không thành. Năm 1635, Nguyễn Phúc Nguyên mất, con là Nguyễn Phúc Lan lên thay, gọi là chúa Thượng. Nguyễn Anh (trấn tại Quảng Nam) thấy thế lại làm phản, nhưng đă bị Nguyễn Phúc Khê (con của Minh Đức Vương Thái Phi) bắt và giết chết. Thời ḱ này, các giáo sĩ rất gian nan
Thấy t́nh h́nh ờ Đàng Trong rối loạn, Trịnh Tráng liền tiến quân lên đóng ở cửa Nhật Lệ. Đến năm 1643, đem đại binh trấn ở đất Bắc Bố Chính. Nhưng v́ thời tiết nóng bức của tháng tư, quân bị chết nhiều nên chúa lại phải rút quân [3] .
2. Hành Tŕnh Truyền Giáo
2.1. Tại Đàng Trong Lần Thứ Nhất
Sơ đồ tóm lược:
Quảng Nam Thuận Hoá (Dinh Cát)
Trước mảnh đất ph́ nhiêu của đất Việt, ngày 07 tháng 12 năm 1624, theo phái đoàn của cha Gabriel de Mattos kinh lư xứ Nam, Cha Đắc Lộ được gởi đến để cộng tác với các nhà thừa sai khác trong công cuộc rao giàng Tin Mừng, dưới quyền cha Buzomi (giáo sĩ người Ư (Napoli), thuộc ḍng Tên).
Tháng 07 năm 1625, cha được chia hoạt động cùng với cha Francesco de Pina tại Quảng Nam và Thuận Hoá. Tại Dinh Cát, phủ chúa bấy giờ thuộc đất Thuận Hoá, (cách Quảng Trị ngày nay 10 km về phía Bắc), cha Pina rửa tội cho một vương phi rất sùng Phật (Maria Minh Đức Vương Thái Phi). Việc trở lại của bà Maria đánh dấu một bước tiến trong lịch sử truyền giáo tại đây. Sự có mặt của bà trong giáo đoàn không chỉ bảo đảm cho công cuộc truyền giáo của các thừa sai, mà c̣n thuyết phục được nhiều người theo đạo.
Nhận thấy cha vừa mới đến xứ Nam mà đă thông thạo tiếng nói và thích nghi với phong tục tập quán của bản xứ nên cha De Mattos (Bề trên xứ Nam) đă chọn để sai đi xứ Bắc cùng với cha Pedro Marquez.
Năm 1626, cha Đắc lộ và Marquez lên xứ Bắc, lúc này, chỉ có 6 linh mục thừa sai, và có thêm hai thầy người Nhật Bản: Micae Machi và Mthias Machida. Năm 1628, thêm cha B. Mattos và thầy A. Torres. Số thừa sai trong Nam tuy hơn ngoài Bắc nhưng kết qủa không dồi dào bằng.
2.2. Tại Đàng Ngoài
 
Sơ đồ tóm lược:
Thanh Hoá (Cửa Bạng) An Vực Thăng Long
Tháng 7 năm 1626, hai cha lên tàu về Macao. Năm sau ngày 12 tháng 3, hai cha rời Macao, nhân tiện ghé thăm nơi chôn cất thánh Phanxicô Xavie tại đảo Tam Châu, sáu ngày thuận buồm xuôi gió, thoát vùng biển Hải Nam th́ gặp bảo. Suốt một đêm đương đầu với sóng gió, sáng ngày, tàu đến Cửa Bạng (Thanh Hóa) nhân ngày lễ thánh Giuse, ngày 19 tháng 03 năm 1627, nay gọi là Ba Làng (Sung măn, Ngoại Hải và Như Xuyên), cách bờ 11 km có Ḥn Mê. Để ghi ơn phù hộ của Thánh Cả Giuse và để hiến dâng công cuộc truyền giáo được bắt đầu trong chính ngày lễ của Thánh nhân, cha Đắc lộ gọi của biển đó là cửa Thánh Giuse và nhận người làm bổn mạng xứ Bắc. Họ đạo đầu tiên của Cửa Bạng có lẽ là Du Độ (Do Xuyên), được chúa Trịnh là Thanh Đô Vương cho phép giảng đạo.
Trong khi chờ đợi quan sở tại cấp báo lên kinh thành, cha Đắc Lộ bắt đầu sứ vụ. Trong đoàn truyền giáo lúc đó, chỉ ḿnh cha Đắc Lộ thông thạo ngôn ngữ tiếng Việt, c̣n cha Marque, đă cao tuổi, tuy nhiều kinh nghiệm quen biết đường lối đi lại, nhưng tiếng nói không thạo lắm, v́ vậy mọi công việc đều ở trong tay cha Đắc Lộ. Nhưng không v́ thế mà công việc truyền giáo bị đ́nh trệ. Chỉ trong ít ngày, hai cha đă rữa tội cho hơn 32 người [4] , thuộc nhiều tầng lớp dân chúng khác nhau, không chỉ ngay khu xóm Cửa Bạng mà cả những vùng lân cận, dân chúng v́ hiếu kỳ đến xem đă được hai cha giảng đạo cho. Ba người được cha nhắc đến trong số những giáo dân đầu tiên đó là, một thầy đồ [5] , một thầy cúng và một người phú hộ.
Thời gian hai cha chờ đợi ở Cửa Bạng, nhằm vào Tuần Thánh. Cha Marque đề nghị dựng một Thánh giá trên đỉnh núi, không chỉ để đánh dấu cho cuộc truyền giáo được bắt đầu mà c̣n để cho người tân ṭng biết kính trọng Thánh giá cũng như để xua đuổi ma qủi. Thứ sáu Tuần Thánh được chọn làm ngày suy tôn Thánh giá. Hôm ấy, cũng như trên đường lên đồi Sọ, hai cha vác Thánh giá lên núi, theo sau là mấy thương gia Bồ Đào Nha và các người tân ṭng ở Cửa Bạng. Biểu hiệu Tin Mừng đă được dựng lên, thời điểm Ơn Cứu Độ đă đến và trang sử đầu tiên của Giáo Hội xứ Bắc mở đầu bằng h́nh ảnh Thánh giá.
Hai tháng sau, chúa Trịnh trên đường đi đánh chúa Nguyễn trở về thấy Thánh giá trên núi, liền sai người mời hai cha đến và có ư đưa hai cha về Thăng Long (Hà Nội).
Trong hành tŕnh về Thăng Long, hai cha tạm dừng chân tại An Vực (nơi chúa Trịnh dưỡng binh). Trong lúc chờ đợi tại đây, hai cha đă rữa tội thêm trên 200 người [6] . Trong số đó, có rất nhiều người danh tiếng trong vùng như một sư cụ lấy tên thánh là Gioankim – người đă giúp cha Đắc Lộ rất nhiều trong việc tiếp cận với chữ Nôm. Ngoài ra cụ c̣n tự nguyện hiến cho các thừa sai khu đất để xây dựng nhà thờ. Và đó là nhà thờ đầu tiên của các giáo sĩ ḍng Tên được cung hiến trọng thể tại xứ Bắc nhân ngày lễ kính Tháng giá Chúa Kitô, ngày mồng 03 tháng 05. Theo gương sư cụ c̣n có thầy săi chủ tŕ đền thờ tại đó. Hay ở làng Văn No bên kia sông, có bà cụ lấy tên thánh là Lina… Đặc biệt, hai cha có cơ hội tiếp cận với các vương phi, hoàn tộc của chúa Trịnh. Tuy không thành công trong việc truyền giáo trong môi trường này nhưng hai cha cũng thu được vài kết qủa có lợi cho mai sau, như tạo được cảm t́nh tốt với Thanh Đô Vương, hay làm cho một vị quan chỉ huy theo đạo…
Ngày 2 tháng 7 năm 1627, cha đến được Thăng Long, kinh đô xứ Bắc, cùng với đoàn quân chúa Trịnh.
Tại đây, cha đă thành lập được giáo đoàn đầu tiên mang tên của kinh đô: giáo đoàn Thăng Long. Những Kitô hữu đầu tiên là những người thân trong gia đ́nh quan mậu tài (người lo về buôn bán = mậu dịch và tài chính) – người đă cho cha tạm trú khi ở đây. Ngoài ra c̣n có nhiều sư săi khác, đặc biệt có một người được nhắc đến trong hoàng tộc là công chúa Catarina, chị của chúa Trịnh Tráng. Công chúa đă giúp rất nhiều vấn đề cho cộng đoàn tiên khởi này, như chính nàng truyền giảng Tin Mừng cho các hoàng thân khác, hoặc trổ tài văn chương, đặt thành thơ văn lịch sử Giáo Hội Công giáo [7] .
Một phần v́ mới lạ, một phần nhờ vào tài giảng thuyết, cha đă lôi kéo được rất nhiều người đến nghe giảng. Số lượng giáo dân ngày càng đông nên cha được Chúa Trịnh cho phép dựng lên nhà thờ đầu tiên của các thừa sai tại đất Thăng Long, ở một khu đất gần Phủ Liêu(khu vực ngoài hoàng thành) và cho phép cha giảng đạo tự do. Dân chúng, nhiều nhân vật trong triều đ́nh và Phủ Liêu xin rữa tội, trong đó có công chúa Catarina (được nhắc ở trên), sau này bà c̣n khuyên được mẹ và mười bảy người qúi tộc khác theo đạo. Cho tới cuối năm, hai cha đă rữa tội được gần 1200 người, năm 1628 là 2000 người và năm 1629 trên 3500 người.
Việc thu hút được nhiều Kitô hữu c̣n phụ thuộc vào tinh thần hội nhập của cha. Thích nghi trong cách tŕnh bày giáo lư, các nghi thức cũng được cải cách cho hợp với văn hoá, cũng như cha nhận ra giá trị của những giáo dân bản xứ truyền giáo cho chính dân của họ. Có nhiều nghi thức, phong tục mà cho đến nay vẫn c̣n in đậm nét của cha Đắc lộ, như việc khởi xướng thay ngành Oliva bằng lá dừa trong lễ Lá, hoặc ngắm 15 sự thương khó do chính cha soạn ra trong Mùa Chay.
Ngoài việc một số Kitô hữu v́ ḷng nhiệt thành nhà Chúa đă không quản ngại khó khăn đă hy sinh cả cuộc đời để hy sinh phục vụ nhà Chúa như gia đ́nh ông bà Antôn và Phao lô ở làng Vũ Xá (cách Thăng Long độ hai ngày đường), cha Đắc Lộ c̣n muốn có một số người hợp tác mật thiết hơn, và có thể thay thế các thừa sai trong vài công tác không đ̣i hỏi chức linh mục. Thế là, Hội Thầy Giảng ra đời. Từ Hội Thầy Giảng này đă cho ra ḷ những linh mục đầu tiên là người Việt Nam. Những người giáo dân đạo đức này sẽ khấn giữ ba điều:
· Không kết hôn cho đến khi có thể giao quyền cho các linh mục
· Của giáo dân cho sẽ để làm của chung
· Vâng lời bề trên
Đó là tổ chức của các thầy giảng, gồm những thanh niên độc thân, sống bên các thừa sai và hy sinh tất cả cho việc truyền giáo. Đó cũng là nguồn gốc nhà Đức Chúa Trời ở xứ Bắc, nơi xuất thân của các linh mục Việt Nam tiên khởi, một đặc điểm của Giáo Hội Việt Nam. Các thầy này đă giúp đỡ đắc lực trong việc truyền giáo.
Từ khi có sự trợ giúp của nhóm thầy giảng, công cuộc giảng đạo của cha Đắc Lộ đạt được nhiều kết quả lạ lùng: 6700 người tân ṭng trong non ba năm đầu. Nhưng không v́ thế mà không gặp những khó khăn. Khó khăn đầu tiên là về mặt luân lư. Xă hội Việt Nam lúc đó được phép đa thê, nhưng công giáo lại chống điều đó và chỉ được phép một vợ một chồng. V́ vậy, cha đă gặp sự chống đối mănh liệt, đặc biệt từ các cung nữ, vương phi cũng như các hoạn quan, v́ họ sợ rằng một ngày nào đó họ sẽ không c̣n chỗ trú trong cung đ́nh, hoặc bị mất nguồn lợi. Và c̣n nhiều khó khăn khác nữa như cha bị xem như là kẻ sát nhân, v́ một số người vừa được cha rữa tội th́ chết…
Ḷng trung thành với giáo luật của cha như ‘lửa đổ thêm dầu’. Phe chống đối dùng mọi thủ đoạn để gièm pha và tố cáo hai cha là phù thủy, là ngoại bang… để làm cho chúa Trịnh đổi thái độ. Bên cạnh đó là sự tố cáo của các thầy cúng, đă dẫn đến sự kiện 18 tháng 6 năm 1628, chúa Trịnh ra chỉ dụ cấm không được theo đạo Kitô, v́ người theo đạo đă phá đổ các tượng thần Phật [8] .
Khi chỉ dụ ra đời, cha bị quản thúc. V́ vậy, sự liên lạc giữa cha với giáo dân phải cậy nhờ vào nhóm thầy giảng. Mỗi lễ chủ nhật và lễ trọng, cha thường gởi đến cho giáo dân những lời Kinh Thánh dạy, cũng như khuyên nhủ ḷng kiên định theo Chúa của giáo dân, có lúc cha trốn ra ngoài để ban bí tích vào ban đêm. Quả là một con người cam đảm và nhiệt tâm v́ nhà Chúa.
Vào đầu tháng 09, sự cấm đạo có phần giảm bớt, nên cha tiếp tục hành tŕnh truyền giảng, tuy không được như thời gian trước nhưng cũng nhờ có sự cấm đạo mà làm cho nhiều người biết đến Đức Kitô hơn.
Cuối tháng 03 năm 1629, cha được lệnh ra khỏi nước. Nhưng chờ không có thuyền buôn Macao đến nên chúa Trịnh phái một đội quan đưa tiễn vào Nam để tiện đón tàu về. Trên đường vào Nam, cha lại có dịp thăm lại các xứ truyền giáo cũ, ban bí tích cũng như cũng cố đức tin thêm cho Kitô hữu, tân ṭng.
Tháng 05 năm 1630, cha Đắc lộ chính thức bị trục xuất.
2.3. Những Lần Tái Trở Lại Đàng Trong
Sơ đồ tóm lược:
I: Cửa Hàn Kim Long Hải Phố
II: Cửa Hàn Hải Phố
III: Hải Phố Kim Long Cửa Hàn Sông Gianh              
Phú Yên
IV: Qui Nhơn Quảng B́nh Kim Long
Năm 1640, cha Đắc lộ được bề trên tỉnh ḍng Nhật Bản, đặt trụ sở tại Macao sai trở lại Đàng Trong, để thay thế cha Buzomi mới từ trần. Mặc dầu gặp nhiều khó khăn, và nhiều phen bị bắt buộc rời xứ. Nhưng cha đă đem đến một hoạt lực mới cho Giáo Hội Đàng Trong. 

Cha tới Cửa Hàn (Đà Nẵng) hồi tháng 2 năm 1640, rút kinh nghiệm từ những lần tiếp cận trước đây, bước đầu tiên là cha t́m hiểu t́nh h́nh trước rồi t́m cách lên tận Kim Long (Huế) để biếu lễ vật cho chúa Nguyễn (lúc đó là Thượng vương Nguyễn Phúc Lan (1635-1648)), để ngoại giao khiến ông đổi ḷng (thời ḱ này chúa Nguyễn bắt đạo rất ngặt). Nhờ vậy, cha mới có dịp ghé thăm các giáo dân vùng kinh đô. Cha cũng được tự do giảng đạo, ở trọ nhà bà Minh Đức Vương Thái Phi. Cha ở đây 35 ngày, rửa tội cho gần 92 người [9] trong số đó có một nhà sư và ba người thuộc hoàng tộc. Sau đó cha đi Hải Phố (Hội An – Quảng Nam), bị quan trấn thủ Quảng Nam – người nổi tiếng ghét đạo, buộc hai cha phải trở về Macao. Ngày 20 tháng 9 năm 1640, cha Đắc lộ cùng với cha Alberto và vài giáo dân Việt t́nh nguyện khác đă vượt biển trở về lại Macao (lúc đó các thuyền buôn Bồ đă trở về hết).
Không quản ngại khó khăn, ngày 7 tháng 12 năm 1940, cha tiếp tục theo tàu trở lại Đàng Trong lần thứ II. Cùng đi có cha Bento de Mattos. Tàu đến Cửa Hàn nhân ngày vọng Giáng Sinh. Sau xuống Hải Phố thăm các họ đạo xung quanh. V́ nhân có các tàu người Bồ giao hàng nên chúa Nguyễn cũng như quan tổng trấn làm ngơ cho hai cha tự do truyền đạo. Nhưng khi gần hết thời gian giao hàng, cùng lúc cha nhận được lệnh trục xuất của quan trấn Quảng Nam. Lúc trở về Hải Phố, tàu buôn Bồ đă về nước, v́ vậy, cha phải theo tàu về Phillipin và sau đó trở về Macao.
Cuối tháng giêng năm 1642, cha Đắc lộ trở lại xứ Nam lần thứ III, đến Hải Phố rồi lên Kim Long, biếu chúa Thượng một cái đồng hồ, ở lại phủ chúa, ban ngày dạy cho chúa về toán học, ban đêm dạy giáo lư cho dân. Nhưng không được lâu, cha phải đi khỏi thủ đô, xuống Cửa Hàn, trốn tránh nay đây mai đó. Trong thời gian này, cha tổ chức và hướng dẫn đoàn mười thầy giảng đi giảng đạo khắp các thị trấn, từ sông Gianh đến Phú Yên. Năm 1644, một trong mười thầy giảng, tên thánh là Anrê quê ở Phú Yên được chết chém v́ đạo. Đó là vị tử đạo đầu tiên ở Đàng Trong, mà v́ uy danh lừng lẫy nên cũng đáng gọi là tiên khởi tử đạo của Việt Nam nói chung. Sau hơn một năm hoạt động lén lút, cha lại trở về Macao.
Tháng 4 năm 1644, cha Đắc Lộ trở lại xứ Nam lần thứ tư với nhiều lễ vật, nhưng vẫn không được chúa Nguyễn cho phép tự do giảng đạo và c̣n có lệnh phải ra khỏi nước. Tháng 9 năm đó (1644), cha xuống tàu Bồ Đào Nha để mọi người tin cha đi thật, giáo dân cũng phao tin cha đă “về Tây”, nhưng chuyến tàu đó đă đưa cha vào Qui Nhơn. Ở Quảng Nam lúc đó, quan trấn phủ rất ghét Đạo, ông cho tầm nả các thầy giảng. Tháng 7 năm 1644, thầy Anrê Phú Yên bị bắt và chịu trảm quyết. Năm sau đến lượt hai thầy Ignatiô và Vicentê.
Sau một thời gian ở Qui Nhơn, trong tuần tháng 9 năm 1644, cha Đắc lộ ra Quảng B́nh để tiếp tục thăm viếng các họ đạo, nhưng bị bắt đưa về Kim Long. Tuy cha bị bắt nhưng nội vụ không dám xử mà phải đệ tŕnh lên phủ chúa. Trong khi chờ lệnh chính thức, cha tiếp tục được các quan nâng đỡ nên tiếp tục được giảng đạo trong một thời gian nữa.
Cuối cùng, cha bị Thượng vương tuyên án xử tử và lệnh án phải thi hành ngay, song nhờ có quan Thái phó can ngăn nên được được cải thành án trục xuất. Ngày 03 tháng 07 năm 1645, lệnh trục xuất được tuyên bố trước trước công chúng.
Ngày 20 tháng 12 năm 1645, cha về Roma để vận động toà thánh cử Giám mục sang hoàn thành việc truyền giáo ở Việt Nam và đào tạo hàng giáo sĩ bản quốc để tránh việc Âu Châu hoá hoán cải dân Việt. Đến sau, đức Thánh Cha muốn cử chính cha làm Giám mục, song cha khiêm nhường từ chối, song chỉ xin được tiếp tục đi Ba Tư để truyền giáo. Sau, nhờ sự tŕnh bày của cha, hội thừa sai Paris (MEP) ra đời, và các ngài sẽ tiếp tục công tŕnh truyền giáo tại Đông Á trong đó có Việt Nam. Cha qua đời ngày 16 tháng 11 năm 1660 tại Ba Tư.
Cha Đắc lộ không những có công lao to lớn với sứ mạng truyền giáo mà c̣n là ân nhân của văn hoá Việt Nam. Cha có công tu sửa hoàn chỉnh chữ Quốc ngữ trong giai đoạn phôi thai.

III. KINH NGHIỆM TRUYỀN GIÁO
1. Tinh Thần Thích Ứng Và Hội Nhập Văn Hoá
1.1. Thông thạo tiếng Việt
Cha Đắc lộ chủ trương: để hội nhập vào văn hoá Việt Nam, cần phải nói thông thạo tiếng Việt [10] . V́ vậy, trước khi bước vào sứ vụ truyền giáo chính thức, cha đă đến Việt Nam để học tiếng Việt tại Đàng Trong trong một năm rưỡi, từ tháng 12 năm 1624 đến tháng 6 năm 1626. Thời gian này cha đă ‘học chăm chỉ như khi học thần học ở Rôma’ [11] . Nhờ thông thạo tiếng Việt, cha đă tiếp cận dễ dàng với mọi tấng lớp xă hội, trực tiếp rao giảng Lời Chúa cho người nghe bằng tiếng mẹ đẻ của họ. Ngoài ra, cha c̣n dành nhiềm thời gian để viết nhiều cuổn sách có giá trị bằng tiếng Quốc ngữ.
Chuyện một người ở một thế giới văn minh chịu học tập văn hoá của một dân nghèo nàn lạc hậu lúc bấy giờ là một chuyện không tưởng. Bởi v́, lúc đó xu hướng là những người có nền văn minh hơn sẽ áp đặt các dân có nền văn minh thấp kém. V́ vậy việc cha tôn trọng văn hoá cũng như cố gắng thích ứng với họ là một điều đáng để chúng ta suy nghĩ.
1.2. Thích ứng với phong tục của người Việt
Trước khi đến Việt Nam, cha đă từng phản đối việc bắt những người tân ṭng Aán Độ phải bỏ y phục dân tộc của ḿnh để mặc lấy bộ áo Tây Phương, và chống lại việc cưỡng ép người Trung Hoa khi gia nhập đạo Công giáo phải cắt tóc ngắn trái với tập tục của họ thời đó. V́ thế, khi đến Việt Nam, để ḥa nhập vào xă hội người Việt, cha luôn luôn ăn mặc như người Việt: áo thụng, tóc dài.
Theo gương cha Buzomi và Pina, cha Đắc Lộ chấp thuận để dân chúng gọi ḿnh bằng thầy, nhằm giữ khuôn khổ ‘Quân, Sư, Phụ’ của xă hội Việt. Đối với tầng lớp vua quan Việt Nam, cha tự coi ḿnh như một người dân trong nước, luôn luôn tuân theo những nghi thức lễ nghĩa của người Việt, đặc biệt trong cách xưng hô, bái lạy, chào hỏi… Cũng như cha Matteo tại Trung Hoa, cha Đắc Lộ lưu tâm tới việc tiếp xúc với tầng lớp trí thức trong xă hội như tầng lớp nho sĩ, quan lại…, và để tạo cơ hội gần gũi họ, cha đă tận dụng những kiến thức khoa học của ḿnh để nói chuyện với họ, đặc biệt về thiên văn học.
1.3. Ứng dụng ngôn ngữ
Vấn đề học tiếng Việt đă khó, nhưng việc ứng dụng ngôn ngữ vào thực tế c̣n khó hơn. Đặc biệt, việc cắt nghĩa hay dùng từ sao cho vừa hợp với văn hoá của bản xứ vừa diễn tả được nội dung giáo lư.
Tại Trung Hoa, Nhật Bản hay Aán Độ, các nhà truyền giáo như thánh Phanxicô Xavier hay cha Matteo Ricci đă dùng nhiều danh từ để chỉ Thiên Chúa như Deusu, Thiên Chủ…
C̣n tại Việt Nam, cha Đắc Lộ không đi theo lối ṃn trên mà cha sáng chế ra một từ hoàn toàn mới, rất Nôm và cũng rất Việt, đó là “đức Chúa trời”. Nghĩa cha muốn diễn tả là đức Chúa của trời đất, vạn vật. Trời là trời đất, bao gồm cả mọi tạo vật. Một đặc điểm cần nhớ về danh từ này là: trong ba chữ trên, chỉ có chữ Chúa viết hoa c̣n hai chữ c̣n lại viết thường, nghĩa là trong cụm từ đó, chữ Chúa là chính, ư muốn nói Chúa của trời đất, chứ không phải trời [12] .
1.4. Một số h́nh thức khác
Phải công nhận cha Đắc lộ có một bộ óc rất nhạy, tinh tế, cũng như một lối sống b́nh dị dễ gần. Nhờ vậy, cha đă bắt nhịp được với lối sống của mọi tầng lớp từ tri thức đến nông dân, từ vua quan cho đến bần hèn… V́ đă có sẵn tư tưởng hội nhập nên cha không ngại ngùng áp dụng những h́nh thức sinh họat văn hoá của dân Việt như hát ả đào, hát chèo, múa… vào việc tế tự như dâng hoa, ngắm… Nhờ vậy, nghi thức phụng trở nên hấp dẫn vàthành điểm thu hút nhiều người.
Cũng như trong các lễ hội văn hoá khác, cha thấy được những sinh hoạt giải trí của người dân để dựa vào đó, cha tổ chức những buổi rước kiệu nhân ngày lễ trọng đại như kiệu Thánh Thể, kiệu Đức Mẹ… mà cho đến nay c̣n ảnh hưởng rất nhiều trong các lễ nghi của người Công Giáo Việt, đặc biệt tại các xứ đạo miền Bắc.
Hoặc tại các xứ đạo miền Nam, nếu có dịp ghé thăm những xóm đạo thuộc dân di cư 1954 th́ chúng ta cũng vẫn thấy rơ dấu ấn của cha qua các nghi thức, đặc biệt long trọng và ấn tượng trong Mùa Chay, tuần Thánh, qua việc ngắm sự thương khó hoặc đóng kịch về Đức Giê Su chịu khổ nạn.
2. Việc Tŕnh Bày Giáo Lư
2.1. Giới thiệu Thiên Chúa qua Thần học Tam Phụ
Trong văn hoá Phương Đông nói chung và với văn hóa Việt nói riêng rất coi trọng chữ Hiếu và chữ Trung. Người ta thường nói, Trung với nước, Hiếu với dân. Hay trong ca dao Việt Nam có câu: “Trai thời Trung, Hiếu làm đầu, gái thời Tiết, Hạnh làm câu sửa ḿnh”. Hiếu là sự tỏ ḷng hiếu kính với cha mẹ, tổ tiên. Trung là thái độ trung thành với vua.
Lợi dụng tinh thần Trung Hiếu đó, cha Đắc Lộ đă đưa ra Thần học Tam Phụ để giới thiệu thêm cho người Việt Nam biết thêm một người cha mà trong tâm trí họ c̣n mơ hồ hoặc chưa biết đến đó là Cha trên trời, là Thiên Chúa. Đấng tạo dựng nên trời đất muôn vật, mà Đức Giêsu dạy ta gọi Ngài là Cha.
Thần học Tam Phụ giúp cho người Việt hệ thống hóa ba tương quan chính yếu của một người sống trong vũ trụ, trong một đất nước và trong một gia đ́nh. Người Cha tạo dựng muôn tạo vật, người cha trị nước và người cha sinh ra thân xác ta. Đó là ba người cha ở ba cấp độ khác nhau mà người ta không thể bỏ qua được.
2.2. Phương pháp dạy giáo lư
Cha Đắc lộ có rất nhiều kinh nghiệm trong việc truyền giáo, đặc biệt trong vấn đề tŕnh bày giáo lư.
Theo cha, khi rao giảng Tin Mừng, ta cứ tŕnh bày giáo thuyết của ḿnh một cách tích cực, không nên tranh luận, bút chiến, hay bài bác ai; không chống lại sai lầm của các giáo phái khác trước khi đặt một số các nguyên lư mà chỉ ánh sáng tự nhiên cũng hiểu được [13] . Cha cho rằng sự chỉ trích, bài bác chỉ đem lại hiềm khích và ghen ghét. V́ vậy, để phù hợp với tâm thức của người Việt vốn chịu ảnh hưởng của triết lư Nho giáo: tam cương ngũ thường, nên khi tŕnh bày giáo lư cần nhấn mạnh đến ‘Tứ đại’ [14] : Thiên, Quân, Sư, Phụ. Tứ đại là do tam cương: Quân, Sư, Phụ, thêm một cương nữa ở đầu là Thiên. Thượng hữu Thượng Đế, Thống Quân chư sinh, Hạ hữu vương Sư, Cận hữu Phụ Mẫu.
Tiến tŕnh tŕnh bày giáo lư được cha nhắc đến trong cuốn Phép Giảng Tám Ngày, qua tám bài giảng: ba bài đầu nói về việc Chúa tạo dựng trời đất; bài 4 nói về nạn hồng thủy và ba tôn giáo ở Việt Nam; bài năm và 6 nói về Chúa Ba Ngôi, Ngôi Hai nhập thể và giảng đạo. Bài 7 nói về cuộc tử nạn phục sinh của Chúa Kitô và sự hiện xuống của Thánh Thần; bài 8 nói về mười giới răn, thiên đàng, hoả ngục, bí tích rửa tội [15] .
Có điều khác lạ là, cách tŕnh bày giáo lư của cha không đi theo chỉ thị của Công Đồng Trentê (1545-1563). V́ Công Đồng Trentê đưa ra một cách tŕnh bày giáo lư chỉ hợp với người Tây Phương trong bối cảnh cải giáo nhằm đối phó với những khó khăn thời đó. Cách tŕnh bày này không hợp với bối cảnh, văn hoá và tâm thức của Việt Nam. Cha Đắc lộ không theo những cách chỉ dẫn của Công Đồng mà khởi đi từ những công việc cụ thể của thực tế, phù hợp với tâm hồn người Việt.
3. Vấn Đề Thờ Kính Tổ Tiên
Trong khoảng thế kỉ 16, 17, vấn đề thờ kính tổ tiên là một trong những vấn đề gây nhiều tranh cải giữa các nhà truyền giáo với nhau, và giữa các nhà truyền giáo với Toà Thánh…
Riêng cha Đắc lộ, ngài cũng đồng quan điểm với với các cha ḍng Tên khác, xem nghi lễ thờ cúng tổ tiên đối với người Việt cũng như người Trung Hoa là một tập tục mang tính văn hoá, gắn liền với bản chất của xă hội. Một người Việt mà không thực hành những nghi lễ đó sẽ bị xem là bất hiếu, mất gốc… V́ vậy, cha lên tiếng bảo vệ cho nét văn hoá đặc sắc này của người dân Việt bằng cách phản bác lại lời tố cáo của các Hội Thừa Sai khác cũng như việc ra lệnh cấm của Toà Thánh không cho người Kitô hữu thực thi lễ nghi này, v́ Toà Thánh cho rằng nó mang tính ‘mê tín dị đoan’. Chính v́ khó khăn đó đă làm cho công cuộc truyền giáo đang thời sinh hoa bổng bị khô héo, nhiều người v́ khó khăn đó mà từ chối theo Đức Kitô.
4. Cái Nh́n Về Các Tôn Giáo Khác
4.1. Quan niệm của Giáo Hội
Nói chung, do giữa các tôn giáo chưa có sự liên tôn, đối thoại cũng như học hỏi lẫn nhau nên quan điểm của Giáo Hội về các tôn giáo lúc đó rất tiêu cực và phiếm diện. Các học giả Kitô giáo Tây Phương chưa có dịp t́m hiểu thật sâu xa các tôn giáo Phương Đông nên luôn coi các tôn giáo Phương Đông là những tôn giáo thứ cấp. Ngay cả những người có cơ hội truyền giáo ngay tại bản địa như Thánh Phanxicô Xavier hay cha Matteo Ricci cũng đă soạn ra một kinh cầu cho kẻ ngoại đạo.
Đặc biệt, đối với cha Đắc Lộ một người được đánh giá là có tư tưởng tiến bộ và chủ trương triệt để hội nhập văn hoá th́ có quan điểm như thế nào?
4.2. Cha Đắc lộ nói về Phật giáo
Những người đă có t́m hiểu về Phật giáo chắc không khỏi tức giận khi đọc được những tư tưởng của cha viết về Phật giáo: “Bên Thiên Trúc quốc, có Vua là Tịnh Phạn Vương, đẻ con dạ th́ sáng, song kiêu ngạo lắm” [16] . Cha c̣n viết tiếp: “Đẻ được một con gái đoạn th́ đi ở trên rừng một ḿnh, dẫu vộ căi mà không cho, v́ ḿnh quen làm việc dối như pháp môn phù thuỷ” [17]
C̣n nữa, cha đă đồng hoá Phật giáo với việc thờ ngầu tượng: “Nó dạy dân thờ bụt, và lấy ḿnh, Thích Ca, làm cội rễ các bụt, như thể ḿnh là kẻ làm nên trời đất” [18] Cha thường dùng chữ thờ bụt thần ma quỉ, nghĩa là đồng hoá Bụt hay Phật với ma quỉ.
Phải nói rằng sự hiểu biết của các thừa sai thời đó về các tôn giáo hết sức lệch lạc và thiện cận. Một phần là do năo trạng hănh tiến đầy thiên kiến, một phần do không t́m hiểu đến nơi đến chốn các tôn giáo khác. Nhưng có lẽ cũng nhờ quan điểm sai lầm đó mà cá vị giáo sĩ đă sẳn sàng hy sinh, chịu đựng tất cả, thậm chí cả cái chết để ḥng cứu vớt ‘các linh hồn’ dân Việt khỏi hỏa ngục.
5. Đóng Góp Cho Nước Việt
5.1. Chữ quốc ngữ
Một trong những thành qủa lớn của công cuộc truyền giáo tại Việt Nam là sự h́nh thành nên chữ quốc ngữ. Mà công lao lớn nhất phải kể đến cha Đắc Lộ. Thứ chữ này do cha sáng chế ra bằng cách dùng mẫu tự Latinh để phiên âm tiếng Việt (tuy trước đây cũng đă thấy xuất hiện thời cha Buzomi).
Mục đích của cha khi sáng chế ra cách phiên âm này là để ghi lại cách phát âm tiếng Việt cho chính xác để dễ học đễ nhớ, v́ người Việt lúc đó đang dùng chữ Nôm.
5.2. Những tác phẩm bằng chữ quốc ngữ
Cuốn ‘Phép Giảng Tám Ngày” và cuốn ‘từ điển Việt-Bồ-La’ do cha biên soạn là những cuốn sách đầu tiên tại Việt Nam viết bằng chữ quốc ngữ mà cha đă cho xuất bản năm 1651 tại Rôma [19]


IV. ỨNG DỤNG CHO CÁC NHÀ TRUYỀN GIÁO HÔM NAY
1. Vấn Đề Ngôn Ngữ
Qua hành tŕnh truyền giáo của cha Đắc Lộ, chúng ta mới thấy sự cần thiết của ngôn ngữ như thế nào. Như trong chuyến hành tŕnh cùng với cha Maquer, cha phải lo hoàn toàn những công việc ngoại giao cũng như giảng dạy, chỉ v́ cha Maquer không rành tiếng bản xứ. C̣n nữa, theo cha một trong những yếu tố để tiếp cận được với dân chúng và thu hút dân chúng đó là tiếng nói. Nếu ta giảng thuyết cho người khác nhưng phải thông qua người thông dịch th́ kết qủa chẳng được bao (như gương của một số nhà truyền giáo khác). Hoặc thực tế, nếu ngày nào chúng ta được nhận sứ vụ đến một làng dân tộc nào đó để truyền giáo nhưng không chịu học ngôn ngữ bản xứ th́ kết quả sẽ như thế nào?. Theo như nhà sử gia Guy Marie Oury viết: “Những hiểu biết về ngôn ngữ đă giúp cha Đắc Lộ tạo nên điều kỳ diệu. Mỗi nhày cha giảng thuyết 6 lần, một lần độ 1 giờ. Lễ Giáng Sinh, theo lời cha, số người đến nghe giảng lên tới hàng trăm ngàn người” [20] .
2. Vấn Đề Hội Nhập Văn Hoá
Trong thế kỷ 17 – 18, nền văn minh phương Tây được đánh giá vượt trội phương Đông. V́ vậy , việc một người Âu Châu như cha Đắc Lộ hạ ḿnh để hoà theo văn hoá của một nước lạc hậu như Việt Nam quả là điều đáng trân trọng. Đối với những người ngoại giáo, việc cha làm là ngoài sức tưởng tượng, nhưng với người Kitô hữu, chúng ta tin tưởng vào bàn tay của Thiên Chúa.
Việc thích nghi và hội nhập của cha, có lẽ sẽ là bài học lớn đối với những nhà truyền giáo trẻ, đặc biệt trong thời đại mà nhà truyền giáo được ví như những ‘công tử’ truyền giáo. Mà đă là ‘công tử’ th́ ít ai muốn lộ cái nghèo nàn lạc hậu, lại chẳng bao giờ chịu chấp nhận cái văn hoá mà ḿnh cho là thấp hơn văn hoá của dân tộc ḿnh, và không kiên nhẫn chịu đựng những thử thách gian nan. Hơn nữa, ngày nay chắc sẽ khó t́m thấy được những nhà truyền giáo mà đem cả linh hồn lẫn thân xác ḿnh để hoà nhập với dân tộc khác, huống chi là mong muốn được phúc tử đạo ngay tại trên mănh đất đó.
Nói vậy, không hẳn văn hoá Việt Nam đă thấm vào trong máu huyết của cha, nhưng cha vẫn c̣n những giới hạn [21] như trong việc tang ma, vấn đề đạo hiếu hay để hiểu một cách thấu đáo về Nho giáo, Phật giáo… Từ những giới hạn đó, cũng cho ta suy nghĩ, việc thông hiểu tiếng nói mới chỉ là phương tiện để t́m hiểu văn hoá. T́m hiểu rồi c̣n phải thích ứng, mới mong tiếp biến [22] . Điều đó đ̣i hỏi ta cần phải có một tâmhồn luôn cởi mở, lắng nghe.
3. Vấn Đề Dạy Giáo Lư
Việc dạy giáo lư của cha Đắc Lộ so với ngày nay th́ qủa là quá lạc hậu. Lạc hậu cả về nội dung lẫn h́nh thức tŕnh bày. Nhưng, ta phải công nhận rằng, với tŕnh độ dân trí lúc bấy giờ, việc tŕnh bày được như vậy quả là một điều cực khó. Đặc biệt, khó khăn khi phải diễn tả ra bằng ngôn ngữ làm sao cho mọi tầng lớp đều hiểu mà không bị phạm đến yếu tố văn hoá cũng như các điểm giáo lư.
Đối với từng tầng lớp, cha có một cách truyền đạt riêng. Như với tầng lớp vua quan, cha không đi thẳng vào việc tŕnh bày Thiên Chúa Ba Ngôi mà cha đi từ địa lư sang vật lư rồi mới dẫn tới Thiên Chúa toàn năng sáng tạo và an bài vũ trụ. Hay đối với những người hay t́m cách phá hoặc bắt bẻ các điểm giáo lư, cha đ̣i hỏi họ phải có sự kiên tŕ sau khi nghe đủ mọi điều cha giảng, lúc đó mới có quyền hỏi. Điều này cha đă cho ta một kinh nghiệm khi tiếp nhận sứ vụ rao giảng Tin Mừng, đó là tuỳ theo giới mà có phương pháp dạy giáo lư thích hợp. Đặc biệt, cha đă nắm bắt được tinh thần ‘Trọng trưởng’ để không ngại t́m mọi cách tiếp xúc với hoàng cung và phủ chúa.
Sự can đảm đưa ra một cách tŕnh bày khác với những khuôn mẫu lúc bấy giờ của cha đáng làm ta khâm phục. Đó là phương pháp mà cha đă tự sáng tạo không theo những cách chỉ dẫn của Công Đồng v́ chỉ dẫn này không hợp với t́nh h́nh xă hội của Việt nam lúc đó. 

Cha không kham một ḿnh công việc mà chia cắt công việc đó cho những người khác, cũng như phân tán các giờ học sao cho xứng hợp và dễ hiểu đó là một trong nhưng điểm ta cần phát huy trong việc tổ chức. Nhờ vậy, tổ chức Thầy giảng ra đời [23] . Tổ chức này đă gợi hứng cho các ơn gọi tu tŕ và sau này đă xuất hiện các Thánh Tử Đạo cũng như các linh mục tiên khởi. V́ vậy, khi nhận trách nhiệm truyền đạt giáo lư, chúng ta chắc cũng nên tổ chức, hoặc kêu gọi nhiều người nhiệt tâm như vậy, họ sẽ giúp chúng được nhiều việc và chắc chắn sẽ làm cho Tin Mừng sinh hoa quả tốt hơn một ḿnh chúng ta ‘ôm sô’.
4. Đời Sống Nội Tâm
Thực chất, vấn đề này không ai đề cập đến, nhưng qua những ǵ cha đă trăi qua và đă làm cho ta thấy cha có đời sống tâm linh thật sâu sắc. Thể hiện qua những khó khăn cha trải qua như khi gặp bảo táp, hoặc khi bị tra lùng, ở trong tù… cha đều qùi gối cầu nguyện và dâng lên cho Chúa, qua việc bầu cử các thánh.
Khi bị chống đối, các cha cũng không lộ vẽ kêu căng trả miếng mà luôn thể hiện sự từ tốn, khiêm nhường. Được vậy là nhờ sự toát ra bởi tấm ḷng yêu Chúa của cha.
Trong tinh thần đó, tuy ta làm mọi công việc đều tốt, trôi chảy, nhưng thiếu đi đời sống tâm linh sâu thẳm th́ chắc chắn chúng ta không sớm th́ muộn sẽ bị ngă dọc đường.


V. KẾT LUẬN
Nói về cha Đắc Lộ – Một con người mà ta có thể nói là sinh ra là để phục vụ cho nước Việt, không chỉ giới hạn vài điều ở trên mà c̣n rất nhiều điểm khác đáng để ta học hỏi và nghiên cứu.
Ở đây, chỉ xin ghi nhận một điều, cha, qủa thực là người đă mở đưởng chẳng những cho công việc truyền giáo trên đất Việt mà c̣n là người khai sáng cho việc hội nhập và đóng góp cho văn hoá Việt Nam.
 
  TÀI LIỆU THAM KHẢO
Alexander de Rhodes. (1994). Lịch sử vương quốc đàng ngoài. Tủ sách Đại Kết
Anon. (1996). Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam
Guy Marie Oury. (1988). Giáo Hội Việt Nam thời các Thánh Từ Đạo
Nguyễn Chính Kết. (1998). Thích Ứng Và Hội Nhập Văn Hóa Trong Truyền Giáo. Tp HCM.
Nguyễn Thế Thoại. (2001). Công Giáo trên quê hương Việt Nam II. Nha Trang
Trần Trọng Kim. (2000). Việt Nam sử lược II. Tp HCM
 
[1]
[2] Trần Trọng Kim. (2000). Việt Nam sử lược II. Tp HCM. Tr. 40.
[3] Trần Trọng Kim, Sđd, tr. 43.
[4] Anon. (1996). Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam. tr. 125.
[5] Lấy tên thánh là Phêrô, trước đây thường truyền đạt những giáo thuyết sai lầm
[6] Sđd, tr. 127
[7] Sđd, tr. 132
[8] Sđd, tr. 143
[9] Sđd, tr. 176
[10] Nguyễn Chính Kết. (1998). Thích Ứng Và Hội Nhập Văn Hóa Trong Truyền Giáo. Tr 151. Tp HCM.
[11] Sđđ, tr. 151.
[12] Sđd, tr. 153
[13] Cf. A. Rhodes. (1994). Lịch sử vương quốc đàng ngoài. Tủ sách Đại Kết. Tr. 113.
[14] Sđd, tr. 166
[15] Sđd, tr. 166
[16] Sđd, tr. 171
[17] Sđd, tr. 172
[18] Sđd, tr. 174
[19] Sđd, tr. 178
[20] Guy Marie Oury. (1988). Giáo Hội Việt Nam thời các Thánh Từ Đạo. Tr. 25.
[21] Có lẽ do thời gian c̣n quá ít cho cha chăng?
[22] Nguyễn Thế Thoại. (2001). Công Giáo trên quê hương Việt Nam II. Nha Trang. Tr. 117.
[23] Trước đó, cha Buzomi cũng qui tụ vài người theo phụ giúp.