Đầu tháng 7 năm 1988, tôi được thư của Huynh Anthony Thành viết từ trại tị nạn Singapore. Huynh Anthony cho biết là vừa vượt biển từ Nha Trang thành công với người em gái Huyền, ngỏ ư muốn tiếp tục chí hướng La San, nhưng “theo lệnh Huynh trưởng vùng Gaston, Huynh nào vượt biên th́ coi như... xuất ḍng”. Tôi vội viết lá thư cấp tốc gởi đến Huynh Anthony. Huynh Anthony Thành may mắn được Huynh tổng quyền John Johnston và Huynh phụ tỉnh Désiré đến tận Manila thăm hỏi và chấp thuận ư nguyện muốn tiếp tục ơn gọi La San ở hải ngoại. Huynh Anthony cho tôi biết, sau khi đến Seattle đoàn tụ gia đ́nh với mẹ và người anh đă định cư tại Seattle hơn 10 năm qua, xin được nhập tỉnh ḍng Baltimore.

Tôi tŕnh giới thiệu Anthony với Huynh giám tỉnh Colman Coogan. Huynh giám tỉnh hỏi tôi: “Are you sure he is a ‘good guy’?” (Frère có chắc anh ta là ‘người tốt’ không?) Tôi cười trả lời: “Từ lúc ở đệ tử viện cho đến khi ra tù, th́ tôi chắc chắn anh ta là ‘good guy’, nhưng sau đó th́ tôi không biết rơ, nhưng nội việc tiếp tục ơn gọi tại Nha Trang, làm nhà tập và sống cộng đoàn La San trong thời buổi khó khăn buồn nản như vậy, th́ cũng khá lắm rồi. Nhất là sau khi vượt biển thành công và được định cư tại Mỹ, hoàn toàn tự do, dễ sống... mà vẫn muốn tiếp tục ơn gọi La San kể cũng khá lắm chứ!” Huynh giám tỉnh cười không nói ǵ. Tôi mạnh bạo nói tiếp: “Chắc Bề trên cũng biết là năm tới con học xong các lớp computer, và con sẽ về lại Paris. Con mong được có Huynh Anthony Thành thay chỗ con trong tỉnh ḍng Baltimore...” Huynh giám tỉnh Colman Coogan cười đáp: “If both of you join the District of Baltimore, you’ll be very welcome” (Nếu có cả hai cùng nhập vào tỉnh ḍng Baltimore th́ tốt!) Chỉ c̣n đợi ngày Huynh Anthony cùng gia đ́nh được định cư ở Seattle, Washington State, và hy vọng đầu năm 1989, Huynh Anthony sẽ đến Baltimore.

Nhân tiện gặp Huynh giám tỉnh Colman Coogan và v́ chỉ c̣n một khóa Mùa Thu là tôi hy vọng “ra trường”. Tôi nghỉ đến công việc có thể làm tại cộng đoàn Ivry, Pháp. Tôi tŕnh bày với Huynh giám tỉnh Colman Coogan dự án tôi nghĩ có thể làm được: mở lớp computer training, mở một shop nhỏ đại khái như Kinko’s, v.v... Nhưng dự án nào cũng cần phải có vốn, như vài cái computers, vài máy printers... và xin tỉnh ḍng Baltimore bảo trợ cho dự án. Huynh giám tỉnh Colman Coogan chỉ mỉm cười, trả lời: “It’s a good idea! But...” (Ư hay lắm! Nhưng...)

Tôi tâm sự với Huynh Cosmes Tuân về việc này, Huynh Tuân cười nói: “‘Vous’ dám đề nghị về vấn đề bảo trợ, và tiền bạc với ông giám tỉnh Colman Coogan à? Ông không trả lời đâu!”

***

Cuối năm 1988, Huynh phụ tỉnh Désiré Lê Văn Nghiêm triệu tập “Phụ Tỉnh Công Hội” tại Paris. Ngoài các Huynh Đệ thành viên của phụ tỉnh Saigon tại Paris, Huynh tổng quyền John Johnston chấp thuận cho những Huynh La-Việt ở Úc và Mỹ (trực thuộc vào các tỉnh ḍng địa phương liên hệ) cũng được tham dự phụ tỉnh công hội với quyền đầu phiếu như các thành viên của phụ tỉnh Saigon tại Paris. Huynh phụ tỉnh Désiré mời tất cả các Huynh Đệ La-Việt, nhưng chỉ có Huynh Fortuant Phong từ Philadelphia, Huynh Joseph Ninh từ Chicago và Huynh Bentin (Benilde Tín) từ Úc về tham dự. Đây có lẽ là phụ tỉnh công hội lần đầu tiên - và cũng là lần cuối cùng - của phụ tỉnh Saigon tại Paris.

Hai vấn đề chính được tất cả các phụ tỉnh công-hội-viên nhất trí thông qua và biểu quyết:

1. Bảo toàn và phát triển việc tông đồ của Huynh Đệ La-Việt ở hải ngoại nói chung và của phụ tỉnh Saigon nói riêng, tại Tân Đảo. Mời gọi và vận động qui tụ các Huynh Đệ La-Việt thuộc các tỉnh ḍng khác tích cực tiếp tay - nhất là về mặt nhân sự - vào sứ mạng đặc thù này của phụ tỉnh Saigon.
2. Không biết Huynh Fortunat Phong thủ sẵn “Dự Án thành lập cộng đoàn La San Việt Nam tại California” từ lúc nào mà đem ra tŕnh bày cho phụ tỉnh công hội. Mới đọc qua “Dự Án” ai nấy thấy thật... hấp dẫn và khả thi. V́ thế sau khi thảo luận, bàn qua tán lại, thêm một lần nữa phụ tỉnh công hội bỏ phiếu và nhất trí biểu quyết chấp thuận.

Điều đáng suy nghĩ là phụ tỉnh công hội “nhất trí” biểu quyết chấp thuận cả hai “dự án” xem ra không hoặc chưa thể đi đôi với nhau. Yếu tố chính là nhân sự. Trong khi tại Tân Đảo đă có cơ sở và công việc thích hợp với sứ mạng giáo dục, chỉ cần được tăng cường nhân sự để bảo tồn và phát triển, th́ “dự án California” mới có chữ viết với lời hứa hẹn hấp dẫn trên giấy tờ và cũng cần nhân sự để thực hiện. Nhưng yếu tố nhân sự chưa đáp ứng cho nhu cầu tại Tân Đảo th́ làm ǵ có thể đáp ứng cho nhu cầu “dự án” này?

Có thể các phụ tỉnh công-hội-viên đă có một cái nh́n xa về lâu về dài khả dĩ t́m được “đất dụng vơ” hy vọng có tương lai chẳng những cho các Huynh Đệ La-Việt ở hải ngoại mà nhất là cho Tỉnh Ḍng Mẹ Saigon hơn chăng?

***

Trong dịp này, Huynh Roger Trần Đ́nh Vĩnh ngỏ ư muốn tôi mở một trương mục bên Mỹ lấy tên là AFVN (Aides aux Frères du Viet Nam) v́ “giá trị đồng đô-la Mỹ bảo đảm và có tiền lời cao hơn”. Huynh Roger c̣n cho tôi biết: “Việc Frère đi Mỹ học, tôi có tŕnh và bàn thảo với Huynh giám tỉnh Lucien về việc chuyển tiền của Tỉnh Ḍng Mẹ Saigon - tuy không nhiều lắm, nhưng bước đầu th́ ḿnh nên có account bên Mỹ rồi từ từ bổ sung như “quyên góp”, cựu học sinh và thân hữu La San gởi tặng, v.v... - để tỉnh ḍng Saigon có một ít vốn liếng về lâu về dài, v́ không ai biết biết trong tương lai, Anh Em ḿnh ở Việt Nam sẽ sinh sống ra sao, nhất là các Frères nhà hưu dưỡng tại Mai Thôn cũng như các vị lớn tuổi ở các cộng đoàn...”

Thú thật tôi chưa bao giờ biết đến việc mở trương mục, tiền lời, v.v... Huynh Roger trấn an, bảo tôi “tŕnh bày với huynh giám tỉnh và huynh thủ quỹ Baltimore. Chắc chắn họ sẽ giúp ḿnh, và chịu đứng tên mở account AFVN cho ḿnh.” Huynh Roger giao cho tôi một check $US12,561.00. Huynh Roger c̣n nói: “Nếu v́ lư do nào đó mà các Frères Mỹ không nhận, th́ Frère gạch chéo trên check, viết chữ ANNULÉ, rồi gởi về lại cho tôi. Như vậy th́ tiền của AFVN vẫn y nguyên, không mất đâu mà sợ.”

Sau phụ tỉnh công hội, tôi không quên đi Lộ Đức. Hang đá Lộ Đức vắng teo, trời mưa ẩm ướt, các quán bán tượng thánh, thùng nhựa, xâu chuỗi, v.v... đều đóng kín. May mà tôi có đem sẵn những tượng Đức Mẹ Lộ Đức bằng nhựa dùng để chứa đựng “nước Lộ Đức”. Không có ai “tranh giành” lấy nước, một ḿnh mặc sức mà làm đầy hết các bức tượng bằng nhựa.

Tôi trở về Philadelphia ngày 12 tháng 1, 1989, đem theo 2 vali: một vali đựng quần áo và vật dụng cá nhân, một vali đầy những bức tượng chứa nước Lộ Đức. Vào phi trường Philadelphia, nhân viên thuế mở ra trông thấy toàn những tượng Đức Mẹ chứa nước Lộ Đức. Ông nh́n tôi mĩm cười, nói: “Water from Lourdes?” (Nước từ Lộ Đức phải không?) Tôi hí hửng trả lời: “Yes!” Ông lại mỉm cười, gật đầu nói: “Good!” Tôi nghĩ ông ta là người Công Giáo! Kính Mừng Mẹ Maria!

Tôi xin gặp Huynh phụ tỉnh Joe Mahon để tŕnh bày việc mở account theo như Huynh Roger đă bàn tính. Mọi sự không ngờ dễ dàng như vậy: Huynh thủ quỹ tỉnh ḍng Baltimore, John Paztwall, đứng tên mở account AFVN trong hệ thống RCT (Religious Communities Trust) cho tất cả các ḍng tu và giáo xứ/địa phận trong nước Mỹ mà Huynh là một thành viên trong ban điều hành. Thế là “tài sản” của tỉnh ḍng Mẹ Saigon được gởi vào RCT ngày 20 tháng 1 năm 1989, vỏn vẹn được $US12,561.00.

***

Sáng ngày 25 tháng 5, năm 1989, tôi nhận được điện thoại từ Việt Nam báo tin khủng khiếp và đau buồn: tối khuya 25 rạng sáng 26 (giờ Saigon) ngôi nhà gần bờ sông tại Mai Thôn bị trôi ch́m trong ḷng sông, kéo theo sinh mạng của 5 vị đàn anh đang nghỉ đêm trong ṭa nhà 2 tầng lầu đó. “Điều ghê gớm cần phải nói cho Frère biết,” anh Nguyễn Hoàng Lương có mặt tại hiện trường nói tiếp, “là người nhái đội cấp cứu của chính quyền chỉ vớt lên 2 xác, số c̣n lại th́ họ cột dưới đáy sông, và đ̣i phải trả thêm tiền họ mới vớt xác lên...”

Tôi gởi thư “Báo Tin Buồn” và “Xin Cầu Nguyện” đến trên dưới 50 địa chỉ của cựu La San, cựu đệ tử và cựu học sinh mà tôi hiện có. Tôi nhận được thư hồi âm “Chia buồn cùng tỉnh ḍng Mẹ Saigon, cùng các Frères đàn anh tại Saigon cùng tất cả các Frères La San Việt Nam”, kèm theo sự đóng góp thân t́nh chia sẻ. Tổng số lên gần 15,000 đô la. Có điều tôi ngạc nhiên là tôi chưa dám đề cập đến việc “gian ác” của nhân viên cấp cứu trong thư báo tin, nhưng trong thư hồi âm, đa số gay gắt “lên án sự gian ác” đó...

Sau khi hội ư với Huynh Roger, tôi chuyển 15,000 đô Anh Chị Em La San hải ngoại đă chia sẻ về cho Huynh giám tỉnh Maurice “để đóng cừ, xây kè, v.v... dọc theo bờ sông làm sao cho các vị Đàn Anh được an tâm.”

Và cũng từ lúc đó, Anh Chị Em La San ở hải ngoại “nuôi sống và phát triển” quỹ AFVN để khi cần thiết đáp ứng nhu cầu sinh sống và phát triển việc tông đồ của Huynh Đệ La San tại quê nhà. Nói thật ra, sau lần họp mặt thứ nhất tại Santa Ana cuối năm 1986 (xin xem trang 170), vài em đệ tử hỏi tôi về “Quỹ Yểm Trợ các Frères ở Việt Nam, nhất là các Frères cao niên”. Tôi kể lại cho các em nghe về việc “mỗi tháng một thùng thuốc gởi về Việt Nam” qua sự đóng góp của Ordre de Malte. Tôi chỉ khuyến khích các em “ai có thể” th́ liên lạc gởi trực tiếp về cho Huynh Grégoire Tân. Sau họp mặt lần thứ hai cuối năm 1987, vấn đề “gởi quà về Việt Nam” xem ra hơi có vấn đề: người ủng hộ kẻ chống đối. Tôi cũng đă biết việc này hồi c̣n ở Pháp, nên tôi không muốn đá động ǵ đến việc tế nhị này. Tôi chỉ nói chung chung với Anh Chị Em La San rằng “chính tâm t́nh La San đă liên kết chúng ta với nhau hôm nay, chứ không v́ một động cơ chính trị nào.”