Đi học tại Université de Saint Dennis vào mùa đông thật vất vă: tuyết đang rơi th́ không lạnh lắm, nhưng tuyết đọng chưa tan th́ thật là trơn trợt và lạnh cóng. Những tuần đầu tiên trở lại kiếp học sinh/sinh viên sau mùa hè “quá dài” đă là một cực h́nh, huống chi sau những năm tháng đầy khủng hoảng tâm sinh lư. Riêng tôi như may mắn sống sót sau cảnh bị ch́m đắm trong cuộc sống “ba ch́m bảy nổi chín cái long đong” th́ càng khủng khiếp hơn. Thêm vào đó vấn đề ngôn ngữ bất đồng ảnh hưởng không ít đến niềm tự tin vào chính bản thân ḿnh.

Lề lối tổ chức đại học ở Pháp không khác ǵ với trường đại học ở miền Nam Việt Nam trước 75 bao nhiêu. Có khác chăng th́ giờ học chung, nghĩa là tất cả sinh viên cùng lớp cùng ban - trong năm 84-85, lớp tôi có đến trên 200 sinh viên - đều gom vào một hội trường khá lớn. Giáo sư đứng trên bục thao thao giảng bài, sinh viên ngồi trên những hàng ghế nhiều tầng như đang coi cinê hoặc như đang theo dơi diễn viên diễn kịch độc thoại. Mạnh ai nấy ghi chép. Tôi chẳng biết ghi ǵ chép ǵ, v́ có hiểu mô tê ǵ đâu mà ghi với chép! Bài học đầu tiên thật sự làm tôi thất vọng và xuống tinh thần.

Sau hơn một tiếng đồng hồ, sinh viên “di tản” theo nhóm đă liệt kê ngay ngày ghi danh. Mỗi nhóm gom tụ trên dưới 25 sinh viên trong một pḥng khá khang trang. Mỗi pḥng được trang bị đầy đủ cho một lớp học đúng nghĩa: bảng đen phấn trắng, màn ảnh chiếu over-head, hệ thống audio-visuel, v.v... Mỗi lớp có giáo sư hướng dẫn làm bài thực tập ghi chép trong giờ học chung. Đôi lúc lớp được chia thành 5 nhóm nhỏ quay quần thành ṿng tṛn, mỗi sinh viên một “ghế-bàn”. Giáo sư hướng dẫn lần lượt đến từng nhóm giải đáp thắc mắc, hoặc diễn giải thêm phần lư thuyết đă ghi chép được. Sau một giờ thực tập, giáo sư hướng dẫn cho bài tập về nhà mỗi sinh viên tự tham khảo tài liệu cần thiết, làm bài riêng, để hôm sau đến giải chung với nhóm.

“Học... đại” gần một năm, 3 con ruồi th́ “chó ngáp” được 1 con!” Nhưng nếu theo tỉ lệ 1/3 như vậy th́... đói dài dài, chịu sao nổi! Thôi th́ “có c̣n hơn không!” là một phương cách tự trấn an để sống qua ngày. Lại nữa, tôi may mắn tránh được những áp lực tinh thần và tâm lư:
- Về mặt tinh thần - Lắm lúc tôi tự hỏi: “Không biết Anh Chị Em ḿnh ở hải ngoại đă phải đương đầu với cuộc sống thực tế như thế nào? Đă từ môi trường ‘nước ngọt’ phải vùng vẫy vươn lên để sống c̣n trong môi trường ‘nước lợ, nước mặn’ ngay từ sau biến cố 75 làm sao?” Tôi cảm nghiệm được rằng quả thật tôi gặp được nhiều điều may mắn hơn gấp bội nhiều người khác: sau gần 10 năm, những người đi trước, đă ít nhiều ổn định tâm tính và cuộc sống, đă chuẩn bị cho tôi tránh bớt những tâm trạng tiêu cực buồn khổ. Thêm vào đó, t́nh cảm đồng môn của các Huynh Đệ La San, dù là La-Việt hay La-Pháp hay La-Úc, La-Mỹ, v.v... cũng như t́nh nghĩa LASAN tôi nhận được từ các em cựu đệ tử, cựu học sinh và thân hữu khắp nơi, dù quen biết từ lâu hay mới quen biết, đă là những chất xúc tác hằng khích lệ tôi vươn lên.
- Về mặt tâm lư: Phải thành thật tự thú rằng nếu không may mắn gặp lại vài “người thiện tâm” như cô bác sĩ Christine, cô y tá Sophie giới thiệu với Ordre de Malte đễ mỗi tháng có phương tiện “làm một cái ǵ” cho Anh Em bạn bè và gia đ́nh bên Việt Nam... th́ làm sao có được niềm kiêu hănh và ủi an, và trấn áp bớt mặc cảm tự ti “đă đến tuổi trên dưới 40 mà không/chưa làm ǵ nên tích sự”?

***

Trong vài dịp hai em Vũ Huy Hoàng và Nga dẫn tôi đi “rửa mắt” tại các tiệm hàng siêu thị gần Metro Châtelet hoặc Montparnasse, v.v... tôi thấy trưng bày vài máy Ordinateur (điện toán). Hoàng thấy tôi sững sờ đứng thật lâu trước những máy điện toán đó, chỉ mỉm cười lắc đầu. Hoàng nói: “Em biết Frère ‘mê’ những máy ordinateur này, nhưng thú thật em cũng không biết nó là... cái quái ǵ!”

Tôi nhớ lại khoảng năm 62-63 lúc tôi đang học lớp Troisième (lớp 9), Huynh Mutien Ngọc dẫn cả lớp đi tham quan phi trường Nha Trang. Đi ngang pḥng tiếp tân vào sân bay, tôi nghe tiếng rè rè trong một văn pḥng nhỏ toàn cửa kiếng. Nh́n vào, tôi thấy một máy nhỏ h́nh khối chữ nhật (sau này tôi mới biết đó là McIntosh), bên cạnh một máy in trông giống như một máy đánh chữ. Điều quái lạ là không thấy ai ngồi “đánh máy” mà tờ giấy cứ “chạy dài ra” theo nhịp độ khá nhanh của việc “đánh máy”.

H́nh ảnh đó theo ám ảnh tôi thật lâu. Khoảng một năm sau, khi đang học lớp Seconde, một hôm tôi đọc tập san Sciences et Vie, và thấy nói đến Ordinateur với hai tấm h́nh: McIntosh và Imprimante (máy in) trông giống “máy đánh chữ... ma” tôi đă thấy tại phi trường Nha Trang. Từ đó tôi ôm ấp ước vọng được thấy tận mắt, sờ tận tay - và c̣n mănh liệt hơn nữa là được xử dụng - cái máy kỳ diệu đó. Thời gian trôi qua với bao nhiêu là biến cố thăng trầm của cuộc sống, tôi không c̣n “nhớ” h́nh ảnh diệu vợi và bài viết về Ordinateur nữa.

Lần đầu tiên đứng trước Ordinateur, tôi say mê đến ngớ ngẩn, lấy tay sờ sờ vuốt ve... Tôi bỗng nẩy ư tưởng: “Tại sao ḿnh không xin học Informatique?” Ư tưởng này làm tôi để ư nhiều hơn những ban ngành, nhất là Informatique, màđại học trong vùng có thể mở. Nói thật ra th́ tại Université Saint Dennis cũng có môn học này, nhưng v́ tôi ghi danh quá trễ nên không được chấp nhận.

Đến cuối năm, v́ chỉ “ngáp được một con ruồi”, nên tôi xin chuyển từ Université de Saint Dennis về Université de Jussieu. Hồ sơ chuyển không khó khăn lắm, nhưng khi đem nộp hồ sơ ghi danh học Informatique tại văn pḥng đại học Jussieu, tôi bị từ chối, chỉ v́ “hết chỗ” (nhưng điều tra kỹ th́ thật ra lư do lớp Informatique I - lớp bắt buộc trước khi tiến lên lớp cao hơn - ưu tiên dành cho các sinh viên Pháp hoặc có quốc tịch Pháp mới trúng tuyển trung học - và rất giới hạn) . Tôi đành phải theo học... đại tại Jussieu, tiếp tục môn toán... Cầu may!

***

Hằng năm, Chúa Nhật cuối tháng 6 được chọn làm ngày “truyền thống”, Anh Chị Em cựu học sinh và thân hữu La-Việt tụ tập mừng lễ hai thánh Phêrô và Phaolô, gương mẫu của tinh thần ḍng La San: Đức Tin (thánh Phêrô) và Nhiệt Thành (thánh Phaolô). Đặc biệt năm 1985, ngót 300 La-Việt tụ tập tại Beauvais, hân hoan chúc mừng đón nhận 3 Anh Chị Em gia nhập đại gia đ́nh Công Giáo qua bí tích rửa tội nói chung và gia đ́nh La-Việt nói riêng. Sau thánh lễ và cơm trưa là phần văn nghệ và phát phần thưởng cho các em La Việt-Pháp học tiếng Việt ưu tú nhất do thầy Phạm Ngọc Quế (anh ruột của cựu Huynh Pierre Phạm Ngọc Thắng) điều khiển. Khai mạc văn nghệ bằng hai bài “Về Đây!” và “Việt Nam, Việt Nam” đă tạo bầu khí vừa thân t́nh La San vừa hào hứng sôi động ḷng nhớ quê hương.

Có lẽ điều nổi bật nhất trong Ngày Thân Hữu La-Việt là bóng dáng “áo ḍng đen cổ trắng” duy nhất, Huynh Fortunat Trần Trọng An Phong, một La Việt-Mỹ, hí hửng xuất hiện trong dịp Huynh đi du lịch Âu Châu. Huynh trổ tài hùng biện kể lại những sinh hoạt của Anh Chị Em La-Việt tại vùng bắc Mỹ nói chung, tại Philadelphia nói riêng. Nào là:
- Đại Hội Thể Thao vùng Bắc Mỹ, có lúc tại Torronto, có lúc tại Philadelphia, v.v...
- Văn nghệ văn gừng mừng Tết Nguyên Đán, v.v...
- Cộng Đồng người Việt lên đường xuống đường đ̣i nhân quyền cho Việt Nam, “tuyệt thực” (ít nhất “bề ngoài” là tuyệt thực) với đêm canh thức tại Hoa Thịnh Đốn, yêu cầu chính phủ Mỹ can thiệp cho quyền làm người, quyền tự do dân chủ, v.v... tại Việt Nam.

Trong dịp này, tôi ḍ hỏi chương tŕnh học... đại tại Mỹ, và “thú thật” với Huynh Phong về việc khó khăn của “chó ngáp ruồi” trong hệ thống học... đại ở Paris. Huynh Phong cho biết: “Ngay tại Philadelphia, tỉnh ḍng Baltimore có đại học LaSalle University. Tuy đại học không lớn lắm so với các đại học khác, nhưng Computer Department có thể là một giải pháp thích hợp cho ‘you’.” Nghe chữ “computer” là tôi khoái rồi! Mặc dù không được một lời hứa giúp đỡ nào từ Huynh Phong, nhưng kể từ lúc đó, tôi suy tính nhiều hơn về việc xin đi du học tại Mỹ, tự biện minh rằng:
1. “computer” là điều tôi hằng mơ ước trên 20 năm nay;
2. “computer” có thể ít đ̣i hỏi sinh ngữ Pháp hoặc Anh hơn là các môn học khác;
3. ghi danh học Informatique tại Pháp coi như đi đoong, v́ tôi thuộc diện tị nạn, và nhất là... “quá date!”

Tôi gặp riêng các Huynh lăo thành. Huynh Pierre Nghiêm th́ sốt sắng trả lời: “Hay lắm! Nếu ‘vous’ đi du học bên Mỹ chắc là có nhiều cơ hội học computer hơn. ‘Moi’ ủng hộ!” Huynh Herman th́... “Ừm... cũng tốt lắm, nhưng... ‘moi’ không dám cho ư kiến rơ ràng ‘ủng hộ’ hay ‘không đồng ư’! ‘Vous’ xin các bề trên xem sao”. Huynh Adrien “ông chủ” th́ dứt khoát: “Há? ‘vous’ đi Mỹ th́ ai lo sinh hoạt ở ALDER?(35)” Tôi thật sự lưỡng lự giữa hai chọn lựa:
1. Xin đi du học ở Mỹ, nếu được cấp lănh đạo chấp thuận, th́ việc “làm chao” hằng tháng gởi về Việt Nam cho Huynh Đệ, bạn bè và gia đ́nh sẽ ra sao? Nguồn tài trợ, Ordre de Malte, có thuận “bàn giao” không, và kéo dài được bao lâu? Từ 75 đến nay, hơn 10 năm sau, ḿnh không nghe nói các Huynh Đệ ở Mỹ - chắc là có liên lạc thư từ, nhưng không thấy gởi quà về cho tỉnh ḍng Mẹ Saigon. Có thể có nhưng v́ muốn “tay trái không biết việc tay phải làm” nên kín đáo quá chăng? Nếu có th́ tốt! Nhưng nếu không th́ có thể các Huynh Đệ La Việt-Mỹ không/chưa t́m được “nguồn tài trợ” nào? Các Huynh Đệ ở Mỹ đă hơn 10 năm mà c̣n không/chưa t́m được nguồn tài trợ th́ ḿnh có đi du học ở Mỹ cũng chẳng làm ǵ được...
2. Tiếp tục học... đại tại Paris, với đà “ngáp phải một con ruồi/năm”, th́ biết bao giờ mới xong? Đó là chưa nói đến những mặc cảm, xung đột tâm tính... sẽ ảnh hưởng tai hại cho bản thân về lâu về dài.

Tôi viết thư tâm sự với Huynh Grégoire Tân, lúc bấy giờ được Huynh Đệ La-Việt tín nhiệm đề cử làm Huynh phụ tá giám tỉnh cho Huynh giám tỉnh Maurice Triều (nhiệm kỳ 86-90). Thư hồi âm của Huynh phụ tỉnh Tân, thật cảm động và thân t́nh, có một đoạn giúp tôi quyết tâm xin đi du học ở Mỹ:
“...
... xin đi học ở Mỹ là lựa chọn đúng cho tương lai đời của nhà ngươi mà cũng lợi ích cho Anh Em nữa. Thêm vào đó, bằng cấp Mỹ ‘có giá’ hơn các bằng cấp tại các nước khác. ...
Có dịp tiến thân th́ cứ đi, để người ta khinh thị ḿnh cóc chịu nổi! Về việc ‘làm chao’ (xem trang 104) th́ nhà ngươi yên tâm, bây giờ đời sống tương đối khá hơn trước nhiều lắm! Bên này có thể xoay xở để sống c̣n...”
Tôi tŕnh bày sự việc cho Huynh phụ tá giám tỉnh - của phụ tỉnh Saigon tại Paris - kiêm huynh trưởng cộng đoàn Drancy, Huynh Alexandre Lê Văn Ánh. Huynh Alexandre nói: “‘Vous’ từ Tân Đảo qua Paris để học mới hơn một năm, bây giờ ‘vous’ xin đi học ở Mỹ. ‘Moi’ thấy không ổn. Lại nữa, việc ‘vous’ đi từ Tân Đảo qua Paris là quyết định của tổng quyền... ” Tôi đáp trả ngay: “Như vậy vai tṛ và quyền hạn của bề trên, chức vụ ‘phụ tá giám tỉnh’, là ǵ? Phụ tỉnh Saigon tại Paris để làm ǵ? Có phải là ‘hữu danh vô thực’ không? Chỉ là một ‘danh xưng, một tổ chức... ma’ trên giấy tờ?” Thấy phản ứng mạnh của tôi, Huynh Alexandre hơi lúng túng. Cả hai ngồi yên lặng trầm tư theo ư tưởng của ḿnh.

Việc thành lập “Phụ Tỉnh Saigon tại Paris” là một quyết định hợp t́nh hợp lư của Huynh tổng quyền và hội đồng cố vấn trung ương đối với các Huynh Đệ “tị nạn” vừa thoát khỏi những thách đố cam go của sự đổi thay chính trị xă hội tại Việt Nam. Không phải tôi không hiểu và cảm thông tâm trạng của Huynh Đệ La-Việt tại Paris, cũng như của các Huynh Đệ ở hải ngoại, v́ tôi cũng là một nạn nhân - mà là một nạn nhân có thể nói đă bị d́m xuống không biết đến tầng thứ mấy “ba ch́m bảy nổi chín cái long đong” của cuộc đời. Tôi đau ḷng v́ sự “đổi đời” áp đặt trên quê hương Việt Nam đă gây một ảnh hưởng sâu đậm như vậy trên những người được coi, hay tự cho làtrí thức - nghĩa là có nhiều khả năng thích nghi với thực trạng của cuộc sống và thừa khả năng hóa giải những chướng ngại để xây dựng và nuôi dưỡng một “Ngưỡng Cửa của Niềm Hy Vọng Mới” cho tỉnh ḍng Mẹ Saigon. Tôi không phủ nhận những nổ lực các Huynh đàn anh đă dày công khai dựng ALDER nhằm bảo tồn văn hóa truyền thống dân tộc như những nhà giáo dục chuyên nghiệp theo lư tưởng La San. Nhưng điều ǵ đă chi phối tinh thần “cùng chung và liên kết” và ít nhiều ảnh hưởng đến việc điều hành cơ cấu tổ chức của một Phụ Tỉnh Saigon tại Paris đúng nghĩa và hoàn thiện của một cơ cấu tổ chức trên b́nh diện hành chánh?

Tôi đang suy tư ngẫm nghĩ, Huynh Alexandre bỗng lên tiếng: “Thôi được, ‘Vous’ định xin đi học tại Mỹ, nhưng đại học nào? thuộc tỉnh ḍng nào?” Tôi c̣n đang ú ớ v́ thật sự tôi đâu biết mô tê ǵ đâu về các tỉnh ḍng bên Mỹ, Huynh Alexandre nói tiếp: “Để ‘moi’ coi trong Memento(36) xem tỉnh ḍng nào có đại học nào. ‘Moi’ sẽ viết thư xin Huynh giám tỉnh bên đó, đợi thư trả lời xem họ có đ̣i hỏi những ǵ không đă, rồi ḿnh sẽ bàn tiếp.”

Một buổi sáng giữa tháng 1/1986, Huynh Alexandre nói: “Tối khuya hôm qua, đă 2 giờ sáng, Huynh tổng quyền Pablo gọi điện thoại bảo ‘moi’ dẫn ‘vous’ đến gặp ổng sáng ngày mai tại Nhà Mẹ. Chiều nay, ‘vous’ sắp xếp cùng ‘moi’ lấy chuyến xe lửa đi Roma, sáng sớm ngày mai sẽ có người đón ḿnh về Nhà Mẹ”. Tôi tự hỏi “Không biết Huynh Alexandre ‘báo cáo’ với Huynh tổng quyền(41), hay tỉnh ḍng nào đó bên Mỹ đă nhận thư xin đi học ở Mỹ và hỏi ư kiến - hoặc ‘xin chỉ thị’ - của Huynh tổng quyền? Làm ǵ mà quan trọng và rắc rối dữ vậy?... Dù sao th́ cũng là dịp tốt để biết Nhà Mẹ như thế nào? Ḿnh nghe nói về Nhà Mẹ ở Rôma đă lâu lắm rồi mà chưa có dịp ‘ghé thăm’!”

Lần đầu tiên đi xe lửa couchette thâu đêm, tôi thấy thật tiện lợi cho việc phát triển kinh tế và trao đổi văn hóa xă hội giữa các quốc gia. Tôi thật sự vẫn hănh diện nhớ lại điều tôi đă viết khi c̣n bị giam giữ tại trại tù Thủ Đức - mặc dù chẳng những không được nhà cầm quyền đương thời chấp nhận mà c̣n xử phạt “treo cửa sổ”. (Xin xem lại Hồi Kư tập 1, trang 461). Xe lửa đến ga Rôma lúc 7 giờ sáng - thật đúng giờ đă định. Một Huynh La-Ư đưa chúng tôi về Nhà Mẹ. Mặc dầu tôi đă thấy các ṭa nhà ở Rôma trong dịp đi dự lễ phong thánh cho Huynh Miguel, với kiến trúc sặc sỡ, được xây bằng đá cẩm thạch bóng láng sang trọng, tôi không thể không ngạc nhiên sững sờ khi vào cổng Nhà Mẹ: các bậc thềm dẫn lên ṭa nhà rộng lớn quá tráng lệ, với hàng chữ khắc in trên mặt tiền bằng cẩm thạch:
FRATRES SCHOLARUM CHRISTIANARUM

Khoảng 10 giờ sáng, Huynh Alexandre dẫn tôi lên gặp Huynh tổng quyền. Trên đường lên pḥng làm việc của Huynh tổng quyền, Huynh Alexandre nói: “C’est fini! ‘Moi’ đă tŕnh bày hết mọi lư do cho ‘vous’ đi học ở Mỹ nhưng ông tổng quyền nói ‘absurde’! ‘Vous’ nói sao th́ nói với ông đi!”

Tôi rón rén bước đến trước cửa pḥng, nh́n vào th́ thấy Huynh tổng quyền trong bộ áo thường phục ngồi trước bàn giấy to lớn, đang cắm cúi viết ǵ đó. Tôi chưa kịp gơ cửa th́ Huynh tổng quyền ngước mắt lên nh́n tôi trong chốc lát rồi quơ tay phải như đang đánh nhịp hát(37), mỉm cười tươi tỉnh, đứng dậy bắt tay đón chào: “Valéry, entre...” (Valéry, vào đây!)

Tôi vào ngồi đối diện Huynh tổng quyền trên bộ sofa to lớn, mỉm cười sẵn sàng nghe lời “giáo huấn”. Huynh tổng quyền ngồi thoải mái trên sofa, hai tay giang tựa trên sofa trông rất tự nhiên cởi mở. Huynh bắt đầu nói tóm lược thời nguyên thủy lúc thánh lập ḍng khởi công dấn thân vào việc tông đồ giáo dục trẻ em nghèo, con em giới thợ thuyền, và nhấn mạnh đến nhu cầu “đào luyện” các Huynh tiên khởi về mặt kiến thức như là một hành trang cần thiết cho việc giảng dạy, nhắc đến việc thành lập trường sư phạm đào tạo các thầy vùng quê, v́ “việc giáo dục con em không ai chăm sóc thật sự cần thiết”, và để đáp ứng nhu cầu giảng dạy cần phải có thầy được trang bị đầy đủ tri thức và kiến thức, và nhất là “tâm t́nh phục vụ” , v.v. và v.v...

Huynh kết luận: “Si notre Fondateur était maintenant devant toi, Il te parlerait les mêmes choses que je viens de te parler, n’est-ce pas?” (Nếu thánh lập ḍng của chúng ta hiện diện hôm nay trước mặt ‘toi’, Ngài cũng sẽ nói những điều mà ‘Moi’ vừa nói với ‘toi’, phải không?) Tôi chỉ gật đầu không nói một câu nào. Huynh hỏi: “Eh bien, maintenant, dis-moi pourquoi tu veux aller aux États-Unis pour tes études, au lieu de continuer tes études à Paris.” (Rồi, bây giờ ‘toi’ nói cho ‘moi’ biết tại sao ‘toi’ muốn đi học ở Mỹ thay v́ tiếp tục học ở Paris?) Tôi tóm gọn những lư do tại sao tôi xin đi học ở Mỹ rồi kết luận: “Học computer ít cần ngoại ngữ. Con khá toán nên con nghĩ rằng việc học computer dễ thành tựu hơn. Tuy nhiên ở Paris con không có tiêu chuẩn để được ghi danh học Informatique. Ở Mỹ, chắc là có nhiều phương tiện dễ dàng hơn cho con được ghi danh xin học”.
Hynh tổng quyền ngẫm nghĩ đôi phút, rồi hỏi: “Après tes études, es-tu prêt à retourner à Paris pour travailler avec tes confrères?” (Sau khi học xong, ‘toi’ có sẵn sàng trở về Paris làm việc với các Anh Em đồng môn không?) Tôi đáp: “Je n’ai pas encore pensé à ce problème, mais si tout va bien, je ne vois pas la raison pour rester aux États-Unis.” (Con chưa nghĩ đến vấn đề này, nhưng nếu mọi sự tiến hành tốt đẹp, th́ con không thấy có lư do nào mà con ở lại Mỹ.) Huynh tổng quyền gật đầu ra vẻ đồng t́nh với câu trả lời của tôi. Huynh bỗng đứng dậy, nói: “Va appeler Frère Alexandre de venir ici!” (Hăy ra kêu Frère Alexandre đến đây!)

Trên đường đến pḥng Huynh tổng quyền, Huynh Alexandre hỏi tôi: “Như thế nào? ông có cho ‘vous’ đi học ở Mỹ không?” Tôi trả lời “Con không biết! Ông chỉ bảo kêu bề trên vào gặp ông...” Huynh tổng quyền đă ngồi sẵn trước bàn giấy to lớn, Huynh Alexandre và tôi ngồi đối diện hai bên.

Huynh tổng quyền lên tiếng: “Entre nous trois, Alexandre, tu es témoin de ce que je vais dire: ‘Je suis complètement d’accord que Valéry aille aux États-Unis pour ses études en Informatique’.” (Giữa ba người chúng ta, Alexandre làm chứng về những điều ‘moi’ sẽ nói: ‘‘Moi’ hoàn toàn đồng ư để Valéry qua Mỹ học Informatique.’) Tôi mỉm cười gật đầu, th́ thào nói: “Merci Frère Supérieur Genéral” (Cám ơn Huynh tổng quyền) trong khi Huynh Alexandre trố mắt ngạc nhiên nh́n tôi rồi quay qua nh́n Huynh tổng quyền.

Một vài giây im lặng, Huynh tổng quyền nói: “Alexandre, tu vas faire toutes démarches nécessaires pourque Valéry aille aux États-Unis le plus tôt possible.” (Alexandre, ‘toi’ sẽ xúc tiến mọi thủ tục cần thiết để Valéry đi Mỹ càng sớm càng tốt). Huynh Alexandre trả lời: “Oui, Frère Supérieur Général!” (Thưa Huynh tổng quyền, xin vâng).

Huynh tổng quyền hỏi: “Alexandre, as-tu besoin de quelque chose, comme papier d’authorisation ou d’attestation... ? En tout cas, je vais téléphoner au Frère Visiteur du district de Baltimore pour lui annoncer la nouvelle.” (Alexandre, ‘toi’ cần thêm điều ǵ không, như giấy cho phép hay hay chứng nhận...? Đằng nào ‘Moi’ cũng sẽ gọi điện thoại báo tin cho Huynh giám tỉnh tỉnh ḍng Baltimore.).

Chúng tôi đứng dậy bắt tay chào từ giả Huynh tổng quyền, ra ga xe lửa Rôma về lại Paris ngay chiều hôm đó. Huynh Alexandre không nói câu ǵ, măi khi ngồi trên xe lửa, Huynh mới hỏi: “‘Vous’ đă nói thế nào với Huynh tổng quyền mà ông đồng ư cho ‘vous’ đi Mỹ học? ‘Moi’ gặp ông trước, ổng bảo là absurde, sao mà khi ‘vous’ nói th́ ổng lại đồng ư?” Tôi mỉm cười trả lời: “Th́ con cũng chỉ nói lại những lư do con xin đi Mỹ học, như con đă tŕnh bày với bề trên...”

***

Trong dịp Tết Nguyên Đán, đầu tháng 2 năm 1986, Huynh tổng quyền đến viếng thăm phụ tỉnh Saigon tại Paris, và gặp riêng từng Huynh Đệ. Trong khi chờ đợi buổi họp chung, các vị đàn anh bàn tán to nhỏ: “Chắc là ông tổng quyền giải tán phụ tỉnh Saigon tại Paris? Nếu thật sự như vậy, ḿnh phải kiến nghị xin giữ lại phụ tỉnh v́ đó là mối dây tinh thần và t́nh cảm liên kết Anh Em chúng ta ở hải ngoại với Anh Em bên quê nhà.”, v.v... Huynh tổng quyền bắt đầu buổi họp chung như sau: “Peut-être quelques uns d’entre vous pensent que je viens ici pour dissoudre le Sous-Dictrict de Saigon?” (Có lẽ vài Frères tưởng rằng tôi đến đây để giải tán phụ tỉnh Saigon?) Huynh Đệ nh́n nhau cười, ư nhị. Huynh tổng quyền nói tiếp: “Non, ce n’est pas vrai. Pourtant, j’ai une chose très importante à vous dire, c’est à propos de la mise en commun. Ce n’est pas moi qui le dis, mais c’est la Règle.” (Không!Tuy nhiên tôi có một chuyện rất quan trọng phải nói, đó là liên quan đến việc để chung. Không phải tôi nói, mà chính đó là Luật Ḍng.) Huynh Đệ lại nh́n nhau cười, gật đầu thông cảm.

***

Vấn đề “tiền bạc” là một vấn đề thật sự tế nhị ảnh hưởng và chi phối khá trầm trọng đến mối tương giao giữa con người nói chung, giữa cha mẹ con cái cũng như bạn bè thân hữu nói riêng trong cuộc sống. Một cộng đoàn tu sĩ cũng không ngoại lệ.

Trong cộng đoàn Drancy, Huynh phụ tỉnh kiêm huynh trưởng cộng đoàn, Alexandre Lê Văn Ánh, dạy cơ khí tại trường La Salle Saint Dennis, đảm bảo lợi tức; Huynh Roger Vĩnh, nhập quốc tịch Pháp “trước thời hạn” - chỉ trong ṿng một năm sau khi đến Pháp - và hưởng được tiền hưu cộng thêm trợ cấp an sinh xă hội “cao niên”, nên không cần lo nghĩ đến việc lợi tức để sinh sống; Huynh Bosco Bắc t́m được một chân dạy toán trong trường Collège des Enfants d’Autueil (tương đương trung học đệ nhất cấp) nên an tâm vui sống. Vẫn biết rằng tôi được hưởng “học bổng” để an tâm học hành, nhưng “học bổng” nói ở đây là tại Pháp học sinh, sinh viên được ghi danh đi học “hoàn toàn miễn phí”, c̣n tiền ăn, ở và các chi phí khác th́... “tự lực cánh sinh”. Tôi may mắn hưởng tiền trợ cấp của chính phủ trong thời gian mới đến, khả dĩ đem lại cho tôi sự an tâm học hành.

Kể từ ngày tôi có giấy tờ hợp pháp chính thức chứng nhận tôi là “tị nạn chính trị dưới sự bảo hộ của Pháp” và Carte de Résidence (có giá trị 10 năm) tại Pháp, tôi được chính phủ Pháp trợ cấp an sinh xă hội trong 6 tháng, 2000FF/tháng. Sau 6 tháng, nếu t́m việc không/chưa có th́ được trợ cấp “thất nghiệp” thêm 6 tháng, 1500FF/tháng, với điều kiện mỗi tháng phải đệ tŕnh “đơn xin làm việc” tại bất kỳ một hăng xưởng nào, hoặc nhà hàng hoặc Super Marché nào, và phải kèm theo giấy hồi âm “từ chối” của hăng xưởng hoặc nhà hàng đó.

Một năm trôi qua... Không c̣n trợ cấp, thất nghiệp vẫn hoàn thất nghiệp! Thú thật lắm lúc tôi nghĩ đến câu kinh thánh của thánh Phaolô “Ai không chịu làm việc th́ cũng đừng ăn!” mà áy náy. Tôi suy nghĩ rằng “Nào có ai không chịu làm việc dù là mang danh ‘vô gia cư vô nghề nghiệp’ hay bị ghép hỗn danh là ‘mất dạy vô lương’? Công tâm mà nói, mỗi người có một trạng huống, một hoàn cảnh khác nhau...” Tuy nhiên, tôi vẫn lưu tâm đi t́m việc làm.

Được một người bạn ở Sơ Tập Viện, Đồi La San Nha Trang trong thập niên 60, anh Antoine Nên - nay là linh mục tại họ đạo Pháp ở Compiègne - giới thiệu với người chị ruột, đang làm chủ một cây xăng trong vùng Drancy. Hai bên liên lạc và thỏa thuận đợi ngày giờ bắt đầu “bán xăng”. Ngày giờ đă đến, chị của linh mục Antoine Nên điện thoại về Nhà La San báo tin. Trời xui đất khiến thế nào mà Huynh trưởng Alexandre Ánh bắt điện thoại, nói chuyện chi tiết về việc làm và phán quyết dứt khoát: “Frère An cũng như Frère Bắc không thể và không được làm công việc này!” Thế là tiếp tục... thất nghiệp.

Một sự xung đột ngoài ư muốn giữa Huynh Bosco Bắc và ban điều hành nhà trường đă khiến Huynh Bắc “mất dạy” và lẽ tất nhiên “vô lương”, trở thành thất nghiệp như tôi. Hai Huynh Đệ bôn ba nhiều nơi t́m việc làm. Theo dơi báo quảng cáo, tôi thấy mục “... de préférence, ceux d’origine d’Asie...” (... đặc biệt, những người gốc Á Đông...) Hai Huynh Đệ hấp tấp đến ghi danh. Th́ ra, đó là “gỏ cửa từng nhà, quảng cáo và bán nồi niêu soon chảo!” và lương bỗng tính theo phần trăm số lượng bán được. Một nghề quá mới với hai Huynh Đệ, và thú thật không ai cảm thấy hợp với khả năng.

Tôi cũng làm đơn xin việc tại Centre de Recherche Scientifique và được trả lời: “... Ce n’est pas parce que vous n’êtes pas qualifié en tant que diplômé, mais parce que ce Centre de Recherche Scientifique est de préférence pour les citoyens Francais et nous en avons choisi un.” (Không phải v́ anh không đủ tiêu chuẩn về bằng cấp, nhưng Trung Tâm Nghiên Cứu Khoa Học này dành riêng cho những công dân Pháp và chúng tôi đă tuyển chọn một người rồi.)

Khoảng cuối tháng 2/1986, tôi nhận được thông báo của Bộ Giáo Dục&Xă Hội của Pháp về việc ghi danh đi học nghề dành cho những người lớn tuổi. Tôi nộp đơn và được chỉ định ngày thi tuyển, xếp hạng môn học và lớp học, v.v... Tôi may mắn được nhận cho đi học về Electroniques (điện tử) trong 2 năm, ăn ở do chính phủ đài thọcộng thêm “tiền túi”. NHƯNG phải đợi một thời gian “vô hạn định” - ít nhấtcó thể là từ 3 tháng đến 6 tháng - để được gởi đi học tại một tỉnh nào đó ngoài Paris.

***

Khoảng đầu tháng 3 năm 1986, tôi nhận được thư chấp thuận của tỉnh ḍng Baltimore nhận tôi đi học tại La Salle University ở Philadelphia. Huynh phụ tỉnh, Brother Joseph Mahon, FSC đứng tên bảo lănh. Huynh Joseph gởi toàn bộ hồ sơ do La Salle University cấp, đính kèm với các chi tiết hướng dẫn thật rơ ràng.

Hai phần chính tôi phải lo “chạy” :
1. Đến ṭa đại sứ Mỹ tại Paris xin Visa đi du học tại La Salle University ở Philadelphia;
2. Học và thi TOEFL (Test of English as Foreign Language) và phải đạt được tối thiểu 520 điểm.

Phần thứ nhất: Kinh nghiệm về sự “rắc rối giấy tờ” tôi đă gặp phải từ trại tị nạn Palawan đến Paris cho tôi biết việc xin visa đi Mỹ sẽ không đơn giản. Có thể Huynh tổng quyền đă biết sự rắc rối về giấy tờ khi tôi c̣n ở Manila, nên đă điện thoại đề nghị Huynh Arestoire hiện đang ở rue de Sèvres, dẫn tôi đến ṭa đại sứ Mỹ để giúp tôi xin visa đi Mỹ chăng? Tuy nhiên, tôi đinh ninh hy vọng rằng việc đi lại giữa các nước có tiếng là “tự do dân chủ” như các nước Âu Châu và Mỹ Châu - 100 phần trăm bảo đảm không có... hộ khẩu kềm kẹp và siết chặt ṿng vây kiểm soát - th́ chắc “không đến nổi!”

Phần thứ hai: Các em đệ tử vùng Santa Ana, em Quang, Sinh, v.v... tới tấp gởi tài liệu, băng nhựa về chương tŕnh luyện thi TOEFL. Kinh nghiệm về tiếng Pháp tôi đă thu nhận từ trung học đến BAC (tú tài Pháp) thế mà khi tới Pháp c̣n ú ớ cà lăm, th́ tiếng Anh chỉ có ngọng! (chữ MASSACHUSETTS đọc là “Mạ Cha Chụ Chệt” th́ không ngọng mới làm lạ!)

Tuy nhiên, trong thời gian chờ đợi hy vọng được cấp visa đi Mỹ, tôi cố gắng thật nhiều để làm những bài trắc nghiệm, “thi thử”, kết quả tương đối khả quan: mỗi lần làm trắc nghiệm, số điểm tăng dần, tuy c̣n xa tiêu chuẩn.