Tuy phải vất vă chạy đi chạy lại để bổ túc rất nhiều lần về giấy tờ cần thiết, như chứng nhận khai thuế, lợi tức hằng tháng, hóa đơn trả tiền điện & nước, v.v..., cộng thêm những giấy tờ gọi là affidavit (bảo lănh) từ tỉnh ḍng Baltimore “chứng minh đầy đủ tài sản và tiền bạc để hoàn toàn bảo đảm đương sự có nơi ăn chốn ở, kể cả bảo hiểm sức khỏe, v.v...” nhưng cuối cùng tôi được cấp visa đi Mỹ, có giá trị 3 tháng từ 7/7/86 đến 7/10/86, ra vào nước Mỹ được 2 lần.

Nhân viên ṭa đại sứ Mỹ, trước khi giao cho tôi visa, c̣n nói rơ: “Par ce visa, vous êtes seulement permis d’arriver à n’importe quel aéroport des Etats Unis, mais être admis ou non d’entrer et de rester dans le territoire des Etats Unis est encore à être décidé par l’officier de l’INS à cet aéroport.” (Với hộ chiếu này, anh được phép đến bất kỳ phi trường nào của nước Mỹ, nhưng việc chấp thuận vào lănh thổ nước Mỹc̣n tùy thuộc nhân viên Di Trú tại phi trường đó). Tuy không hiểu mô tê ǵ về câu thứ hai, tôi cầm lấy visa trong tay, ḷng hớn hở khôn tả.

Sau hơn một tháng “dồi mài kinh sử... Mỹ”, tôi ghi danh đi thi TOEFL tại một trung tâm Pháp-Mỹ. Kết quả chỉ được 480 điểm! Huynh phụ tỉnh Joseph Mahon viết thư khích lệ và đề nghị tôi đến Philadelphia càng sớm càng tốt, theo học vài khóa ESL (English as Second Language) tại đại học Philadelphia để “chuẩn bị thi TOEFL có lẽ sẽ đạt được kết quả tốt hơn.” V́ hai em Vũ Huy Hoàng và Nga chính thức cưới hỏi vào ngày 3 tháng 8, tôi quyết định mua vé máy bay đi New York ngày 5/8, “ghé” thăm các em đệ tử tại Santa Ana vài ngày, rồi đến Philadelphia đúng ngày 15/8, với tâm t́nh “dâng hiến mọi dự định trong đời sống lên Mẹ Maria” nhân ngày lễ trọng kính nhớ ngày Mẹ Hồn Xác lên trời.

***

Khác hẳn mọi lo âu hồi hộp, tôi đến phi trường JF. Kenedy, New York, không gặp rắc rối nào. Em Nguyễn Tiến Dũng (tác giả tranh b́a cho Hồi Kư tập 2 này) ra đón và bao ăn tối tại một nhà hàng Nhật Bản. Sau bữa cơm tối, tôi thấy em Dũng gọi vài hộp giấy đem thức ăn c̣n lại đem về. Tôi trố mắt nh́n, em cười nói: “Doggy bags!” Tôi hỏi: “Em có nuôi chó trong nhà à?” Em Dũng cười nói nhỏ: “Gọi là ‘doggy bags’ nhưng thật ra là ḿnh đem về ăn, bỏ uổng!” Suốt buổi sáng hôm sau, em Dũng đưa tôi đi xem bức tượng Nữ Thần Tự Do vang danh thế giới. Quả là vĩ đại và đầy ư nghĩa.

Xế chiều, em Dũng đưa tôi ra phi trường đi Los Angeles. Một số khá đông các em đệ tử vui mừng ra tiếp đón ngay tại phi trường Los Angeles. Anh, Em, thầy tṛ gặp nhau lại sau hơn 10 năm. Vui mừng, cảm xúc làm sao! Nh́n những gương mặt mới cách đây hơn 10 năm c̣n non choẹt, lăng xăng, “bố nếu bố náo” đúng như người ta thường nói “nhất quỉ nh́ ma thứ ba học tṛ”... nay chững chạc hẳn ra, một số th́ tay bồng tay bế, số khác tuy c̣n “độc thân vui tính” nhưng gương mặt ít nhiều tỏ hiện mối ưu tư “Chiến Đấu Để Sống”. Tôi hơi chạnh ḷng, nhưng cũng vui mừng hănh diện thầm nghĩ: “Các Em trưởng thành rồi!”

Các em đưa tôi đi tham quan những “kỳ quan thế giới” mà tôi đă được biết qua sách vở báo chí và phim ảnh, như cầu Golden Gate, Yoshimite... Tạo Hoá thật quá ưu đăi nước Mỹ! Các em không quên đưa tôi thăm gia đ́nh Lộc&Oanh và baby Hiếu tại Oakland. Tôi không quên xin các em đưa tôi t́m đến địa chỉ của hai em nữ sinh người Hoa Mạc Kim & Nguyễn Hương tại San Francisco, nhưng h́nh như hai em đă di chuyển đến sinh sống tại một nơi nào khác. Hai em nữ sinh này là hai người đă "sung sướng nhận Bánh Thánh đêm Lễ Noen cuối cùng tại La San Mossard, và cũng là hai em duy nhất gởi món quà “t́nh nghĩa” về cho tôi khi tôi vừa được ra khỏi tù năm 1981. Tôi thầm nghĩ, “không được dịp mặt đối mặt, nhưng gặp nhau trong tâm t́nh quí trọng thương yêu cảm mến... là tốt rồi!”

***

Huynh Fortunat Phong đón tôi tại phi trường Philadelphia trưa ngày 15 tháng 8, 1986, đưa về cộng đoàn West Catholic tại đường Chestnut & 49th Streets. Huynh trưởng cộng đoàn, Joe Boggle, trạc độ tuổi tôi, niềm nở tiếp đón vào cộng đoàn các Huynh Đệ La-Mỹ. C̣n có Huynh Cosmes Tuân và Fortunat Phong là hai Huynh Đệ La-Việt trong cùng cộng đoàn trên 10 Huynh Đệ La-Mỹ. Điều này làm tôi đỡ cảm thấy cô đơn trong những ngày đầu tiên ở xứ Mỹ.

Sáng hôm sau, Huynh phụ tỉnh, Joe Mahon đến West Catholic chúc mừng tôi đến Philadelphia để tiếp tục “kiếp học... đại”. Huynh Joe thật sự “biết điều” và tinh tế: Huynh biết tôi “nghe” tiếng Mỹ không/chưa quen, nên nói chuyện với tôi thật chậm. Huynh đă chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như ghi danh học ESL tại UoP (University of Philadelphia), bảo hiểm sức khỏe, v.v... Tôi thật t́nh cảm động được Huynh Đệ đồng môn La-Mỹ sắp xếp mọi chuyện, thật chu đáo và thân t́nh.

***

Khóa học ESL kéo dài trong 6 tuần lễ, 5 ngày/tuần, 6 tiếng đồng hồ/ngày. Khoảng 15 sinh viên thuộc nhiều quốc tịch, ngôn ngữ, văn hóa khác nhau - 2 người Pháp, 1 người Đức, 2 người Colombia, 3-4 người Trung Hoa Dân Quốc, 6-7 người Nhật, và 1 người Việt Nam; có lẽ tôi là người “cao niên” nhất trong lớp này(!) - cùng ngồi bên nhau bập bẹ nói, nghe, chia sẻ bàn luận một đề tài đơn giản, và viết tiếng Mỹ dưới sự hướng dẫn của 4 thầy cô gốc Mỹ. Ngôn ngữ thông dụng và được dùng nhiều nhất là “to quơ!” trong vài tuần đầu. Chúng tôi nói với nhau th́ thật sự “anh/chị nói anh/chị hiểu, tôi nói tôi hiểu”, nhưng thầy cô giáo “hay thiệt!” Họ hiểu mỗi người, dù nói theo giọng của bất kỳ quốc gia nào.

Chúa Nhật tuần đầu tiên theo học ESL tại UoP, tôi đi lễ tại nhà thờ Saint James bên cạnh đại học Philly. Nhận xét khá lư thú là rất đông thanh niên nam nữ đủ mọi sắc tộc tham dự thánh lễ, có thể nói chật cả thánh đường rộng lớn. Những ư tưởng “bị nhồi” lúc c̣n trẻ về “văn hóa đồi trụy, về lối sống vật chất, về nếp sống hưởng thụ, v.v... của dân Mỹ” tan biến khỏi trí óc tôi.

Nhớ lại khi tôi c̣n ở Drancy, mỗi sáng đi lễ tại nhà thờ họ đạo Drancy - nhà thờ cũng rất rộng lớn, có thể tương đương với nhà thờ Đức Bà tại Saigon. Lắm lúc chỉ có hai Huynh Đệ Roger và tôi với ông linh mục chủ tế. Thôi th́ ngày thường trong tuần chẳng nói làm chi. Ngày Chúa Nhật th́ chỉ gom tụ trên dưới 30 giáo dân. Ngày lễ trọng như Giáng Sinh, Phục Sinh, mà cũng chỉ gom tụ trên dưới 50 giáo dân. Ban đầu tôi nghe nói tại v́ vùng Drancy thuộc tỉnh Saint Dennis, mà khu vực Saint Dennis lại là “thân cộng” nên hầu hết “giáo dân mang danh là công giáo nhưng không sống đạo như người công giáo”. Nhưng sự thật th́ lối sống đạo của giáo dân Âu Châu nói chung, của giáo dân Pháp nói riêng “xuống cấp” rất thấp trong nhiều thập niên qua. Khi tôi c̣n nhỏ, Huynh trưởng Sơ Tập Viện tại Đồi La San Nha Trang, Huynh Gaston Gẫm đă răn dạy: “Đừng làm như một số dân Âu Châu nói chung, dân Pháp nói riêng. Tuy mang danh là Kitô hữu, nhưng suốt đời họ chỉ vào nhà thờ hai (2) lần, và lúc nào cũng được “bế” vào: lúc rửa tội và lúc trước khi được đem đi chôn.”

Sau 6 tuần học, tôi ghi danh thi TOEFL, và may mắn làm sao “ngáp phải ruồi”: đủ điểm (trên 520) để được ghi danh vào học LaSalle University. Nhưng v́ khóa học Mùa Thu 86 sắp kết thúc, nên Huynh phụ tỉnh Joe Mahon khuyến khích tôi tiếp tục học ESL thêm một khóa nữa tại UoP. Cũng tốt thôi!

Khóa ESL thứ hai kết thúc vào tháng 12/1986. Tôi ghi danh thi TOEFL để đo lường sự tiến bộ về tiếng Mỹ đến mức nào? Thật “quái lạ!” Chẳng những không đạt được số điểm cần thiết để ghi danh học... đại, mà chỉ hơn kỳ thi TOEFL tại Paris 15 điểm (495 điểm!) Tôi dấu nhẹm kết quả kỳ thi lần thứ ba này. Tôi kể lại chuyện này với Huynh Đệ La-Mỹ trong cộng đoàn West Catholic. Ai cũng cười... thông cảm. Một Huynh La-Mỹ, như để ủi an tôi, cười nói: “Val à, thi TOEFL coi vậy mà không phải dễ đâu! Ngay cả chúng tôi cũng chưa chắc pass nữa!”

Thế là tôi đến La Salle University học khóa Mùa Xuân năm 87. Huynh Christopher dựa vào vài chứng chỉ Đại Học Đà Lạt và các chứng chỉ Tâm Lư Sư Phạm và Thần Học của tỉnh ḍng Saigon, cho tôi được hưởng 50 credits. Tôi chỉ cần lấy thêm 70 credits là có thể ra trường.

***

Tôi cảm thấy “thiếu vắng” chuyện ǵ. Có lẽ lúc c̣n ở bên Pháp, tháng nào cũng gởi thùng thuốc về Việt Nam. Ở đây, mấy tháng đầu c̣n lo nghĩ thi TOEFL, bây giờ chương tŕnh học... đại tại La Salle University tương đối đă ổn định nên cảm thấy ḿnh c̣n thiếu sót chuyện ǵ chăng? Tôi có ḍ la t́m cách tậu thuốc hoặc những vật ǵ có thể làm quà Tết Nguyên Đán 87 cho Huynh Đệ La-Việt và gia đ́nh bên Việt Nam. Huynh Tuân cho biết FBI vừa truy tố ra ṭa gần 100 bác sĩ người Việt và thu giấy hành nghề về vụ “cung cấp hóa đơn giả” để lấy thuốc của Health Insurance và Medicare ǵ ǵ đó, và khuyên tôi đừng nhảy vào chuyện phi pháp này. Thôi đành chịu!

Tôi dọ hỏi Huynh Tuân: “Anh Em ḿnh bên này có gởi quà về Việt Nam cho Anh Em bên đó không?” Huynh Tuân hơi lưỡng lự rồi nói: “‘Moi’ không nghe nói. Mà h́nh như chưa bao giờ có ai nhắc đến chuyện này. ‘Vous’ đưa cho ‘moi’ đọc mấy lá thư của anh G. trong bản tin ‘Tinh Thần La San’ (xin xem Phần Phụ Ghi trang 430) ‘moi’ mới biết là bên Pháp mấy ‘vous’ làm hay thiệt.” Tôi nhớ lại nhân ngày 15/5/1981, sau thánh lễ tôn kính Cha La San, Quan Thầy các nhà giáo, Huynh giám tỉnh Lucien đọc cho Huynh Đệ nghe lá thư của Huynh Phong gởi, nói về những tổ chức này nọ, và than phiền rằng “mắc nợ như chúa chỏm, phải nai lưng làm việc trả nợ” mặc dầu “lắm lúc con (Huynh Phong) ngâm ca bài thánh vịnh Bên bờ sông Babylon... mà nước mắt tuôn trào...” Một vài Huynh Đệ cười nói: “Ḿnh biết tính của anh Phong quá mà!” Tôi tính hỏi Huynh Tuân về việc này nhưng nghĩ lại thôi. Thật sự trong cộng đoàn West Catholic, chỉ có Huynh Tuân và tôi là thường xuyên gặp mặt nhau, c̣n Huynh Phong th́ “bận quá nhiều công việc...” với các em nhỏ trong ban văn nghệ th́ phải.

Tôi ngỏ ư muốn học và thi lấy bằng lái xe. Huynh Cosmes Tuân thật tận t́nh giúp đỡ. Huynh đưa tôi đến một băi trống khá lớn, dùng cây vẽ đường cua trái cua phải, bảng stop, đáp lề ttrong các băi đậu xe, đáp lề song song với lề đường, v.v... Mặc dầu tôi đă biết lái xe từ năm 1970, nhưng Huynh Tuân nhắc nhở: “Đi lấy bằng lái xe bên này không phải như bên Việt Nam đâu nhé! Có phải ‘vous’ đă kể chuyện bố Đào Colomban cũng đi thi một lượt với ‘vous’ và Frère Hồng. Bố Đào ủi gảy cây ngăn chỗ đáp xe. Tông găy luôn khúc cây mà vẫn đậu và được cấp bằng đó sao? Bên này không có như vậy đâu!”

Tôi biết và tin Huynh Tuân chứ. Bên này làm ǵ có chuyện “đút lót”, làm ǵ có chuyện “cảm thông?” Như vậy cũng tốt. Tôi chú tâm học lái theo đường Huynh Tuân vạch ra cho thật nhuyển. Đến ngày đi thi, Huynh Tuân có vẻ hồi hộp, nhưng tôi rất tự tin. Trên đường thi lái xe, đến gần một ngă tư có 4 đường xe/mỗi bên, và xe tôi đang chạy trên đường có in mũi tên “quẹo trái”. Khoảng 10 mét trước khi đến ngă tư, bà giám khảo bảo tôi: “Go straight!” (Đi thẳng). Tôi lưỡng lự chưa biết “straight” có nghĩa là “đi thẳng” không quẹo trái hay cứ “đi thẳng theo” dấu mũi tên? Thú thật lúc đó tôi không c̣n tâm trí để ư đèn đỏ hay đèn xanh. Đến ngă tư, tôi cũng không biết tại sao tôi cho xe quẹo trái theo dấu mũi tên, hồi hộp chờ câu nhận xét của bà giám khảo. “Good!” (Tốt) Thế là tôi được bằng lái xe. Huynh Tuân hớn hở nói: “‘Vous’ khá thiệt! Nhiều người phải thi đến 3, 4 lần mới lọt, ‘vous’ chỉ thi có một lần!”

Huynh Tuân c̣n khuyên tôi nên đến văn pḥng xă hội xin thẻ an sinh xă hội (Social Security Card). Huynh Tuân hướng dẫn mọi chi tiết cần thiết, nộp đơn xin thẻ. Nhưng tôi không được cấp v́ lư do “Student Status F1”. Tôi chẳng hiểu ǵ lắm về thẻ an sinh xă hội nên cũng không lưu tâm làm ǵ.

***

Khóa Mùa Xuân chưa kết thúc mà Văn pḥng hồ sơ ghi danh của LaSalle University gởi giấy báo cho tôi biết, titre de voyage sắp hết hạn (7-Juillet-1987) và trên nguyên tắc, mọi titre de voyage hoặc passport phải c̣n hiệu lực trên 6 tháng mới hợp lệ. Thế là Huynh Cosmes Tuân đưa tôi đi New York để xin gia hạn. Mặc cho lời phân bua hơn thiệt, ṭa lănh sự Pháp chỉ cho gia hạn đúng 6 tháng: “La loi c’est la loi!” (Luật là luật!) Chỉ c̣n cách trở về Pháp để xin gia hạn titre de voyage thêm 2 năm. Vấn đề không đơn giản như vậy! Kỳ hạn visa vào Mỹ hết hạn từ lâu, lại phải xin visa vào Mỹ.

Tôi đă có kinh nghiệm về việc xin visa đi Mỹ - phải mất ít nhất 3 tháng, nên chưa biết phải tính toán làm sao cho tiện lợi. Huynh phụ tỉnh Joe Mahon thật tận t́nh giúp tôi xin được giấy “bảo đảm” của nhân viên INS và giấy current student tại LaSalle University, giấy chứng nhận “sinh viên... tốt” của lớp ESL tại UoP, và giấy tái xác nhận “bảo đảm mọi sự về chi phí ăn ở, bảo hiểm sức khỏe, v.v...”

***

Tôi về lại Drancy cuối tháng 5, 1987. Trong dịp này, phụ tỉnh Saigon tại Paris đề cử Huynh Désiré Lê Văn Nghiêm làm phụ tỉnh, thay thế Huynh Alexandre Lê Văn Ánh vừa hết nhiệm kỳ. Tuy vẫn tiếp tục nhiệm sở ở Nouméa, Tân Đảo, Huynh Désiré dành khá nhiều th́ giờ đi lại thăm viếng Anh Em La-Việt ở Úc, ở Mỹ, và lẽ tất nhiên ở Pháp. Tôi xin gặp Huynh tân phụ tỉnh và tŕnh bày lại lư do tôi xin đi học tại Philadelphia, và kết quả của một năm học ESL vừa qua, lư do tại sao tôi phải về Pháp, v.v...

Huynh Désiré nói: “‘Moi’ không biết phải nói ‘Vous’ may mắn hay xui xẻo về việc giấy tờ! Qua Tân Đảo chưa đầy 2 tháng đă được đi về Paris. Ở Paris chưa đầy 2 năm mà lại được cấp visa đi Mỹ học! Ở Mỹ chưa đầy một năm lại trở về Paris làm giấy tờ!...” Tôi cười trả lời: “‘Số’ của con là gặp rắc rối về giấy tờ hợp lệ từ khi con c̣n ở trại Palawan! Tuy nhiên, dù trắc trở thế nào rồi cũng giải quyết êm xuôi! Con hy vọng lần này gia hạn titre de voyage và làm lại visa đi Mỹ không đến nổi khó khăn như mấy lần trước!” Huynh Désiré hỏi: “‘Vous’ có ư định về Paris làm việc sau khi học xong hay không?” Tôi sực nhớ y chang câu mà Huynh tổng quyền hỏi và tôi cũng trả lời cho Huynh Désiré nguyên văn câu trả lời của tôi cho Huynh tổng quyền (xem trang 149). Phản ứng của Huynh Désiré y hệt phản ứng của Huynh tổng quyền. Huynh Désiré c̣n thêm: “Chúc ‘vous’ may mắn và thành công!”

Việc đầu tiên phải làm là xin gia hạn titre de voyage thêm 2 năm (mức gia hạn cũng như làm mới chỉ được 2 năm). Việc xin gia hạn xem ra không có vấn đề. NHƯNG tôi gặp phải 2 trường hợp “tế nhị”:
1. Lần đầu tiên gặp bà nhân viên sở di trú/du lịch phỏng vấn để gia hạn titre de voyage, v́ bà nói nhanh quá (hay v́ tôi ít nghe nói tiếng Pháp gần một năm qua?), nên tôi chưa hiểu rơ, tôi xin bà lập lại, bà có vẻ giận dữ nói: “Vous ne comprenez pas le Francais? Prochaine fois, reviens avec un interprète!” (Anh không hiểu tiếng Pháp à? Lần tới, trở lại với một thông dịch viên) rồi bà dứt khoát không muốn tôi tŕnh bày ǵ nữa. Tôi có cảm tưởng là bà... ganh tị/kỳ thị.
2. Titre de voyage đă được gia hạn đến ngày 26/Octobre/87 tại New York, mà tôi lại xin gia hạn tại Paris cuối tháng 5/87, nghĩa là sớm hơn 5 tháng.

Tôi xin Huynh Roger Vĩnh đi theo làm thông dịch, nhưng thật ra “cho có mặt” thông dịch viên trong trường hợp gặp “bà chằng” . Lần này, may mắn gặp một bà... đầm có vẻ thông cảm dễ tính hơn, tôi tŕnh bày lư do tại sao tôi phải xin gia hạn titre de voyage. Bà đầm gật đầu thông cảm, và hứa sẽ hoàn tất trong ṿng 3 tháng.

Ngay sau khi titre de voyage được gia hạn đến cuối tháng 8/89, tôi chạy đến ṭa đại sứ Mỹ xin visa tiếp tục học ở Philadelphia. Không gặp trở ngại khó khăn nào từ ṭa đại sứ Mỹ. Tôi nghe nhiều người bảo rằng “Nếu đă được cấp visa đi Mỹ một lần rồi th́ những lần kế tiếp dễ dàng lắm. Nhưng nếu bị từ chối một lần rồi th́ coi như không c̣n hy vọng được cấp visa đi Mỹ!” Thêm vào đó, những người Việt tị nạn ở Pháp hay bất kỳ các nước nào khác mà trong titre de voyage hoặc passport có khuôn dấu của Đông Đức hoặc các nước cộng sản th́ coi như đi đoong!

***

Ngoài những môn học bắt buộc như College Writings I&II, Statistics and Probability, v.v... tôi ghi danh lấy 2 lớp computer, mặc dù ông Samuel, Dean of the computer department ngăn cản. “It’s too hard for you!” (Nặng lắm đó Frère!) ”Nặng” thiệt, nhưng không sao, nhất là những bài đầu tiên làm quen cách xử dụng computer thật sự hấp dẫn. Huynh cựu giám tỉnh tỉnh ḍng Baltimore, Huynh William Quinn, là người đầu tiên rất kiên nhẫn chỉ cho tôi dùng “con chuột”, vào data, làm tính “tự động” trong Excel, v.v...

Các em đệ tử ở Santa Ana c̣n làm một cử chỉ tuyệt vời: mua tặng “ông thầy... học tṛ” máy computer IBM compatible, AST, có hard disk đến 20megabytes. “Hard disk lớn nhất hiện nay đó, ông thầy!” Đă thiệt! Thế là nhiều đêm không ngủ cũng chỉ v́ những “input”, “output”, ám ảnh. Thêm vào đó, lần đầu tiên “ra lệnh” cho computer trả lời những câu hỏi tuy thật đơn giản nhưng không kém phần... kỳ lạ và hấp dẫn!

Thật t́nh tôi say mê với computer, với những khám phá mới. Nào là ǵ ǵ gọi là DOS. Nào là progamming languages như BASIC, PASCAL, C, COBOL, v.v... Nào là “vẽ tranh” bằng... chữ (nghĩa là đánh máy từ keyboard những chữ gọi ǵ ǵ là algorithm, statements/commands loạn xà ngầu cả lên, rồi nhấn RUN, bức tranh ḿnh muốn “vẽ” hiện ra trên màn ảnh nhỏ! - Thật độc đáo!