Từ khi tới Paris, tôi đă nhớ ngay đến việc “làm một cái ǵ cho Anh Em ḿnh” đang c̣n ở Việt Nam. Mỗi lần đi mua thực phẩm, tôi không quên vơ một ít bao nylon v́ thấy bao nylon bên này sao “trắng, tốt quá” so với những bao nylon mà trước kia khi c̣n ở Việt Nam người ta thường nói đùa nhưng chắc là đúng thật “bao nylon tái sinh lần thứ 10 rồi!”. Vài tuần đầu, bao nylon trắng tốt tích trử trong pḥng tôi đă khá nhiều. Nhưng chẳng lẽ chỉ gởi bao nylon... làm quà?

Tôi đă biết từ lâu nền văn hóa Pháp, đặc biệt phương pháp chữa bệnh và thuốc men từ Pháp, ảnh hưởng rất lớn trên pḥng bệnh và chữa bệnh của dân tộc Việt Nam. “Thuốc Tây có giá hơn bất kỳ thuốc từ quốc gia nào nhập vào”, tôi nghe nói khi một số bạn bè lănh quà từ thân nhân hải ngoại gởi về. Ngay cả người Việt tị nạn ở Mỹ gởi quà cũng t́m cách mua thuốc Tây (Pháp) gởi về cho thân nhân, chứ không phải thuốc Mỹ.

Dịp may đă đến. Nguyên trong thời gian tại trại tị nạn Palawan, tôi đă làm quen với 2 người Pháp: cô bác sĩ Christine và cô y tá Sophie. Trời xui đất khiến thế nào mà tôi may mắn gặp lại hai người này tại Paris khoảng giữa tháng 11, 1984. Tôi nghĩ rằng muốn có thuốc Tây th́ không ai bằng hai cô bác sĩ và y tá này. Cô bác sĩ Christine cho tôi biết tại Paris có một cơ quan do Ordre de Malte điều hành, chuyên lo việc tiếp nhận tất cả các loại thuốc c̣n lại và các loại thuốc từ mọi hăng chế tạo thuốc, đem phân phối khắp nơi trên thế giới như là một h́nh thức “cứu trợ”. Cô c̣n viết thư giới thiệu tôi cho Ordre de Malte. Thiệt là “chuột sa hủ nếp!” Tôi kêu em Vũ Huy Hoàng cùng tôi đến Ordre de Malte.

Quả như lời cô bác sĩ Christine cho biết và nhờ lá thư giới thiệu của cô, Ordre de Malte tiếp đón tôi thật chân t́nh, cởi mở. Viên giám đốc trung tâm Ordre de Malte quá thừa biết nhu cầu dược phẩm hiện nay tại Việt Nam, nên sẵn sàng cho tôi “Prenez autant que vous pouvez” (Muốn lấy bao nhiêu th́ lấy!) Ông c̣n cho biết: “Si vos Frères ont besoin de quelque chose que vous ne pouvez pas trouver dans ce tas de médicaments, informez-moi et je les chercherai pour vous.” (Nếu các Frères của anh cần điều ǵ mà anh không t́m thấy trong đống thuốc này, xin cho tôi biết và tôi sẽ t́m cho anh). Tôi vui mừng quá sức, cám ơn rối rít viên giám đốc và Ordre de Malte. Tuy nhiên, sau một lúc bàn chuyện với em Hoàng, tôi quyết định xin một thùng khá lớn đă đóng sẵn - h́nh như sẵn sàng gởi đi dâu - gồm đủ loại thuốc, khoảng 20 kí. [Đáng lư “Muốn lấy bao nhiêu th́ lấy!” th́ cứ việc “lấy càng nhiều càng tốt” chứ. Phản ứng đầu tiên của em Hoàng giống như tôi. Nhưng thật ra tôi suy tính nên đến xin nhiều lần xem ra hợp t́nh hợp lư hơn và tránh chuyện thị phi sau này. Thêm vào đó, em Hoàng nhắc cho tôi là mỗi năm, mỗi hộ chỉ nhận được 4 thùng quà mà thôi. Và thùng quà quá lớn - nhất là đầy thuốc Tây - sẽ phải ‘đóng thuế’ nặng lắm. “Đóng thuế” có rất nhiều nghĩa, v́ không biết dựa theo tiêu chuẩn nào. Có thể “đóng thuế” cho nhân viên kiểm hàng bằng cách đem đến nhà nhân viên đó một số lượng hoặc tiền mặt “coi cho được”, nếu không coi cho được th́ kỳ nhận hàng tiếp theo không chừng sẽ bị “tịch thu” hay bị rắc rối th́ phiền hà lắm!]

Em Hoàng và tôi hí hửng ôm thùng thuốc đi métro và bus về Drancy. Ai nấy háo hức khui ra cho biết. “Thuốc! Toàn là thuốc!” em Hoàng vui vẽ reo lên. Thú thật tôi chưa lần nào thấy thuốc nhiều như vậy. Toàn là những dỉ thuốc viên, thuốc tṛn tṛn, thuốc hai màu xanh đỏ, xanh vàng, xanh trắng, v.v... bọc nhựa. Có dỉ c̣n nguyên, có dỉ thiếu 1, 2 viên, có dỉ đă bị cắt 1/2, 1/3 hoặc 1/4. Chẳng biết thuốc nào trị bệnh nào. Thôi kệ, cứ gởi về cho Anh Em, chắc họ biết dùng thuốc nhiều hơn ḿnh, nhất là các vị đàn Anh rành tiếng Pháp hơn tiếng Việt!

Em Hoàng giúp tôi lựa lọc những dỉ thuốc c̣n nguyên, xem xét cẩn thận “ngày hết hạn”, rồi đóng thùng được 15 kí. Hoàng vui ḷng nhận những dỉ không nguyên vẹn, gởi về cho bạn bè thân thuộc. “Cũng có giá lắm Frère à!” Hoàng nói. Tôi không quên kèm theo lá thư hỏi Huynh Grégoire Tân “bây giờ một năm, mỗi hộ nhận được bao nhiêu? và riêng ‘lăo Tân’, lăo tháo vát xông xáo lắm, lăo có thể nhận được bao nhiêu ngoài tiêu chuẩn?” Lẽ tất nhiên, tôi viết theo kư hiệu mà Huynh Grégoire Tân và tôi đă thông qua nhiều lần trong thời gian tôi vượt biển. Đại khái lúc hai người “kề” hoặc “ía” hoặc “chao”, v.v... [“Kề” nói tắt cho chữ “kề pha” = nói lái thành café; “Ía” nói tắt cho “ía buông” = nói lái thành uống bia; “Chao” nói tắt cho chữ “chao bợi” = nói lái thành chơi bạo.]

Đó là thùng quà đầu tiên tôi gởi đến quí Huynh Đệ La-Việt từ hải ngoại, trước là để chung vui và chia sẻ nhân ngày trọng đại nhất của nhân loại “Mừng Chúa Giáng Sinh”, sau là “có chút ǵ để nhớ để thương”. V́ quả thật “Tỉnh Ḍng Mẹ Saigon luôn ở trong tim tôi”.
Chưa đầy 3 tuần sau, tôi nhận được thư hồi âm của Huynh Grégoire Tân. Đại khái “‘Chao’ ngon lắm! Hết sẩy! Cứ thế mà ‘kề’ nghe! Cám ơn... Về việc mỗi hộ khẩu chỉ nhận được 4 thùng quà/một năm vẫn hiện hành, NHƯNG ‘tớ’ có thể chạy được. Bao nhiêu lần ‘tớ’ cũng nhận được hết, miễn là trước khi gởi, điện tín báo cho ‘tớ’ vài chữ...”

***

Phong trào gởi quà về Việt Nam, nhất là thuốc Tây, xem ra rất thịnh hành. Một người bạn mách nước: “Nếu Frère muốn gởi cho an toàn, bảo đảm 100% không bao giờ thất thoát, vàø nếu muốn có giấy thân nhân hồi âm chứng nhận đă nhận đủ quà ‘nguyên si’ th́ hăy gởi qua Vina-Paris tại trạm métro Nationale.”

Một ngày cuối tuần, tôi cùng em Hoàng đi đến xem sự t́nh. Th́ ra đó là cơ quan kinh doanh của Bắc Việt có từ lâu trước 75. Tuy quán hàng không lớn lắm, nhưng cung cấp hầu như đầy đủ các thực phẩm và sản phẩm nhập từ Việt Nam. Đặc biệt hơn nữa, những thùng carton đủ cỡ (5kí, 6kí,... 10kí) kê khai những loại thuốc Tây trong mỗi thùng là những “thùng mẫu” khách hàng có thể mua gởi tặng thân nhân tại Việt Nam, có nhăn hiệu “VINA-PARIS” nỗi bật. [Khách hàng đặt mua thùng nào, Vina-Paris chỉ thông báo cho thân nhân đến Bưu Điện Saigon nhận thùng hàng đó đă có sẵn trong kho của Bưu Điện tại Saigon. Thông thường, thân nhân “cần tiền cóc cần thùng hàng” bán lại cho “c̣ mồi”, lắm lúc không cần biết những thùng đó chứa đựng những ǵ. Như vậy, thùng hàng không thay đổi và luôn luôn có sẵn tại Bưu Điện Saigon. Người mua gởi thùng quà tặng thân nhân ở Việt Nam có thể là Việt-kiều ở Úc, ở Mỹ, v.v...]

Các nhân viên trong quán hàng đều nói giọng bắc kỳ đặc sệt, và có phong cách tương đối khá hơn những cán bộ từ Bắc vào Nam sau biến cố 75. Tôi tự hỏi: “Phải chăng họ được huấn luyện đặc biệt hơn cho phù hợp với chính sách chính trị ngoại giao của một hệ thống chính trị cầm quyền - nghĩa là ‘diễn xuất đóng kịch’, hay là nhờ môi trường sinh sống trong khung cảnh và bầu khí chính trị xă hội hiện sinh thật sự đă ảnh hưởng đến động thái của họ?” Tôi nghiêng về yếu tố thứ hai. Quả thật, nh́n lại môi trường và khung cảnh cùng bầu khí chính trị xă hội mà tôi đă phải đương đầu và sinh sống tại Việt Nam kể từ những biến cố 75 ṛng ră trên 8 năm (1975-1983), tôi cảm thấy chua xót cho các thế hệ tương lai trên đất Việt. C̣n bao lâu nữa môi trường và khung cảnh cùng bầu khí chính trị xă hội hiện tại tại Việt Nam mới chịu thay đổi cho phù hợp với đà phát triển quá nhanh của nền văn minh dân chủ và tự do của các nước Tây Âu?

Một điểm “nóng” của việc đấu tranh chính trị giữa hai chính kiến lúc bấy giờ:
1. Chính quyền cộng sản đang quản lư nhân dân tại Việt nam th́ tẩy chay việc Việt-kiều hồi hương thăm thân nhân tại quê nhà v́ họ cho rằng những người này là “phản quốc”, là những người “theo liếm gót giày đế quốc Mỹ và tư bản”, v.v... [Măi đến đầu thập niên 90, chính quyền cộng sản Việt Nam mới “lật lọng” thay trắng đổi đen, nghĩa là trước năm 1990, người Việt tị nạn bị liệt vào sổ đen, bị ghép tội là “phản quốc”, nhưng chính sách kinh tế xă hội chủ nghĩa ngày càng xuống dốc kinh khủng, trong khi đồng đô la Mỹ (giấy xanh) “thơm quá chừng” nên chính quyền “vờ” sửa sai gọi những người Việt tị nạn là... “yêu nước!” là “anh chị em!”]
2. Chính nghĩa quốc gia của những người Việt tị nạn chính trị tại một quốc gia thứ ba th́ chủ trương và hô hào ngăn chận người Việt tị nạn mua dùng mọi sản phẩm, kể cả lương thực, xuất nhập cảng từ Việt Nam, và nhất là tẩy chay việc gởi quà về cho thân nhân tại quê nhà, v́ cho rằng làm như vậy là “tiếp tay với chính quyền cộng sản”.

Sau đây là vài chuyện điển h́nh xảy ra tại Paris thể hiện sự đấu tranh nêu trên:

. Khoảng hai tuần trước Tết Nguyên Đán 1985, một nhóm “Chính Nghĩa” xuống trạm métro Nationale, tụ tập ngay trước cửa hàng Vina-Paris, ném đá làm bể cửa kiếng, la ó ầm ầm. Cảnh sát Tây - chắc là nhận điện thoại cấp báo, kéo đến trước cửa hàng Vina-Paris, xua đuổi những người trong nhóm “Chính Nghĩa”. Tất cả chạy tán loạn một khoảng xa xa. Khi không c̣n thấy bóng dáng của nhân viên cửa hàng Vina-Paris, cảnh sát lại đến gần nhóm “Chính Nghĩa” nói nhỏ: “Fais vite! Fais vite!” (Làm nhanh lên! Làm nhanh lên!) Ai nấy ngạc nhiên nhưng vui thú lượm đá gạch chạy lại gần cửa hàng. Thế là một màn kiếng vỡ đổ tung tóe. Nhân viên cửa hàng chạy ra, cảnh sát “làm bộ” la hét xua đuổi những người nhóm “Chính Nghĩa”.

. Những vụ “lên đường xuống đường” cũng như những vụ “bề ngoài như tuyệt thực” mang tích chất chính trị đ̣i hỏi/phản đối chính quyền đương thời tại quê nhà là những điều nên làm để thực sự “tiếp tay” với những người anh chị em bên quê nhàđang “chịu bị bó tay bịt miệng”.

Vài vụ “biểu lộ” tâm t́nh đ̣i hỏi/chống đối thay cho anh chị em quốc nội không được công khai biểu lộ như sau:
1. Dịp Tết Nguyên Đán, nếu cộng đồng “chính nghĩa” Việt Nam tổ chức mừng Xuân dân tộc, th́ nhóm “chính phủ” cũng đâu dám quên mừng Xuân dân tộc? Rạp hát Mutualités là nơi thích hợp nhất cho việc này; nhưng chẳng lẽ hai tổ chức mừng Xuân cùng một ngày một chỗ? Nhóm nào tổ chức văn nghệ - ví dụ nhóm “Chính Nghĩa” - th́ những người đến tham dự coi như là của nhóm đó. Thế là một số thành viên của nhóm thứ hai - nhóm “chính phủ” - t́m cách ngăn chận và phá hôi, đôi khi bạo động như chận ngay tại métro Mutualités và giơ tay giơ chân ẩu đả loạn xà ngầu cả lên. Đến phiên nhóm kia tổ chức th́ không thể tránh được việc “ăn miếng trả miếng”.

2. Ngày 30 tháng 4: ngày “quốc hận” đối với nhóm “chính nghĩa” nhưng lại là ngày “chiến thắng” đối với nhóm “chính phủ”. Công tâm mà nói, tôi không thấy nhóm “chính phủ” ho hen lên tiếng ǵ tại Paris về ngày họ cho là “Đại Thắng Mùa Xuân”. Nhưng nhóm “chính nghĩa” th́ trái lại, tụ họp nhau thật đông đủ tại khu vực Trocadéro, cờ vàng ba sọc đỏ rợp trời, đả đảo hoan hô vang trời, diễn hành qua trước ṭa đại sứ “Việt cộng”, la ó tùm lum trong khi ṭa đại sứ đóng cửa kín mít, không một bóng ma...

Thật khó và phức tạp để phân ranh giới giữa chính chị chính em với t́nh nghĩa t́nh người...

Đại đa số anh chị em ít nhiều bị buộc phải sống c̣n tại Việt Nam dưới sự quản lư của một hệ thống chính trị mà chắc chắn họ “đành” phải chịu. Chính bản thân họ, gia đ́nh con cái của họ... c̣n phải sống chứ! Làm lụng vất vả lắm mới mong được bữa cơm bữa cháo. Không thiếu ngày bụng trống trơn mà phải đi làm việc. Theo kinh nghiệm bản thân, tôi chỉ nêu lên một ví dụ: Những bác ngư phủ đổ mồ hôi sôi nước mắt, chịu sóng to gió lớn cả ngày đêm trên biển cả, cào được vài con tôm bạc thẻ cũng phải giao nộp “đóng thuế”, nếu che dấu mà bị bại lộ th́ coi như gia đ́nh ... chết đói. Tôi tin chắc rằng những chú bác ngư phủ đó đă hơn một lần “cắn răng chịu đựng”. [Câu đố truyền khẩu trong nhân gian “Con Ǵ Dài Nhất Thế Giới?” và câu trả lời “Con Tôm Bạc Thẻ” ít nhiều phản ảnh tâm trạng vừa ngao ngán vừa tủi nhục của những người anh chị em thuyền nhân vất vả suốt ngày đêm trên biển cả cào, câu, vớt tôm bạc thẻ. Nhà Nước “thu mua” tất cả những con tôm cào được, xuất khẩu phần “ngon nhất” ra ngoại quốc “để trả nợ” cho những quan thầy đàn anh mà Bắc Việt đă vay mượn trong chiến dịch “Đại Thắng Mùa Xuân”, c̣n phần đầu con tôm th́ để cho “nhân dân ta” hưởng dùng. Tưởng nên nói thêm: mỗi khi xin cấp giấy hành nghề cào tôm, chủ ghe phải bảo đảm “bán” cho Nhà Nước tất cả tôm bạc thẻ cào được. Nếu dấu diếm th́ hậu quả không thể lường trước được. Như vậy là “tiếp tay” với chính quyền đương thời ư?]

Những anh chị em đó ở quốc nội phải sống và sống mạnh sống khỏe tâm sinh lư mới có thể, khi thời cơ thuận tiện đến cùng với sự “tiếp tay” của những người anh chị em ở hải ngoại, thực hiện điều họ mong ước cho chính bản thân cũng như cho các thế hệ tương lai của dân tộc. Tôi cho rằng họ thật sự là những bông sen gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. Ai dám bảo rằng những người anh chị em đó ‘tiếp tay’ với chính quyền đương thời? Ở hải ngoại, những anh chị em may mắn “đào thoát” khỏi gông cùm cộng sản, gặp cơ hội “làm nên ăn ra”, túi tiền không dày cộm nhưng cũng không đến nổi “ăn chưa xong ngày nay phải lo ngày mai ăn ǵ...” th́ dễ dàng đấu tố nhau chí choé: nào là “tiếp tay với chính quyền cộng sản”, nào là “chụp mũ cộng sản nằm vùng”, v.v... V́ “vơ mồm - vơ mực” th́ không mất tiền mua mà!

V́ vậy, sau khi bàn đi tính lại, hai anh em Hoàng và tôi quyết định lợi dụng phương tiện Vina-Paris để gởi thùng quà về cho Huynh Đệ và thân nhân: cước phí rẻ hơn, nhanh hơn, bảo đảm đến tay người nhận hơn.

***

Từ tháng 2 năm 1985, tôi thường đến “thăm viếng” Ordre de Malte và mỗi lần như vậy, đem về trên 40 kí thuốc đủ loại. Sau khi lọc lựa, phân loại ngày tháng năm hết hạn, đóng được 2 thùng 15kí/thùng. Huynh Grégoire Tân bảo đảm nhận quà quá tiêu chuẩn 4 thùng/năm, nghĩa là một thùng/tháng cũng là “chao” bảo đảm ngon.

Huynh Roger Vĩnh thấy tôi thành công gởi được 3 thùng thuốc trong 3 tháng, qua Vina-Paris, ngỏ ư muốn gởi “giấy xanh”. Tôi nghiên cứu các loại thuốc, t́m cách “làm chao” và vào đầu tháng 5, tôi nhận gởi “một hũ chao” lần đầu tiên. [Trước khi vượt biển, tôi nghe nhiều người kể lại đă nhận “chao” (tờ 20, 50, hoặc 100 đô) thân nhân gởi về, dấu trong các ống kem đánh răng, trong savon thơm, hoặc trong những hộp kem da mặt, v.v... Nhưng chỉ được một thời gian sau, mọi cách “làm chao” như vậy đều bị bật mí. Lư do? Có thể v́ “làm chao” không cẩn thận hoặc để lại dấu vết, v.v... khiến nhân viên kiểm hàng nghi ngờ và khám phá; cũng có thể v́ rỉ tai “khoe khoan” loan truyền đến tai nhân viên kiểm hàng. Những nhân viên này đâu thể bỏ qua cơ hội quá tốt để “cải thiện đời sống” riêng tư?]

Tôi nhận thấy có rất nhiều gói sachet (thuốc bột). Tôi dùng lưỡi dao thật bén cắt một mép trên của sachet, đổ thuốc bột ra, xếp gọn và đút “giấy xanh” (tờ 100 đô) vào sachet rồi dùng keo trong dán lại. Tôi trộn sachet “chao” lẫn lộn các sachets khác, đem trải ra trên bàn ở pḥng chung rồi xin Huynh Đệ nh́n xem - có thể dùng tay lật qua lật lại bất kỳ sachet nào - để khám phá sachet nào có dấu hiệu ǵ đặc biệt? Cả 3 Huynh Đệ chăm chú t́m ṭi nhưng không khám phá được đấu hiệu đặt biệt nào. Ngoại trừ Huynh Roger là đă biết tôi “làm chao”, 2 Huynh Alexandre và Bosco ḍ hỏi tôi, nhưng tôi chỉ cười không chịu bật mí.

Thùng quà tháng 5 đă gởi. Tôi điện tín về Việt Nam báo cho Huynh Grégoire. Nội dung điện tín như sau: “LE155VUI. MOTHUCHAO ANXEMSAO DAUBUNG COTHUOC SACHET” (Lễ 15-5 Vui. Một hũ chao ăn xem sao. Đau bụng có thuốc sachet). Khoảng 10 ngày sau, tôi được điện tín hồi âm của Huynh Tân: “CHAONGONLAM LAMTIEP KHONGSO DAUBUNG COTHUOC SACHET” (Chao ngon lắm. Làm tiếp. Không sợ. Đau bụng có thuốc Sachet). Thế là yên tâm... “làm chao”!

Khoảng đầu tháng 2 năm 1986, một điện tín từ Huynh Grégoire Tân làm Huynh Roger Vĩnh và tôi chới với: “5HUCHAO XEMBIBE NHUNGKHONGSAO” (5 hũ chao xém bị bể nhưng không sao). Hai tuần sau, Huynh Tân gởi thư cho biết chi tiết: “... Hôm nay ‘xui’ là người kiểm hàng không phải là người ‘của ta!’ Ông kiểm hàng mới này đổ nguyên thùng hàng đầy thuốc các loại trên bàn. Ông ta chớp mắt trông đắc ư. Tớ teo lắm nhưng làm ‘tĩnh bơ như người Hà Nội’. Tớ định ‘dâng hiến’ vài loại thuốc không phải là ‘chao’, nhưng chưa mở miệng th́ ông ta xin một ít thuốc có ‘chao’. Không biết ông ta thủ sẵn bao nylon hồi nào, vơ đại một đống thuốc có thể có ‘chao’ vào trong bao nylon của ông ta. Tớ hoảng hốt, nhưng lại buột miệng nói: ‘Cán bộ muốn lấy bao nhiêu cũng được, nhưng nếu cán bộ lấy ngay đây th́... có nguy hại cho cán bộ không? Hay là cán bộ cho tôi địa chỉ nhà, để tôi đem về tận nhà cho cán bộ, như vậy tránh sự hiểu lầm cho cán bộ?’ Ông ta nghĩ sao không biết, chỉ gật gật đầu, viết địa chỉ cho tớ, rồi kư giấy ‘đă kiểm hàng’ và cho tớ mang hết cả thùng quà về. Tớ lục t́m hết 5 hủ chao, rồi tối mới đem đại một số thuốc đến tận nhà, cốt ư để gặp ông ta. Ông mừng lắm, cám ơn rối rít. Tớ cũng mừng v́ chao không bị đổ bể! Hú hồn!”

***

Vài tháng sau, Huynh Tân gởi thư cho biết “hiện nay loại thuốc trị bệnh phổi rất cần thiếtù, cố gắng t́m cách gởi một ít được không?” Tôi viết thư hồi âm, đề nghị viết “đơn xin thuốc ‘rất cần thiết’ - viết bằng tiếng Pháp th́ tốt, nếu không bằng tiếng Việt cũng được - ghi rơ tên thuốc, v.v...”

Cuối tháng, tôi nhận “đơn xin thuốc ‘rất cần thiết’ hiện nay tại Việt Nam: thuốc trị bệnh đau/yếu phổi và lao phổi”. Tôi vội dịch đại ra tiếng Pháp rồi đến gặp ông giám đốc Ordre de Malte.

Quả thật bất ngờ và hứng khởi khi tôi gặp ông giám đốc Ordre de Malte tại Paris tŕnh bày về nhu cầu cấp bách Huynh Tân đề cập trong “đơn xin cung ứng thuốc ‘rất cần thiết’ hiện nay tại Việt Nam”. Ông vui vẽ tâm sự: “Je connais bien la situation de santé de vos Frères et compatriotes au Vietnam, vue la condition actuelle de la vie assez dure pour quelques uns, très dure pour la plupart des hommes et femmes, et surtout des enfants.” (Tôi biết t́nh trạng sức khỏe của các Anh Em và người đồng hương của anh tại Việt Nam, xét về điều kiện sinh sống hiện nay khá khó khăn cho một số người, rất khổ cực đối với đa số đàn ông đàn bà và nhất là trẻ con).

Ông hứa “đặt mua” thuốc cần thiết theo đơn xin, và yêu cầu tôi “gởi gấp” về Việt Nam. Ông đă cho đến 20 hộp, mỗi hộp 100 viên. Để tránh “sự thèm thuồng” của nhân viên kiểm hàng cũng như việc “tự động dâng hiến” cho nhân viên kiểm hàng của Huynh Tân, em Hoàng và tôi quyết định gởi 4 đợt, mỗi đợt chỉ gởi 5 hộp - nghĩa là 500 viên/đợt, lẫn lộn trong rất nhiều loại thuốc khác nhau. Mọi sự diễn tiến tốt đẹp.

***

[Phần Phụ Ghi: “Tâm Sự từ Quê Hương”, ghi lại những phản ứng cùng tâm t́nh của Anh Chị Em La-Việt ở quê nhà gởi đến Anh Chị Em La-Việt ở hải ngoại.]