Tôi đến phi trường Nouméa, Tân Đảo. Tôi thật ngạc nhiên v́ đă biết Tân Đảo chỉ là một thuộc địa của Pháp với gần 200,000 dân, mà phi trường c̣n rộng và đẹp hơn cả Tân Sơn Nhất tại thủ đô Saigon với gần 20 triệu dân ở miền Nam Việt Nam trước 75. Cảm giác đầu tiên tôi thấy chua xót cho dân ḿnh, và cho cá nhân riêng tôi, là “ếch ngồi đáy giếng” đă từ lâu, quá lâu, những trên “4 ngàn năm văn hiến”, nhất là kể từ ngày “bế quan toả cảng” khi bức màn sắt buông xuống ngày 30 tháng 4 năm 1975. Phải thú thật “niềm tự hào dân tộc” của tôi bị ít nhiều xung đột. [Hơn 14 năm sau, năm 1997, lần đầu tiên trở về Việt Nam, tôi háo hức bay ra Hà Nội cho biết “thủ đô của nước hơn 4000 năm văn hiến”. Tôi ngỡ ngàng thấy quày lấy hành lư tại sân bay Nội Bài - một quày duy nhất, chỉ lớn hơn một chiếc chiếu!
Tôi nhớ lại câu chuyện bạn bè kể ngay sau biến cố 75 - ít nhiều phản động, nhưng cũng nói lên được tâm t́nh xót xa cho dân tộc: “Khoảng năm 1970, một nhóm trí thức ngồi ăn phở tại Hà Nội. Một người xới lên xới xuống bánh phở như để t́m một thứ ǵ hằng mong ước. Ông ta lẩm bẩm: ‘Người ta đă đặt chân lên mặt trăng năm 1969, mà ḿnh bây giờ c̣n phải ăn phở không người lái!’ - Nghĩa là phở mà không có một miếng thịt ḅ, tuy vẫn gọi là phở ḅ!”
]

Khi tŕnh giấy tờ nhập cảnh Nouméa, tôi không ngạc nhiên lắm khi nghe bà nhân viên kiểm soát nói: “C’est bizarre!” (Thật kỳ quái!) Trong khi bà nhân viên chạy đi chạy lại hỏi người này người khác về giấy tờ “kỳ quái”, tôi nhớ lại trước pḥng ở của Huynh Théophane Kế tại viện đại học Đà Lạt những năm 1966-1973, có bảng chữ “Bạch Cư Dị”. Huynh Hồng và các Huynh Kinh Sinh lúc bấy giờ diễn nôm là “Nhà ở ‘kỳ quái’ của ‘dị nhân’”. Tôi tự mỉm cười, nghĩ “giấy tờ kỳ quái thật ứng hợp cho người kỳ dị đến từ một xứ quản lư bởi một đám ‘nửa người nửa ngợm nửa đười ươi’ thật dị hợm không giống ai cũng là điều tầtyếu của xă hội cộng sản.”

Tuy có chờ lâu hơn người “b́nh thường” trên dưới 1 tiếng đồng hồ, cuối cùng tôi cũng được cho vào nội địa Tân Đảo. Nhiều Huynh Đệ nóng ruột chờ đợi tôi: các Huynh Paul Lê Cừ, Dominique Đinh B́nh An, Yacinthe, Christophe Hạnh, Girard Nhơn, Désiré Nghiêm. Điều trùng hợp thật bất ngờ nữa là huynh giám tỉnh Úc, Huynh Basset cũng có mặt tại phi trường. Th́ ra, Huynh giám tỉnh thăm viếng các Huynh Đệ tại Tân Đảo 3 ngày trước, hôm nay trên đường về lại Sidney bằng chuyến bay vừa đem tôi từ Sidney đến Nouméa.

Như nhớ chuyện ǵ, Huynh Paul Lê Cừ kêu tôi lại hỏi: “Frère có bằng cấp ǵ của Pháp không?” Tôi trả lời: “Chỉ có Baccalauréat (tú tài) là của Pháp thôi, nhưng khi bị bắt th́ không c̣n ǵ cả!” Huynh Paul ngẫm nghĩ giây phút rồi nói: “Ḿnh có thể xin duplicata tại trung tâm thi cử ở Pháp. Vấn đề là bên này, để dạy học ḿnh phải có bằng của Pháp, các bằng khác họ không nhận. Thôi th́ sẵn có Frère giám tỉnh Basset đây, để tôi nói chuyện với Frère Basset xin cho Frère về Paris học lấy bằng của Pháp. Frère có chịu không?”

Thú thật, trải qua khá nhiều sự đẩy đưa của thời cuộc chính trị xă hội tại Việt Nam sau biến cố 75, lắm lúc tôi chán ngán buông xuôi như thể cứ nương theo sự “cuốn theo chiều gió” mà không c̣n tự làm chủ ḿnh nữa. Tôi có cảm tưởng tôi đă “mất một phần tôi”. Tôi buột miệng trả lời: “Bề Trên tính sao tiện lợi cho việc tông đồ là được.” Thế là có một buổi họp cấp tốc, ngay tại phi trường, về “số phận” của tôi.

Huynh giám tỉnh Basset đồng ư cho tôi về Paris, càng sớm càng tốt, để ghi danh cho kịp đại học ở Paris vào tháng 9, 1984. Tôi đến phi trường Nouméa ngày 15 tháng 8, chưa có giấy tờ ǵ cả, mà phải lo gấp chuyện đi Paris - Thật là tréo cẳng ngỗng!

***

Thế là tôi nhập vào phụ tỉnh La San Saigon tại Paris, sau hơn 4 năm “vô gia cư - vô nghề nghiệp”. Và lẽ tất nhiên tôi trở thành một thành viên của một cộng đoàn hợp hiến hợp pháp, cộng đoàn Nouméa. Chỉ c̣n vấn đề “vô tổ quốc” là chưa giải quyết được.

Kể từ ngày 3 tháng 1 năm 1978 đến hôm nay, ngày 15 tháng 8 năm 1984, đây là lần đầu tiên tôi có được một bữa cơm tối “cộng đoàn Huynh Đệ La-Việt”. Mặc dù trên đất khách quê người, nhưng cũng những chén cơm trắng thơm ngon, những tô canh rau dền đỏ hay mồng tơi, những miếng cá kho cay cay ngọt ngọt, và lẽ tất nhiên một món đặc biệt để mừng “tên Việt cộng” - theo lời Huynh Christophe Hạnh gọi tôi - vừa đến bến bờ tự do: chateaubrillant (món thịt ḅ đặc biệt của Pháp) và rượu vang.

Việc đầu tiên Huynh Paul Lê Cừ có thể làm là điện thoại báo (xin phép?) Huynh phụ tỉnh Alexandre Ánh “về việc gởi Huynh Valéry An - với sự đồng t́nh của cộng đoàn Nouméa và Thio, và được Huynh giám tỉnh Basset chấp thuận - về Paris học”. Câu trả lời của Huynh Alexandre Ánh làm tôi suy nghĩ: “Ông có liên lạc với tôi đâu mà tôi biết? Ông liên lạc với ông tổng quyền th́ để ông tổng quyền quyết định”. Th́ ra Huynh Alexandre Ánh “trách” tôi không chịu liên lạc với Huynh như là “vị có thẩm quyền định đoạt ‘số phận’ của tôi?” [Tôi không hề “phiền trách” về việc này, dù là ít nhiều “tủi thân” v́ ngay cả những Huynh Đệ rất thân trong thời gian cùng lớp, cùng đoàn, cùng sinh hoạt tông đồ, v.v... mà cũng “biệt tích giang hồ”, sống chết ra sao không ai biết được. Thêm vào đó, t́nh h́nh chính trị xă hội thời bấy giờ luôn ḍm ngó Huynh Đệ La San như là CIA “tay sai cho đế quốc Mỹ”, th́ việc Huynh giám tỉnh Lucien Quảng “yêu cầu Huynh Đệ ở hải ngoại KHÔNG NÊN liên lạc thư từ với Huynh Đệ trong nước” là điều khôn ngoan (xin xem lại Hồi Kư tập 1, trang 272-273 và trang 396).]

Nói cho ngay, tôi chỉ biết và thật sự vui mừng khi nghe nói Huynh Alexandre “đă vượt biển thành công, đă ở tại José Fabella Center Manila, và đă được đi Pháp định cư”. Tôi chỉ biết bấy nhiêu, ngoài ra không biết mà cũng không nghe nói Huynh Alexandre Ánh ở đâu? địa chỉ nào? có vai tṛ ǵ đối với các Huynh Đệ ở hải ngoại? Ngay cả việc h́nh thành “Phụ Tỉnh Saigon tại Paris” tôi cũng chẳng nghe nói đến. Và lư do tại sao tôi liên lạc với Huynh tổng quyền, tôi đă ghi lại ở trang 14. Tôi nghĩ rằng chắc hẳn Huynh tổng quyền “chia sẻ tin vui” cho các Huynh Đệ La-Việt đă may mắn đi trước. Thế mà khi c̣n ở Palawan, cũng như ở PRPC Manila, tôi chỉ nhận được thư và quà của nhà giám tỉnh tỉnh ḍng Phi, và của một số anh chị em cựu học sinh/đệ tử đang định cư tại Mỹ. Thêm vào đó, khi c̣n ở Việt Nam, tôi không hề có liên lạc thư từ với bất kỳ một Huynh Đệ nào ở hải ngoại - mà cũng chớ hề nhận một thư từ nào từ bất kỳ Huynh Đệ nào ở hải ngoại. Có chăng th́ chỉ một thùng quà của hai em nữ sinh người Hoa, Mạc Kim và Nguyễn Hương.

Huynh Paul Lê Cừ cảm thông trường hợp “tế nhị” của tôi, nên đă trực tiếp điện thoại với Huynh tổng quyền José Pablo. Huynh tổng quyền trả lời nhanh chóng, ngắn gọn: “Je suis d’accord que Frère Valéry vienne à Paris pour ses études. Je dirai au Frère Alexandre à Drancy de faire immédiatement les démarches nécessaires pour le faire venir à Paris et pour ses études”. (Tôi đồng ư để Frère Valéry về Paris. Tôi sẽ nói với Frère Alexandre ở Drancy làm ngay thủ tục cần thiết để đem [Frère Valéry] về Paris và để [Frère] đi học).

***

Có thể v́ tôi “đợi chờ” giấy tờ quen rồi khi ở trại tị nạn Palawan suốt 9 tháng và ở trại chuyển tiếp PRPC Manila 3 tháng, nên tôi không mấy quan tâm đến việc ngày nào sẽ đi Paris. Tuy nhiên v́ “ở không dưng là cội rễ mọi sự dữ”, tôi thu thập những bài viết về các chuyến vượt biển của anh chị em đồng hương tại Palawan (xin xem lại trang 21, ghi chú số [10]). Tôi đánh máy trên giấy stencils rồi in thành tập nhỏ, gởi “tặng” các thân hữu trong vùng Tân Đảo và những ai tôi có địa chỉ liên lạc. Nhóm “Việt-Kiều” tại Tân Đảo thật nhiệt t́nh yểm trợ, vận động bạn bè thân hữu nhận món quà tinh thần và “đáp ứng” lại bằng sự quyên góp kha khá đểøtrao về ban điều hành tại Palawan chia sẻ và khuyến khích đồng hương tiếp tục ghi lại những cam go thử thách của Việt Nam nói chung, của dân miền Nam nói riêng sau biến cố 75, và nhất là những cam go thử thách trên “con đường t́m tự do và... cứu nước”. Không rơ thành quả về sau của nổ lực này như thế nào?

Nhóm Anh Chị Em Việt-Kiều tại Nouméa nghe tin “người hùng” vừa thoát khỏi “thiên đàng Việt cộng” vui vẽ tiếp đón, “hội họp” liên tu. Hầu như tối nào cũng có hẹn. Tưởng nên nói thêm rằng phần đông những Việt-Kiều đến Tân Đảo trong khoảng 1945-1954, nghĩa là từ năm Hồ Chí Minh đọc bài “tuyên ngôn độc lập” và thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa tại miền bắc cho đến chiến thắng Điện Biên Phủ. Một điểm khá lư thú nữa là hầu hết gốc miền Bắc, và là người bắc công giáo. Một họ đạo tuy nhỏ nhưng rất “hành đạo” ngày ngày quy tụ thiện nam tín nữ quanh bàn tiệc thánh, rổn rản lời cầu kinh “không thiếu một dấu phẩy, không thiếu một dấu chấm” trong bộ sách kinh nhật tụng có từ thời c̣n dùng chữ “Đức Bời Lời” (Đức Chúa Trời), hoặc “Ki-ri-xi-tô” (Đức Ki-tô).

Huynh Girard Nhơn vui sướng đến giáo xứ sinh hoạt với các em, dạy tiếng Việt, ca hát những bài ca truyền thống dân tộc. Chuẩn bị Tết Nhi Đồng: “Tết Trung Thu rước đèn đi chơi...”; chuẩn bị Mùa Giáng Sinh: “Đêm Đông Lạnh Lẽo Chúa Sinh ra đời”; không quên chuẩn bị Tết Nguyên Đán: “Ngày Xuân nâng chén...”, v.v... Quả thật các em bé này thuộc thế hệ thứ 3 trên miền Tân Đảo. Có thể các em, và ngay cả cha mẹ của các em - thuộc thế hệ thứ 2 - ít khi hoặc chưa bao giờ nghe hát tiếng Việt, nói chi nói và đọc tiếng Việt. Đă 3 thế hệ mà tinh thần dân tộc Việt vẫn c̣n bám rễ và được Huynh Đệ La-Việt khơi dậy lại trong ḷng những người Việt Kiều này. Thật đáng quí trọng.

Những tin sốt dẽo sau biến cố 1975 từ “thiên đàng Việt cộng” tại Việt Nam nói chung, tại miền Nam nói riêng, được anh chị em Việt-Kiều tại Nouméa tiếp nhận và loan truyền một cách khá mâu thuẩn: vừa vui cười thích thú, ngỡ ngàng “úi da” vừa có thể “ghê dzợn thế sao?”.

***

Thủ tục giấy tờ cá nhân tại Nouméa c̣n rắc rối phức tạp hơn tôi tưởng. Mua vé máy bay đi Paris phải có thẻ chứng minh nhân dân, phải có Passport hoặc ít ra là Titre de Voyage. Tôi không có thẻ chứng minh nhân dân, nghĩa là tôi thuộc thành phần “vô tổ quốc”; mà thuộc diện vô tổ quốc th́ làm sao có được Passport hoặc Titre de Voyage?

Huynh Christophe Hạnh dẫn tôi từ văn pḥng hành chánh này đến văn pḥng hành chánh khác, tŕnh bày trường hợp bizarre của tôi; ai nấy đều ngạc nhiên. Cuối cùng, một nhân viên hành chánh mách nước: “Allez au Consulat de France et soumettez la demande d’attestation de résidence en Nouméa, bien que ‘apatride’. Avec cette attestation, vous pourriez obtenir le titre de voyage nécessaire.” (Anh hăy đến ṭa Lănh Sự Pháp, và nộp đơn xin giấy chứng nhận cư trú tại Nouméa, mặc dầu là ‘vô tổ quốc’. Với giấy chứng nhận này, anh sẽ có thể xin titre de voyage cần thiết).

Cầm “xấp” chứng nhận trong tay - tôi nói “xấp” chứng nhận, v́ đó là một mănh giấy b́a dài màu xanh, cuộn xếp lại thành 16 trang nhỏ, kéo ra đẩy vào như đàn accordéon - tôi đến văn pḥng xin cấp giấy titre de voyage. Có thể nhân viên hành chánh ít có dịp hoặc chưa bao giờ thấy giấy chứng minh bizarre như vậy, nên có vẽ lúng túng. Tôi hỏi bà nhân viên: “Est-il vrai que je dois demander la permission d’aller d’une cité à une autre au sein du même pays, par example la France?” (Tôi có phải xin phép đi lại từ thành phố này đến thành phố khác trong cùng một quốc gia, ví dụ nước Pháp?) Bà nhân viên nh́n tôi, thoáng ngạc nhiên, rồi trả lời: “Absoluement non! La France n’est pas un pays communist ou dictateur!” (Tuyệt đối klhông! Nước Pháp không phải là nước cộng sản hay độc tài!) Tôi hỏi lại: “Alors pourquoi devrais-je demander une telle permission d’aller d’ici, la Nouvelle Calédonie qui est un territoire de la France, à Paris, la capitale de France?” (Như vậy tại sao tôi phải xin phép di chuyển từ đây, Tân Đảo là đất của nước Pháp, về Paris, thủ đô nước Pháp?) Bà nhân viên cười nói: “Eh bien! La France est La Nouvelle Calédonie, mais la Nouvelle Calédonie n’est pas la France!” (Ồ! Nước Pháp là Tân Đảo, nhưng Tân Đảo không phải là nước Pháp!)

***

Huynh Girard Nhơn dẵn tôi đến hăng máy bay Air France mua vé đi Paris. Tên nhân viên trạc độ trên dưới 50 tuổi, trông thật là... thực dân, cầm sổ chứng minh trong tay, kéo ra đóng vào như muốn chơi accordéon. Lâu lâu làm bộ rớt xuống đất, lượm lên, “chơi” accordéon lại, rồi cười cười trông thật... dễ ghét. Kư ức bỗng hiện lên trong trí óc tôi h́nh ảnh lúc tôi c̣n thật nhỏ, khoảng 7 tuổi: anh Nhạc tôi đi học tại trường An Ḥa, vui chơi với bạn bè nhảy lên đu xe ngựa, bỗng một chiếc xe Jeep phóng đến tông vào anh Nhạc. Anh Nhạc qua đời. Xác đang quàn tại nhà, th́ một viên sĩ quan Pháp mặc sắc phục màu vàng ống quần ngang đầu gối bước vào sân nhà. Mẹ tôi trông thấy, chạy ra kêu réo khóc lóc như đ̣i đền mạng cho người con thân yêu. Viên sĩ quan móc súng lục bên hông cầm ở tay. Chị Chỉ con bác Ứng, bác Sáu, anh Thị và vài người nữa chạy ra niếu kéo Mẹ tôi qua nhà anh chị Thị. Tôi lẽo đẽo chạy theo Mẹ đang vùng vẫy khóc la...

Tôi bực ḿnh niếu tay Huynh Girard muốn đứng dậy ra về, nhưng Huynh Girard bảo nhỏ: “Tụi nó miệt thị ḿnh đó, nhưng chịu khó đi! Ḿnh đang ở đất nước của tụi nó mà!” Tên nhân viên thấy thái độ bất măn của tôi, cười trông thật... muốn nỗi gan. “Mẹ nó!” tôi nói thầm, “Người ta nói dân Tây thật là nhă nhặn và lịch sự. Thằng cha này th́ hoàn toàn trái ngược.”

Điều làm tôi ngạc nhiên không ít: Vé máy bay một chiều mắc hơn vé máy bay hai chiều. Huynh Girard bảo tôi: “Ḿnh cứ mua vé hai chiều, ḿnh không đi chuyến về th́ bỏ có sao đâu!” Một điểm khác làm tôi bối rối: Không có chuyến bay thẳng từ Nouméa đến Paris, mà phải escales 4 lần. Duy lần escale tại phi trường Auckland, Tân Tây Lan, th́ phải xin visa tạm trú qua đêm tại Tân Tây Lan.

“Lại phải làm giấy tờ tạm trú,” tôi nói nhỏ với Huynh Girard. “Sao mà rắc rối quá vậy? Ở Việt Nam đi đâu cũng phải có giấy đi lại, bên thế giới tự do cũng vậy, th́ có khác nhau ǵ đâu!” Huynh Girard cười, trấn an tôi: “Ờ, bên Việt Nam đi từ thành phố này qua thành phố khác phải có giấy phép di chuyển hoặc tạm trú. Nhưng bên này th́ ḿnh đi từ nước này đến nước khác mới xin giấy đi lại hoặc tạm trú. Khác nhau xa, phải không?”

***

Tôi đem vé máy bay và toàn bộ hồ sơ cá nhân đến ṭa lănh sự Tân Tây Lan, xin visa và tạm trú qua đêm. Bà nhân viên người Tân Tây Lan trông hiền ḥa niềm nở làm tôi vững dạ hơn nhiều. Bà xem hồ sơ, gật đầu thông cảm và chấp thuận. Tôi kư vào đơn xin. Bà nh́n tôi, hỏi: “Une question: votre nom est Nguyen Van An, mais pourquoi votre signature est différente: fvaléry?” (Một câu hỏi: tên anh là Nguyễn Văn An, nhưng tại sao chữ kư của anh lại khác: fvaléry?) Tôi mỉm cười trả lời: “Nguyễn là tên gia đ́nh, Văn là chữ lót và An là tên cha mẹ cho. Khi mặc áo ḍng La San, tôi chọn tên Valéry nên tôi thường hay kư tên fvalery”. Bà vui mừng nói: “Je connais les Frères des Ecoles Chrétiennes en New-Zealand. Vous êtes de la même congrégation, n’est-ce pas?” (Tôi quen biết các Frères tại Tân Tây Lan. Frère cũng thuộc ḍng đó phải không?) Tôi mỉm cười gật đầu.

Bà trao đổi về sinh hoạt tông đồ của Huynh Đệ La San tại Tân Tây Lan; tôi trao đổi về Việt Nam, nhất là tại Việt Nam sau biến cố 75, và lư do tại sao tôi phải vượt biển và hiện giờ có mặt tại đây, hôm nay. Bà tỏ ra thông cảm, và hănh diện cho tôi biết là chính phủ Tân Tây Lan đă đón tiếp người Việt tị nạn chính trị như thế nào, v.v... Việc xin visa và giấy phép tạm trú qua đêm được thông qua dễ dàng.