Trước năm 1975, các sư huynh La San điều khiển 23 trường Trung Tiểu học trên toàn nước Việt-Nam, có trường nội trú cho người dân tộc, một Viện Đại Học Sư phạm và một Đại học. Nhiều phong trào cho người trẻ được tổ chức rất thuận lợi trong nhà trường như: Công giáo Tiến Hành, Hướng Đạo, Hùng Tâm Dũng Chí, ….
Vào thời đó, các sư huynh dành phần lớn thời giờ cho công việc dạy học trong nhà trường. Trong suốt quá tŕnh đào tạo một sư huynh, các em đệ tử đều qui về sứ mạng của một người tu sĩ La San. Các em hài ḷng sống ơn gọi La San và lo công việc đào tạo về đạo đức và chuyên môn của ḿnh sao cho tốt nhất. Lúc đó, người ta chưa bao giờ nghĩ đến một sư huynh La San “không nhà trường”.

Tuy nhiên, biến cố 1975 đă làm đảo lộn tất cả: nhà trường bị quốc hữu hóa, công đoàn biến động. Phương tiện tốt nhất để sống sứ mạng La San đă bị tước đoạt. Một số sư huynh c̣n tiếp tục nghề dạy học. Một số đông giải nghệ t́m việc làm khác. Một số đông sư huynh chọn con đường khác v́ nghĩ rằng lư do tồn tại của La San đă hết, các sư huynh La San đă mất chỗ đứng của ḿnh.

Phải chăng đó là một sự hết sức đau ḷng khi thấy 23 trường học, được xây dựng do mồ hôi nước mắt của bao nhiêu thế hệ, giờ đây đă vào tay người khác? Phải chăng là một sự chán chường khi thấy anh em ḿnh kẻ trước người sau rời bỏ nhà Ḍng? Phải chăng là dấu hiệu chỉ Ḍng La San đă hết rồi khi thấy những anh em đành ḷng lần lượt bỏ nghề duy nhất của ḿnh, t́m một nghề khác làm kế sinh nhai ? Sự thật có phải như thế không? Mất nhà trường là phương tiện ưu việt để sống sứ mạng của ḿnh có phải là Ḍng La San bị kết án tử? Hay đây là một cơ may Thiên Chúa gởi đến cho anh em La San Việt Nam?

Sư Huynh Tổng Quyền John Johnston đến thăm Việt-Nam lần đầu tiên vào năm 1992. Nh́n thấy t́nh cảnh của anh em La Việt, ngài đă gởi cho anh em một sứ điệp: “Anh em đă có cơ may được “tự do”, tự do được tách khỏi việc quản lư những ngôi trường lớn, để đi đến với người nghèo”. Và quả thật đây là một cơ may. Một cơ may để anh em có dịp nh́n lại và t́m cho ra cái thiết yếu để sống cho trọn sứ mạng La San là “giáo dục nhân bản và ki-tô cho người trẻ và người nghèo”.

Vấn đề là phải sáng tạo, t́m những khả năng có thể để xâm nhập vào xă hội nơi mà người trẻ và người nghèo đang khát khao một nền giáo dục để sống kiếp người của ḿnh. Vấn đề ở đây là phải tái khám phá căn tính nguyên thủy của đấng Sáng Lập để hiện thực hóa ơn gọi trong xă hội chủ nghĩa Việt-Nam, tại đây và lúc nầy. Vấn đề ở đây là không phải ngồi “đợi thời cơ đến” hoặc đợi nhà nước trả lại trường, nhưng phải dám “đảm lấy trách nhiệm cuộc đời của chúng ta. Chúng ta phải sẵn sàng đổi đời nếu cần, để bắt đầu lại từ số không. Chúng ta phải sẵn sàng quay đầu lại nếu nhất thiết phải làm điều đó, và đi theo một hướng khác” (SH. John Johnston, Thư Mục Vụ 1994, trang 17). Trong suốt Thư Mục Vụ, ngài không ngừng mời gọi “mỗi người chúng ta phải lên đường đổi mới thích nghi và đáp lại với một sự trung tín và năng động đối với những đ̣i hỏi của ơn gọi chúng ta”. Chúng tôi đă trễ tàu hơn 30 năm nay để ngồi đợi “cơ hội thuận lợi”. Cơ hội thuận lợi hiếm khi xảy đến. Chúng ta phải đi t́m. Chúng ta phải tạo nên.