Đệ Tử Viện & Chuẩn Viện La San

Anh Chị Phan Văn Minh&Phụng
hân hạnh đón tiếp Anh Chị Em "ta-ru" tại tư gia
hiệp thông cùng Anh Chị Em La San quốc nội
MỪNG NĂM THÁNH LASAN, 2016
kỷ niệm 150 Năm nền giáo dục La San tại Việt Nam (6/1/1866-6/1/2016)










 


Đệ Tử Viện & trường Mossard, sau 1975, trở thành trường Ngoại Ngữ (?)



Chuẩn Viện sau 1975, trở thành Đại Học Nha Trang


 


 

Anh Chị Phan Văn Minh&Phụng
hân hạnh đón tiếp Anh Chị Em tại tư gia
MỪNG CHÚA GIÁNG SINH






 

Frère Hồng & Frère Phong cùng một nhóm Đệ Tử&Chuẩn Sinh

------::-----

Lasan Mai thôn ngày 15 tháng 8 năm 2007

 

 

Các Nhà Huấn Luyện La San Việt Nam

Lược sử đệ tử viện Hải Pḥng
Trước năm 1927, Ḍng La San ít được khối Công giáo phía Bắc biết đến trừ ra tại một vài thành phố lớn như Hà Nội, Hải Pḥng nơi mà chúng ta có được hai ngôi trường khá lớn. Sư huynh gốc "Bắc Kỳ" đầu tiên là sư huynh Thomas-Thiên, nhưng sư huynh đă theo cha mẹ di cư vào nam làm ăn khi c̣n bé. Sư huynh Augustin Lựu là hoa trái đầu mùa đến từ trường Puginier, một trường nội trú lớn và rất uy tín của miền Bắc Việt Nam nhưng Sư huynh lại sớm qua đời tại Huế năm 1916.
Các sư huynh khác như Georges, Irénée, Julien (+ tại Sóc Trăng), Maurice và Célestin đều xuất thân từ trường Puginier hoặc từ trường lẻ của Puginier, tức trường Thánh Gio-an Bao-ti-xi-ta La San. Chỉ ḿnh sư huynh Jean-Baptiste (+ Hà Nội) là người duy nhất vào thẳng chuẩn viện (Petit Noviciat) mà không học qua trường lớp La San trên đất Bắc nào cả.
Trước khi mở đệ tử viện, trường thánh Giu-se Hải Pḥng đă gởi vào chuẩn viện các sư huynh Exupérien, Placide, Hyacinthe và Benjamin (vị cuối này trở nên linh mục Trọng).
Năm 1927, sư huynh giám tỉnh Divy-Joseph quyết định mở đệ tử viện Hải pḥng tiếp theo sau hai đệ tử viện Huế và Mỹ Tho. Sư huynh Thomas-Hyacinthe được giao nhiệm vụ trông coi tổ ấm ơn gọi La San này của miền Bắc. Nắm trong tay giấy phép của các giám mục tông ṭa, sư huynh tuyển trạch thực hiện rất nhiều chuyến du hành qua các địa phận Phát Diệm, Bùi Chu, Hà Nội, Hải Pḥng để quảng bá các công tác, các cơ sở La san cho các vùng đạo gốc này. Thế nên, ngay vào lúc khai giảng niên học vào tháng chín năm 1927, một nhóm 72 đệ tử đến chiếm tất cả các chỗ trống của trường thánh Giu-se Hải Pḥng.
Các sư huynh Adrien Hóa, Julien Đạt, Corentin Lộc … đều thuộc nhóm đầu tiên này. Năm 1929, sư huynh Cyrille-Ḥa đến thay cho sư huynh Thomas-Hyacinthe để hướng dẫn đệ tử viện Hải Pḥng. Nhưng về phần sư huynh Thomas Hyacinthe này, vừa mới ổn định được chỗ ở mới tại trường sư phạm thánh Tô-ma Nam Định, là ngài bàn bạc với sư huynh hiệu trưởng mới Domicé-Régis rồi vận động và thành lập nhóm đệ tử gồm 36 thành viên. Các sư huynh Vitalis, Sébastien, Roger … là thuộc nhóm này.
Năm 1931, đệ tử viện Hải Pḥng được hợp nhất với Nam Định v́ có một số người cho rằng các đệ tử gây phương hại đến sinh hoạt của nhà nội trú, chiếm hết chỗ ăn chỗ ở của các học sinh nội trú … Tuy nhiên sau khi nhóm đệ tử Hải Pḥng ra đi, số lượng nội trú tại đấy chưa bao giờ vượt qua con số một chục !
Chẳng bao lâu sau đó, nhóm những người nhiệt tâm với đệ tử viện theo nhau lănh các sứ mạng tại nơi khác. Sư huynh Thomas bay về Nam, xuống tận Sóc Trăng để thay cho sư huynh Louis Bonnard được chỉ định sang Roma tham dự "Tập viện lần hai" (Second Noviciat), sư huynh Domicé-Régis lâm bệnh nên phải trở về Pháp, Sư huynh Cyrille được chỉ định làm hiệu trưởng trường Bùi Chu và đành giao quyền điều khiển đệ tử viện lại cho sư huynh Gonzague.
Năm 1936, Sư huynh Donatien-Jules được bầu làm giám tỉnh tỉnh ḍng Sài G̣n. Ngài lấy nguyên tắc là nên chiêu mộ các ơn gọi trực tiếp từ các trường lớp La san. Thế là án tử dành cho các đệ tử viện được ban ra.
Mặt khác, t́nh h́nh chính trị trở nên trầm trọng. Dưới quyền điều khiển của sư huynh Gonzague, sĩ số các đệ tử lần hồi bị sút giảm theo thời gian. Với cuộc chiến thế giới lần hai và việc chiếm đóng của quân đội Nhật Bản, các khó khăn gia tăng. Nhà trường thánh Tô-ma Nam Định được giao lại cho các cha ḍng Đa Minh và khu nhà trường ngoại trú Đức Bà lại quá hẹp để có thể đủ chỗ cho đệ tử. Thế nên việc giải thể đệ tử viện được quyết định.
May thay, dù đứng trước sự bấp bênh của t́nh thế, sư huynh Cyrille-Ḥa đă can đảm đứng ra đỡ đầu và xin phép đưa đệ tử viện về trường Trung Linh (Bùi Chu). Nhờ vậy công tŕnh dành ưu tiên cho ơn gọi được cứu văn trong một thời gian nữa. Tuy vậy, đây quả là một giải pháp chẳng đặng đứng, bởi v́ tại ngôi trường này, các đệ tử của chúng ta phải ḥa vào nhóm "các chú" của tiểu chủng viện, vào nhóm các tập sự giáo lư viên và nhất là các sư huynh lại "có vấn đề" với cha xứ. Trong t́nh h́nh như thế, làm sao chúng ta có thể tạo bầu khí giáo dục thích hợp cho các đệ tử chúng ta ? Vị sư huynh giám đốc đáng thương của đệ tử viện chỉ c̣n biết cố làm hết sức ḿnh cho đến năm 1944, khi sư huynh được đổi đi Phát Diệm. Vào thời điểm này, đệ tử viện được coi như "đă hoàn thành nhiệm vụ" !
Năm tháng trôi qua, những năm tháng giặc giă chiến tranh và cách mạng. Chẳng bao lâu, các công tŕnh La San tại miền Bắc lần lượt được phục hồi. Năm 1949, trường thánh Giu-se Hải Pḥng lại mở cửa đón tiếp các học sinh của ḿnh. Và năm 1953, sư huynh Tổng phụ quyền Zacharias cho lệnh tái lập đệ tử viện và giao trách nhiệm thực hiện cho sư huynh Félix, phó hiệu trưởng của trường La San Hải Pḥng. Nhờ vào nhiệt tâm được soi sáng và ḷng quảng đại vô bờ của vị hiệu trưởng trẻ tuổi, sư huynh Bruno, vị giám đốc mới của đệ tử viện với sự bền tâm và tận tụy, đă biết khắc phục các trở ngại và có thể gởi vào chuẩn viện Nha Trang một số đệ tử được đào luyện vững chắc.
Ngoài những giờ phải lên lớp học cùng với các học sinh khác của trường, các đệ tử phải thực hiện các công tác riêng của ḿnh như đọc "sách thiêng liêng", nguyện gẫm, tham dự thánh lễ, viếng Thánh Thể … Các em cũng đảm đương nhiều sinh hoạt khác như học âm nhạc, hát và sử dụng nhạc cụ, vẽ, đánh máy và cả xuất bản một tờ báo nhỏ (tuổi xuân) … Dù phải rời xa quê hương vào thời c̣n rất trẻ để di cư vào Nam (tháng tám năm 1954) và rồi định cư tại Thủ Đức, các chú đệ tử của miền Bắc can đảm tiếp tục theo đuổi con đường lư tưởng La San mà ḿnh đă bắt gặp qua lao động học tập và trong niềm vui. Chính v́ những biến cố tang thương này mà các đệ tửù đă đạt thêm quyền được sự chiếu cố đặc biệt của sư huynh Tổng phụ quyền Zacharias, quyền được cư trú thoải mái của bề trên trường Mossard là sư huynh Bernard Calixte và quyền được hưởng những chăm sóc đầy t́nh phụ tử của sư huynh Félix.
Xin các sư huynh và các đệ tử viện khác trên đất nước Việt Nam hăy cầu nguyện cùng thiên Chúa nhân từ chúc phúc lành và tiếp tục hỗ trợ cho đệ tử viện duy nhất của miền Bắc để khi hoà b́nh và tự do lại nở hoa trên đất nước này, công cuộc giáo dục La san có thể được tiếp tục với nhiều kết quả mỹ măn cho Danh Chúa được cả sáng.
Báo cáo của các sư huynh Thomas-Hyacithe và François Sắc. 1954


**********************************


Lược sử Chuẩn viện Huế
1915
Để hoàn thiện nhóm những cơ sở đào tạo tu sĩ La San tại và cho Việt Nam, vào năm 1915, các bề trên ḍng quyết định tiếp theo việc xây cất Tập viện và Học viện vừa xong vào năm 1913, hoàn thành nốt chuẩn viện mà vào thời ấy người ta quen miệng gọi là Sơ tập viện (Petit Noviciat).
Ngày 5 tháng bảy năm ấy, sh giám tỉnh Camille loan báo cho các thỉnh sinh đang theo học tại trường B́nh Linh, rằng họ hăy chuẩn bị đi sang chuẩn viện vào đầu tháng chín (01/09). Tuy nhiên vào ngày 2/9, nhà cửa chưa xong, nên các thỉnh sinh tiếp tục trú chân lại tại nhà nội trú B́nh Linh. 4 thỉnh sinh kỳ cựu nhất sẵn sàng để nhận lănh áo ḍng được gởi thẳng sang Tập viện liền.
Trong khi ấy, sh giám tỉnh Camille đă bắt tay vào việc soạn thảo một nội quy cho cơ sở mới và sẽ được đem áp dụng vào ngày 23 tháng chín. Sh Hoa Marie được điều từ Học viện về lo đặc biệt các chuẩn sinh với sự phụ tá của 2 sh Louis và Salomon cũng là giáo sư tại Học viện.
Ngày 25 tháng 10, 10 thỉnh sinh dọn đến ở trong khu nhà mới và việc mở cửa chuẩn viện được ấn định chung vào ngày 1 tháng 11. Thế là vào ngày lễ các thánh. Niềm ao ước của các dự tu đă thành sự thật, và trong sự vui mừng hớn hở, họ đă bước qua cổng chuẩn viện. Các dự tu của khóa này gồm 10 thanh thiếu niên :Sinh, Vong, Thương, Vi, Lai, Tham Tuỳ, Hô, Sâm và Tong. Hai người cuối cùng là anh em ruột đến từ Campuchia. Chỉ có 5 người trong nhóm này vượt qua được 2 năm đầu thử thách trong thời kỳ "khai tâm đời tu". Lần hồi các chuẩn sinh làm quen với cuộc sống mới và củng cố lư tưởng mà họ sẽ tiếp tục sống hết cuộc đời trần gian của ḿnh trong đời tu.
Ngày 17/11, ngôi nhà chuẩn viện mới được thánh hóa và chúc phúc lành.Đích thân đức cha Allys vui ḷng chủ tŕ buổi lễ và cũng trong dịp này các thừa sai trong vùng được mời tham dự lễ khánh thành và bửa tiệc sau đó.
Ngày 24/11, lễ lạc trôi qua và các chuẩn sinh lại hăng say bắt tay vào tu tập học hành. Sự ganh đua trong tu tập được thêm phấn khởi nhờ nhóm 5 dự tu đến từ phía nam đất nước : Đệ và Quí từ Taberd, Hoàng và Sáu từ Mỹ Tho và Linh từ Sóc Trăng.
Thiên Chúa Quan Pḥng lo xui khiến các ơn gọi từ tứ phía: Khiêm Giuse bước qua ngưỡng cửa chuẩn viện sáng ngày 7/12 th́ vào buổi chiều cùng ngày, tại nhà nguyện của chuẩn viện, diễn ra một cuộc lễ rất cảm động của 5 tập sinh vừa đón nhận chiếc áo ḍng đen của 5 tập sinh có tên là Antonin, François, Alexis, Jean Baptiste và Victorin.
Ngày 12/12, v́ số chuẩn sinh gia tăng nhiều, người ta buộc ḷng phải nhờ đến một sh học viện sang giúp sh Hoan Marie. Đầu tiên là sh Xavier Minh, sau đó là sh Vincent Ḥa.

1916
Ngày 12/01, Sh giám tỉnh Camille từ miền Bắc vào và dẫn theo một dự tu (Tùng Gioan-Baotixita). Qua ngày hôm sau, một dự tu khác tên là Ngử Giacôbê từ Đà Nẳng ra. Dự tu này trước đă đi chủng viện rồi. Cả hai dự tu này khá yếu về Pháp văn.
Ngày 23/01, sh giám tỉnh chia lớp chuẩn viện thành 3 nhóm. Trước đó, từ ngày 17 đến 22/01, sh đă cho các chuẩn sinh thi thử để xếp nhóm rồi. Các chuẩn sinh này được dịp may tham dự những buổi lễ mừng năm mươi năm hoạt động giáo dục tại Việt Nam của sh Néopole de Jéus, một trong nhóm các sh đặt chân đầu tiên lên vùng đất h́nh chữ S này.
Ngày 24/01, một dự tu mới lại gia nhập chuẩn viện Huế : đó là anh Gilles Gracias
Ngày 25/01. Trong ṿng ba tháng, số chuẩn sinh đă là gấp đôi. Thế nên chuẩn viện cần một huynh trưởng lănh trách nhiệm điều hành và sắp xếp để sinh hoạt của nhà thêm trật tự và mang nhiều kết quả. Cộng đoàn nhà họp lại và sh giám tỉnh Camille chỉ định sh Louis lănh công tác trên với quyền nhận báo cáo tiêu xài của các sh được tách ra riêng để lo cho các chuẩn sinh. Chuẩn viện đón nhận tin này với ḷng hân hoan v́ có được một huynh trưởng hiền, tốt bụng và chu đáo. Với lại hôm ấy cũng là ngày Tết nguyên đán nên chuẩn viện được những ngày nghỉ thoải mái và hơn nữa được một ngày đặc biệt đi dạo tại lăng Minh Mạng.
Ngày 22/02, sau những ngày nghỉ tết, các chuẩn sinh can đảm bắt đầu lại việc học hành và cuộc tu tập.
Ngày 01/03, xảy ra một cuộc thay đổi quan trọng : bây giờ sh Salomon được tách ra khỏi chẩun viện để chỉ c̣n lo cho các sh học viện. Sh là một nhà giáo rất uy tín và rất được các chuẩn sinh yêu quí. Hơn nữa, trước đây sh c̣n là người lo xây cất chuẩn viện và là nhà cung cấp lương thực tức là thầy việc của các nhà huấn luyện tại Huế này. Những tài năng này của sh gây được nhiều tin tưởng nơi các bề trên và chuyện đă đến là vào ngày 26/02/1917, sh được chỉ định là huynh trưởng tại trường La San ở Sóc Trăng và tài xây dựng của sh được sử dụng vào việc "lên lầu" cho ngôi trường thuộc vùng cực nam của đất nước. Việc ra đi của sh làm buồn ḷng nhiều chuẩn sinh song rồi mọi chuyện cũng trôi qua thôi !
Ngày 02/03, sh Térentien-Léon đến thay thế cho sh Salomon tại chuẩn viện và học viện Huế. Vị này trong thời gian sau sẽ trở thành huynh trưởng của chuẩn viện.
Ngày 28/03, vài ngày sau khi sh Salomon lên đường về Sóc Trăng, các chuẩn sinh vui mừng tiếp đón sh giám tỉnh đến từ Sài G̣n : sh dự tính chia sẻ cuộc sống giữa các nhóm tu sinh bé nhất của tỉnh ḍng trong một thời gian nhưng than ôi, một thử thách lại giáng xuống a/e La San : sh Augustin Lựu được gọi về nhà Cha sau một thời gian kiên nhẫn chịu đựng khá lâu những cơn dằn vặt của bệnh lao nan y (vào thời đó, đầu tk 20). Sh quả là một tu sĩ tuyệt vời và là một giáo viên rất tận tâm. Các tu sinh hộ tống linh cửu của sh đến nơi an nghỉ là đất thánh tại Phú Xuân (đường lên Nam Giao, chỗ nhà La San bây giờ ?). Mọi sự chóng qua, như một thánh vịnh nhắc nhở chúng ta, Không ǵ có thể kháng cự lại được với thời gian, ngay cả sh Xavier Minh, người sẽ nhận được sự vụ lệnh vào ngày 23/04 và nhường chỗ cho sh Mathieu.
Ngày 06/06, Tham xin rút lui. Lai Giu-se, v́ không đủ sức khoẻ để kham nổi cuộc sống lao động cật lực của một "tu sĩ-nhà giáo", nên cũng đành bỏ cuộc (12/06).
Ngày 25/06, để dưởng sức cho các chuẩn sinh, nhà ḍng sắp xếp cho các chú được hưởng mỗi năm hai tháng nghỉ hè hay nghỉ ngơi bán thời gian. Trước khi đến thời hạn hằng ao ước ấy, các chú được hưởng trước vài cơ hội giải khuây. Các chú được mời đi hát trong một buổi chầu Thánh Thể tại Lai An.
Ngày 27/06, sau đó đến phiên ḍng kín tại Huế lại mời các chú đến tŕnh diễn các bài thánh ca được nhiều người đánh giá cao. Qua ngày hôm sau, sh giám tỉnh đến chuẩn viện để thực hiện cuộc thăm viếng chính thức hàng năm và tự nhiên có kèm theo các cuộc thi khảo hạch.
Ngày 10/07, các cuộc thi vừa xong, các chú được nghỉ và ngày 16 cùng tháng, các chú được mời đến dự lễ Đức Mẹ tại tu viện Cát-Minh. Hôm sau là lễ bổn mạng của sh giám tỉnh Camille và mọi người có dịp để nói lên sự kính trọng, ḷng yêu thương và sự biết ơn đối với vị có trách nhiệm cao nhất trong tỉnh ḍng Việt Nam.
Ngày 26/07, sh giám tỉnh ưng thuận cho cả nhà thực hiện một chuyến đi dạo qui mô tại lăng vua Gia Long. Ba ngày sau, chuẩn viện mất đi thầy quản lư tài giỏi của ḿnh : sh Mathieu được đổi sang trường B́nh Linh với cùng một nhiệm vụ quản lư nhưng môi trường hoạt động rộng răi hơn nhiều, tương ứng với tài năng của sh.
Ngày 29/07, sh hiền từ Gabriel Dufresse được đổi đến với nụ cười luôn nở trên môi.
Ngày 06/08, diễn ra cuộc họp chọn những chuẩn sinh đủ tiêu chuẩn để xin thành thỉnh sinh và chuẩn bị vào tập viện. Cuộc tuyển chọn và chuyển qua tập viện của các thỉnh sinh tạo nên khoảng trống trong chuẩn viện. May thay Chúa Quan Pḥng gởi đến 4 dự tu mới : ba chú từ Sài g̣n là Minh, Sang và Huê và chú thứ tư là Lành, một chủng sinh đến từ Cam-pu-chia vào ngày 9 tháng 08. Năm ngày sau, thêm một chú mới : đó là Nhân Giu-se.
Ngày 29/08, vui v́ thêm các bạn đồng chí hướng, các chuẩn sinh lại được lên đường vào Lăng Cô để tắm biển và hít thở gió biển. Sau mười một ngày vùng vẫy với sóng biển, các chuẩn sinh hân hoan quay về với đèn sách.
Tỉnh ḍng Đông Dương


*****************************


Lược dịch ghi chú về Tập viện Thủ Đức … đầu tiên.
Thủ Đức là một ngôi làng sầm uất, nằm về hướng Đông Bắc và cách Sài g̣n khoảng 12 km. Dân cư rất đông đúc nhưng rất khó mà ước lượng được con số chính xác. Rất nhiều cửa tiệm hàng quán người ta, người Tàu tập trung quanh khu chợ và đây cũng là nơi được cung ứng đủ loại hàng hóa vào bậc nhất trong vùng. Làng có một ngôi thánh đường Công giáo, ga xe lửa (tàu hỏa) và nhất là có con “rạch truyền thống[1]” mà nếu không có nó, ngôi làng khó h́nh thành được. Chính địa phương này được Tỉnh ḍng Sài G̣n chọn để thành lập Tập viện của ḿnh cách đây khoảng 15 năm. Nằm về phía trái quan lộ nối liền Sài g̣n đi Vũng Tàu, ngôi nhà như vươn lên cách duyên dáng khỏi tổ rợp bóng xanh um của nó. Quả thật, vị trí của nó phải là một trong những nơi thanh khiết nhất. Gần tṛn 8 năm nay, đường xe lữa nối liền Sài G̣n Hà Nội đi qua cạnh nó. Nếu tôi là thi sĩ hay ít nữa một thợ thơ non tay nghề, tôi sẽ không ngại lên tiếng ca ngợi những cánh rừng đẹp mà hùng vĩ bao phủ lấy Thủ Đức gần như trọn vẹn. mà hoa lá tứ mùa như trang điểm bằng những màu sắc hy vọng và hân hoan. Những bản hợp xướng sao mà réo rắt sao mà du dương quá vậy trong các khu rừng quanh đây ! Những kẻ si mê cảm giác bất ngờ, những ai ái mộ phong cảnh lâm tuyền nhiệt đới sẽ tận hưởng được những giây phút thần tiên giữa những cây cổ thụ cao to, xồm xoàm với đám rêu phong hay bị bó cứng ngắt như những cụ nghị viên thời xưa vậy. Ngoài những khu rừng hầu như bạt ngàn vây quanh, Thủ Đức c̣n có những cánh đồng mía, cánh đồng khóm (thơm), cánh đồng đậu phọng (lạc) xanh um, tạo nên bản sắc địa phương không kém phần hấp dẫn. Nhưng điều đáng được ưu tiên nhắc tới, đó là vô số nguồn suối nước ngọt uống được mà người ta dễ dàng khám phá đâu đó quang Thủ Đức. Tại vùng Viễn Đông này, nước ngọt uống được rất quí hiếm. Khắp nơi, người ta phải uống nước sông, hoặc khá hơn, nước mưa.
Tuy nhiên Thủ Đức có thể được xem là một trung tâm của lương dân ! Trừ số 250 hay 300 người thuộc xứ đạo địa phương, phần đông đảo dân chúng c̣n lại (10 000 người ?) vẫn chưa nhận được ánh sáng đức tin. Chùa chiền, miếu mạo, am hay tịnh xá c̣n đầy dẫy khắp nơi. Trong ṿng bán kính 1 km, tôi đếm được hơn 10 công tŕnh như vậy… Dù rằng sư săi VN cách chung không được nhiều ảnh hưởng như bên Cam-bốt, song người lên chùa đốt nhang niệm phật khá đông. Thiện nam tín nữ thường để lại lễ vật gấp đôi, một phần dành cho các nhà tu hành ,phần kia thuộc thần thánh sở tại[2] (divinités titulaires)…
Đôi khi, trong những đêm dài mất ngủ, tôi nghe được tiếng mỏ tiếng chuông chùa (ghê rợn !) vẳng lại từ xa ...(Dịp để kể chuyện về một nhà sư tại Thủ Đức đă “tự thiêu” cách đó khoảng 10 năm để đạt bồ tát và dân chúng rất ngưởng mộ và xây bảo tháp để đựng xá lợi. Cần xác định rơ không gian và thời gian chuyện này)…
 Đấy là vùng đất mang nặng ảnh hưởng của lương dân nhưng đồng thời cũng đă thấm đượm máu của các vị tử đạo VN (ví dụ như của thánh Gẫm) mà ngôi tập viện La San được mọc lên. Tập viện được xây dựng với phép của lănh đạo ḍng, với sự ưng thuận của Đức cha đương nhiệm Dépierre, toạ lạc bên cạnh thánh đường của giáo xứ, trên khu đất của Nhà Chung và được chủ chăn địa phận nhường lại cho a/e trường Ki-tô trong một thời gian “vô hạn định”.
Sự hiện diện của các sh được dân chúng, dù có đạo hay không, đón tiếp nồng hậu. Họ vui mừng và hănh diện v́ có được những “sư phụ tu sĩ”, những người thầy sẽ tận t́nh phục vụ dạy dỗ con em họ. Thế nên sau một thời gian, vào năm 1906, khi các sh phải chia tay với dân chúng tốt bụng này, rấät nhiều giọt lệ lưu luyến đă tiễn chân họ. Nhưng đó là chuyện về sau !
Một vài tuần sau lễ mừng tân gia, khi thấy rằng số những người trẻ muốn dâng hiến đời ḿnh cho Thiên Chúa trong nghề giáo dục đến ghi danh đă đủ đông để một tập viện chính qui hoạt động b́nh thường, người ta đành thôi không nhận thêm. Sư huynh Baslisse, một tu sĩ khả kính được chọn làm bề trên giám tập đầu tiên. Tánh t́nh hiền lành, dễ ḥa nhập, cộng thêm nhiều kinh nghiệm về tâm linh, sư huynh đă biết cách thu phục nhân tâm. Trước đó, sư huynh có tuổi thâm niên là 30 năm hăng say hoạt động tông đồ tại các trường của tỉnh ḍng.Thế nên v́ tuổi cao, và sau hai năm tận t́nh phục vụ, sư huynh được miễn nhiệm. Từ đấy, sư huynh Basilisse dùng tất cả thời gian ḿnh để thực hiện những việc đạo đức của đời tu mà chuẩn bị trong niềm vui và an b́nh, cuộc gặp gỡ tương lai với Thiên Chúa t́nh yêu. Trong ư nghĩ, tôi c̣n nh́n thấy thấp thoáng dáng dấp của cụ già thất tuần thường qua lại trên lối ṃn từ nhà tập sang nhà thờ. Trong tư thế là một con người dầy dạn kinh nghiệm sống, sư huynh luôn tự trang bị cho ḿnh đôi binh khí hộ vệ, một gậy và một tràng chuổi môi khôi (sáu mươi). Khi sh đi bách bộ dọc theo hiên nhà, xâu chuỗi với các hột như bằng ngà voi này không bao giờ rời tay sh … Lời cầu nguyện và lời khuyến khích của sư huynh Basilisse chắc chắn tiếp tục là sự giúp đỡ quí báu cho việc huấn luyện các tập sinh trẻ tuổi ở tập viện Thủ Đức này.
Ơn gọi cho đời tu tŕ chuyên chăm lo giáo dục h́nh như chưa bao giờ gặp khủng hoảng, nếu tôi nhớ không lầm. Niên khóa 1902-1903, người ta đếm được 25 tập sinh hay thỉnh sinh. Đây quả là một con số đáng nể đối với một tỉnh ḍng có số tu sĩ vừa tṛm trèm 70 người. Tuy nhiên nhiều người trong số các thanh thiếu niên đầy thiện chí này, khi vào nhà tập lại không biết tí ǵ về tiếng Pháp (mà lúc đường thời, người ta coi như chủ yếu !) nên việc huấn luyện về đời tu (do tu sĩ Pháp không rành tiếng Việt đảm trách) gặp nhiều trở ngại và cả sự thối chí nản ḷng. Với lại khuynh hướng mơ mộng và hơi trầm buồn, phát xuất từ sự rụt rè tự bảnh chất con người phương Đông, cũng góp phần cản trở bước tiến các ứng sinh cho một lối tu mới. Dẫu sao, tập viện Thủ Đức cũng đă đào tạo được nhiều tu sinh có giá trị, mà có người so sánh như những chiến binh của Gédéon. Họ là thiểu số nhưng không v́ thế họ làm giảm đi danh thơm của nhà ḍng, trái lại họ càng góp phần là tăng thêm giá trị của ơn gọ là đàng khác … Dù ǵ đi nữa, tại tập viện Thủ Đức, luật ḍng và ḷng đạo hạnh luôn được xem trọng. Mỗi ngày, vào lúc 5g chiều (tức 4g theo cách chọn múi giờ hôm nay), khi nhiệt độ của ánh mặt trời giảm dần, mỗi tập sinh, tay cuốc tay sẻn, tại một góc vườn nào đó để dọn sạch gai góc và đánh luống trồng hoa hay cây cảnh. Chính nhờ những công việc vừa lành mạnh v́ giải tỏa được những căng thẳng do học hỏi, suy tư, lại vừa hấp dẫn v́ tính cách sáng tạo và mỹ thuật mà chẳng bao lâu khu vườn quanh tập viện đượm vẻ tươi tắn thanh lịch.
Bổng đâu mây đen kéo tới. Những luật lệ có đường hướng kỳ thị tôn giáo và nền giáo dục Ki-tô giáo được quốc hội Pháp biểu quyết bên chính quốc lại ảnh hưởng mạnh đến Nam kỳ thuộc Pháp ! Tại Pháp, một số lớn bất động sản của ḍng bị tịch thu hoặc “mượn tạm”. Thế nên các lănh đạo ḍng tại VN phải mau sắp xếp lại nhà cửa trường lớp cho an toàn. Đấy là một biện pháp khôn ngoan v́ bản “amendement của Leygl…” có thể bị mất hiệu lực [3] tức là nhà cửa tại VN này bị tước đoạt, việc dạy học bị cấm cản và các sư huynh phải hoàn tục …
Thế là toàn bộ bất động sản tại Thủ Đức được thanh toán ngay, có thể nói là nhanh gọn. Điều này thực hiện được dễ dàng là nhờ một điền chủ có đạo cũng vừa tỏ ư định đến định cư tại Thủ Đức. Thế là tập viện Thủ Đức được di chuyển ra Huế (thủ đô của vương quốc Việt, mà luật của Pháp không c̣n hiệu lực) và tiếp tục công việc đào tạo tu sĩ tốt cho ḍng La san. Ngôi trường gắn liền với tập viện[4] c̣n cố tiếp tục hoạt động thêm một năm nữa sau cuộc di dời trên. Nhưng rồi những khó khăn tại địa phương dù không nhiều lắm cũng làm trường “tạm vĩnh viễn” đóng cửa. Đó là ngày cuối tháng 12 năm 1906.
Sau hết, trong những ngày đầu tháng 12 năm rồi[5], người ta cho bốc mộ các sư huynh đă yên giấc trong khu đất thánh của tập viện và đưa các vị ấy về nằm ở chỗ mới tại Chí Ḥa, cách nhà hưu dưỡng của các linh mục VN (thuộc địa phận Tây Đàng Trong, tức Sài G̣n) “hai bước”.
Trường La San đầu tiên tại Thủ Đức
Ngày 31 tháng 7 năm 1898, Đức cha Dépierre làm phép ngôi trường thánh Gio-an La san tại Thủ Đức. Việc thành lập trường mới này là do sáng kiến của sh giám tỉnh, tỉnh ḍng Sài G̣n v́ ông cho rằng kề bên một tập viện phải có một nhà phụ cận để thực nghiệm và đào tạo những giáo sinh trẻ bản xứ . Ông thống đốc Nam Kỳ phê chuẩn việc thành lập trường này bằng một văn thư gởi cho giám mục Dépierre, trong có đoạn nguyên văn như sau : “để dạy tiếng Pháp cho các trẻ có đạo của giáo xứ”[6] .
Tháng tư năm 1897, làng sở tại hiến tặng cho các sư huynh một thửa đất với diện tích một mẫu rưởi duy nhất dành cho việc xây dựng trường. Lễ khai giảng trường rơi đúng vào ngày 2 tháng 4 năm 1898.
Người ta khởi đầu bằng việc cho hoạt động một trường ngoại trú với 3 lớp học. Cuối tháng tư năm đó, viên thanh tra tiểu học của nhà đương cục đến viếng trường lần đầu. Bản báo cáo của ông ta về trường lớp và việc giảng dạy của các sh rất thuận lợi. Lúc ấy trường đạt sĩ số là 51, một con số khá khích lệ v́ dân chúng nơi đây hầu hết là lương dân, cộng thêm những thành kiến về các ông thầy dạy “đạo của Đức Chúa Trời” mà hầu như họ chưa thấy bao giờ.
Sự dịu hiền của các sh cùng cố gắng tận tâm mà sh hiệu trường dành cho trường lần hồi lấy được ḷng của phụ huynh và con em họ. Từ ngày thành lập, tháng 8 năm 1898, đến tháng năm năm 1890, trường và tập viện chỉ là một cộng đoàn. Nhưng từ đấy, v́ số học sinh không ngừng gia tăng và kéo theo sự gia tăng con số các thầy dạy, nên người ta phải xây cất thêm vài dăy nhà đơn sơ bằng tre lá cho phép tiếp nhận thêm thày và tṛ, nhất là thêm một số ít học sinh nội trú. Biện pháp này là cần thiết v́ nhiều lư do, trong đó có lư do là nhờ đấy mà trường có thể tự túc tự cường, sinh hoạt độc lập và tiếp tục công cuộc giáo dục của ḿnh, đồng thời tập viện cũng bớt được gánh nặng phải chu cấp. Kỳ nhập học năm 1900, người ta đếm được 12 học sinh nội trú và khoảng 60 học sinh ngoại trú. Niên học này kết thúc với 25 nội trú và 75 học sinh ngoại trú. Từ nay, trớn tiến lên đă được khai thông … cho đến ngày phải đóng cửa trường, một ngày cuối tháng 12 năm 1907 ! Trong suốt thời gian này, trường thánh Gio-an La San luôn thực hiện được nhiều tiến bộ. Mỗi năm, trường cung cấp một số thành viên có chất lượng cho tập viện, vài tân ṭng cho Giáo Hội. Các chú học tṛ của trường xuất thân từ các gia đ́nh nông dân hay buôn bán nhỏ. Một số là con cái các điền chủ, hay công nhân viên nhà nước thuộc địa. Một số gia đ́nh v́ không đủ phương tiện gởi con vào trường Taberd Sài G̣n nên thường đổi hướng, gởi chúng lên Thủ Đức học. Sau ba bốn năm học, tức là khi chúng sở đắc được một số vốn kiến thức cùng sử dụng khá thành thạo Pháp ngữ, phần lớn chúng quay về với đồng ruộng. Ít có học sinh len chân vào bộ máy cầm quyền thuộc địa[7]. Học sinh Việt Nam thông minh và cật lực học hành, tiếp cận dễ dàng các ngành học mà chương tŕnh đề ra. Các em có nhiều năng khiếu đặc biệt về vẽ kỹ thuật và về toán học. Việc học tiếng Pháp đ̣i hỏi nhiều nỗ lực hơn (?), điều này cũng dễ hiểu thôi[8]. Chương tŕnh được áp dụng tại trường La San Thủ Đức gần như tương ứng với bằng sơ học (Certificat d’études primaires). Trong các lớp, giáo viên gắng dịch hầu hết các môn học sang tiếng Việt. Nhờ vậy, công việc của học sinh trở nên đơn giản hơn và “hắn ta” sẽ gặp ít trở ngại khi thầy hắn bắt hắn phải trả thuộc ḷng các bài chỉ định hoặc làm các bài toán đố đă ra trước đấy. Trường được thiết lập cốt để học sinh biết thông thạo tiếng Pháp cách nhanh chóng. Việc chuyển ngữ tất cả những ǵ học sinh phải học hằng ngày có thể nói được là cốt yếu cho tham vọng này. Trong giờ chơi, một vật chọn làm dấu hiệu qui ước được trao tay nhau giữa các học sinh mỗi lớp để thúc đẩy việc thực hành tiếng Pháp. Mỗi sáng, khi vào lớp, sh hiệu trưởng sẽ kiểm tra xem hs nào đang c̣n giữ vật dấu hiệu (tức người phạm lỗi cuối cùng) và thế là sẽ bị trừ vài điểm tốt ! Không ǵ hấp dẫn bằng việc nắm bắt những mẫu chuyện giữa các học sinh khi giờ giải trí đang hồi đạt tới đỉnh điểm. Dù rằng các nhóc chơi tṛ chém giết không nương tay ngữ pháp cùng những thành ngữ Pha-lang-sa, thiện chí muốn diễn tả tốt bằng tiếng mẹ đẻ của Racine hay Corneille là điều hiển nhiên. Một hôm đang đứng ngoài sân chơi, một nhóc t́ 7 hay 8 tuổi, đầy vẻ hân hoan, đến nói với tôi : “Xe phe, con vừa đớp (ăn) 10 đứa con gái[9] !”. Sự lẫn lộn này dễ gặp trong việc học các sinh ngữ. Động từ “ăn” được áp dụng theo nhiều ngữ nghĩa trong ngôn ngữ VN trong khi trong tiếng Pháp, th́ lại khác. Ví dụ Tôi ăn kẹo th́ tiếng Pháp là Je mange du bonbon, c̣n Chơi bi, tôi ăn được 5 viên, je gagne 5 billes, hoặc cô ấy ăn ảnh , elle est photogénique ! Người Nam kỳ gặp khó khăn khi phát âm phụ âm P và lẫn lộn P với B. Do đấy, nếu để ư kỹ th́ ta gặp nhiều chuyện thật trớ trêu. Ví dụ “La terre est ronde comme une poule”[10] (thay v́ boule), hoặc “la bonne mère percera doucement son enfant pour l’endormir” ! (thay v́ bercera).
Hiển nhiên là những lỗi kiểu này được nhanh chóng khắc phục bởi việc sử dụng tiếp Pháp thường xuyên. Không c̣n là chuyện lạ nếu ta gặp nhiều trai trẻ VN sử dụng thành thạo tiếng Pháp đúng chuẩn và trong sáng.
H́nh như tôi cũng có lưu ư trước đây là các trường La San chúng ta thu nhận học sinh đến ghi danh học mà không phân biệt tín ngưỡng. Có năm tại trường Thủ Đức này, chúng ta nhận vừa cháu của vị tử đạo và luôn cả cháu của chính người lư h́nh của vị chứng nhân ấy. Không có ǵ lạ lùng và se thắt ḷng cho bằng thấy gần như hằng ngày, chúng chơi chung với nhau và t́nh thân thiện hỗ tương nối kết chúng lại. Thằng bé có đạo khó mà tưởng tượng được ông của bạn ḿnh lại ra tay chém đầu ông ḿnh v́ tội khác tín ngưỡng[11]. Cách chung mà nói, có đạo hay không, trong trường La San, chúng đều sống thân thiện bên nhau. Tôi chưa bao giờ nghe tranh cải giữa các học sinh về vấn đề đạo này hay đạo kia. Mọi người đều tuân theo một nội qui, tất cả lương hay giáo đầu học giáo lư, đọc kinh sáng chiều, tham dự thánh lễ. Tại Thủ Đức, ḷng đạo hạnh và học hành cần cù được coi trọng. Đối với việc học, đặc biệt môn Pháp văn, đôi khi người ta phải hạn chế sự hăng say quá độ. Ḷng đạo hạnh chân thật và sâu sắc nơi các học sinh Công giáo. Phần đông chúng dự lễ và rước lễ mỗi ngày Chúa Nhật[12]. Hội Rất Thánh Nữ Đồng Trinh (Con Đức Mẹ) được thành lập ngay từ khi ban nội trú được khai trương và làm phát sinh nhiều kết quả tốt lành nơi các hội viên. Việc dạy đạo luôn luôn được thực hiện bằng tiếng Việt. Đối với mọi học sinh, những bài học đức dục ví dụ như về phép lịch sự của người Việt, là điều bắt buộc, đôi khi người ta bổ túc thêm vài nguyên tắc lịch sự Âu Tây.
Những ai từng công tác tại trường thánh Gio-an La san Thủ Đức biết rơ công việc nơi đây thú vị biết bao ! Thế nên họ rất đau ḷng khi được tin trường sẽ bị giải thể. Như trên tôi đă nói rơ những lư do buộc các cấp lănh đạo tỉnh ḍng phải thanh toán tất cả bất động sản tại Thủ Đức và biện pháp này đưa đến việc đóng cửa trường, giải tán học sinh và các thầy (không có cô giáo !) của trường. Về tập viện và ngôi trường Thủ Đức, nay chỉ c̣n là dĩ văng, một giấc mơ đẹp …[13] !
Những ai đă từng biết khu vực La San tươi đẹp này, sẽ không c̣n nhận ra nó nữa. Mọi sự đều được chủ nhân mới thay đổi, xáo trộn, trang trí lại. Trước, đấy là những dăy nhà bề thế, trang nghiêm, mang ít nhiều tính chất của ngôi nhà tu đập vào mắt những ai qua lại. Hôm nay[14], nó trở thành một “lâu đài tráng lệ”[15]. Chúng ta không thể không kinh ngạc ! Thiên Chúa đă cho phép như vậy, đă muốn vậy ! Xin luôn được như thế !
[1] Bến Nghé có rạch, Thị Nghè có rạch … hoặc sông. Trong cuộc Nam tiến, người Việt chúng ta thường dùng đường thủy
[2] Chắc tác giả chưa phân biệt được đ́nh và chùa, thành hoàng bổn thổ với Phật … Thật ra nhiều người VN cũng vậy thôi !
[3] Cần t́m hiểu nội dung của bản amendement… cũng như các luật chống tôn giáo này.
[4] Sẽ được đề cập sau đây …
[5] Cần xác định …
[6] Pour l’enseignement du français aux chrétiens de la paroisse …
[7] Nhận xét quan trọng ! “Très peu se casaient dans l’administration”
[8] Hệ thống ngữ pháp Việt và Pháp khác biệt hẳn.
[9] Cer Fère, je mange dix filles : ư muốn nói : cher Frère, je gagne dix billes = Thưa sh, con ăn được 10 viên bi !
[10] Quả đất tṛn như con gà mái ! Bà mẹ hiền sẽ nhẹ nhàng ru con ḿnh ngủ
[11] Thật ra lư h́nh nào biết ǵ trừ ra cố thi hành lệnh trên !
[12] Đây là thời điểm đầu TK 20, lú việc rước lễ hằng ngày vẫn c̣n là bất thường.
[13] Thật ra vẫn c̣n đoạn kết : trường và đệ tử viện lần lượt được tái lập vào năm … để rồi đến năm 1976 tất cả được nhà nước XHCN ưu ái giải tán và xung công toàn bộ, c̣n các sh dạy tại đấy th́ được cho đi học tập miễn phí trong thời gian dài !
[14] Từ những năm 10, 20 … của TK 20
[15] Dinh Montjoie (nếu không lầm !)

****************************
 

Tập viện Huế (1925-1933 ?)
1906-1924 : Tập viện Thủ Đức
1933-1975 : Tập viện Nha Trang
1980 ? 200 … : Tập viện Tân Cang
1925
Tháng 06
Ngôi nhà tập viện được xây dựng trong những điều kiện tồi tệ : vài nơi trong nhà cần phải được sửa chữa gấp. Thế nên vào tháng sáu 1925, công tác tu bổ khởi sự ngay. Trần nhà bằng tre và vôi bị mối mọt gặm nhấm gần hết và sẽ sập xuống đầu bất cứ lúc nào là mối đe dọa thường xuyên. Các sư huynh cho thay thế bằng những tấm ván thuộc loại gỗ cứng không thể bị mối mọt tấn công. Các pḥng phụ được xây thêm ở hai đầu dăy nhà chính : các pḥng này dùng làm pḥng tắm rửa và nhà vệ sinh, thay thế cho các pḥng cũ, từ hơn chục năm nay bị rơi vào t́nh trạng quá tệ hại và rất hôi hám. Một hành lang có mái che nối liền Học viện và Tập viện cho phép các sư huynh qua lại dễ dàng nhất là trong mùa mưa bảo, và đồng thời có lợi cho việc giữ ǵn an ninh. Ngôi nhà kho trong đó có vựa củi, chuồng nuôi gia cầm và súc vật được dời đi để bảo đảm vấn đề vệ sinh, sự yên tỉnh và nét thẩm mỹ của nhà huấn luyện.
Sh Idinặl : Hơn 30 năm phục vụ tại một xứ sở nhiệt đới, nên sức khoẻ của cựu sh giám tỉnh Idinặl bị sa sút rất nhiều. Ngày 24/06 , vào lúc 21g15, sh đă yên giấc trong Thiên Chúa cách thanh thản và b́nh an. Trước đây hơn ba tháng, vào ngày 03/03, sh đă có người kế vị là sh Vauthier-Joseph.
Đất thánh La San tại Phủ Cam : ngày 12 /10 người ta di dời hài cốt các sh được chôn cất trước đây tại vị trí gần chủng viện. Cũng trong dịp này, trên mỗi ngôi mộ các sư huynh, người ta dựng lên một cây thánh gia đứngù, c̣n trên các ngôi mộ của tập sinh hay chuẩn sinh người ta đắp nổi lên một thánh giá nằm.
Tháng 08
Ngày 14/08, 7 a/e trẻ thỉnh sinh khoát lên ḿnh chiếc áo ḍng đen cổ trắng của những người con của thánh Gio-an La San. Các a/e mang tên mới là các sh Candide Minh, Fabien Minh, Honorat Minh, Gaetan Minh, Edgar Minh, Damascène Minh và Harman Minh.
Tháng 10
Thứ bảy nhằm ngày 17/10, tại nhà nguyện của chuẩn viện, các sh tổ chức tiếp đón trọng thể đức cha Allys nhân dịp 50 năm thụ phong linh mục và 50 năm phục vụ của ngài tại Việt Nam. Sau vài bài hát mừng, một sh Học viện đọc diễn văn ngắn tóm tắt lại những nét chính trong sự nghiệp truyền giáo của ngài, từ lúc rời quê hương bên trời Aâu vào khoảng cuối năm 1875, để sang quê hương thứ hai làm công tác tông đồ không bao giờ ngơi nghỉ.
Năm 1926
Tháng 02
Ngày 09/02, 03 a/e thỉnh sinh được nhận áo ḍng La San và khởi đầu công tác học tập tu luyện. Đó là các sh Alexis Minh, John Climacus và Hyacinthe Minh. Người thứ hai trong ba tân sư huynh là một người Trung Hoa vừa trở lại đạo và đến từ poulo Penang. Sở dĩ có chuyện ly hương này là v́ người ta không muốn anh bị gia đ́nh bên lương của anh chi phối.
Tháng 03
Đức cha Aiuti, khâm mạng ṭa thánh, bất thần đến Huế và được long trọng đón tiếp tại nhà thờ chánh ṭa. Sau buổi lễ diễn ra vào buổi chiều, ngài đột xuất đến viếng trường B́nh Linh, và v́ không chuẩn bị nên chỉ có vài sư huynh ra tiếp đón thôi. Ngay ngày hôm sau, ngài lại viếng thăm lần nữa. Lần lượt ngài đi đến thăm các pḥng ốc, chuyện văn dịu dàng với các nhóm sư huynh tại Học viện, Tập viện và Chuẩn viện. Quả thật đức khâm mạng đă chinh phục được mối thiện cảm của mọi thành phần trong gia đ́nh La san.
Tháng 08
Thêm một lễ trao tu phục vào ngày 14/08. Có 04 tân sư huynh được mang tên mới như sau : sh Bonaventure Minh, Bénilde Minh, Berchmans Minh, Archange Minh. Các sh này thuộc nhóm đến thẳng từ Chuẩn viện vào ngày 12 tháng sáu vừa qua.
Năm 1928
Không có biến cố nào quan trọng đến làm náo động bầu khí êm ả của các nhà huấn luyện ra trong năm này.
Sau kỳ cấm pḥng năm chấm dứt vào ngày 05/02, sh Henri Edouard ở bên nhà hưu từ hơn mộtnăm qua, đă rời đi Mỹ Tho. Cùng ngày, 2 sh trẻ Pierre Định và Cosme Gẫm cũng được gởi ra cộng đoàn, sh thứ nhất đi Hải Pḥng và sh thứ hai th́ đi Nam Định.
Vào tháng ba, v́ có vài trường hợp bị nhiễm bệnh dịch tả tại Huế nên mọi thành viên trong các nhà huấn luyện đều được tiêm ngừa.
Ngày 29 tháng tư, sh giám tỉnh Divy Joseph mở đầu cuộc thăm viếng theo luật các nhà huấn luyện tại Huế.
Chiều ngày 27 tháng năm, một điện tín mang đến tin buồn : sh Tổng quyền Allais Charles bất ngờ qua đời. Tất cả các thành viên của gia đ́nh đều sốt sắng dâng lời cầu nguyện cho vị lănh đạo yêu dấu này.
Tháng sáu là tháng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu. Trong ngày lễ kính Thánh Tâm có thánh lễ trọng thể cầu nguyện cho nhu cầu của tỉnh ḍng, chầu Thánh Thể suốt ngày, rước kiệu đi qua các lối đi trong vườn trường và kết thúc bằng Phép lành. Cũng ngày hôm nay, các sư huynh Học viện, các Chuẩn sinh lên đường đi nghỉ hè.
Tháng bảy năm nay, nhờ vài trận mưa khá lớn nên khí trời dễ chịu. Vâng mưa khá lớn nên làm nước sông Hương dâng cao và gây ngập lụt, ngập cả bán đảo B́nh Linh.
Cũng trong tháng bảy này, sĩ số tập sinh tăng cao : ngày 26/07 một đoàn 08 thỉnh sinh đến từ Chuẩn viện bước lên nhà tập. Và cũng trong thời gian này, hai đoàn đệ tử đến từ Hải Pḥng và từ Nam kỳ, mỗi đoàn 8 người, tiếp theo nhau kéo vào lấp chỗ trống tại Chuẩn viện.
Sư huynh giám tỉnh Divy-Joseph đă lên đường sang Pháp ngày 18 tháng chín để tham dự Tổng công hội bầu sư huynh tổng quyền. Sh Aglibert-Marie, cựu giám tỉnh Đông Dương và hiện nay là hiệu trưởng trường B́nh Linh, được chỉ định làm quyền giám tỉnh, đă chủ tọa hội đồng xét khấn cho các tập sinh sắp xong năm tập. Kỳ tĩnh tâm dài 8 ngày của các tập sinh được kết thúc bằng lễ tuyên khấn tạm một năm và người nhận lời khấn là sư huynh giám tập.
Các sư huynh vừa khấn xong bước qua Học viện trong cùng một ngày. Đó là ngày 07/10, lễ Đức Mẹ Mân Côi.
Chiều 12 tháng mười một, cả nhà nhận được bức điện tín vui từ tay của sư huynh giám tỉnh Divy Joseph đang ở bên trời Âu gởi đi : sư huynh Adrien được bầu làm tổng quyền và kế vị chính ông anh ruột của ḿnh là sư huynh Allais-Charles.
Trong các điều kiện hạn hẹp hiện tại, nhóm các nhà huấn luyện khó ḷng phát triển tốt được. Sự di dời là cần thiết. Thế nhưng tại thành phố Huế, hầu như không thể t́m được một khu đất nào thích hợp. Phải nghỉ đến chuyện bám trụ tại một nơi khác. Và chính điều này là cớ ổn thỏa nhất cho chuyến du hành đi Nha Trang của sư huynh Domicé-Rogatien, phó giám đốc học viện. Khởi hành chiều ngày lễ Giáng Sinh, sư huynh đă trở lại Huế ngay sáng ngày 03/01/1929 với sự phấn khích lạ thường. Sư huynh đă gặp được vùng đất hứa, những thuận lợi cho việc tiếp tế lương thực, cảm t́nh của giáo quyền và chính quyền sở tại, khí hậu trong lành và phong cảnh hữu t́nh của địa phương … Thế nên ngay lập tức sau đó, một tờ tŕnh chi tiết - có sơ đồ của vị trí tương lai tại Nha Trang đính kèm - được thảo ra và gởi gấp về Sài G̣n cho sư huynh giám tỉnh, trể lắm là ngày 12/01/1929 phải tới tay.

Năm 1929
Từ Pháp trở về, sư huynh giám tỉnh rất ngạc nhiên khi có được trong tay bản báo cáo và các hồ sơ liên quan đến dự tính táo bạo về việc thành lập một cơ sở huấn luyện mới cho ḍng La San. Tiện dịp đi Huế, sư huynh giám tỉnh mời tháp tùng theo các huynh trưởng cộng đoàn như Théclan Marcel và Constance Marie, sư huynh tổng quản lư của tỉnh ḍng là Chrysostome Albert. Và chuyện xảy ra là một bản đồng thuận được thảo ra và mọi người hân hoan kư tên vào.
Dù vậy, vài ngày sau tại Huế, sư huynh giám tỉnh Divy-Joseph cũng cho họp hội đồng cố vấn để bàn kỹ thêm vấn đề, và trong đó người ta thảo luận đến tận chi tiết dự tính di chuyển các nhà huấn luyện, những lư do cũng như những thuận lợi của việc thay đổi này. Một bản báo cáo mới và một biên bản được thảo ra với chữ kư của các thành viên tham dự hội nghị như các sh Aglbert-Marie, cựu gt và ht đương nhiệm của B́nh Linh, Candidus-Eugène, bt Chuẩn viện, Domicé-Rogatien, phó giám đốc học viện, và Vauthier Joseph, giám tập.
Cuộc vận động chánh quyền được tiến hành liền sau đó nhằm yêu cầu họ dành cho ḍng chúng ta bằng cách nhượng lại với giá rẽ khoảng 10 mẫu đất …
Tuy nhiên, chuyện lành thường hay gặp trở ngại đâu đó … Việc chọn địa điểm không làm các lănh đạo trung ương đồng ư … và thế là tất cả thành dự án treo …
Và chuyện ǵ phải đến, đă đến … và các nhà huấn luyện phải giáp mặt với những khó khăn. Thật vậy, vào tháng bảy, sau khi nhận một đoàn chuẩn sinh mới, ngườ ta phải gởi đi nơi khác các sh Học viện và các giáo sư của họ và tiến hành việc sửa chữa pḥng ốc của nhà huấn luyện : pḥng của tập viện v́ bức vách ngăn nó với nhà nguyện bị phá bỏ nên đă trở thành nhà nguyện nối dài, đủ chỗ chứa cho nhiều người mới. Để bù lại, các tập sinh dọn đến ngụ tại một trong các lớp của Học viện đă vắng chủ. Các pḥng trống c̣n lại của Học viện được sửa sang thành pḥng ngủ cho các chuẩn sinh.
Lại nữa, pḥng y tế được biến thành nhà bếp và nhà bếp cũ được sử dụng để nới rộng pḥng ăn của chuẩn viện. Và thế là trước mắt, B́nh Linh thiếu pḥng y tế và việc thay đổi tính năng của các pḥng quả là một chuyện tệ hại …
Trong khi chờ đợi t́m ra được biện pháp cuối cùng hữu hiệu, các thành viên trong nhà tập cố “tự chủ ḷng ḿnh bằng tính kiên nhẫn”… và tiếp tục cuộc sống thường nhật với không quá nhiều va chạm.
Vào ngày 23 tháng tám, một nhóm 9 chuẩn sinh được nhà tập vui vẻ đón tiếp dù rằng trước đó, ngay từ ngày 16/08, đă có mặt 3 anh thỉnh sinh trực tiếp đến từ gia đ́nh họ. Tuy nhiên, một trong 3 anh này đă xin rút lui sau 15 ngày sống thử cuộc sống tu tŕ, và một anh khác th́ được gởi trả về nhà v́ có rất nhiều dấu chỉ chứng tỏ rơ anh không thích hợp với cuộc sống mới như tuổi khá lớn (24 tuổi 5 tháng), kiến thức hăy c̣n rất sơ đẳng và không đủ tố chất để tiếp tục trau dồi khả năng sư phạm…
Vào ngày cuối năm dương lịch, 31/12/1929, tập viện đếm được 8 tập sinh và 10 thỉnh sinh.

Năm 1931
Năm nay không có nhiều biến cố, thế nên chúng ta đành áp dụng phương pháp tŕnh bày khá khô khan : kể ra một loạt những sự kiện thường nhật.
Ngày 10 tháng ba, lúc 17g00, bài giảng của cha phó giám tỉnh ḍng Chúa Cứu Thế, Dione, mở đầu chuổi 8 ngày tĩnh tâm theo luật định dành cho các thỉnh sinh sắp nhận lănh áo ḍng La San và cho các tập sinh sắp khấn lần đầu. Thế là các bạn trẻ của chúng ta mỗi ngày hai lần được phúc nuôi dưỡng bằng những lời giảng dạy bổ ích và buổi chiều trước Chúa Giêsu hiện diện trong bí tích Thánh Thể, được dịp suy ngẫm về những mầu nhiệm tuyệt vời.
Lúc 17g00 ngày 18, các chuẩn sinh, thỉnh sinh, tập sinh và các sư huynh bên trường cũng như thuộc ban huấn luyện của các nhà huấn luyện, tụ họp bên nhau trong ngôi nguyện đường, b́nh thường khá rộng nhưng giờ đây trở nên khá chật chội đối với buổi lễ cảm động này.
Chín chàng trai, trẻ nhất cũng lên mười sáu tuổi rưởi, sắp thành ṿng bán nguyệt trước lễ đài vừa được dựng lên cho buổi lễ và với niền hân hoan thanh thản, chờ đợi giây phút được trao tặng tấm áo ḍng đen đơn sơ của người con yêu của cha thánh Gioan La San. Ba khắc sau, chiếc ra-ba khoe màu trắng tinh quanh cổ và trên ngực của các chàng trai trẻ. Cuộc sống tu tập, suy gẫm và học hỏi về con đường sống mà Thiên Chúa yêu thương đă dành cho họ từ muôn đời, đang rộng mở ra.
Sáng hôm sau, trong thánh lễ mừng thánh cả Giu-se, một nhóm gồm 7 bạn trẻ khác, những tập sinh vừa hoàn thành xong thời gian tu tập theo luật định, cũng hân hoan qú xuống trước Thánh Thể đang hiện diện trên bàn thờ để lần lượt tuyên khấn với sự chứng kiến của cả cộng đoàn các sư huynh. Hai ngày sau họ lên đường đi Nam Định, nơi mà Học viện được tạm thời thiết lập. Như vậy giờ đây Tập viện chỉ c̣n 9 thành viên thôi.
Ngày 20 tháng tám, 12 thành viên mới được tăng viện. Tuy nhiên không bao lâu sau đó, 4 bạn thỉnh sinh tự ư xin rút lui và như vậy sĩ số c̣n được 17 nguời.



*************************************************
 

Học viện Huế
Cuối năm 1929 – 06/1933 : Nam Định
Cuối 06/1933 – 19… : Huế
Năm 1933
Cuối năm 1929, học viện được di dời ra trường sư phạm Nam Định. Trường này và học viện được đặt dưới sự điều khiển của sư huynh hiệu trưởng Domicé-Rogatien cho đến cuối năm 1930 và sau đó dưới lệnh của sư huynh Constantin-Denis.
Tại Nam Định, các sư huynh học viện theo học cùng với các học sinh. Đó không phải là giải pháp tối ưu, thế nên khi tập viện và chuẩn viện dời về Nha Trang, các sư huynh lănh đạo ḍng liền cho lệnh đưa các sư huynh học viện quay trở về Huế vào cuối tháng 06 năm 1933, và trú ngụ tại các pḥng ốc của hai nhà huấn luyện trên để lại. Việc hướng dẫn học viện được trao cho sư huynh Domitien-Joseph và các sư huynh cộng tác là sư huynh Cyprien Gẫm và sư huynh Vincent Diệm.
Khi về đến Huế, sĩ số các sư huynh học viện là 11. Trong thời gian nghỉ hè, sư huynh giám tỉnh đă đưa ra cộng đoàn 5 sư huynh học viện.
Trong kỳ nghỉ hè này, các sư huynh bên trường B́nh Linh đă tử tế chia sẻ nơi nghỉ ngơi tại bải biển Lang Cô với các sư huynh học viện. Do vậy họ nghỉ tại đấy trong suốt tháng bảy và dành trọn tháng tám cho các đàn em ḿnh. Trong kỳ nghỉ hè bên bờ biển này, các sư huynh học viện mỗi ngày phải dành ra 02 giờ để học thêm. Khí hậu vùng biển rất trong lành và rất bổ ích cho sức khoẻ của các tu sĩ trẻ. V́ gần bên nhà thờ, đời sống thiêng liêng của họ cũng thêm phong phú và có chất lượng. Họ thấy nơi cha sở của giáo xứ Lang Cô một vị mục tử thánh thiện và hết ḷng nâng đỡ lo lắng cho họ.
Tháng 09.
Ngày 01 tháng chín, kỳ nghỉ hè của các sư huynh học viện chấm dứt. Họ lấy lại các hoạt động học tập b́nh thường của cuộc sống thường nhật. V́ sức học của các sư huynh học viện không đồng đều nên huynh trưởng quyết định chia họ thành hai lớp : lớp thứ nhất gồm 4 học viên theo chương tŕnh năm thứ ba ban cao đẳng tiểu học Pháp Việt, lớp thứ hai gồm 2 học viên theo năm thứ hai.
Về mặt phụng tự. Các sư huynh học viện rơ ràng là được cưng chiều về lễ lạc. Nhà nguyện của họ được ưu tiên có thánh lễ hằng ngày. Mỗi tuần, cha tuyên úy của trường B́nh Linh đến ngồi giải tội cho họ.
Cuộc viếng thăm của sư huynh Tổng phụ quyền. Từ lâu, tỉnh ḍng Đông Dương mong đợi cuộc viếng thăm của vị Tổng phụ quyền đặc trách vùng của ḿnh. Vào tháng 12, Sư huynh Junien Victor đă đến để đáp ứng mong đợi chính đáng này. Sư huynh đă thăm viếng tất cả các cộng đoàn trong tỉnh ḍng và chủ toạ các kỳ tĩnh tâm. Sự nhă nhặn của vị lănh đạo đáng kính này thu phục được ḷng mộ mến của tất cả và cuộc thăm viếng mang lại nhiều kết quả tốt lành.
Năm 1934
Đầu năm nay, cộng đoàn học viện gồm 6 sư huynh. Vào tháng hai, các sư huynh này được hân hạnh thực hiện cuộc tĩnh tâm năm ngay tại nhà dưới sự hướng dẫn nồng nhiệt và thân ái của sư huynh tổng phụ quyền Junien Victor đang thăm viếng tỉnh ḍng ta. Những ngày cấm pḥng sốt sắng, đan dệt với những lời nhắn nhủ thân t́nh của vị hynh trưởng cấp cao này chắc chắn để lại những dấu ấn khó phai !
Ngay những ngày đầu tháng hai, sau kỳ tĩnh tâm, bề trên học viện ngă bệnh và phải vào nhà thương. Đích thân sư huynh Tổng phụ quyền Junien Victor gởi sư huynh ra tận Bắc kỳ, tại cộng đoàn Hải Pḥng để dưỡng bệnh trong ṿng một tháng. Trong thời gian này, huynh trưởng cộng đoàn B́nh Linh đảm trách thay chức vụ bề trên học viện, tức là lo mọi sự như giảng thuyết (conférences), đồng hành (redditions)…
Trung tuần tháng ba, bề trên học viện hoàn toàn b́nh phục, trở lại cộng đoàn thật vừa đúng lúc để ngày 22 tháng ba, đón tiếp đoàn tân sư huynh học viện vừa rời tập viện Nha Trang và được hướng dẫn bởi thầy việc đồi La San , sư huynh Simon. Đoàn sư huynh mới này làmsĩ số học viện tăng lên gấp đôi. Nhưng con số này không đứng vững được lâu v́ trừ sư huynh Bénilde Bường c̣n trụ lại, các "sư huynh học viện kỳ cựu" được gởi đi khắp các cộng đoàn trong tỉnh ḍng. Ngay trước khi ra đi thi hành sứ vụ tông đồ trong môi trường sư phạm, 2 trong nhóm họ đă đạt được kết quả mỹ măn trong kỳ thi đợt đầu của bằng cao đẳng tiểu học và ngoài ra tất cả mọi người đều nắm trong tay chứng chỉ của đợt thi sơ khởi về Giáo lư do nhà ḍng tổ chức.
Cũng trong dịp hè, vị lănh đạo và ban giảng huấn của học viện được đổi mới toàn bộ. Huynh trưởng Domitien-Joseph được chỉ định về Hà Nội, phó huynh trưởng đi sang Pháp, tại học viện đại học Lille. Sư huynh Vincent đổi qua cộng đoàn B́nh Linh. Thế là theo cách nói nào đó, quá khứ đă khép lại với việc ra đi của họ… Để thế vào chỗ trống, sư huynh Constantin-Denis giữ chức vụ bề trên, Sư huynh Xavier Minh vừa từ học viện đại học Lille trở về, làm phó huynh trưởng, và sư huynh Nicolas Duval giữ chân giáo sư.
Khi khai giảng niên học mới vào đầu tháng chín, sĩ số của học viện là 07 sư huynh. Tuy số lượng ít nhưng chất lượng kiến thức và học tập rất tốt. Các sư huynh trẻ này rất hăng hái học tập. Sự say mê trau dồi kiến thức kéo dài đến hết năm 1934 và đang được kéo dài thêm. Kết quả kỳ thi tam cá nguyệt và những lời khen ngợi của sư huynh giám tỉnh đă chứng minh sự kiện này.
Lễ bổn mạng của học viện vào tháng 12 được mừng kính đặc biệt long trọng. Thánh lễ trọng thể do cha tổng đại diện Lemasle cử hành, rồi hát kinh phụng vụ chiều và chầu phép lành … Mọi sự xảy ra rất tốt đẹp cũng nhờ ḷng hảo tâm và sự giúp đỡ tận t́nh của các sư huynh bên cộng đoàn B́nh Linh.
Lễ Giáng sinh cũng được các sư huynh trẻ học viện chu bị chu đáo và vào ngày đó học viện được hân hạnh đón tiếp sư huynh giám tỉnh đến mừng lễ chung vui với cộng đoàn.
Tuần lễ chót của năm 1934 dành cho việc ôn tập và "chuẩn bị chết bỏ" bộ môn giáo lư : tất cả 7 sư huynh học viện đều nhẹ nhàng vượt qua kỳ thi kiểm tra và cuối cùng, đều đạt kết quả tốt.
Ngày cuối năm, 31/12, rơi vào ngày thứ hai, nhưng tất cả đều biết rằng đấy là ngày nghỉ tất niên. Các sư huynh trẻ được dịp làm một chuyến cắm trại dă ngoại dưới sự hướng dẫn của các sư huynh giáo sư. Và khi chiều về, theo thông lệ, họ có được một bửa tiệc nhẹ để chúc nhau mừng năm mới.
Năm 1935
Đầu năm 1935, học viện đếm được 6 sư huynh học viên và 3 giáo sư kể cả luôn huynh trưởng.
Ngày 14/01/35, sư huynh Camille-Costanzo đến thay thế cho sư huynh Nicolas Duval được chỉ định đổi về Mỹ Tho.
Cũng trong tháng giêng này, huynh trưởng Constantin-Denis bị kiết lỵ nặng nên phải chuyển đi nằm bệnh viện Huế suốt hơn hai tuần lễ, từ 07 đến 25/01, và sau đó, được gởi đi Nha Trang để dưỡng bệnh. Thế rồi cấp lănh đạo, có lẽ thấy sư huynh thích hợp với môi trường ấy, nên đă chỉ định sư huynh làm giám đốc chuẩn viện Nha Trang luôn !
Sư huynh Xavier Minh, phó huynh trưởng học viện, được mời kiêm nhiệm điều hành học viện từ tháng giêng đến tháng ba.
Ngày 11/02, sau 23 tháng dùi mài kinh sử tại học viện, đă lên đường xuôi Nam, gia nhập cộng đoàn Mỹ Tho.
Ngày 04/03, sư huynh Marcellien, đến từ cộng đoàn Miche Nam Vang, được chỉ định làm thầy việc của học viện.
Ngày 16/03, sư huynh Alexandre sau 12 tháng học tập tại học viện, cũng lên đưồng xuôi Nam, đến gia nhập cộng đoàn trường thánh Phan-xi-cô Xa-vi-ê tại Sóc Trăng.
Ngày 21/03, mười hai tập sinh dưới sự hướng dẫn của sư huynh Simon, đă rời Nha Trang để ra Huế gia nhập học viện
Ngày 04/04, sư huynh Divy-Joseph cựu giám tỉnh, đến điều hành học viện.
Ngày 15/05, mừng kính trọng thể lễ cha thánh Gio-an La San. Trong dịp này, các sư huynh học viện khai mạc việc hát lễ kinh phụng vụ chiều.
Từ ngày 25 đến ngày 28 tháng 5, sư huynh tổng giám tỉnh của tỉnh ḍng Bắc Mỹ, Hoséa-Romuald, đến thăm học viện. Đây là lần đầu tiên một tổng giám tỉnh đến thăm một nhà huấn luyện tại Đông Dương như vậy.
1-10/05, diễn ra cuộc thi tam cá nguyệt và kết quả đă được công bố vào ngày chót, 10/05.
Kỳ thi chính thức lấy bằng "certificat d’étude" : 2 sư huynh học viện đậu.
2 sư huynh học viện khác là Samuel và Placide đă đậu được ở ba kỳ thi khác và đoạt được văn bằng thành chung (diplôme de fin d’étude), văn bằng Brevet élémentaire và văn bằng Brevet d’enseignement primaire supérieur.
Về phần sư huynh Camille-Costanzo trong ban giảng huấn, sư huynh cũngthành công khi dự thi lấy bằng tú tài hai ban triết.
Ngày 17 tháng 06, các sư huynh học viện lên đường vào Qui Nhơn để hưởng những ngày nghỉ hèbên bờ biển cả xanh thẩm (1tháng rưởi!). Tuy thế việc học tập cũng được tiếp tục cách hồ hởi. Và thời khóa biểu của những ngày hè được thực hiện đúng theo sách luật đă ấn định !
Ngày 31 tháng bảy, các thành viên của học viện đều quay trở về ngôi nhà thân yêu tại Huế.
Ngày 02/08, khởi đầu cuộc tĩnh tâm năm tại ngay học viện. 16 sư huynh trẻ tái khấn tạm một năm.
Ngày 11/08, các sư huynh Samuel và Innocent sau 17 tháng học tập, được gở ra cộng đoàn, sư huynh thứ nhất về Hà Nội, sư huynh thứ hai đi Nam Định.
Ngày 26/08, diễn ra cuộc thi nhị cá nguyệt. Kết quả được công bố vào ngày 01/09. Các kỳ thi trong tháng sáu và tháng tám cho thấy là nhiều sư huynh trẻ của học viện tiến bộ nhiều và đủ khả năng theo học lớp chuẩn bị thi tú tài. Thế là người ta tổ chức các sư huynh này thành hai nhóm : nhóm thứ nhất gồm 6 sư huynh theo học lớp chuẩn bị dự thi tú tài phần nhất. Lớp này do sư huynh Xavier Minh, cử nhân khoa học, hướng dẫn về ba môn : toán, khoa học và Anh văn. Sư huynh Camille-Costanzo (tú tài toàn phần) chịu trách nhiệm các môn Pháp văn, và sử địa. Các môn tiếng Việt và chữ Hán th́ do sư huynh Vincent Diệm, giáo sư bên trường B́nh Linh, đảm trách (tú tài toàn phần).
Nhóm thứ hai gồm 8 sư huynh chuẩn bị 3 kỳ thi lấy bằng thành chung, bằng Brevet élémentaire và bằng Brevet d’enseignement primaire supérieur.
Cũng phải nh́n nhận sự hăng say cao độ trong học tập của các sư huynh trong niên khóa này.
28/10 : thi nhị cá nguyệt.
03/11 : công bố kết quả.
15/12 : thi nhị cá nguyệt
22/12 : công bố kết quả.
Tuần chót tháng 12 dành cho việc ôn tập giáo lư để vào ngày áp chót (30/12) tháng chạp, tất cả các sư huynh học viện phải dự thí.
Ngày 31/12 : nghỉ xả hơi và ăn trưa ngoài trời.
Sư huynh kỳ cựu Siméon tức Dioclétien-Henri đă gia nhập cộng đoàn học viện từ tháng támvừa qua theo ư định của cấp trên hầu để sh chuẩn bị nghỉ hưu.
Năm 1937 (Nha Trang)
Vào đầu năm 1937, nhân sự củahọc viện gồm có : huynh trưởng là sh Divy-Joseph, phó huynh trưởng là sh Xavier Minh, các sh giáo sư là Camille-Costanzo và Raymond-Triệu, và thầy việc là sh Marcellien. Ngoài ra có 20 sh học viện theo học trong hai năm.
Năm thứ hai có 11 sh : Agathon, Abel, Archange, Chrysologue, Damase, Élie, Lucien, Nivard, Vial, Virgile và Wilfrid.
Năm thứ nhất có 9 sh : Aimé, Bruno, Fidèle, Maxime, Prosper, Rémi, Rogatien, Sébastien và Séraphin.
04/01 : hai sh Fernand-Georges và Calixte Bernard, vừa mới cập bến Nhà Rồng được đưa về học viện để chuẩn bị bằng Brevet supérieur và để học tiếng Việt.
10/01 : cuộc thăm viếng định kỳ của sh giám tỉnh kéo dài 3 trong ngày.
10/02 : cha Lemasle được chọn làm giám mục địa phận Huế thay cho đức cha Chabanon vừa qua đời vào tháng sáu năm 1937 tại Marseille.
19/03 : Học viện mừng trọng thể lễ thánh cả Giu-se tại nhà nguyện của học viện.
20/03 : 13 sh vừa rời tập viện để gia nhập học viện là các sh : Alban, Aloysius, Bernadin, Christian, Damascène, Exupère, Félicien, Gilbert, Léopold, Paulien, Régis, Tharcisius và Vitalis.
15/05 : đức khâm mạng của Ṭa Thánh là đức cha Drapier đến thăm trường B́nh Linh và học viện. Cuộc viếng thăm đơn sơ và kéo dài từ 9g00 đến 10g00.
17/10 : học viện hành hương tại đền thờ Đức Mẹ La Vang chủ ư là cầu nguyện cho các sh đạt được kết quản tốt trong kỳ thi sắp tới.
24/05 : lễ kính trọng thể cha thánh lập ḍng Gio-an La San tại nhà nguyện của học viện.
27/05 : lễ tấn phong giám mục của cha Lemasle tại Huế.
30/05 : lễ kính trọng thể cha thánh lập ḍng Gio-an La San tạitrường B́nh Linh có sự hiện diện của đức khâm mạng Drapier. Thánh lễ đại triều do đức tân giám mục Lemasle cử hành với ca đoàn gồm các chủng sinh của địa phận. Sau thánh lễ, đức cha có đến thăm học viện.
31/05 : Thi tốt nghiệp bằng thành chung tại Huế. Tám sh học viện đậu : các sh Élie, Rémi, Bruno, Prosper, Sébastien, Bernadin, Damascène và Tharcisius.
07/06 : thi tú tài tại Huế.
Tú tài 2 : ban toán có 2 sh đậu là Agathon và Élie.
Ban triết có 2 sh đậu cũng là Agathon và Élie.
Tú tài 1 : các sh Wilfrid, Vial và Lucien đều đậu.
17/06 : sh Marcellien rời học viện để qua bên trường B́nh Linh phụ trách cộng tác thầy việc.
17/07 : Học viện rời Huế để di dời vào Nha Trang. Việc dời chỗ ngoài lư do chính là để tiết kiệm chi phí cho các nhà huấn luyện, lại c̣n có lư do phụ là để đảm bảo một bầu khí trong lành, ít khắc nghiệt, suốt cả năm, cho các sh trẻ học viện.
17/06 : sh Lucien được trả về cho gia đ́nh v́ được đánh giá là thiếu căn bản đạo đức tu tŕ.
28/06 : Brevet élémentaire và bằng B.E.P.S. diễn ra tại Sài G̣n. 7 sh học viện đậu là : Bruno, Maxime, Prosper, Rogatiem, Virgile, Aloysius và Bernadin.
09/07 : Tĩnh tâm đầu tiên tại Nha Trang của các sh học viện do cha giám tỉnh ḍng Chúa Cứu Thế là Dionne hướng dẫn.
14/07 : sh tổng phụ quyền Cosme-Dominique đến Nha Trang. Lễ tiếp đón long trọng : lời chào mừng do một sh học viện phát biểu, hát ḥ do các chuẩn sinh và đáp từ của sh tổng phụ quyền.
Trong ba ngày cuối của tuần tĩnh tâm, sh tổng phụ quyền đón tiếp các sh học viện đến đồng hành. Sh cũng có bài giảng để kết thúc cuộc cấm pḥng.
17/07 : sh Christian theo lời khuyên của cha linh hướng, xin rút lui về gia đ́nh.
18/07 : sh tổng phụ quyền Cosme-Dominique đi Huế được sh Xavier Minh tháp tùng. Sh Savier đă sống tại học viện ba năm. Nay sh trở về B́nh Linh để tiếp tục đảm trách các lớp trung học.
21/07 : đức khâm mạng Ṭa Thánh, đức cha Drapier, viếng thăm các nhà huấn luyện tại đồi La San Nha Trang. Có đức cha Tardieu của địa phận Qui Nhơn tháp tùng. Sh giám tỉnh Donatien-Jules cùng các thành viên của nhà La San đứng ra tiếp đón phái đoàn cao cấp của Giáo Hội tại Việt Nam. Nhóm các chuẩn sinh hát chào và được đức khâm mạng đáp lời. Phái đoàn đến lúc 10g00 sáng và rời khỏi đồi lúc 15g00 sau nghi lễ chầu Thánh Thể do đức khâm mạng chủ tŕ.
07/08 : sh Urbain Lựu từ Hà Nội đổi vào Nha Trang, vừa phụ trách pḥng y tế của cả đồi La San vừa giữ chân giáo sư học viện.
13/08 : sh Thomas-Hyacinthe trở thành thầy việc của La San đồi, thế chỗ cho sh Félix, người vừa được gọi ra thi hành sứ vụ tại Bùi Chu.
05/09 : Thi bằng thành chung tại Huế : 3 sh học viện đậu. Đó là các sh Aloysius, Rogatien và Virgile.
08/09 : Tú tài tại Huế : sh Archange đậu bằng tú tài phần một.
12/09 : Brevet élémentaire tại Sài G̣n : sh Félicien đậu.
Tổng kết các kỳ thi của năm 1937.
Kỳ thi giáo lư : 20 ứng thí và 20 đều đậu.
Tú tài II :
Phân ban toán : 2 đậu Phân ban Triết : 2 đậu
Tú tài I : đậu 4
Diplôme hay Brevet sup : 11 đậu Brevet d’enseignement Pr. Sup : 7 đậu
Brevet élémentaire 8 đậu
Kỳ hè . Giữa 2 khoá thi, dùng thời gian để chuẩn bị thi kỳ hai hay để theo học các lớp chuẩn bị thi tú tài hoặc lấy bằng Brevet. Các khóa học được giảng dạy buổi sáng. Buổi chiều dành cho công việc tay chân, san bạt đồi và tắm biển (mỗi chiều). Các sư huynh chấm dứt thời gian học viện và được điều đi các cộng đoàn sẽ chỉ thực hiện việc di chuyển sau thời điểm cuối kỳ nghỉ hè hay là sau khi thi xong khóa hai mà thôi. Do vậy thời gian họ ở học viện kéo dài trong ṿng hai năm và năm tháng !
Bố trí các sh vừa rời học viện : Sh Agathon ở lại Học viện, các sh Eùlie, Archange, Nivard đến Chuẩn viện, sh Abel đi Mỹ Tho, các sh Virgile và Damase đi Sài G̣n , sh Wilfrid đi Huế, sh Vial đi Nam Định, sh Chrysologue ra Hà Nội.
Phần đông họ được bố trí dạy các lớp nhỏ.
20 tháng 09 : các lớp khai giảng và được tổ chức như sau
Lớp trung học : các giáo sư gồm sh Camille phụ trách môn Pháp văn và sh Agathon lo môn toán.
11 học viên đă xong bằng Thành chung hay Brevet bao gồm Aloysius, Bernadin, Bruno, Damascène, Félicien, Maxime, Prosper, Remi, Rogatien, Sébastien, Tharcisius,
Lớp chuẩn bị thi lấy bằng Thành chung hay Brevet : có bề trên và sh Urbain Lựu phụ trách.
10 học viên là các sh Aimé, Alban, Exupère, Fidèle, Gilbert, Léopold, Paulien, Régis, Séraphin và Vitalis.
23/09 : Sh Raymond rời học viện để vào Sài G̣n theo học lớp Năm thứ tư (4è année).
11/10 : Sư huynh tổng phụ quyền ghé ngang qua Nha Trang lần thứ ba và cũng là lần chót trước khi lên đường về Aâu Châu.
22/10 : sh Tharcisius lên đường đi Sóc Trăng sau 7 tháng sống ở học viện.
25/10 : thi lần đầu. Sẽ có kết quả vào ngày 31/10
30/10 : sh Tổng phụ quyền chấp thuận cho đi du ngoạn bằng xe hơi chung với các sh tập viện đến nông trường của viện Pasteur cách Nha Trang 20 km (Suối dầu)
21/11 : lễ bổn mạng của chuẩn viện. Các nghi thức phụng vụ được cử hành long trọng.


***************************


Đệ tử viện Nha Trang
Thành lập Năm 1964
Việc thành lập đệ tử viện tại Nha Trang là nhằm cung cấp cho các em đệ tử La San theo học chương tŕnh Việt, một cơ sở gần trung tâm và dễ tiếp cận hơn. Việc thành lập này đă được d75 tính vào giữa năm qua, năm 1963. Sau khi nhập được sự chấp thuận của các bề trên từ trên trung ươngḍng, tỉng ḍng Việt Nam cho khở công xây dựng vào tháng chạp năm 63, và 7 tháng sau, dăy nhà chính, dăy nhà vệ sinh, nhà chơi có mái che, tầng trệt của khu nhà nguyện đă tạm xong. Ngày khai giảng được ấn định là 02/07/1964 và đă mở cửa đón nhận tốp đầu tiên gồn 67 thành viên. Ngày 15 cũng của tháng 07, một nhóm gồm 36 thành viên cũng đến gia nhập viện. Giá trị của toàn bộ dự án sau khi hoàn tất là 04 triệu đồng Việt Nam.
Cộng đoàn tiên khởi của đệ tử viện gồm có :
Roger Triệu, bề trên, đến từ đệ tử viện Huế (vừa đóng cửa) và dẫn theo 18 đệ tử c̣n lại.
Sh Nivard Nam, kiêm phụ trách điều hành trường Giu-se nghĩa thục.
Sh Thiện Hưởng (Philippe Hồng), đến từ đệ tử viện Huế.
Sh Gilbert Gẫm, đến từ Qui Nhơn.
Sh Léon Vinh (Lê Bá Dzũng), đến từ Adran Đà Lạt.
Sh Ephrem Dương (Tú), đến từ La San kỹ thuật Đà Lạt.
Với thành phần giảng viên và đào tạo này, c̣n phải kể thêm ông Bá, giáo sư trường công Vơ Tánh. Giáo sư sẽ chuyên trách môn lư hóa cho đệ tử theo học lớp đệ tứ. Và cuối cùng là ông Lệ, giáo viên môn âm nhạc. Ông giảng dạy miễn phí, trên căn bản là cảm t́nh viên thôi.
Sĩ số.
Khi cơ sở nàykhai giảng th́ số đệ tử theo học là 103 em và được chia ra như sau :
25 em đến từ Huế.
19 em đến từ đệ tử viện Thủ Đức.
01 em đến từ chuẩn viện đồi La San
58 em đến từ các trường khác nhau trong cả nước Việt Nam Cộng Ḥa.
Nếu chia theo tŕnh độ kiến thức th́ :
35 em lớp đệ thất 25 em đệ tứ
10 em đệ lục 06 em đệ tam
25 em đệ ngũ 02 em đệ nhị; các em ở 2 lớp đệ tam và đệ nhị theo học bên trường Bá Ninh.
Năm 1965
Tháng bảy :
Ngày 15, bề trên Roger sang Rome để theo khóa Đệ nhị tập viện (Second Noviciat)
Ngày 19, bề trên mới là sh Sébastien Thịnh đến từ đệ nhị tập viện Rome.
Cộng đoàn đệ tử viện gồm các sư huynh :
Sh Sébastien Thịnh, huynh trưởng.
Sh Gonzague Gẫm, phó huynh trưởng.
Sh Gilbert Gẫm, lo quản lư.
Sh Arsène Phan, giảng dạy.
Sh Émilien Khương, giảng dạy
Sh Antoine Hiến, giảng dạy
Về phần sư huynh Nivard Nam, trưởng trường chi nhánh Giu-se nghĩa thục, cũng giúp đỡ cộng đoàn trong những lúc "ngặt nghèo" : chính sư huynh cung ứng mỗi năm cho chúng tôi phần lớn các em đệ tử khởi đầu học cấp II. Cũng chính sư huynh tiếp cứu tài chính cho chúng tôi khi trú phí hay những giúp đỡ tài chính chậm đến.
Sĩ số đệ tử viện Nha Trang : Tổng số là 110 đệ tử và được chia ra làm 4 lớp.
33 chú lớp đệ thất - 32 chú lớp đệ lục - 20 chú lớp đệ ngũ (lớp 8) - 25 chú lớp đệ tứ (lớp 9).
Đào tạo. Để tạo điều kiện cho các đệ tử biết lănh trách nhiệm, tập có sáng kiến, làm việc cùng tập thể, sở đắc những đức tính xă hội, ban huấn luyện chia các đệ tử thành những đội gồm 10 đội viên và được chỉ huy bời một đội trưởng và một phó đội trưởng. Cấp cao hơn của đội trưởng gồm hai thành viên được các đệ tử bầu chọn. Tất cả đều thực hiện theo đội ngay cả việc dẫn lễ hằng ngày. Mỗi đội chọn một ngày lễ bổn mạng và được mừng trọng thể bằng một buổi canh thức cầu nguyện tối hôm áp lễ, một thánh lễ được toàn đội lên chương tŕnh vào sáng hôm sau, nữa ngày được nghỉ lễ và một đêm canh thức ngoài trời. Nhờ hệ thống đoàn đội này và những h́nh phạt hiếm hoi, mà sự vui tươi, tinh thần tích cực, sự phấn khởi, hăng hái lan ra khắp cả nhà.
Tháng một (11). Ngày 21/11 là lễ bổn mạng của nhà đệ tử. Lễ được chuẩn bị bằng tuần cửu nhật, một thánh lễ vào lúc 18g00 và tiếp nối bằng một buổi tŕnh diễn văn nghệ cho khán giả là phụ huynh của các em và một số quan khách.
Tháng chạp : Lũ lụt. Trong đêm 18 rạng 19, sau gần 20 ngày mưa tầm tả và liên tục, nhà đệ tử bị ngập nước. Nền các lớp học bị ch́m dưới nước gần 10 cm. Nhưng may thay, sau đó nước rút đi khô ráo và cho phép chúng tôi mừng lễ Giáng Sinh vui vẻ và sạch sẽ.
Giá cả tăng cao. Từ tháng bảy đến nay, giá cả thực phẩm và đồ đạc không ngừng tăng cao. Người ta có thể mua ǵ cũng được nhưng số tiền phải trả vượt mọi "tưởng tượng" !


**********************************************


Đệ tử viện Thủ Đức
Đệ tử viện Thủ Đức là sự tiếp nối các đệ tử viện Sóc Trăng, Mỹ Tho, Huế, và các đệ tử viện phương Bắc như Bùi Chu, Phát Diệm, Hải Pḥng … đă di tản vào Nam năm 1954 v́ lư do đất nước "tạm thời chia đôi" !
Từ năm 1954 đến 1957, các chú đệ tử di tản tạm trú trong các dăy pḥng trường La San Mossard. Đầu năm 1957, trong chuyến thăm theo luật định của sư huynh tổng phụ quyền Lawrence O’Toole, sh giám tỉnh Cyprien Gẫm cùng ban cố vấn tỉnh ḍng đă đề bạt và được chấp thuận dự án một đệ tử viện độc lập với cộng đ̣an và trường La San Mossard.
Vị trí được chỉ định là khu đất cách trường 200m. Công cuộc xây dựng kéo dài trong 4 tháng, từ đầu tháng 5 đến tháng 8 năm 1957.
Ngày 26/08/57, các đệ tử khởi sự dọn về ở tại nhà mới.
Nhân sự của đệ tử viện gồm sh Wilfrid Ngọ, bề trên, sh Eùmile Minh, phó bề trên, cùng 2 sh Christopne Lộc và Guillaume Gẫm.
Sĩ số của các đệ tử là 55 được phân bổ như sau : 01 học lớp 4ème (đệ ngũ Pháp), 9 học lớp 5ème (đệ lục Pháp), 18 học lớp 6ème, 6 lớp 7ème A, 8 lớp 7ème B, 11 lớp 8ème, 01 lớp 9ème và 01 lớp 10ème. Xem đó th́ chúng ta thấy tất cả các đệ tử Thủ Đức đều theo học chương tŕnh Pháp được giảng dạy bên trường Mossard.
Ngân quĩ của đệ tử viện phần lớn dựa trên trú phí do gia đ́nh của các đệ tử tùy khả năng đóng góp (giá cả xê dịch từ 300 $ đến 1 000 $ hằng tháng). Các đóng góp này vừa đủ để trang trải theo yêu cầu của pḥng quản lư của trường (600 $ / đầu người). Ng̣ai nguồn thu phí trên cũng nên kể thêm những quà tặng của các ân nhân nên t́nh h́nh tài chánh của đệ tử viện tương đối cân bằng.
Năm 1958
Có thể nói được là năm 1958 được khởi đầu bằng một nghi thức cầu phúc cho công tŕnh kiến trúc mới là khu nhà đệ tử viện của chúng ta. Nghi thức này diễn ra trong bầu khí đạo đức và sốt sắng vào ngày 02 tháng 02 tức chính là ngày lễ bổn mạng của nhà đệ tử, lễ Đức Mẹ dâng Con vào đền thánh. Đức giám mục của địa phận Sài G̣n chủ sự một cách đơn sơ trước sự hiện diện của các sư huynh đến từ nhiều cộng đ̣an trong thành phố và các bậc phụ huynh của những đệ tử.
Tháng 07/58, bảy đệ tử đă lên đường ra chuẩn viện Nha Trang để khởi sự một bước mới trong đời tu cùng với các đàn anh đi trước. Và thế chỗ cho những người lên đường, một nhóm mới gồm 23 chú đă đến tăng cường nhóm trẻ nhất của gia đ́nh La San Việt Nam. Trong số này cũng nên kể đến hai chú Giuse Phạm Quí Khang (LS Kim Phước, Kontum) và Giuse Lê Thanh Châu (LS B́nh Lợi, Qui Nhơn), tương đối khá về nhiều mặt.
Vào tháng 12, sĩ số đệ tử viện đạt tới con số 66 chú. Tất cả đều theo học chương tŕnh Pháp, trong đó có 02 chú theo học lớp 4ème moderne.
17 theo lớp 5ème
12 theo lớp 6ème
33 theo "lớp đặc biệt" : vừa thành lập đầu niên học nhằm giúp các em vừa đậu bằng tiểu học Việt và chưa có căn bản tốt về Pháp ngữ.
02 theo lớp 9ème.
Thành phần điều hành nhà đệ tử gồm sh Roger Triệu, huynh trưởng và Émile Minh, phó h. trưởng.
Sh cựu bề trên là Wilfrid Ngọ được diều về lo y tế cho cộng đ̣an Taberd, một cộng đ̣an lớn nhất tỉnh ḍng về nhân sự cũng như về tầm quan trọng …, sh Guillaume Gẫm được đổi về Sóc Trăng (Khánh Hưng) giữ chức vụ phó hiệu trưởng trường La San Saint François Xavier, trong khi ấy, sh Christophe Lộc lên Kontum để sung chức giáo sư.
T́nh h́nh tài chánh tốt như năm ngoái, không có ǵ phải âu lo.
Thủ đức, ngày 31 tháng 12 năm 58.
Năm 1959
Niên học mới bắt đầu với ban điều hành gồm 2 sh : Sh Sébastien Thịnh (Lê Trung Huyến), huynh trưởng và sư huynh Émile Minh (Huỳnh Khôi), phó huynh trưởng.
Huynh trưởng cũ, sh Roger Triệu (Trần Đ́nh Vĩnh) v́ sức khỏe suy giảm nên được điều về Taberd để lo điều hành nhà sách AJS của Tỉnh ḍng La San.
Tháng 09 đă đưa thêm về cho đệ tử viện sh Joachim Hộ để tiếp sức cho sh Émile trong chuyện ẩm thực và cơ sở vật chất cho bọn trẻ trong nhà huấn luyện khai tâm này. Và phần lớn thời gian sh sử dụng là vào nhà nguyện để cầu nguyện cho các a/e đang họat động. Cuối cùng, đệ tử viện được tăng cường thêm sh Aymard Minh, chủ yếu là để sh dưỡng bệnh và dạy thêm chút đỉnh về Anh văn sáng chiều cho các chú đệ tử. Thế là các chú có 2 linh hồn sốt sắng cầu nguyện cho ḿnh trong bước đường đầu về đời tu.
Các chú đến từ nhiều miền đất nước. Có chú từ miền Trung, La San Qui Nhơn hay cao nguyên trung phần, Kontum hoặc từ miền tây xa xôi, tận mũi Cà Mau, Sóc Trăng. Giấc mộng của sh giám tỉnh và ban cố vấn đă được thực hiện : 80 đệ tử La San. Tuy vậy c̣n trống 8 chỗ và chúng được các em nội trú Mossard tiến chiếm.
Các đệ tử như trong các năm qua, đều sang học chính thức tại trường Mossard, nơi mà chúng có dịp chứng tỏ xuất sắc tư cách đại diện La San của ḿnh. Nhiều em dẫn đầu lớp ḿnh về học tập. Cụ thể năm nay có : 01 em theo học lớp 3ème
01 em … lớp 4ème
08 em … lớp 5ème
11 em … lớp 6ème
23 em … lớp dự bị 6ème
27 em … lớp dự bị 7ème
02 em … lớp 7ème
03 em … lớp 8ème
02 em … lớp 9ème
Cuối tháng bảy, 14 chú đệ tử di dời ra chuẩn viện Nha Trang. Hai chú lớp 3ème và 4ème nối tiếp theo ra vào ngày 26/12 cùng 02 học sinh của Taberd và 01 của Đức Minh.
Ngày 16/09, chúng tôi được may mắn mừng lễ thánh Cyprien, quan thầy của sh giám tỉnh và hai ngày 19 và 20 trong tháng này, chúng tôi được tưởng thưởng hai ngày tắm biển tại Vũng Tàu (chỗ gọi là biệt thự Thùy Vân của nhà ḍng).
Thứ ba ngày 03/11, các chú đệ tử tiễn biệt sh tổng phụ quyền Lwrence O’Toole lên đường ngay sáng hôm ấy để đi Miến Điện và có sh giám tỉnh của tỉnh ḍng này tháp tùng. Các bề trên tỏ vẻ rất tố bụng, phân phát ảnh tượng cho bọn trẻ và cho quyền nghỉ xả hơi đặc biệt đúng 01 ngày. Thế là dịp may để bọn trẻ có một cuộc cắm trại 02 ngày bên bờ đại dương vào ngày 21 và 22 tháng 11. Là những nhạc sĩ măng non, các chú đệ tử gây thích thú cho sh Grégoire, vị quản lư cơ sở biệt thự Thùy Vân, bằng những bài hát (tốp ca, đơn ca) hay những độc tấu khẩu cầm (Harmonica).
Hằng tháng, từ tháng 09 năm 1959 trở đi, ngày cầu nguyện cho ơn gọi mang một tính chất long trọng đặc biệt với Thánh lễ có ca hát và dâng tiến "kho báu thiêng liêng". V́ nghi thức này huynh trưởng cố trích ra một ngàn đồng để "chuộc" một chén thánh được dùng riêng cho việc đựng những tấm giấy nhỏ ghi các việc lành. Và chén thánh được đặt ngay dưới chân thánh giá ở bàn thớ chính từ lúc thánh lễ ban sáng đến hết giờ chầu Thánh Thể vào buổi chiều trong ngày ấy.
Lễ Giáng Sinh là dịp tốt để hâm nóng sự hân hoan và ḷng đạo đức. Đương nhiên là có phần chuẩn bị thật kỹ về nội tâm, về ư nghĩa của buổi lễ cho các đệ tử . Tuy nhiên, huynh trưởng cũng khích lệ những hoạt động bên ngoài, mời gọi mọi người cộng tác thực hiện một máng cỏ đẹp hiện đại với xe lửa, máy bay, tàu bè … tất cả nhằm đưa các tâm hồn cùng đi đến Bê-lem. Ngoài ra c̣n có bốn cây Giáng Sinh lớn nở hoa là những bức tranh được sáng tác bởi mỗi đệ tử : đây cũng là dịp tốt để các chú bộc lộ những tài năng không ngờ của chúng trước sự quan sát cẩn trọng của các nhà huấn luyện.
Họa sĩ măng non, các đệ tử cũng là ca sĩ, nhạc sĩ măng non. Các chú bé thích ca hát và hát rất thoải mái. Một số ca khúc nhiều bè đă được may mắn thực hiện nhuần nhuyển. Âm nhạc diễn tả qua nhạc khí cũng được ưa chuộng. Phần đông các chú đệ tử đều mua sắm cho ḿnh một khẩu cầm và sau bốn tháng miệt mài tập luyện, các chú cũng tŕnh diễn được tương đối khá thành công.
Nhà chơi có mái che tại đệ tử viện tỏ ra khá hẹp nhất là vào mùa mưa v́ thế việc sắp xếp cho có một pḥng giải trí tương đối rộng là cần thiết. Theo ư tưởng này, các sư huynh cho trang bị một pḥng chơi rộng với 12 bộ bàn ghế đủ chỗ cho mỗi đệ tử có thể tham dự thoải mái đủ loại tṛ chơi trong nhà như cờ tướng, cờ đô-mi-nô … 2 bàn pingpong trước đây nay tỏ ra không đáp ứng đủ nhu cầu của các "vận động viên" trẻ nên huynh trưởng cho làm thêm hai bàn nữa.
Số đệ tử trong năm nay gia tăng nhiều, vượt quá dự tính nên cựu huynh trưởng cho đặt thêm giường cho nhà ngủ và bàn ghế cho pḥng học, cho pḥng ăn. Với một ít sáng kiến, người ta có thể kê thêm 8 giường ở pḥng ngủ và 14 "tủ bàn ngủ" cho các thành viên mới.
Vào giờ ăn chiều, kiến có cánh và và sâu bọ quả là một tai họa kinh khủng cho đệ tử viện. Để chống lại, các cửa ra vào và của sổ được đóng thêm các loại màn lưới sắt rất mảnh. Nhờ thế từ nay cả đệ tử viện không c̣n e ngại các "vị khách không mời" đến quấy rầy và làm hư hại các dĩa cơm, các bát canh của mọi người.
Nước uống của nhà đệ tử cũng chưa được giải quyết rốt ráo. Vào mùa hè, nước giếng trong nhưng nhiễm phèn và không uống được c̣n vào mùa mưa, nước trở nên đục ngầu, không dùng được vào việc ǵ ! Theo đề nghị của sh Bernard Calixte, ban huấn luyện nhà đệ tử quyết định chuyển nước từ trường Mossard về dùng. Ngay trước lễ Giáng Sinh, người ta khởi sự lắp đặt hệ thống ống dẫn và vào ngày 30/12 th́ "nước ngọt Mossard" về tới nhà đệ tử . Hoan hô tinh thần tương trợ của vị huynh trưởng và của người "anh lớn Mossard" đầy ḷng bác ái vị tha.
Năm 1960
Năm mới có nhiều tín hiệu vui : số đơn yêu cầu gia nhập đệ tử viện gia tăng nhiều. Các lănh đạo nhiệt t́nh Sébastien và Émile đang hăng say bắt tay vào việc chuẩn bị ráo riết ngày khai giảng th́ bổng nhận được điện tín báo tin rằng anh phó huynh trưởng Émile được chỉ định làm phó huynh trưởng kiêm chức quản lư nhà "thánh gia" đồi La San Nha Trang. Quả là sét đánh ngang mày và làm tê liệt nhất thời trớn vận hành của bộ máy đệ tử viện. Tuy nhiên với tư cách một tu sĩ hết mực vâng phục, anh phó huynh trưởng ngăn chận kịp thời ḍng lệ chực trào dâng lên mắt và dứt khoát xách va ly rời nhà đệ tử , nơi anh đă từng phục vụ hết ḿnh để lên đường, đi đến nơi mới mà lệnh trên đă chỉ định. Vị trí của anh tại đệ tử viện được đảm trách liên tục bởi các sh Martial, Nivard và Fernand Nghi. Việc huấn luyện các chú đệ tử bị ảnh hưởng đôi chút v́ những thay đổi này nhưng đứng trên phương diện trau dồi kiến thức, việc học hành của các đệ tử mới đáng được phàn nàn v́ những hoán chuyển thường xuyên này.
Các chú đệ tử "hơn" đúng hẹn. Vào ngày khai giảng sĩ số các chú là 97 thay v́ 96 như dự tính. Đơn xin gia nhập vượt quá số chỗ dự liệu thế nên ban lănh đạo nhà đệ tử phải khẩn thiết yêu cầu cộng đoàn La San (Thánh Giuse) Mỹ Tho vui ḷng cho một số các chú đệ tử được tá túc trong khi chờ đợi t́m được chỗ trống. Đây là những con số phân bố vào các lớp của các đệ tử.
08 vào lớp 5ème
18 vào lớp 6ème
25 vào lớp 6ème P.
06 vào lớp 7ème
38 vào lớp 7ème đặc biệt
01 vào lớp 9ème
Vào tháng bảy, tin sh cựu giám tỉnh Cyprien được chỉ định về làm huynh trưởng cộng đoàn và trường La San Taberd. Cả nhà đệ tử mất vui khi chứng kiến sh rời đệ tử viện mà về Sài G̣n. Vị giám tỉnh thay thế sh là sh Bernard Bường. NHư vị tiền nhiệm, vị này cũng rất yêu quí các chú đệ tử, những đứa con út nhất trong gia đ́nh La San. Mỗi lần đi đâu xa về, sh tân giám tỉnh cũng có kẹo bánh hay quà tặng ǵ đó cho bọn nhóc.
Năm 1960 cũng chứng kiến một số thay đổi trong nhà : thay thế các băng ngồi trong pḥng học bằng những chiếc ghế dựa cá nhân, pḥng ngủ được đóng kính bằng lưới mành nên mùng màn được gở bỏ đi và như thế không gian được thông thoáng.
….

Năm 1968
Tháng hai 68 : Cuộc tổng tấn công bất ngờ của bộ đội vào các thành phố miền Nam buộc nhà đệ tử cho kéo dài dịp nghỉ tết thêm một tháng. Để phần nào giúp đỡ các chú đệ tử khỏi phải bị hoàn toàn gián đoạn trong việc học tập, các sh mở ra các lớp "dă chiến" tại 2 trung tâm Sài G̣n và Nha Trang cho các thành viên nào có thể đến tham dự được. V́ vậy mà tại Nha Trang có 02 sh tự nguyện đến giúp và 3 sh của nhà đệ tử Thủ Đức xuống Sài G̣n, mượn lớp tại Taberd để tập trung giảng dạy cho các chú sống quanh đó.
Tháng ba 68. Ngày nhập học cho các chú đệ tử được ấn định vào 20/03. V́ đệ tử viện Ban Mê Thuột bị cuộc tổng tấn công Mậu Thân gây hư hại quá nặng và t́nh h́nh an ninh khá nguy hiểm nên phân nữa số đệ tử của nhà này – 38 chú – đến xin tá túc tại nhà a/e Thủ Đức. Do vậy nhân số đệ tử viện Thủ Đức tăng vọt lên đến 149 thành viên. 03 sh thuộc nhà đệ tử BMT đến giúp "hai tay": Bề trên Bertrandvà sh Gauthier phụ trách lớp đệ ngũ, trong đó toàn là dân BMT cả, sh Gilbert thay chỗ cho sh Norbert (được điều đi lên trường La San BMT) trong công tác "thầy việc".
05/68. Cuộc tấn công vào Sài G̣n lần hai đă không gây khó khăn nhiều cho nhà đệ tử trừ việc phải hạn chế các chuyến đi lại và việc giá cả các mặt hàng tăng vọt làm các sh đặc trách tài chánh phải lao đao khốn đốn.
06/68. Niên học kết thúc vào ngày 15 tháng sáu. 33 chú đệ tử lớp đệ ngũ đến từ BMT được gởi thẳng ra chuẩn viện Nha Trang để tiếp tục công tác học tập.
08/68. Ngày nhập học của niên khóa 1968-1969 được ấn định vào ngày 1 tháng tám với số thành viên đệ tử tổng cộng là 141 và được chia ra như sau:
Đệ thất : 51 em
Đệ lục : 40 em
Đệ ngũ : 51 em
Sau đó có thêm một số thành viên mới :
01 vào đệ ngũ
01 vào đệ lục
48 vào đệ thất.
V́ giá cả thực phẩm tăng vọt nên nhà đệ tử quyết định nâng giá đóng góp của các chú. Giá lưu trú được ấn định giữa hai mức 1 500$ và 2 000$ . Phụ huynh các em đóng góp tùy theo khả năng.
Ban lănh đạo và giảng huấn của nhà gồm :
Các sh Roger Trần Đ́nh Vĩnh, bề trên
Ignace Nguyễn văn Trượng, giảng dạy
Gilbert Nguyễn văn Sanh, thầy việc
Léonce Nguyễn thế Cường, giảng dạy
Gauthier Nguyễn văn Kỳ, giám học và giảng dạy
Domitien Dương Kim Quới, giảng dạy (đến từ B́nh Linh Huế).
03 thành viên cũ của niên khóa vừa qua lên đường nhận nhiệm vụ mới :
Sh Bertrand Nguyễn Dục Đức, sẽ là phó huynh trưởng của chuẩn viện Nha Trang.
Sh Juvénal, giám học một phân ban tại La San Bá Ninh
Sh Fédéric, đi truyền giáo bên Thái Lan.


**************************************


LaSan Nhatrang
70 năm Đồi La San
50 năm trường Bá Ninh
30 năm trường Chư Prong
1933
Hai người lữ khách từ Huế tiến về miền Trung, đi t́m một nơi thanh vắng có đủ điều kiện thuận lợi để mở một trung tâm huấn luyện các tu sĩ ḍng La San tại Việt Nam. Đến đèo Rù Rỳ, họ thấy một ngọn đồi , từ quốc lộ chạy thẳng ra biển, chắn cái nh́n của họ, nhưng lại có một sức quyền rủ nào đó… Họ hướng về ngọn đồi. Khi lên đến đỉnh , một khung cảnh tuyệt đẹp hiện ra trước mắt họ: trước mặt, phía nam, thành phố Nha Trang lặng lẽ tắm nắng dưới một bầu trời xanh biếc, phía Đông, lớp lớp sóng tung tăng như đàn cừu trên cánh đồng bát ngát của Biển Đông, phía Tây, con sông Cái trải dài tấm thảm dẫn đến Tháp Bà Ponagar…
Hai người lữ khách kia, Sư Huynh Simon Ḥa và bạn đường, quyết định đề nghị cấp trên chọn ngọn đồi nầy, và từ đó, nó đă trở thành ĐỒI LA SAN.
CỌP KHÁNH H̉A…
1933: Đồi La San c̣n hoang vu : mang, cheo thường xuyên về hội ngộ, thỏ rừng không vắng những cuộc hẹn ḥ vào những đêm trăng tỏ. "Ôâng Cọp" vẫn c̣n bén mảng . Lần chót "ôâng" xuất hiện trong vùng, là một buổi trưa 1942…
Những bàn tay của nhiều thế hệ trai trẻ được huấn luyện tại Đệ tử viện, Tập Viện, Học Viện, đă chinh phục từng khối granit, bắt chúng nhường chỗ cho xoài, likima, vú sữa, mít, nho… Năm này sang tháng nọ, với những cây xà beng một mét rưỡi sau chỉ c̣n lại năm, bảy tấc, họ đă biến ngọn đồi hoang vu nầy thành một khu vườn nên thơ với "đại lộ Divy", (S.H. Giám tỉnh người đă chọn ngọn đồi nầy), vườn mít, vườn xoài, vườn nho. Nho đồi La San một thời có tiếng. Trước khi Nha Trang trở thành một thành phố du lịch, đồi La San đă thu hút những khách có dịp ghé Nha Trang v́ Đối La San được xem như là một góc Thiên đàng!
Đồi La San, một góc Thiên đàng!
…Vào lúc Vầng Hông từ ḷng đại dương xuất hiện, từ từ đánh thức b́nh minh…
…Vào lúc hoàng hôn, khi vùng trời phía tây sáng rực muôn mầu sắc sau rặng núi xa xăm…
Cảnh thiên đàng c̣n đó, nhưng …
…Vào lúc xế chiều khi hằng trăm cánh buồm trắng, tựa đàn ngỗng rừng, xếp hàng lũ lượt xuôi gió về bến Cù-lao…
… Vào lúc tiếng chuông trong trẻo, sáng, trưa, chiều mời gọi khách qua đường nâng hồn lên Thượng Đế…
Cảnh thiên đàng đó, nay chẳng c̣n!
Hai người lữ khách kia, Sư Huynh Simon Ḥa và bạn đường, quyết định đề nghị cấp trên chọn ngọn đồi nầy, và từ đó, nó đă trở thành ĐỒI LA SAN.
1978
Tu viện La San dời xuống dưới chân đồi, nơi có trại chăn nuôi và nhà máy gạo…
Cho đến những năm 1940, con đường Tháp Bà là con đường duy nhứt từ Tháp Bà ra đến biển. Từ nhà hơi đến đất Nhà Ḍng là khu vực của bồn bồn, kỳ nhông, và những ngôi mộ thô sơ.
Trong ṿng nữa thế kỷ, trên đồi anh em trẻ La San ra công khai phá, trồng trọt, sửa sang, dưới chân đồi, gia đ́nh Oâng Trần văn Bảo (Oâng Chính = Chín) đă xây cừ, đắp đường, đào giếng, trồng dừa, chăn nuôi… để biến khu đất hoang nầy thành một nơi làm cho một số người thèm thuồng…
 
Bài giảng của Đức Cha địa phận Nhatrang
nhân ngày kỷ niệm 70 năm các Frères La San hiện diện tại Nha Trang
Anh chị em thân mến,
Cùng với các Sư Huynh Ḍng Lasan và đặc biệt là các Sư Huynh tại giáo phận Nha Trang,chúng ta vui mừng tạ ơn Chúa và cầu nguyện thật nhiều cho các Sư Huynh trong dịp kỷ niện 70 năm hiện diện tại Nha Trang,50 năm thành lập cộng đ̣an Lasan Bá Ninh và 30 năm thành lập Trung tâm giáo dục Chư prong.
Bản thân tôi cũng là học tṛ của các sư huynh và thật là hạnh phúc khi tôi về nhận Giáo phận tôi may mắn được gặp lại các thầy cũ đă từng dạy tôi ở Hà Nội ngày xưa.Và cho đến tận hôm nay chúng ta cũng c̣n gặp lại nhiều anh em khác cũng đă từng là học tṛ của các sư huynh hiện đang giữ những chức vụ quan trọng trong xă hội và Giáo hội.Điều đó nói lên rằng vấn đề giáo dục,vấn đề đào tạo con người măi măi là những vấn đề vô cùng quan trọng.
Trở lại với bài đọc một trong thánh lễ hôm nay,chúng ta Thấy Thiên Chúa dùng mỗi người vào những công việâc khác nhau:người làm ngôn sứ,người làm tông đồ….và có những người được gọi để làm những công viêc chuyên biệt như các Sư Huynh Lasan đây,là những người được gọi để làm công tác coi sóc và giáo dục trẻ.
Trong một chuyến xe lửa,tôi có gặp một người theo Hồi giáo,họ nói:"Trong quốc gia của tôi,mọi sinh họat của chúng tôi đều độâc lập với người công giáo chỉ trừ có một điều, chúng tôi phải theo người công giáo đó là việc học hành của con em chúng tôi,chúng tôi ḥan ṭan an tâm khi gởi con em ḿnh theo học trong các trường công giáo.
Tôi qua Thái lan,một đất nước vời đạo Phật là quốc giáo,chỉ có 200 ngàn người công giáo nghĩa là bằng ¼ số giáo dân của giáo phận Xuân Lộc,vậy mà rất nhiều người ,họ chỉ thích gởi con trong các trường công giáo.
Hai câu chuyện trên cho thấy vai tṛ quan trọng của các trường công giáo và sứ mạng đăc biệt của các sư huynh.
Sang bài Phúc âm,Chúa Giêsu dạy các tông đồ":Hăy nên như con trẻ".V́ ngày đó chưa có Thánh Gioan Lasan, chưa có các sư huynh cho nên Chúa Giêsu phải trực tiếp giáo dục các tông đồ,bởi các ông rất coi trọng vấn đề chức quyền,địa vị cao thấp….Chúa đă hết sức nhẫn nại để uốn nắn các ông.Trong một lần tham dự hội nghị,tôi đặt câu hỏi:" Khi nào th́ một đứa trẻ được coi là một người? Tôi nhậân được 3 câu trả lời:
Khi đứa trẻ chưa sinh ra
Khi dứa trẻ lên vài tuổi
Khi đứa trẻ 12 tuổi.
Câu trả lời thứ 3 là câu trả lời của một người Do Thái. Đối với họ trẻ em dưới 12 tuổi chẳng là ǵ cả,nó chưa được kể là một con người. Thế cho nên khi nói với các tông đồ : "Hăy nên như con trẻ…" Chúa Giêsu đă làm một cuộc cách mạng rất lớn trong thời của Ngài.Ngài không có ư bảo các tông đồ phải nhỏ lại hay phải sống giả vờ như con nít…song Ngài muốn các ông có được tâm t́nh đơn sơ,khiêm tốn như con trẻ.Thánh Gioan Lasan ngày xưa vào thời của Ngài, cũng đă thưc hiện một cuôc cách mạng rất lớn trong viêc dạy học bằng viêc dùng tiếng mẹ đẻ thay v́ dùng tiếng Latinh,tổ chúc lớp học theo từng tŕnh độ,mở các lớp học b́nh dân,mở trường sư phạm đào tạo các thầy cô giáo… Khi có dịp qua Hoa kỳ,Pháp,philippin,tôi tận mắt chứng kiến những trường học và việâc điều khiển cac trường học đó của các sư huynh,thật là những đóng góp hết sức lớn lao cho xă hội và Giáo hội…..Trong niềân vui hôm nay,xin chia vui với Tỉnh Ḍng Lasan,với các Sư huynh vùng Nha Trang chúng ta cùng nhau cảm tạ Chúa và cầu nguyện thật nhiều cho các Sư Huynh trong sứ mạng giáo dục của ḿnh.
 
VÀI D̉NG CẢM NGHĨ NGÀY HỌP MẶT 30/11/03
Không phân biệt tuổi tác,giai cấp sang giàu,những người đă là ông nội, ngọai,có sui gia đă rất hồn nhiên ḥa đồng trong cuộc sinh họat đầy t́nh thân ái.Con cảm thấy như rất gần gũi và mọi người rất sẵn sàng cởi mở tấm ḷng,cùng nhau hỏi han chuyện tṛ nhắc lại những kỷ niện xưa khi cùng chung một mái trường và cùng có những người thầy rất đặc biệt hy sinh suốt cuộc đời cho nền giáo dục tuổi trẻ theo tinh thần thánh Gioan Lasan .Đă có những người sau 30,40 năm rời nhà trường không gặp được thầy cũ cùng với bộ áo ḍng trên người nay gặp lại th́ rất là cảm động và biết ơn.
Con thường xuyên có mặt trong trong cuộc họp mặt Lasan hằng năm.Theo con,cuộc họp mặt lần này thật sống động và gần gũi.Em phụ trách âm thanh cho ngày hôm đó(không phải là học sinh Lasan)đă nói với con:" chú ơi,buổi hop mặt này nó sao sao ấy…" qua trao đổi con hiểu được rằng em rất ngạc nhiên,v́ em đă tham gia nhiều cuộc họp mặt nhưng chưa hề thấy cuộc họp mặt nào như thế này-không ồn ào,la hét,ăn uống….song là một cuộc họp mặt thánh thiện,ḥa đồng tuổi tác và nhất là nghe được biết bao việc làm từ thiện của những anh em cựu Lasan.
Một anh bạn trong nhóm đă tâm sự là mỗi lần có dịp gặp anh em trong nhóm,ḿnh cảm thấy thoải mái tinh thần,nói chuyện thật ḷng,không dè dặt,luôn tin tưởng lẫn nhau……
Theo con,anh em có được tinh thần trên là nhờ nền giáo dục Lasan và con mong muốn rằng các fr là những người đầu tiên liên kết anh em cựu Lasan lại với nhau.


Một cựu Lasan.