Giữa tháng 7, 1985, tôi được mời tham dự cuộc tĩnh tâm 3 tuần dành riêng cho những Huynh khấn trọn trên 10 năm tại Kerblouz, Auray. Đây là dịp để các Huynh Đệ “xồm xồm” (trên dưới 40 năm tuổi đời và trên 10 năm tuổi... Đảng La San!) tu nghiệp về mục đích cứu cánh của đời sống La San: “Phục Vụ Giáo Dục Giới Trẻ - cách riêng giới trẻ nghèo, con cái thợ thuyền - theo tôn chỉ Cha Thánh Lập Ḍng La San đă đề xướng trên 300 năm, thích ứng với thời đại bây giờ và ứng hợp với hoàn cảnh chính trị xă hội và phong tục tập quán địa phương”.

Tưởng nên nhắc lại thể chế chính trị nước Pháp lúc bấy giờ là do Đảng Xă Hội cầm quyền. Các trường tư - hầu hết là thuộc quyền các ḍng tu nam nữ chuyên lo việc giáo dục, như ḍng La San - đều xă hội hóa về mặt hành chánh, nghĩa là ban hiệu trưởng và ban điều hành nhà trường đều do chính phủ đảm trách. Tất nhiên quyền sở hữu các cơ sở vẫn thuộc quyền các ḍng tu hoặc hiệp hội liên hệ. Các Huynh Đệ và Sư Tỉ Sư Muội cũng như các thầy cô đă dạy trong các trường tư đều được xem như là “công nhân viên nhà nước” và hưởng trợ cấp thích ứng của chính phủ. [Khác hẳn với chính sách “quốc hữu hóa” - nghĩa là bằng cách này hay cách khác buộc các “chủ nhân” phải tự nguyện dâng hiến - của thế chế cộng sản đối với các trường tư, nhất là đối với các trường và cơ sở thuộc các ḍng tu hoặc giáo hội của bất kỳ tôn giáo nào (xin xem lại Hồi Kư tập 1, phần thứ hai: Diễn Tiến Việc “Dâng Hiến” các Trường Sở La San). Điều này giải thích tại sao “La Partie Socialiste en France est totallement differente... Il ne s’agit rien de commun avec la Partie Communiste du Vietnam!”]

Không ai phủ nhận chính sách “An Sinh Xă Hội” như việc bảo hiểm sức khỏe, trợ cấp xă hội, giáo dục&huấn luyện, v.v... của chính phủ Pháp lúc bấy giờ, tuy chưa phải là lư tưởng nhưng đầy đủ và phân minh hợp t́nh hợp lư, đúng theo châm ngôn lư tưởng của toàn dân: LIBERTÉ - ÉGALITÉ - FRATERNITÉ (Tự Do - Công Bằng - Huynh Đệ). Tuy nhiên, theo nhận định của vài Huynh Đệ, xă hội hóa việc dạy học là tốt (v́ đáp ứng được nguyện vọng của mọi tầng lớp xă hội, không phân biệt giàu nghèo), nhưng nếu chú trọng đến việc dạy học khoa bảng th́ việc giáo dục - nhất là việc giáo dục nhân bản và đạo đức - ít được chú tâm lưu ư và v́ thế khó thể hoàn thiện toàn vẹn việc giáo dục huấn luyện con người đúng nghĩa, nghĩa là giáo dục con người về mọi mặt.

Sau công đồng Vaticanô 2 (sau năm 1965), một hiện tượng xă hội&tôn giáo ảnh hưởng khá trầm trọng đến việc phát huy và bảo tồn “Ơn Gọi” trong giáo hội công giáo nói chung, đối với ḍng La San nói riêng. Số linh mục chăm lo các họ đạo thiếu hụt trầm trọng; số tu sĩ nam nữ chuyên ngành như việc giáo dục tuổi trẻ ngày càng giảm thiểu. Đặc biệt đối với các tỉnh ḍng Pháp - vốn là “cái nôi” của ḍng La San, ḍng chuyên lo việc giáo dục tuổi trẻ - cũng như đối với các tỉnh ḍng La San Âu Châu và Mỹ Châu, sự khủng hoăng “Ơn Gọi” thật sự sâu đậm.

Tuy nhiên, không v́ số nhân sự dấn thân trọn đời phục vụ giáo dục tuổi trẻ giảm thiểu mà công tác tông đồ giáo dục tuổi trẻ bị ảnh hưởng. Trái lại, như thánh tổ phụ La San xác nhận rằng “việc tông đồ giáo dục tuổi trẻ luôn luôn cần thiết [mọi nơi mọi lúc]”, không thiếu thầy giáo cô giáo “đồng sự viên” cũng như các Hội Phụ Huynh Học Sinh, Hội Cựu Học Sinh và Thân Hữu La San, nhiệt thành hợp tác với các Huynh Đệ La San trong sứ mạng giáo dục này khắp nơi trên thế giới.

“Thích nghi đổi mới cho phù hợp với hoàn cảnh sinh hoạt hiện sinh của xă hội” là điều tất yếu của mọi sinh vật theo tiến tŕnh “tiến hóa tự nhiên” của tạo vật. Mọi cơ cấu tổ chức của xă hội loài người - dù cho là chính thể thế quyền hay thần quyền bao gồm tổ chức tôn giáo, ḍng tu, v.v... - phải biến chuyển thay h́nh đổi dạng thích ứng. Lịch sử xă hội và tôn giáo minh chứng cho điều đó. Vị linh mục tuyên úy giảng khóa học hỏi trong suốt 3 tuần thao thao bất tuyệt tŕnh bày diễn tiến “trông thấy”, kể từ cách mạng Pháp năm 1789 đến công đồng Vaticanô 2 cho đến thời điểm hôm nay.

Tuy nhiên, hiểu biết là một chuyện, chấp nhận lại là một chuyện khác. Khi nói đến tổng công hội năm 1966 tại Rôma - nghĩa là chỉ một năm sau công đồng Vaticanô 2 - linh mục diễn giả đề cập đến việc thay đổi truyền thống trong ḍng La San: “‘Le Très Honoré Frère Supérieur Général’ (Tôn Huynh Tổng Quyền) từ nay gọi là ‘Le Frère Supérieur Genéral’ (Huynh tổng quyền) và c̣n pire (tệ) hơn thế nữa, notre Très Honoré Frère Supérieur Genéral, Frère Nicet Joseph, qui était élu à vie comme Supérieur Général, est maintenant en quelque sorte obligé à se résigner, pour élire un autre Frère Supérieur Général pour dix ans; et c’est un Americain qui était élu à ce poste ‘réservé aux Frères Francais pendant plus de trois siècles’. Mais c’est inconcevable!” (Tôn Huynh Tổng Quyền của chúng ta, Huynh Nicet Joseph, đă được bầu làm tổng quyền cho đến chết, mà một cách nào đó bị buộc phải từ chức để bầu một Huynh tổng quyền cho 10 năm, và lại là một người Mỹ được bầu vào chức vụ này ‘dành riêng cho các Huynh người Pháp trong hơn 3 thể kỷ nay’. Thật là không thể tưởng được!)

Trong dịp tĩnh tâm này, tôi biếu mỗi Huynh Đệ một tập nhỏ ghi lại vài biến cố xảy ra sau năm 75 trên đất nước Việt Nam nói chung, và vài chi tiết “không mấy lạc quan” đă ảnh hưởng đến đời sống và sứ mạng giáo dục tuổi trẻ của tỉnh ḍng La San Saigon nói riêng. Ai nấy giật nẫy người khi đọc biết “toàn bộ 27 cơ sở giáo dục của La San ‘phải tự động giao hiến’ và hầu hết các Huynh Đệ đồng môn phải mang danh ‘mất dạy vô lương’ sau khi cộng sản miền Bắc chiếm đoạt miền Nam”.

***

ALDER do Huynh Pierre Nghiêm điều hành với sự hợp tác của các Huynh Adrien Hóa, Herman Lăng, Noel Pinot và Victor Bửu, tổ chức Colonie de Vacances (Trại Hè) trong ṿng 4 tuần, gom tụ trên 50 cựu học sinh, gia đ́nh học sinh và thân hữu La San tại Bretagne. ALDER tổ chức hằng năm Trại Hè cho Anh Chị Em La-Việt. Thật ra, đây là chương tŕnh do Huynh Đệ người Pháp đề xướng trong suốt 3 tháng hè cho học sinh cùng gia đ́nh, kể từ khi chính phủ Pháp xă hội hóa việc giáo dục. Theo Huynh Joseph Phương, “3 tháng hè là cao điểm sinh hoạt tông đồ giáo dục của Huynh Đệ các tỉnh ḍng tại Pháp, và rất thành công. Lại nữa, đó là nguồn lợi nhuận - có thể nói ‘duy nhất’ - để các tỉnh ḍng Pháp có phương tiện tài trợ chia sẻ cho các tỉnh ḍng yếu kém hơn trên thế giới, đúng hợp với chương tŕnh Partage Fraternel (chia sẻ huynh đệ) của tổng công hội”.

Huynh Pierre Nghiêm dẫn phái đoàn đến Kerblouz tham quan trường sở và thăm hỏi các Huynh lớn tuổi tại nhà hưu dưỡng bên cạnh trường. V́ là trường chuyên ngành nông nghiệp, nên có một vườn thật rộng trồng melon (dưa) sắp đến mùa thu hoạch. Những trái dưa tṛn trịa sắp chín tới trông thật “khiêu khích mời mọc”. Phái đoàn La-Việt, người lớn cũng như trẻ con, tung tăng đi đi lại lại trên các luống dưa, không chịu nổi cơn “cám dỗ”, tự nhiên “đỡ nhẹ” những trái dưa ngon lành, cất dấu trong bao bị... Bên cạnh nhà hưu dưỡng có một cái hồ nhân tạo khá rộng lớn, nuôi đủ loại cá và nuôi thêm cả đàn ngổng trên dưới 30 con. Đàn ngỗng thấy khách lạ không ngừng kêu la ỏm tỏi, rượt đuổi người này, chạy trốn người khác khi bị ném đá, v.v... gây một cảnh huyên náo. Lẽ tất nhiên mấy em bé vui sướng đùa giởn, tấn công tiến thoái đàn ngổng. Không biết một em bé nào dùng cục đá khá lớn, tấn công và gây thiệt mạng một con ngổng khá lớn.

Phái đoàn La-Việt ra về, và phần “lănh đủ” chính là tôi. Bầu khí huynh đệ cảm thông nhau trong hơn hai tuần qua bỗng như trầm hẳn xuống. Tiếng x́ xèo to nhỏ, những ánh mắt không mấy thiện cảm, những cái lắc đầu thất vọng chán chường, v.v... là những mũi gai chích vào tâm tư của tôi. Tôi đă mang mặc cảm “tị nạn đất khách quê người” th́ chớ, nay lại càng mặc cảm bị coi như những người barbares (mọi rợ man di), những kẻ “không biết điều, thiếu văn minh lịch thiệp”, v.v... “Les Pauvres Vieux Frères souffrent beaucoup de la mort de l’oie... C’est terrible, inimaginable!” (Các Frères lớn tuổi rất đau khổ về cái chết của con ngổng... Thật kinh khủng, không thể tưởng tượng được.) Có lẽ các Huynh Đệ La-Pháp thấy hoặc ít ra cảm thấy thái độ nóng giận nhất thời và bồng bột của họ đối với tôi là quá đáng, là vơ đũa cả nắm, nên có vẻ dịu lại trong bữa cơm tối hôm đó.

Chúa Nhật cuối khoá tĩnh tâm, được tự do đi tham quan vùng Kerblouz. Nhiều Huynh Đệ La-Pháp mời tôi cùng đi một ṿng cho biết, nhất là để thưởng thức món ăn đặc sản của Kerblouz, Bretagne: “On dirait que si vous ne mangez pas de crêpes bretones, vous n’auriez jamais été en Bretagne!” (Nếu đến Kerblouz mà không thưởng thức món ăn crêpes th́ coi như chưa bao giờ đến Bretagne!) Thú thật tôi không biết “ngon” ở chỗ nào, nhưng thấy các Huynh Đệ La-Pháp hít hà khen lấy khen để, đại khái “Mais c’est formidable! C’est magnifique! C’est merveilleux!” làm tôi nhớ đến trường hợp bà Eleanor mà tôi quen biết khi c̣n ở Palawan từ Mỹ sang Paris, ghé thăm tôi và nằng nặc đ̣i tôi dẫn đi “Café Fouquet” trên đường Champs Elysées. Bà Eleanor nói: “People say that if you don’t come to Café Fouquet, even just for a cup, you never come to Paris yet!” (Người ta nói rằng nếu anh không đến quán cà-phê Fouquet dù chỉ để uống một tách cà-phê, th́ coi như anh chưa bao giờ đến Paris) Tôi dẫn bà Eleanor đi uống cà-phê và quả thật “chỉ có thể” uống một tách cà-phê (v́ mắc không tưởng tượng được!) mà vị ngon thơm ngọt bùi th́ thua xa cà-phê cức chồn, dù là cức chồn... dơm của Ban Mê Thuột!

Trong số Huynh Đệ La-Pháp, có một Huynh tên là Nicolas đang dạy ở trường Saint Joseph, Toulouse, đến gặp tôi tối Chúa Nhật. Huynh Nicolas nói: “Ne t’en fais pas pour la réaction des Frères dans l’après-midi d’hier! C’est comme ca, le tempérament des Francais! Ils parlent, parlent et parlent. Mais ils ne sont pas méchants. ” (Frère đừng buồn v́ thái độ phản ứng của các Frères trưa hôm qua. Tính t́nh của người Pháp là vậy! Họ nói, nói và nói. Nhưng họ không độc dữ đâu!) Huynh Nicolas xin tôi một tập nhỏ nói về Việt Nam sau biến cố 75, và sẽ giới thiệu tôi cho một gia đ́nh người Pháp rất quảng đại và thường xuyên trợ giúp những người nghèo tại các nước đang phát triển.

***

Khoảng cuối tháng 10, tôi nhận được thư mời đến nhà bà Evelyne tại Toulouse dùng cơm tối cùng một số bạn bè của gia đ́nh bà. Tôi định qua một đêm tại nhà gia đ́nh bà Evelyne, rồi sáng sớm hôm sau đi Lộ Đức. Trong bữa “tiệc” tối hôm đó, tôi học thấy được nhiều điều hay hay nhưng không phải không bối rối. Quan khách dự tiệc gồm vợ chồng “chủ xị” ông bà Evelyne Moutet cùng Eric con trai khoảng 21 tuổi và 3 cặp vợ chồng trung niên được mời, ăn mặc theo kiểu cách dự tiệc “à la francaise”, nghĩa là các ông th́ đóng bộ complet sang trọng, càvạt đàng hoàng, các bà th́ áo đầm trông quí phái và trang sức đầy cổ và cườm tay. Tôi th́ “v́ là khách quí” nên ăn mặc “sao cũng được!”

Ngồi vào bàn tiệc, cảm tưởng đầu tiên làm tôi chột dạ, lúng túng và... mặc cảm. Tôi bỗng tự nghĩ v́ đă nhận lời mời th́ hối tiếccũng đă quá trể! Quan khách là những người trí thức ít nhiều giàu sang nên họ thấy và biết ngay sự lúng túng của tôi. Không một ai tỏ vẻ khó chịu phải đồng bàn với “thượng khách quê mùa, không giống ai” như tôi. Trái lại, họ vẫn tự nhiên, niềm nở, cười nói, bắt tay tôi thật thân t́nh và quí trọng. Thậm chí có người ôm vai tôi cười nói: “Comme je suis heureux et c’est vraiement un grand honneur de vous recevoir chez nous. Soyez bienvenu à Toulouse.” (Tôi thật vui mừng và quả là một niềm hănh diện được tiếp đón anh đến với chúng tôi. Chúc mừng anh đến Toulouse.) Tôi nhớ lại lời Huynh Nicolas “Mais ils ne sont pas méchants!” nên cũng yên tâm.

Tuy là tại tư gia, nhưng bàn tiệc được trang hoàng thật sang trọng và chiếu sáng bởi một cái “đèn lồng” lustre 24 bóng đèn chiếu xuống êm dịu. Trên bàn phô bày những couverts và mỗi người có 3 ly uống rượu kích cở khác nhau trông thật quí phái như trong cinê tôi đă xem. Mặc dầu tôi đă dự tiệc do nhóm cựu học sinh La San tại Rouen khoản đăi, tôi không thể phủ nhận bàn tiệc hôm nay có phần sang trọng gấp bội. Các món ăn th́ tôi cũng đă gặp qua, duy món khai vị: salade với 3,4 lát thật mỏng cá salmon tươi sống, vắt chanh tươi để ăn, là món tôi chưa bao giờ thấy và nếm qua. Một người khách ngồi bên cạnh nói nhỏ với tôi: “Voyez! comme Madame Evelyne honore votre présence parmi nous!” (Anh xem! Bà Evelyne vinh dự tiếp đón anh làm sao!)

Trong bữa tiệc mỗøi người tự giới thiệu và ai nấy đều hănh diện là “cựu học sinh các trường La San”. Bà Evelyne cho mọi người biết là nhờ Huynh Nicolas giao cuốn tập nhỏ mà tôi đă viết tóm tắt về cuộc sống của các Huynh Đệ La-Việt sau biến cố 75, mà bà mời tôi đến gặp mặt và yêu cầu tôi kể thêm vài chi tiết không ghi trong tập nhỏ. Tôi đại khái kể lại sự việc cộng đoàn La San Mossard bị bắt đi “học tập cải tạo” và cơ sở bị tịch thu. Khi tôi vừa nói “le camp de re-éducation”, có người lên tiếng: “Mais c’est la prison, ou le camp des travaux forcés?” (Nhưng thật đó là nhà tù, hay là trại cưỡng bức lao động?).

Điều tôi cảm nhận được là quả như Huynh Nicolas đă nói “Mais ils ne sont pas méchants!”, quan khách trong buổi tiệc tỏ ra cảm thông và thương tiếc cho dân miền Nam cũng như miền Bắc Việt Nam nói chung, cho Huynh Đệ La-Việt nói riêng. Họ bày tỏ t́nh liên đới với các Huynh Đệ La-Việt bằng cách “đóng góp 2,3 lần/năm” và đề nghị bà Evelyne làm liên lạc viên để hoàn thành ước muốn “liên đới” này. [Khi về lại Paris, tôi đề nghị Huynh Roger Vĩnh trực tiếp liên lạc với bà Evelyne về việc này, v́ lúc bấy giờ Huynh Roger là thủ quỹ cho tỉnh ḍng Mẹ Saigon tại Paris và hải ngoại. Mỗi năm, h́nh như anh chị em La San Toulouse “yểm trợ giáo dục La San tại Việt Nam” 2,000FF. Trong khi tôi đi du học ỡ Mỹ, sự liên lạc “hữu cơ” này vẫn c̣n tiếp tục.]

***

Đầu năm 1986, cựu Huynh Daniel Trạng - nguyên là “thầy phó” chủ nhiệm lớp Seconde tại Đồi La San, Nhatrang năm 63, và “huynh trưởng” Đệ Tử Viện Thủ Đức các năm 64-67” - vừa mua một chiếc xe “cáo chỉ” hiệu OPEL, và ngỏ ư đi một ṿng Âu Châu, ít nhất là các nước Đức, Ḥa Lan, Thụy Sĩ, trước là thăm viếng vài gia đ́nh Anh Chị Em La-Việt-Lan, La-Việt-Đức.

Huynh Daniel Trạng vừa thi đậu bằng lái xe Pháp, nhưng c̣n rất e dè ái ngại. Thú thật tôi không có bằng lái xe Pháp, nhưng đă quen lái từ năm 1970. Khi đến Tân Đảo, tôi đă xin chuyển từ bằng lái xe Việt Nam Cộng Ḥa sang bằng lái xe Pháp nhưng không được. Đến Paris, tôi có nghĩ đến việc thi lấy bằng lái xe Pháp nhưng quá mắc - 7,000 FF. - nên chờ thời cơ thuận tiện. Huynh Daniel đồng ư lái xe qua biên giới Pháp-Belgium, rồi “đổi tài”. Xe mới chạy “ngon” thiệt; có lúc tôi nhấn gas đến tốc độ 160km/giờ. Huynh Daniel ngồi bên cạnh, tuy hơi khớp, nhưng cũng phái chí lắm!

Thế là hai thầy tṛ, Huynh Daniel và tôi, đến Ḥa Lan thăm gia đ́nh cựu Huynh Joel Điền, đi tham quan vườn tulip màu sắc sặc sỡ, đập chận nước biển dài nhất thế giới trải dài trên 30 cây số. Không quên ghé coi cho biết và luôn tiện “rửa mắt” cảnh sinh hoạt ăn chơi tại thành phố Amsterdam khét tiếng... “ăn chơi”, v.v...

Qua hôm sau, Huynh Daniel và tôi đi Tây Đức, thăm gia đ́nh Huynh Bắc Bosco. Trong dịp này, tôi gặp lại hai em cựu đệ tử Châu “Cun” và Diệp (Mỹ Tho). Gia đ́nh Huynh Bắc dẫn Huynh Daniel và tôi đi tham quan thủ đô Tây Đức Bonn và thành phố danh tiếng Cologne. Trong đền thờ chính ṭa của Cologne, điều làm du khách ngạc nhiên và ngưỡng mợ không ít là thấy ba “quan tài” trang ḥang thật tráng lệ và nghệ thuật. Những “ai” nằm trong ba quan tài đó? Giáo dân Cologne tin chắc rằng, ba quan tài đó chứa đựng thi thể của ba vị vua đă từ phương Đông theo vết ngôi sao lạ đến Bê Lem tôn thờ vị Vua các vua, Hài Nhi Giêsu vừa giáng trần. Sự thật ra sao? - Không ai có câu giải đáp thỏa đáng, nhưng v́ không t́m thấy ở đâu khác thi thể của ba vua, th́...

Trong dịp này, những em gái của Huynh Bosco Bắc giới thiệu tôi với vị linh mục chánh xứ, kiêm chủ nhiệm đặc san Dân Chúa Âu Châu”. Linh mục chánh xứ mời tôi đến nói chuyện với giới trẻ trong vùng Cologne, với đề tài “Chia Sẻ đời sống đức tin của giáo dân Việt Nam sau biến cố 75”. Huynh Daniel khuyến khích nên nhận lời. Thế là tôi hứa khoảng tháng 4/86, Huynh Daniel và tôi đi Tây Đức thêm một lần nữa.