Chiều 30 tháng 4 năm 1975, hàng ngàn người và hầu hết các Huynh Đệ đă “nhổ neo” từ hôm trước, được tàu Mỹ đă và đang sẵn sàng tiếp đón đoàn người “chạy giặc”. Các Sư Tỉ Sư Muội và một số Huynh Đệ khác có lẽ may mắn hơn, đă được hàng không mẫu hạm Mỹ nồng nhiệt tiếp đón trước tiên. Nhưng tựu trung, gần một tuần sau, tất cả được đưa về đảo Guam, tạm trú trong những căn lều to lớn được nhân dân Mỹ xây dựng cấp tốc trong chương tŕnh nhân đạo tiếp cư.

Ai nấy đều háo hức mong đến ngày được đưa đi định cư. Vấn đề là định cư ở đâu? Đi theo đơn vị cá nhân, gia đ́nh, hay “cộng đoàn tu sĩ”? Có thể v́ “Tỉnh Ḍng Saigon KHÔNG chủ trương vượt biển, nhưng những ai muốn đi theo với gia đ́nh - hoặc tự ḿnh thấy cần phải ra đi - th́ vẫn được phép ra đi”, nên trong t́nh thế hỗn loạn và phức tạp lúc đó, nhóm Huynh Đệ, nhất là những Huynh Đệ trẻ, phân vân khó xử. Vẫn biết rằng “bỏ Thầy con biết theo ai?” nhưng giá mà lúc đó có Thầy hiện sinh chỉ lối th́ sẽ không c̣n vấn đề.

Sau hơn hai tuần tạm trú tại Guam để tiến hành hồ sơ tị nạn, nhóm Huynh Đệ dần dần xác định được hai lựa chọn và phân biệt khá rơ ràng thành hai nhóm:
1. nhóm đi Pháp, do Huynh trưởng Mutien Ngọc đề xướng và hướng dẫn gom tụ được vài Huynh Đệ và một Sư Muội;
2. phần đông các Huynh Đệ và Sư Tỉ Sư Muội chọn đi Mỹ.

Nhóm đi Pháp được “bốc” đi sớm hơn. Các Huynh Đệ La-Việt đă có mặt tại Pháp trước biến cố 75 vui mừng đón tiếp; các Huynh Đệ La-Pháp cũng như các Huynh Đệ thuộc nhiều quốc gia khác nhau, giang rộng đôi tay tiếp đón những người “ANH CHỊ EM LA-VIỆT” vừa thoát cơn hiểm nguy và những xáo trộn chính trị xă hội trong hơn 2 tháng qua. Các Huynh Đệ La-Việt được đưa về Angers, vừa để từ từ ổn định tâm lư và thích nghi hội nhập với văn hóa và nếp sống mới, vừa để tranh thủ tiếp nhận bằng cấp ứng hợp cho việc tông đồ trong môi trường hoàn toàn mới.

***

Nhóm chọn lựa đi Mỹ, có thể v́ phần đông là Huynh Đệ trẻ đă từng ước mơ có ngày đặt chân lên đất Mỹ, mà cũng có thể v́ chỉ có một thiểu số Huynh Đệ đàn anh biết “nghe và nói” tiếng Mỹ (như hai anh em ruột Huynh Francis Trí và Huynh Thierry Tín), thêm vào đó không một Huynh nào được chỉ định hoặc ít ra t́nh nguyện đứng ra làm lănh đạo chỉ dẫn, nên sự lựa chọn đi Mỹ có phần lúng túng. Một Huynh người Mỹ thuộc Tỉnh Ḍng San Francisco, từng là bạn học của Huynh Théophane Kế tại Rôma trong thập niên 60, vận động trường Saint Mary’s College of California bảo lănh và mời Huynh Kế dạy tiếng La-tinh. Thế là Huynh Théophane “bay” thẳng về định cư tại San Francisco trước mọi Huynh Đệ khác.

Ngày 16 tháng 5, 1975, tất cả các Huynh Đệ và 21 Sư Tỉ Sư Muội được đưa đến lănh thổ xứ Cờ Hoa; tuy nhiên vẫn c̣n phải ở trong trại tạm cư tại Fort Chaffee, tiểu bang Arkansas(1). Huynh giám tỉnh tại Illinois, John Johnston, và một số Huynh Đệ từ New York, Pensylvania, San Francisco, v.v... đến chào mừng thăm viếng. Huynh Phụ Quyền đặc trách vùng Đông Nam Á, Michael Jacques, cũng hấp tấp bay qua chào đón Huynh Đệ và Sư Tỉ Sư Muội.

Các Huynh Đệ La-Mỹ cho rằng “không nên gom tụ các Huynh Đệ ‘tị nạn’ lại một nơi, v́ như thế chẳng khác nào gom họ vào ghetto”. Huynh phụ quyền Michael Jacques th́, trái lại, chủ trương nên gom tụ Huynh Đệ “cùng ngôn ngữ, cùng văn hóa và truyền thống” vào một chỗ, rồi từ từ phát triển sinh hoạt tông đồ như tại quốc gia của họ trước biến cố 1975. Tuy nhiên, kết quả của cuộc bàn thảo, trao đổi, hay đối thoại thương lượng, v.v... cho biết: tỉnh ḍng nào tại nước Mỹ(2) cũng mong muốn “chiêu dụ” một số Huynh Đệ tị nạn hội nhập vào tỉnh ḍng ḿnh. Chắc hẳn các Huynh Đệ tị nạn ngạc nhiên không ít khi thấy vị giám tỉnh này đến vị giám tỉnh khác thay phiên “quảng cáo” và vận động “chiêu dụ” Huynh Đệ về tỉnh ḍng của ḿnh. Thiết tưởng sự thành công “quảng cáo và vận động” không tùy thuộc vào tài ăn nói - hầu hết các Huynh Đệ chỉ biết bặp bẹ YES (dạ!)! YES(dạ)! chứ có hiểu mô tê ǵ đâu! Sự thành công của mỗi vị giám tỉnh tùy thuộc vào tên các thành phố hoặc tiểu bang mà các Huynh Đệ La-Việt thường nghe nói đến tại quê nhà trước biến cố 1975. Đại khái các tiểu bang hoặc thành phố New York, San Francisco, Chicago, Philadelphia. Lẽ tất nhiên, kết quả của buổi họp không đem lại niềm vui mừng cho những Huynh Đệ tự nhận ḿnh tạm thời “câm và điếc”. Nhưng biết làm sao hơn? Có lẽ người bị tổn thương và đau khổ nhiều nhất là Huynh phụ quyền Michael Jacques, một người gốc Á Đông, nguyên là giám tỉnh của tỉnh ḍng Mă Lai, v́ Huynh “thấy trước” những nguy hại có thể xảy ra nếu phân tán các Huynh Đệ La-Việt.

Về phần các Sư Tỉ Sư Muội, tất cả là 21 người gồm 3,4 Sư Tỉ gạo cội nghĩa là đă khấn trọn, vài Sư Tỉ mới khấn tạm, c̣n số đông đang là thỉnh sinh hoặc đệ tử. Dù trong hoàn cảnh và trạng huống nào, nhất là trong hoàn cảnh phức tạp này, bản năng tự nhiên trời phú là đoàn kết với nhau: “Chị đi đâu, Em theo đó!” Tâm t́nh “cùng chung và liên kết” xem ra thích hợp cho hoàn cảnh này, nhất là trong giờ phút quan trọng, Huynh Bernard Tâm, nguyên giám tỉnh tỉnh ḍng Saigon trong thập niên 60, và cũng là người đă tận t́nh chăm lo thật chu đáo cho các Sư Tỉ Sư Muội ngay từ ngày đầu tiên thành lập Ḍng Nữ La San, lại không có mặt tại hiện trường. Ngày 19 tháng 6, 1975, các Sư Tỉ Sư Muội được giám mục địa phận Fresno, qua sự giới thiệu của các Huynh Đệ La-Mỹ thuộc tỉnh ḍng San Francisco, bảo lănh về địa phận và giao toàn bộ khu vực Đại Chủng Viện, Byan Seminary, cho các Sư Tỉ Sư Muội xử dụng. (Xin xem Phần Phụ Ghi: Sơ Lược Sinh Hoạt của ḍng Nữ Lasan tại Mỹ, trang 412).

***

Một số Huynh Đệ khác cũng vượt biển trong ngày 30 tháng 4 năm 1975, nhưng lại cập bến Thái Lan. Sau một thời gian ngắn được nhân dân Thái tiếp đón nồng hậu, được các Huynh Đệ La-Việt “thừa sai” bên Thái trước 1975 tận t́nh giúp đỡ, các Huynh Đệ này được chính phủ Úc đón nhận và cho định cư tại Úc. Đó là những Huynh Herman Lăng, Eugène Lư, Marcel Phước và Bénilde Tín.

Kể từ khi Kmer Rouge chiếm quyền thống trị tại Cambodia, và áp đặt chính sách khủng bố tàn khốc dẫn đến việc “diệt chủng” của PolPot, nhân dân Thái đă bắt đầu “gờm” chính sách của tập đoàn cộng sản. Chỉ 2 tuần sau, cộng sản bắc Việt cưỡng chiếm miền Nam. Chính phủ Thái càng tỏ ra lúng túng nghi ngại. Chính phủ ra lệnh canh chừng, kiểm soát người Việt hoặc đang cư ngụ hoặc đang làm việc tại Thái một cách chặt chẽ hơn. Một hôm, binh sĩ và cảnh sát Thái xông vào trường La Salle College trên đường La Salle Road tại Bangkok, lục soát tất cả mọi ngơ ngách, yêu cầu các Huynh Cosmes Tuân, Victor Bửu, Nicet Liêm và Vial Huê ra tŕnh diện, chất vấn đủ điều. Không có bằng chứng nào khả nghi là “nằm vùng cho Việt Cộng”, các Huynh mới được để yên.

T́nh h́nh bỗng nhiên thay đổi: chính phủ Thái cho bày bán sách về chế độ cộng sản, tư bản luận của Karl Marx, v.v... Các Huynh Cosmes Tuân, Nicet Liêm và Vial Huê cảm thấy “đă đến lúc phải ra đi”. Hai Huynh Nicet Liêm và Vial Huê chạy chọt thế nào mà chính phủ Úc chấp thuận cho “tị nạn chính trị” tại Úc. Không biết Huynh Victor Bửu đă chạy chọt cách nào mà được đi Pháp định cư tại Paris. May mắn hơn nữa, Huynh Victor được một người “bạn” chạy giấy tờ, thay tên đổi họ và nhập quốc tịch Pháp để trở thành Monsieur Mitteaux. Huynh Cosmes Tuân làm liều đệ đơn xin “đi du lịch tại Mỹ”. May mắn được cấp chiếu khán cho đi Mỹ, Huynh Cosmes Tuân xin nhập vào tỉnh ḍng Baltimore. Sau một thời gian, nhờ tài chạy chọt khéo léo của Soeur Vinh thuộc ḍng Thánh Vinh Sơn có ảnh hưởng lớn với bộ di trú Hoa Kỳ, Huynh Cosmes Tuân được chính thức “tị nạn chính trị” tại Mỹ và được cấp thẻ xanh (green card = thường trú).

***

Sau chuyến “t́m đường cứu nước” thất bại tại Nhatrang và bị ở tù hơn 1 năm, Huynh cựu giám tỉnh Cyprien Gẫm được một số cựu học sinh và thân hữu người Pháp cũng như Việt tại Paris vận động chính phủ Pháp cấp giấy bảo lănh tị nạn chính trị, và đến định cư tại Paris vào giữa năm 1976. Các Huynh kỳ cựu nói và viết tiếng Pháp “rành hơn” tiếng Việt, như Huynh Pierre Nghiêm, Adrien Hóa “ông chủ”, không phải lao đao vất vả ngồi trên ghe bập bềnh, mà cũng được cựu học sinh và thân hữu bảo lănh cho “tị nạn chính trị” tại Paris vào khoảng đầu năm 1977.

Huynh cựu phụ tá giám tỉnh Félicien Lương - và gia đ́nh Huynh Bellarmin cùng hai người em đang là Thỉnh Sinh và Chuẩn Sinh, Raymond và Antoine Ngàn, là trường hợp ngoại hạng. Huynh Félicien và gia đ́nh Huynh Bellarmin mang quốc tịch Pháp nên được “hồi hương” về “mẫu quốc”, hưởng trọn vẹn những quyền lợi của một “công dân Pháp hồi hương”.

Vài tháng hoặc vài năm sau 1975, một số Huynh Đệ đă nhờ ơn bác và đảng giáo dục cải tạo nên được “sáng mắt sáng ḷng”, bằng mọi giá phải “noi gương bác t́m đường cứu nước”. Tuy phần đông vượt biển thất bại, đành phải “xin chọn nơi này làm quê hương dẫu cho khó thương”, một số ít khác may mắn đă thành công, như:
- Huynh cựu giám tỉnh Bernard Tâm, được định cư ở Mỹ;
- Huynh Alexandre Ánh, được định cư ở Pháp;
- Huynh Désiré Nghiêm, được định cư ở Pháp;
- Huynh Anicet Tân, được định cư ở Mỹ;
- Huynh Bertrand Đức, được định cư ở Canada, sau được chuyển về Mỹ;
- Huynh Anthony Thành, được định cư ở Mỹ;
- v,v...

Khoảng năm 1980, phong trào “bảo lănh người thân nhất trong gia đ́nh” được phát động. Một số Huynh Đệ nhờ chương tŕnh này mà được “đoàn tụ gia đ́nh”, như:
- Huynh Roger Vĩnh, được đoàn tụ gia đ́nh ở Pháp;
- Huynh Bosco Bắc, được đoàn tụ gia đ́nh ở Đức;
- v,v...

***

Như vậy tổng cộng các Huynh Đệ - gồm những Huynh Đệ được gởi đi du học hoặc đi làm “thừa sai” tại Thái Lan và các nước khác trước biến cố 75, cũng như vượt biển hoặc “đoàn tụ gia đ́nh” từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 đến thập niên 80 - may mắn thoát nạn cộng sản, lên đến trên 50 Huynh Đệ La-Việt: một con số khá lớn, đủ để thành lập, theo giáo luật, một tỉnh ḍng, hay ít nhất là một phụ tỉnh.