Như đă hứa, giữa tháng 4, 1986, Huynh Daniel và tôi đi xe OPEL đến nhà Huynh Bosco Bắc, và cùng các em gái của Huynh Bắc, chúng tôi đến trung tâm sinh hoạt giới trẻ của giáo xứ. Buổi nói chuyện - đúng hơn kể 1001 câu chuyện vui buồn đă và đang xảy ra trên quê hương Việt Nam sau biến cố 75 theo cái nh́n đức tin sống đạo của giáo dân Việt Nam - gom tụ khá đông thanh niên nam nữ, ngót 100 em. Tôi c̣n nhớ câu chuyện chia sẻ tâm sự của một em nữ trong khuôn khổ “hỏi/đáp trao đổi” như sau:

Em được định cư ở Tây Đức ngay sau 75. Một gia đ́nh người Đức bảo lănh. Em là người công giáo, gia đ́nh đón tiếp em cũng là gốc công giáo nhưng không chịu đi lễ. Tuy nhiên, ông gia trưởng không hề ngăn chận em đi lễ, trái lại c̣n nhắc nhở khi em quên và mọi người trong gia đ́nh luôn xử tốt với em. Thời gian thấm thoát hơn 3 năm trôi qua, em vẫn thắc mắc tự hỏi “Một gia đ́nh công giáo thật tốt lành, sao lại không đi lễ?” Một hôm em đánh bạo hỏi: “Sao con không thấy bác và các anh chị đi lễ?” Ông gia trưởng thở dài tâm sự: “Trong một cuộc chiến giữa người Đức và người Pháp gần biên giới Đức-Pháp tại Strasbourg năm 1943 - nghĩa là gần cuối thế chiến thứ hai - một binh sĩ trong đội của bác bị thương nặng, có thể mạng vong. Anh ta là người công giáo. Bác chạy đến giúp đỡ anh ta. Anh ta th́ thào: ‘tao muốn xưng tội và nhận lănh các bí tích sau cùng!’ Bác thật sự cảm động, liều lĩnh liên lạc với quân đội Pháp xin gặp một vị linh mục công giáo tuyên úy tại chiến trường.Con cũng biết là quân đội của Đức không có tuyên úy công giáo. Vị linh mục công giáo tuyên úy gặp bác, bác tŕnh bày mọi ước nguyện của người bạn bên kia chiến tuyến. Con đoán xem ông linh mục công giáo tuyên úy đă trả lời cho bác làm sao? Ông nóng giận trả lời: ‘Ban phép lành và bí tích cho kẻ thù chiếm nước của ḿnh à? Không bao giờ!’ Con thấy đó! Và người bạn của bác đă ra đi... Và cũng từ ngày đó, bác thề không bao giờ tự cho ḿnh là công giáo nữa!’ Bác tôn trọng quyền tín ngưỡng của con, bác không ngăn cản con, nhưng con hiểu cho bác là bác không thể nào quên được...
Bây giờ em phải làm sao?”

***

Khoảng đầu tháng 5/1986, Huynh Pierre Nghiêm gọi tôi đến ALDER và cho biết hội CSI (Christian Solidarity International) mời Huynh Pierre đi một ṿng 2 tuần tại Zurich, Thụy Sĩ, để tŕnh bày cho giáo dân hoặc thành viên tại nhiều họ đạo hoặc tổ chức tôn giáo khác nhau, về đời sống đức tin sau biến cố 75 tại Việt Nam. (Nói tiếng Pháp, sẽ có người thông dịch ra tiếng địa phương vùng Zurich). Huynh Pierre đề nghị tôi đi thay thế v́ dù sao tôi sống dưới chế độ cộng sản “nhiều năm hơn”, thêm vào đó tôi có ít nhiều kinh nghiệm trong chốn lao tù cộng sản. Tôi bằng ḷng với điều kiện: “Con sẽ viết bài bằng tiếng Pháp, bề trên sửa chữa lại hoặc thêm bớt cho con”.

Ông Hauftman, thư kư của hội CSI, mà cũng là một trong hai thông dịch viên cho các bài nói chuyện của tôi, đón tôi tại ga xe lửa Zurich và đưa tôi về ở tại khách sạn “3 sao” Zurich. Lần đầu tiên trong đời tôi mới biết khách sạn có nhiều loại tùy nhăn hiệu “số sao”. Ông Hauftman nói: “Vous êtes très estimé par le Président de CSI. Il sait que vous souffriez de beaucoup de mauvais traitements de la part des communistes au Vietnam...” (Anh rất được ông chủ tịch hội CSI mến trọng. Ông biết anh đă phải chịu nhiều đau khổ do chế độ cộng sản gây nên...” Sau bữa cơm tối tại khách sạn, tôi thấy đau bụng quá xá. Đi cầu nhiều lần và lần nào cũng ra máu. Sáng hôm sau, ông Hauftman đến thăm hỏi, tôi cho ông biết sự việc. Ông Hauftman gải đầu cười nói: “Ồ, Frère c̣n nhớ vụ nổ nhà máy nguyên tử Chernobyl không? Chính phủ Thụy Sĩ không lo cho sức khỏe của dân chúng ǵ cả, cứ cho nhập cảng rau sống từ các vùng lân cận Chernobyl... Thật là thảm hại!” Nghe đâu rau tươi được nhập từ Poland. Chính phủ Thuỵ Sĩ c̣n cho nhập cảng thịt ḅ, sửa ḅ, v.v... từ các nước Đông Âu bất chấp mọi sự nguy hại chất phóng xạ do ḷ nguyên tử Chernobyl gây nên. Tôi thật không ngờ phóng xạ nguyên tử độc hại(39) như vậy! Ông Hauftman bảo tôi nghỉ thêm một ngày. Hú hồn!

Ông Hauftman giao lại cho tôi bài tôi viết và đă được Huynh Pierre xem lại, và cũng đă gởi cho CSI nguyên văn bài nói chuyện này cả tháng trước. Ông Hauftman cho biết “Bài viết thật đầy đủ và nhiều chi tiết sống động, nhưng tôi đề nghị Frère coi lại, bỏ bớt những đoạn tôi đánh dấu, v́ tôi nghĩ rằng Frère chỉ nên nói khoảng 15 phút (cộng thêm 15 phút thông dịch), sau đó mời thính giả đặt câu hỏi và giải đáp trong ṿng 20 phút (cộng thêm 20 phút thông dịch) th́ hay hơn và sinh động hơn. Như thế Frère gói ghém cuộc nói chuyện và hỏi đáp (kể cả giờ thông dịch) trong ṿng 60-90 phút là vừa.”

Chiều tối hôm sau ông Hauftman đưa tôi đến một họ đạo và bắt đầu cuộc nói chuyện. Hội trường gom tụ khoảng 40 người đàn ông đàn bà trung niên và khoảng 10 người cao niên. Thú thật đây là lần đầu tiên trong đời tôi “họp báo (?)” - Ông Hauftman đă nói trước cho tôi biết là sẽ có vài “nhà báo địa phương” tham dự. Đứng trước một nhóm người “lạ hoắt”, bất đồng ngôn ngữ, và chính bản thân tôi lại dùng ngôn ngữ của “người ta” (Tôi nói bằng tiếng Pháp) để tŕnh bày một vấn đề - tuy tôi là “chứng nhân sống”, nhưng không kém phần “tế nhị”. Hơi khớp!

Sau khoảng 30 phút vừa “thuyết tŕnh” vừa thông dịch, phần hỏi-đáp thực sự sinh động. Tôi không biết khán thính giả có cái nh́n như thế nào về tôi? về người Việt Nam nói chung? Họ quen thuộc về Việt Nam với những biến cố dồn dập tôi những tưởng “vang động cả thế giới” trong thập niên vừa qua (1975-1986) - nhất là biến cố 29-30 tháng 4 năm 1975 khi quân cán chính Mỹ “phải rút khỏi Việt Nam trong ṿng 24 tiếng đồng hồ” và chính quyền bắc Việt tiến chiếm miền Nam tự do - nhưng hầu hết các câu hỏi thính giả nêu lên làm tôi ngạc nhiên: Họ không biết ǵ hết về thực trạng của miền Nam Việt Nam, hoặc “có nghe nói đến” nhưng thật sự phiếm diện và “sai lầm” theo lối một chiều của tuyên truyền cộng sản.

Một thính giả - có thể là nhà báo địa phương v́ thấy mang máy chụp h́nh - hỏi: “On dit que les soldats du Sud-Vietnam sont lâches!” (Người ta nói rằng binh lính của miền Nam Việt Nam lâches - Không biết nguyên văn tiếng Thụy Sĩ ra sao, nhưng ông Hauftman dịch ra là lâches). Tôi tức giận phản ứng ngay: “Non! C’est absoluement faux. La preuve c’est qu’il y en a qui combattent jusqu’à la dernière minute, même après l’ordre de laisser tomber les armes du soi-disant président Duong Van Minh, et qui se sont suicidés.” (Không! Tuyệt đối sai! Bằng chứng là có rất nhiều người cầm cự chiến đấu cho đến phút chót, ngay cả sau khi ông gọi-là tổng thống Dương Văn Minh ra lệnh buông súng, và họ đă tự sát.) Ngẫm nghĩ giây lác, tôi hỏi: “Ông ‘nghe người ta nói’ từ đâu?” Ông ta trả lời: “Chúng tôi xem tivi và thấy binh lính miền Nam bỏ chạy...” Tôi đáp hỏi nhanh: “Ông tin tivi tuyên truyền một chiều, hay ông tin tôi là ‘nhân chứng sống’ trong những giờ phút đầu tiên khi Việt cộng tiến chiếm miền Nam, và nhất là ngày 30/4/75, ngay trước Dinh Độc Lập của miền Nam?” Im lặng.

Tôi cảm thấy chua xót cho dân miền Nam nói chung, cho quân đội hào hùng Việt Nam Cộng Ḥa nói riêng, và cảm nghiệm được rằng quả sự tuyên truyền một chiều quá nguy hại. Sự tuyên truyền một chiều này đă bóp méo sự thật và tổn hại chẳng những danh dự mà c̣n làm tiêu tán cả một chính thể tự do dân chủ của miền Nam. Trên đường về lại khách sạn, ông Hauftman bày tỏ cảm thông nổi niềm của tôi. Ông nói: “Chắc Frère cũng biết, các nước Âu Châu cách riêng nước Pháp ít nhiều ủng hộ miền Bắc hơn miền Nam Việt Nam. Và v́ vậy mà sự tuyên truyền qua các hệ thống truyền thanh truyền h́nh, báo chí, v.v... của miền Bắc được nhân dân và chính phủ các nước này tài trợ, nên rất phổ biến; trong khi miền Nam th́ eo hẹp tài chánh hoặc không được tài trợ đầy đủ hoặc thiếu chương tŕnh ngoại giao tuyên truyền nên rất yếu kém. Frère coi lại đi, ngay cả chính phủ Mỹ là nước đồng vai sát cánh với miền Nam, mà đa số nhân dân ở Mỹ cũng chống chiến tranh Việt Nam...”

Với kinh nghiệm học được lần “họp báo” đầu tiên, tôi đọc kỹ lại nhiều lần bài nói chuyện và tự đặt những câu hỏi mà thính giả sẽ có thể nêu lên - không những chỉ trong giới hạn của “đời sống đức tin” mà c̣n mở rộng suy tư về sự thích ứng của người dân nói chung, của giáo dân nói riêng trong hoàn cảnh chính trị xă hội mà người ngoại quốc hoặc không biết hoặc chỉ “nghe nói một chiều” - và suy nghĩ về câu trả lời cho thích đáng. Mỗi chiều tối trong tuần, ông Hauftman hoặc bà Ellen thay phiên đưa tôi đi và làm thông dịch bài nói chuyện của tôi tại một họ đạo hoặc hội đoàn/đoàn thể trong vùng Zurich. Trung b́nh số thính giả tham gia cuộc nói chuyện là khoảng 80, 90 người. Có một họ đạo công giáo gom tụ nhiều giáo dân - trên dưới 300 người - trong ngày lễ Thăng Thiên. Tôi giảng ngắn gọn trong thánh lễ, sau bài phúc âm, về biến cố Thăng Thiên, và giới thiệu trước về cuộc nói chuyện và trao đổi trong giờ sinh hoạt giáo xứ sau thánh lễ. Đó là lần “họp báo” gom tụ thính giả đông nhất. Trước khi giải tán ra về, một bà khoảng trên dưới 50 đến gần tôi, dúi vào tay tôi một số tiền, nói nhỏ: “Ceci est pour vous, ne le donnez pas au collectionneur parce que les prêtres et l’organisation sont très riches!” (Tiền này là cho anh, đừng giao lại cho người thâu tiền v́ các linh mục và tổ chức rất giàu!)

Một buổi chiều trời nóng nực, chiếc xe hơi sắp khởi hành lên đường đi đến một họ đạo tiếp tục cuộc nói chuyện, ông Hauftman nh́n tôi cười nói: “Il faut chaud aujourd’hui!” (Trời hôm nay nóng thật!) rồi ông tháo cà-vạt ra, thoải mái. Tôi cười đồng lơa và cũng tháo cà-vạt ra. Tôi nói tiếp: “Cette cravatte est une sorte de corde inventée par la société pour pendre l’un et l’autre par le cou...” (Chiếc cà-vạt này như thể là sợi giây tḥng lọng mà xă hội bày đặt ra để treo cổ lẫn nhau ...) Ông Hauftman cười vui vẻ, tiếp lời: “C’est vrai! Laissons-nous comfortable, aisés quand c’est encore possible!” (Đúng vậy! Ḿnh hăy thoải mái, dễ dàng, khi c̣n có thể!) Chúng tôi đồng t́nh cười nói vui vẻ, trao đổi về những tù túng h́nh thức bề ngoài mà lắm lúc chúng ta bị trói buộc đôi khi một cách vô lư. Khi đến gần họ đạo, ông Hauftman lắc đầu, mĩm cười, rồi tự “buột giây tḥng lọng vào cổ”. Tôi cũng phải làm theo. Ông Hauftman cười nói: “Je crois que je dois remettre la cravatte, mais tu n’as pas à le faire, seulement parce que cette société occidentale plus ou moins l’exige. Il n’en est pas de même au Vietnam, n’est-ce pas?” (Tôi nghĩ tôi phải mang cà-vạt lại, c̣n Frère chắc không cần, chỉ v́ xă hội tây phương đ̣i hỏi như vậy. Bên Việt Nam không có tục lệ tập quán này phải không?) Tôi cười đáp: “Non, il n’est pas exigé de porter la cravatte au Vietnam, mais il vaudrait mieux que je m’adapte au style de vie de cette société!” (Không! Bên Việt Nam không đ̣i hỏi phải mang cà-vạt, nhưng tôi nghĩ rằng tôi nên thích nghi với phong cách sinh sống của xă hội này!) Điều này làm tôi liên tưởng đến câu : “Đi với Bụt th́ mặc áo cà sa, đi với Ma th́ mặc áo giấy.” Thiệt là con người tự trói buộc con người!

Một hôm khác, bà Ellen đưa tôi đi bằng xe lửa đến một họ đạo khá xa trung tâm thành phố Zurich. Tôi nh́n phong cách sinh hoạt của dân địa phương: từ từ luân phiên xe lửa, cũng như điềm đạm xuống xe lửa; gương mặt người nào cũng điềm tỉnh, tươi cười. Tôi buộc miệng nói: “J’ai envie de cette vie paisible et sorte de démocratique des gens d’ici!” (Tôi thấy thích thú với lối sống thanh b́nh và dân chủ của dân chúng ở đây.) Bà Ellen mĩm cười nói: “Tu sais que les peuples de l’Occident ont passé des centaines d’années pour aboutir à cette vie que tu dis paisible et démocratique!” (Anh cũng biết là dân tây phương đă trải qua mấy trăm năm rồi mới thu nhận được nếp sống mà anh nói là b́nh yên và dân chủ!) Tôi bỗng nhớ lại câu ông Janiver, UNHCR, nói khi trong trại tị nạn Palawan có sự chỉnh đốn ban điều hành trại: “Vous commencez à apprendre la démocratie!” (Các anh bắt đầu học thực hành dân chủ!)

Một chiều tối, sau cuộc “họp báo”, tôi được đưa về nhà của một mục sư Tin Lành ăn cơm tối và ngủ qua đêm. Trong lúc dùng cơm tối, những người đồng bàn nói chuyện về tin tức mới nhất, tin máy bay Mỹ đến dội bom nhằm trừ khử tổng thống Kadhafi xứ Lybia. Ông mục sư hỏi tôi: “Penses-tu que président Reagan ait droit d’ordonner tels raids aériens contre président Kadhafi de Lybie?” (Anh có nghĩ rằng tổng thống Mỹ Reagan có quyền ra lệnh dội bom chống tổng thống Kadhafi xứ Lybia không?) Thú thật tôi hơi lúng túng trước câu hỏi bất ngờ này. Tôi đáp: “Theo tôi, vấn đề quan trọng là t́m phương cách hữu hiệu nhất để có thể ngăn chận những người lạm dụng quyền thế và độc tài, dùng vơ lực làm tổn thương đến sinh mạng kẻ vô tội cũng như gây tổn hại kinh tế cho nhiều người khác hoặc nhiều dân tộc khác.” Ông mục sư hỏi tiếp: “C’est-à-dire tu n’es pas d’accord avec le moyen que président Reagan a utilisé contre Kadhafi?” (Nghĩa là anh không đồng t́nh với phương cách mà tổng thống Reagan dùng để chống Kadhafi?) Tôi trả lời: “Je ne suis pas d’accord avec ce que Kadhafi a fait, par example, kidnapper et garder les gens comme otages, ou même des actes de terrorisme contre les gens et les nations. Je ne suis pas d’accord non plus avec président Reagan pour ce qu’il a fait comme s’il l’aurait pensé le meilleur moyen d’arrêter ce que Kadhafi avait fait.” (Tôi không đồng ư việc ông Kadhafi đă làm, ví dụ, bắc cóc và giam giữ con tin, hoặc những hành động khủng bố dân chúng và các nước khác. Tôi cũng không đồng ư với tổng thống Reagan về sự việc ông vừa làm, như thể ông Reagan cho rằng đó là phương cách tốt nhất để ngăn chận Kadhafi.) Ông mục sư tươi tỉnh hớn hở cầm lấy hai tay tôi và nói: “Merci, Frère, pour n’être pas violent!” (Cám ơn Frère không thích bạo động!

***

Trước ngày lên tàu lửa về lại Paris, ông Hauftman dẫn tôi đến văn pḥng trụ sở của CSI gặp ông sáng lập viên kiêm chủ tịch hội CSI, ông Rev. Hans Stuckelberger. Ông Hauftman, người công giáo, dặn tôi: “Mặc dầu gọi ông chủ tịch là Révérend, nhưng không phải là linh mục đâu nghe. Ông chủ tịch là mục sư Tin Lành. Hội CSI liên kết các tôn giáo, mà phần đông là Tin Lành, một số ít hơn là Công Giáo. Tại xứ Thụy Sĩ, người Tin Lành đông hơn người Công Giáo.” Ông mục sư Hans Stuckelberger đón tiếp tôi thật nồng hậu và hứa sẽ yểm trợ ḍng La San tại Việt Nam trong việc tông đồ giáo dục. Tôi thành thật cám ơn hội CSI, ông mục sư và ông Hauftman đă cho tôi được dịp quen biết hội CSI, quen biết những tâm hồn sống đúng theo tinh thần “Các Giáo Hội Hiệp Thông” của công đồng Vatican 2.

Về lại Paris, tôi kể lại mọi chuyện cho Huynh Roger Vĩnh, đương nhiệm thủ quỹ tỉnh ḍng Mẹ Saigon, và đề nghị t́m dịp thuận tiện mời Huynh Roger đi Thụy Sĩ, giới thiệu Huynh Roger cùng hội CSI để giữ liên lạc và chính thức nhận sự yểm trợ của CSI cho tỉnh ḍng Mẹ Saigon. Dịp may đă đến, em Vũ Huy Hoàng vừa mua được chiếc xe Ford Escort, tôi đề nghị em Hoàng và Nga “khánh thành” chiếc xe đầu tiên. Thế là 4 người: Huynh Roger, em Hoàng “tài xế”, em Nga và tôi lên đường đi Thụy Sĩ. Điểm tới đầu tiên, lẽ tất nhiên, là văn pḥng CSI tại Zurich. Ông mục sư Hans Stuckelberger và ông Hauftman niềm nở đón “phái đoàn Việt-kiều tị nạn”. Hội CSI hứa - và đă thực hiện lời hứa, yểm trợ cho việc tông đồ giáo dục của tỉnh ḍng Mẹ Saigon 2,000FS/năm, trong ṿng 3 năm.

Sau đó, chúng tôi đến Lausane thăm ba của anh Rémy Hiển đă được đoàn tụ gia đ́nh vài năm trước. Ông Mẫm, ba của anh Hiển, vẫn “như xưa”: cười hề hề vui vẻ, trẻ trung, lạc quan... Chúng tôi không quên đến Genève, lên tầng lầu trên cùng của ṭa nhà Liên Hiệp Quốc, uống ca-phê. Dịp thuận tiện đễ mỗi người chúng tôi “mở rộng tầm mắt” và ước mong sao quê hương Việt Nam được “sau cơn mưa trời lại sáng!”