Ngồi trên máy bay hăng UTA suốt 26 tiếng đồng hồ, sau 4 lần escales tại Auckland, Jakarta, Singapore và Barenne, cuối cùng tôi cũng đến phi trường Charles De Gaules, Paris. Quả là một khoảng thời gian quá dài để tôi chuẩn bị tinh thần “phiêu lưu” vào một cảnh giới khác. “Sometimes I’m up sometimes I’m down, Oh yes Lord...” Bài hát của ban Negro Spiritual mà tôi đă nghe trong thập niên 60 như luẩn quẩn trong tâm trí tôi.

Mọi thủ tục nhập cảnh tại phi trường Charles de Gaules xem ra không có vấn đề. Vừa bước ra khỏi cửa pḥng kiểm soát, một người đàn ông trạc độ 50 tuổi trong bộ complet đến hỏi tôi: “Anh từ Việt Nam mới qua phải không? Anh cần tôi giúp ǵ không?” Anh ta nói giọng bắc đặc sệt. Tôi chỉ ầm ầm ừ ừ cho qua chuyện, vội đi nhanh ra ngoài. Huynh Alexandre Ánh và Huynh Roger Vĩnh vẫy tay ra hiệu. Mừng hết sức.

Ngồi trên xe, tôi kể lại câu chuyện vừa rồi. Huynh Roger cười nói: “Nhiều người miền Nam Việt Nam đi du học tại Pháp trước năm 75 cũng gặp trường hợp tương tự. Vài Huynh Đệ đi du học về cho biết: Khi vừa đến phi trường Charles De Gaules, một vài người ‘lạ hoắc’ đến niềm nở chào đón và sẵn sàng giúp đỡ mọi mặt. Một số du học viên - nhất là linh mục tu sĩ, v́ đi một ḿnh hoặc người thân chưa đến đón kịp, đă ‘nhờ’ những người đó giúp đỡ trong bước đầu. Nhưng nếu đă ‘lỡ’ nhận sự giúp đỡ rồi th́ khó tránh những ‘chantage’ về sau. Đó là cách thức ‘chiêu hồi’ của cán bộ Việt cộng miền Bắc...”
Thế là tôi được chính thức và hợp lệ nhập vào cộng đoàn Drancy, ngày 2 tháng 10 năm 1984 sau hơn 7 năm “vô gia cư - vô nghề nghiệp”. Tôi được biết nhà tại Rue Raymond Bertout thành phố Drancy và các cơ sở tại Tân Đảo - Nouméa và Thio - là những cơ sở ở hải ngoại trực thuộc chủ quyền của tỉnh ḍng Saigon, kể từ sau biến cố 1975.

Cả cộng đoàn Drancy chỉ có một chiếc xe Renault 4 màHuynh phụ tá giám tỉnh Alexandre Ánh dùng để hằng ngày đi dạy ở trường Ecole Technique de La Salle à Saint Dennis. Huynh Bosco Bắc - qua sự giới thiệu của ex-frère Ninh Nguyên và Innocent Từ - hằng ngày đi bus hoặc métro đến dạy trường Collège d’Autueils. Huynh Roger Vĩnh hằng ngày đi “lo công việc” liên quan đến Tỉnh Ḍng Saigon, cũng bằng bus và métro. C̣n tôi v́ mới đến nên được Huynh Đệ cho nghỉ ngơi dưỡng sức.

Công việc bếp núc: thay phiên mỗi Huynh trách nhiệm một tuần bảo đảm bữa ăn tối cho cộng đoàn. Bữa ăn sáng và trưa: lục nồi hoặc tủ lạnh, c̣n ǵ th́ cứ... tự nhiên! Tuần đầu tiên đến phiên tôi đi chợ nấu ăn: cũng cải bẹ xanh tươi, cũng thịt ḅ đông lạnh, cũng hành tỏi loạn xà ngầu. Khi thái thịt ḅ xào rau cải, tôi rươm rướm nước mắt: thịt ḅ c̣n nhiều hơn cả rau; tôi thầm tính bấy nhiêu thịt ḅ đủ cho cả cộng đoàn La San Mossard năm nào (tất nhiên sau 75) với trên 20 miệng ăn, hưởng cả tuần. Một lần khác, tôi mua thịt gà định xào xả. Tôi không biết phải đổ bao nhiêu xả là vừa; tôi thầm tính chắc phải “bao nhiêu gà, bấy nhiêu xả” mới thơm. Trong bữa ăn tối hôm đó, Huynh Alexandre nói: “Số lượng xả ‘vous’ dùng hôm nay đủ cho người ta dùng cả tuần!” Một hôm khác, sau bữa tiệc trưa với anh chị em cựu học sinh và thân hữu La San, tôi gom lại tất cả những “thịt-xương vịt quay”, “xương-thịt heo quay”, “thịt-xương gà luột”, v.v... nấu một nồi cháo hầm bà lằng sân khấu... Bữa ăn tối đó, Huynh Roger khen lấy khen để, và đề nghị tôi nấu lại “nồi cháo độc đáo” thêm lần nữa. Tôi cười ha hả trả lời: “Chịu thua! Không có gia vị như vậy nữa đâu!”

***

Tháng 10 Paris, vào mùa Thu, trong khi tại Tân Đảo lại là mùa Xuân. Kể ra th́ khí hậu không khác biệt ǵ lắm. Tôi được các Huynh Đệ cho ở tại một căn pḥng trong tầng hầm gần... garage. So với thời gian gần 3 năm lang thang lưu lạc nay đây mai đó trên con thuyền “t́m đường cứu nước” ở Việt Nam th́ quả là một dinh thự, nói chi so với “giường sàn 0.3x2 mét ở trại tù K3! Mấy ngày đầu c̣n chưa ổn định giấc ngủ và tâm tư, các Huynh Đệ bảo tôi ở nhà dưỡng sức.

Một hôm, nghe tiếng chuông gọi cửa, tôi thấy một bà già - ước chừng trên dưới 60 - cùng đi với một cô trẻ khoảng 18,19 = “chắc là 2 mẹ con”, tôi thoáng nghĩ. Th́ ra 2 môn đồ thuộc giáo phái “Témoins de Yaweh”, tay trịnh trọng cầm cuốn Kinh Thánh to tướng, ngơ ư muốn “nói chuyện”. Thoạt tiên, tôi muốn từ chối v́ người nhà đi khỏi, chỉ có ḿnh tôi mới đến. Tiếng Pháp th́ tôi nói tôi hiểu, họ nói họ hiểu. Nhưng bà già giơ giơ cuốn Kinh Thánh trước mặt tôi, thuyết phục : “Rất có lợi cho anh!” Thú thật lúc đó tôi chưa biết “Témoins de Yaweh” đích thực là ǵ, cộng thêm ṭ ṃ và muốn được “pratiquer parler francais (!)” nên vui vẻ mời vào pḥng khách.

Chủ khách vừa an toạ, bà già nhập ngay vào vấn đề : nào là Thiên Chúa tạo dựng muôn loài, nào là Thân Khí tái tạo... Bà vừa diễn giải Kinh Thánh vừa t́m điển cứ trong cuốn Kinh Thánh. Nói đến đoạn Thần Khí tái tạo, bà đang c̣n t́m điển cứ, th́ tôi nói ngay : “Ezéchiel, chương 36-37.” Bà già nh́n tôi lộ vẻ ngạc nhiên, và ngưng diễn giải Kinh Thánh. Bà nh́n quanh pḥng: trên tường treo thánh giá và dưới thánh giá treo h́nh thánh LaSan, bên cạnh pḥng khách là nhà nguyện có đèn chầu leo loét. Bà đổi giọng hỏi tôi: “H́nh ‘người đó’ là ai ?”
- Thánh LaSan, đấng sáng lập ḍng chuyên lo việc giáo dục giới trẻ - là quan thầy các nhà giáo...
- Ồ... Rồi bà nh́n tôi có vẽ soi mói.

Bỗng bà đứng dậy, đến vén màn nh́n vào pḥng nguyện, lắc đầu thở dài, trở về chỗ ngồi rồi hỏi tôi: “Anh nghĩ sao? Một người tin vào Thiên Chúa, mà c̣n cúi đầu thờ lạy một khúc gỗ, một cục đất, một mảnh giấy?” Thái độ của bà đă làm tôi nổi giận không ít, nhưng cố nén, tôi b́nh tĩnh hỏi lại: “Xin lỗi, bà đă... lập gia đ́nh chưa?” Cả bà già lẫn cô gái trố mắt nh́n tôi - không biết họ nghĩ ǵ? Thoáng một lúc, bà trả lời: “Đâu có ăn nhập ǵ với câu hỏi của tôi đâu!”
- Có chứ ! Tôi cương quyết đáp.
- Có, tôi đă lập gia đ́nh, nhưng cô này th́ chưa!... Rồi sao ?

Miệng th́ tôi trả lời bà già, mắt th́ tôi nh́n cô gái... mỉm cười, đoán xem phản ứng: “Vậy chứ ngày đám cưới, bà có chụp h́nh chụp ảnh lưu niệm với chồng bà không? Chắc hẳn là có”, tôi nói tiếp, sợ bà già cắt ngang. “Bây giờ tôi không biết chồng bà c̣n hay mất, nhưng chắc chắn một điều là bà c̣n giữ cuốn album lưu niệm ngày cưới... Và cũng chắc chắn là lâu lâu bà đem album ra xem lại, không chừng tay vuốt ve những tấm h́nh có gương mặt của chồng bà... và không chừng đă có lần bà hôn những tấm h́nh đó mà ḷng trí tưởng tượng đến người chồng thương yêu... Th́ cũng chỉ là những mảnh giấy chứ có phải là chồng bà đâu?”
Cả bà già lẫn cô gái đứng phắt dậy ra khỏi nhà không một tiếng “au revoir!” Kể từ ngày đó, không thấy hai mẹ con(?) đến giảng đạo nữa. Tôi cũng hơi tiếc v́ mất dịp “pratiquer parler francais”.

***

Sáng ngày 9 tháng 10 năm 1984, Huynh Roger Vĩnh đề nghị dẫn tôi đến Rue de Sèvres cám ơn Huynh trưởng vùng Pháp, Jean Marie Thouard, và các Huynh Đệ đă đón nhận tôi đến định cư. Lúc bấy giờ có 7 tỉnh ḍng với trên 3,000 Huynh Đệ La-Pháp. Nước Pháp vốn là cái nôi của nhà ḍng trên 300 năm nay, và Rue de Sèvres được xem là Trung Tâm của La-Pháp.

Món quà Bienvenu thật độc đáo mà Huynh Jean Marie Thouard biếu tặng cho tôi: đi Rôma dự thánh lễ phong thánh cho Huynh Saint Miguel Febres Cordero, FSC ngày 21 tháng 10 với phái đoàn Huynh Đệ và cựu học sinh cùng thân hữu La-Pháp. Để khỏi “cô đơn”, Huynh Jean Marie Thouard cho Huynh Bosco Bắc cùng đi.

Sáng sớm ngày 19 tháng 10, máy bay từ phi trường Orly đến phi trường Rôma, mọi người cầm sẵn trong tay giấy tờ cần thiết như passport, giấy nhập cảnh, v.v... Tôi ngớ ngẫn. Ông trưởng phái đoàn ngạc nhiên hỏi: “Frère có giấy titre de voyage không?” Tôi lắc đầu. Vài người đồng hành ṭ ṃ bán tán, cảm xúc ngạc nhiên pha lẫn ít nhiều xung khắc khó xử. Họ đều biết rơ tôi là một “ông Frère tị nạn chính trị” vừa đến Paris. Ông trưởng đoàn ra hiệu bảo mọi người ra ngoài trước, rồi đi với tôi đến gặp một viên sĩ quan, nói x́ lô x́ la ǵ đó (nói quá nhanh, tôi không nghe kịp). Viên sĩ quan soi mói nh́n tôi rồi nói khá chậm: “Vous êtes Frère des Ecoles Chrétiennes?” (Anh là một Huynh ḍng Trường Ki-tô?) Tôi đáp: “Oui, je suis Frère Vietnamien.” (Phải, tôi là Sư Huynh người Việt Nam). Viên sĩ quan mỉm cười, gật đầu tỏ vẽ thân thiện cảm thông. Ông trưởng đoàn x́ lô x́ la một đoạn dài, tôi chỉ thoáng nghe được vài chữ “Maison Mère”, “Superieur Général”, “Canonisation du Saint Frère Miguel...” (Nhà Mẹ, Bề trên tổng quyền, Phong thánh Frère Miguel).

Tôi được phép nhập cảnh. Phái đoàn đứng đợi ông trưởng đoàn và tôi vỗ tay chúc mừng liên hồi... Tôi gật đầu mỉm cười tỏ ḷng cám ơn, nhưng trong thâm tâm tôi không khỏi chạnh ḷng tủi thân cho kiếp “tị nạn chính trị” của ḿnh. Ra khỏi phi trường, tôi cám ơn ông trưởng đoàn và ngỏ ư muốn đến Nhà Mẹ, trước là để biết Nhà Mẹ của ḍng La San, sau là để “tŕnh diện” Huynh tổng quyền. Ông trưởng đoàn cười bảo: “Frère sẽ có dịp đi Nhà Mẹ và gặp Huynh tổng quyền sau này. Trong mấy ngày nay, sinh hoạt ở Nhà Mẹ và Huynh tổng quyền rất bận rộn, chắc là không nên đến phá rầy thêm!” Qua “thông dịch” của Huynh Bosco Bắc, tôi biết suốt ngày 20 tháng 10, phái đoàn sẽ đi tham quan khu triển lăm gồm có: ṭa nhà triển lăm Vatican; nhà thờ Sixtine - nơi mà các hồng y hội họp để bầu vị giáo hoàng mới; và nhà thờ chính ṭa Rôma - đền thánh Phêrô.

Tôi không biết làm sao diễn tả những trưng bày của hàng ngàn tác phẩm trứ danh, những bức tranh tuyệt tác của đại danh nhân như Fra Angelico, Lenoard de Vinci, những bức tượng điêu khắc tuyệt vời như La Pièta (bức tượng Đức Mẹ Sầu Bi ôm Xác Đức Giêsu) của Michel Ange, v.v... trưng bày tại ṭa nhà rộng lớn của Vatican, nhà thờ Sixtine, và đền thánh Phêrô. Tôi chỉ nhớ có một lúc khi đang đi xem các tuyệt tác trong điện Vatican, tôi thấy bức tranh cao lớn, vẽ lại cảnh thánh La San đang dạy học. Tôi loay hoay chụp h́nh bức tranh. Flash nhảy sáng. Tôi khoái chí không thể tả. Bỗng một bàn tay vỗ nhẹ trên vai tôi: một nhân viên chỉ vào máy chụp h́nh có đèn flash, ra hiệu “No Flash!”. Tôi gật đầu mỉm cười.

Tối hôm đó, tôi tâm sự với Huynh Bosco Bắc: “Thật sự ḿnh đă thấy một số h́nh ảnh, đă nghe nói về các danh nhân thời Đại Phục Hưng. Bây giờ ḿnh được thấy tận mắt những tuyệt tác đó... Thật tuyệt vời! Không biết mấy năm trước ở Việt Nam, ḿnh nghe nói ‘dân tỉnh lên thành - dân rừng vào phố’ th́ những người ‘dân tỉnh - dân rừng’ đó có cảm giác nào khi họ vào Saigon, chứ bây giờ không biết ‘vous’ nghĩ sao, chứ ‘moi’ cảm thấy thật sự ‘moi’ là ‘dân rừng rú lạc vào thành đô’, phải không?” Cả hai cùng cười.

Ngày 21 tháng 10, ngày trọng đại của gia đ́nh La San trên thế giới. Tôi nghe nói đáng lẽ tổ chức thánh lễ ngoài công trường thánh Phêrô, nhưng v́ thời tiết hôm đó mưa, nên nghi lễ được cử hành trong nhà thờ thánh Phêrô. Nhờ sự “chạy chọt” của ông trưởng đoàn mà phái đoàn La-Pháp được ngồi bên cánh phải cách bàn thờ chính khoảng 20 mét. Trong phái đoàn không ai mặc áo ḍng đen cổ trắng, kể cả Huynh Bosco Bắc. Nh́n phía trái, các Huynh Đệ La San áo ḍng đen cổ trắng, gồm đủ mọi sắc tộc, ngôi đầy hai dảy ghế giữa nhà thờ.

Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 chủ lễ. Điều làm tôi ngạc nhiên không ít, là theo những phim thời sự về các lễ đại trào mà tôi c̣n nhớ đă xem trong thập niên 60, vị giáo hoàng thường ngồi kiệu có 4 “lính thụy sĩ” khiêng đi cùng với đoàn rước kiệu trọng thể, nhưng lần này th́ thấy vị giáo hoàng chủ lễ cũng đi bộ với đoàn hồng y, giám mục, linh mục... vào cung thánh. Th́ ra, sau công đồng Vatican 2, giáo hoàng Phaolô 6 đă bải bỏ việc “ngồi kiệu” này.

Sau bài giảng là phần nghi thức phong thánh. Tuy không hiểu ǵ nhưng tôi cũng vui sướng hân hoan có vị Đàn Anh, Huynh Miguel Febres Cordero, FSC được phong thánh. Ngay khi vị giáo hoàng kết thúc bài phong thánh, tất cả các đèn trên ṿm nhà thờ bật sáng, chiếu rọi những tia chiếu tỏa xuống bàn thờ và toàn bộ cung thánh, tạo một cảnh nguy nga tráng lệ giữa những tiếng vỗ tay vang rền trong nhà thờ rộng lớn. Trông thật vinh quang hùng vĩ.

Sáng sớm ngày 22 tháng 10, ông trưởng đoàn dẫn tôi đến gặp viên sĩ quan hôm nọ. Ông nh́n tôi, cười, nói ǵ ǵ đó tôi không nghe kịp, tôi chỉ biết nói đại “Merci beaucoup!” (Cám ơn nhiều lắm!) Tôi vừa nói “Cám ơn nhiều lắm!” cả hai ông trưởng đoàn và viên sĩ quan cười rộ, nhưng không có vẽ ǵ ác ư. “Thiệt t́nh! Ngôn ngữ bất đồng là một chướng ngại cho việc xây nhịp cầu T́nh Người!” tôi tự nhủ.

***

Sau vài ngày hơi ổn định tâm lư và thời tiết, Huynh Roger dẫn tôi đi làm việc rất cần thiết: hợp pháp hóa giấy tờ cá nhân. Cũng may mắn gặp người Việt quen biết Huynh Roger chuyên lo việc cấp Carte de Réfugié (Thẻ Tị Nạn), nên thông qua nhanh chóng. Nhưng phải đợi cả tháng sau mới nhận được Thẻ Tị Nạn. Măi đến đầu tháng 11 năm 1984, tôi mới chính thức là Citoyen Vietnamien - Réfugié Politique sous la Protection Francaise (quốc tịch Việt Nam - thuyền nhân tị nạn chính trị dưới sự bảo hộ của Pháp).

Có được Thẻ Tị Nạn rồi th́ các giấy tờ hợp pháp khác như Carte de Résident (thẻ cư trú có giá trị 10 năm), Titre de Voyage tương đối dễ dàng hơn. Titre de voyage là một loại passport hoặc giấy thông hành dành cho những người chưa có giấy “chứng minh nhân dân” dùng để xuất ngoại, có giá trị 2 năm. Trong titre de voyage ghi rơ “được phép đến tất cả các nước, nhưng không được đi như Việt Nam  và Thái Lan.” Tôi chẳng cần thắc mắc tại sao, có được giấy tị nạn và titre de voyage là tốt rồi. [Ngày 16 tháng 9 năm 1985, tôi nhận điện tín của em gái út Toàn báo tin “Mẹ Qua Đời”. Tôi đem điện tín đến xin mua vé máy bay. Nhân viên xem titre de voyage, trả lời: “Mes condoléances! Mais je suis désolée. Vous n’êtes pas permis d’aller au Vietnam, parce que vous êtes réfugié politique sorti du Vietnam!” (Xin chia buồn. Nhưng, rất tiếc, anh không thể đi Việt Nam v́ anh là tị nạn chính trị ra khỏi Việt Nam)]

 

Huynh Roger Vĩnh c̣n tỉ mỉ chỉ dẫn tôi cách đi bus, métro. Suốt một tuần lễ, Huynh Roger Vĩnh cùng tôi đi từ bus này đến bus khác, lên trạm métro này xuống trạm métro khác, v.v... cho đến khi tôi có thể đi một ḿnh mà t́m đường về nhà được mới thôi. Phải công nhận hệ thống métro và lộ tŕnh xe bus tại Paris thật độc đáo. Có lần tôi muốn thử đi xa, ra ngoại ô thành phố Paris, bằng xe lửa. Nhân viên kiểm soát vé cũng phải lắc đầu... thông cảm v́ “ông ta nói ông ta hiểu, tôi nói tôi hiểu”. Số là ticket đi métro không phải là ticket đi xe lửa, mặc dầu h́nh dáng thật giống nhau. Thêm vào đó, có nhiều loại tickets: đi trong ngày, hay có giá trị suốt tuần, hoặc có thể đi suốt tháng.

***

Em Nguyễn Hiển Vinh nghe tin tôi đă đến Paris, vội vàng đến thăm. Bao nhiêu chuyện vui buồn kể từ ngày 3/1/1978 được dịp tuôn trào... Ba má em đă được bảo lănh sang Mỹ sau khi em vượt biển thành công(23). Ba má đang xúc tiến giấy tờ để em được đoàn tụ gia đ́nh tại Mỹ, nhưng có phần khó khăn v́ em đă được định cư tại một nước thứ ba.

Sau nhiều lần gặp gỡ, em ngỏ ư muốn “trở lại nếp sống Đệ Tử Viện với các Frère Việt Nam”. Thú thật tôi rất bối rối, v́ quả thật tôi chưa bao giờ nghĩ tới vấn đề này trong một khoảng thời gian khá dài (1978-1984), và khi đến Úc, Tân Đảo, và Paris, tôi thật t́nh chưa nghe một lần nào các Huynh Đệ đă đi trước nhắc đến vấn đề “nuôi dưỡng ơn gọi La San đối với thanh thiếu niên Việt Nam tị nạn”.

Tôi không phủ nhận là tại Nouméa, Huynh Paul Lê Cừ đă mời Huynh Girard Nhơn điều hành “Đệ Tử Viện” cho một nhóm thanh niên “chiêu mộ” tại các vùng đảo lân cận. Nhưng xem ra không mấy khả quan, v́ cuối cùng chỉ một vài tuần sau khi tôi đến Nouméa th́ không c̣n một em đệ tử nào nữa. Tôi nghe Huynh Paul Lê Cừ cũng như các Huynh Đệ khác có liên lạc với các Huynh ḍng Marist, cho biết là ḍng Marist đă đến Tân Đảo gần 100 năm nay, đă cố gắng t́m và nuôi dưỡng ơn gọi, nhưng gần 100 năm sau, vẫn chưa có một Huynh Marist nào là thổ dân. Huynh Paul Lê Cừ như để tự an ủi cũng như để ủi an Huynh Girard Nhơn: “Người ta đến trước ḿnh cả trăm năm mà c̣n khó khăn trong việc t́m ơn gọi như vậy, huống chi ḿnh mới đến chưa được 10 năm!”

Tôi đề nghị em Vinh nhập vào một nhà huấn luyện của tỉnh ḍng Pháp. Nhưng thành thật mà nói, lúc bấy giờ các tỉnh ḍng Pháp không có một thỉnh sinh hoặc tập sinh ngay cả kinh sinh nào. Em Vinh lưỡng lự và tôi hiểu “rất e ngại”. Tôi đành trả lời cho Vinh, “Em có ư muốn tiếp tục đời tu như vậy, thật là quí. Nhưng thực tế mà nói, hiện nay các Frères Việt Nam ở hải ngoại, cách riêng tại Paris, chưa có chương tŕnh thu nhận đệ tử hoặc tu sinh. Trường hợp riêng của Anh đây, em cũng thấy đó, Anh vừa chân ướt chân ráo đến xứ người, Anh chưa ổn định được tâm lư tâm linh. Nói thật với em, khi nh́n về tương lai, Anh c̣n thấy mù mờ lắm! Anh không biết phải nói sao đây?...”

Vài tháng sau, em Vinh được cha mẹ bảo lănh qua Mỹ, đoàn tụ gia đ́nh. Mừng cho em Vinh.

***

Khoảng 1 tuần sau khi tôi đến Paris,hai em Vũ Huy Hoàng và Nga, bạn gái chưa cưới của Hoàng, đến thăm tôi tại Drancy. Em Huy Hoàng là một cựu đệ tử xuất sắc về học vấn và chơi nhạc (piano cũng như guitare), được đi “đoàn tụ gia đ́nh” với gia đ́nh Nga tại Pháp đă hơn 1 năm nay, nên quen thuộc đường đi nước bước, hang cùng ngơ hẻm tại Paris. Tuy tŕnh độ “biết tiếng Tây” làm sao qua mặt “ông Thầy” được, nhưng “nghe và nói tiếng Tây” chắc chắn ít ngọng hơn ông Thầy. Hai em Hoàng-Nga đưa tôi đến những nơi mà hồi c̣n ở Việt Nam, nhất là trước 75 đối với những ai từng học chương tŕnh Pháp hoặc sinh ngữ 1 là Pháp, chắc hẳn không thiếu người Việt nghe nói đến Notre Dame de Paris, Tour Eiffel, điện Versailles, vườn Luxembourg, v.v... Hoàng kể lại, “Một người đàn bà đứng tuổi đă nói khi vừa đến Paris: ‘Tôi chỉ cần thấy, rờ và ôm cột Tour Eiffel rồi tôi... chết cũng không tiếc!’ Nhưng em đi với bả đến Tour Eiffel, bả thấy, chạy đến rờ, ôm cả 4 cột Tour Eiffel, mà bả... chẳng chịu chết! Frère có ư tưởng như bả không? hihihihihi”.

Tối La Saint Sylvestre, đêm giao thừa 12giờ đêm 31/12 rạng sáng 1/1 dương lịch, Hoàng-Nga và tôi đến coi lễ giao thừa tại chân tháp Eiffel. Mới 10 giờ tối mà dân chúng đă tấp nập chen chúc nhau quanh tháp Eiffel. Đúng 12 giờ đêm, bỗng 3 tia sáng màu xanh xuất phát từ một điểm xa thật xa - Mont Martre - hội tụ ngay trên chóp đỉnh tháp. Và ánh sáng từ từ bừng lên, “chạy sáng” đến chân tháp và ngược trở lại, trong khi bản nhạc “̣ e con ma đánh đu thằng cu nhảy dù zô-rô bắn súng...” trổi vang cùng khắp. Mọi người có mặt tại hiện trường - bắt kể già trẻ, trai gái, màu da, chủng tộc - reo vui hớn hở, bắt tay nhau hoặc ôm nhau thỏ thẻ “Bonne Année” (Năm Mới Tốt Lành). Một cảnh tượng thật huy hoàng ánh sáng, vui nhộn cười nói. Một bầu khí tự do hạnh phúc, dù chỉ trong chốc lác, cũng đủ làm cho ai nấy cảm nghiệm được T̀NH NGƯỜI quả tuyệt vời.

***

Cộng đoàn Drancy thừa biết tôi háo hức muốn đến xem cho biết le berceau de l’Institut (cái nôi của nhà ḍng) nên tổ chức một chuyến đi Reims. Thật thú vị đi tham quan nơi sinh trưởng của đấng lập ḍng Cha Thánh La San, Hôtel de la Cloche và những nơi cha thánh La San từng sinh hoạt như nhà thờ chính ṭa Reims; nơi cha thánh gặp ông Adrien Nyel lần đầu tiên và cũng là nơi cha thánh lập ḍng khởi sự “từng bước một, nhúng tay vào công việc Chúa Quan Pḥng đưa dẫn” để quyết tâm dẫn dắt những “con em giới thợ thuyền không ai chăm sóc”, và chính thức lập ḍng “Anh Em Trường Ki-tô”. Cũng không quên ghé xem hăng rượu champagne danh tiếng MOET. Nghe đâu đây là hăng rượu của bà ngoại cha thánh lập ḍng! Dù không “chuyên viên” về rượu nhưng mỗi lần nhâm nhi champagne MOET trong vài dịp lễ lớn, nhiều Huynh Đệ cho rằng mùi vị “có vẻ khác thường(!)”

Làm sao bỏ qua nơi cha thánh “chạy trốn” sau bao nhiêu thử thách gian truân từ phía chính quyền sở tại, từ phía những thầy cô tranh chấp v́ tưởng rằng sẽ bị mất “ảnh hưởng và nồi cơm manh áo”, từ phía giáo quyền lúc bấy giờ đă từng treo chén vị “Thánh Sống”. Đó là Parménie. Tại đây, sự Quan Pḥng của Thiên Chúa tỏ hiện cách diệu kỳ: Một người chăn chiên vô học nhưng rất đạo đức làm cố vấn cho cha thánh La San, tiến sĩ thần học... Tưởng nên nhắc lại, cha thánh La San bị giáo quyền “treo chén” măi cho đến lúc thánh nhân trút hơi thở cuối cùng mà cũng chưa/không giải oan, tại Rouen Thứ Sáu Tuần Thánh, ngày 7 tháng 4 năm 1719.

Hội cựu học sinh và thân hữu La San tại Rouen mời cộng đoàn Drancy đến nói chuyện về các Huynh Đệ La-Việt trong và sau biến cố 75 “để thắc chặc thêm mối giây liên kết Anh Chị Em La San khắp nơi trên thế giới”. Huynh phụ tá giám tỉnh Alexandre Ánh tŕnh bày về sức sống và việc tông đồ đang trên đà phát triển của tỉnh ḍng Saigon trước 75. Huynh Roger Vĩnh tŕnh bày những mất mát to lớn mà tỉnh ḍng Saigon phải gánh chịu: 27 cơ sở giáo dục “bị ép buộc phải dâng hiến”. Huynh Bosco Bắc kể lại những khó khăn mà các Huynh Đệ phải đương đầu: khó khăn vật chất, nhất là khó khăn tinh thần và tâm lư. Tôi chỉ tóm lượt việc cộng đoàn La San Mossard bị giải thể, các Huynh Đệ và đệ tử trong cộng đoàn bị bắt và giải giam đi “học tập cải tạo”. Tôi không quên tŕnh bày sơ lược về những lần vượt biển thất bại, măi lần thứ 13 mới thành công và được tàu Mỹ cứu vớt. Tôi kết thúc với câu nói xem ra ngược đời: “Numéro treize porte bonheur, n’est-ce pas?” (Số 13 là số hên phải không?) Ai nấy cười như vừa ngạc nhiên vừa ít nhiều tự hỏi “Số 13 có thật sự là số xui không?”

Trước bữa tiệc tối, một số đại diện dẫn chúng tôi đến tận nơi Cha thánh La San trút hơi thở cuối cùng, cùng chiêm ngưỡng cầu nguyện giây lát. Sau đó đưa chúng tôi đến công viên tượng đài Cha Thánh La San mà thành phố Rouen xây dựng để tôn vinh Cha Thánh La San.

***

Trước khi bay về Paris, tôi đă được Huynh Alexandre Ánh chạy chọt xin duplicata bằng Baccalauréat (chứng chỉ tú tài Pháp) tại Académie de Rennes - Rectorat - Division Des Examens Et Concours. Đó là bằng Pháp duy nhất mà tôi có thể dùng được tại Pháp để làm việc cũng như xin tiếp tục học thêm. Tôi ghi danh học tại Université de Saint Dennis và được chấp thuận cho học 2 năm để lấy bằng DEUG (Diplôme d’Etudes Universitaires Générales) cuối tháng 10, 1984. Ghi danh trể, đi học trể, mà được chấp thuận là may lắm rồi!

Nói thật ra, ngày đầu tiên ngồi nơi bàn học trước cuốn sách toán mở ra trước mặt, tôi chăm chú đọc. Chưa được 3 phút, những con số như quay cuồn loạn xạ trong đầu. Tôi nhắm mắt trấn tĩnh một lúc, rồi đọc tiếp. Cũng chỉ được vài phút, những con số lại quay cuồn như thể tôi đang lênh đênh trên biển cả và bị con sóng lớn nhồi lên nhồi xuống. Tôi giật ḿnh kinh hăi. Tôi nhớ lại lúc mới được tàu Mỹ cứu vớt và đưa đến José Fabella Center ở Manila, tôi đă bị “say đất” một lần khủng khiếp (xin xem trang 11). Chẳng lẽ bây giờ, sau hơn một năm trên mặt đất, tôi lại bị “say... chữ, say...số”?

Phải mất cả tuần lễ tôi mới có thể tập trung đọcliên tục trong ṿng 15 phút, rồi từ từ lên đến nửa tiếng đồng hồ. Và sau cả tháng trời tôi mới không c̣n thấy những con số quay cuồn trong trí nữa. Tôi nghiệm được rằng đầu óc nhỏ bé của con người quả thật giới hạn - có thể ngoại trừ một số thiên tài nào đó. Nhưng dù cho có là thiên tài đi nữa, th́ cũng chỉ thành tựu cao vời trong một vài lănh vực mà thôi. Riêng tôi, tôi chỉ biết cố gắng và cố gắng. Vấn đề “Chó ngáp phải ruồi” hay không? Hạ hồi phân giải!