LA SAN THÁNH TÂM

Sau 1975, những anh em c̣n lại trên Đồi La San được di dời xuống chân đồi và cộng đoàn La San Vĩnh Thọ ra đời do Bề Trên Gaston sắp xếp. Sau Bề Trên Gaston đến Bề Trên Colomban, Bề Trên Nghiêm và Bề Trên Nghĩa khai tử cộng đoàn theo quy hoạch của nhà nước để mở đường Trần Phú nối dài, và di dời cộng đoàn về 137 đường Nguyễn Khuyến, Phường Vĩnh Hải, Thành Phố Nha Trang, vào năm 2004.

Hơn một năm rưỡi, hai sư huynh Nghĩa và Nou, sống trong một nhà lợp tôn xập xệ. Tiền bồi thường không đủ để xây ngôi nhà mới. Sư Huynh Nghĩa cũng có nhiều dự tính để xin tiền từ nước ngoài nhưng không thành công. Nhờ vào việc đi tham quan một cơ sở dạy nghề cho người khuyết tật của một tín đồ Phật giáo mà anh em nghĩ đến việc lên kế hoạch mở một cơ sở tương tự. Sau khi kế hoạch chín mùi, dự án được gởi sang SECOLI và đă được chấp thuận. Việc xây cất hoàn thành vào cuối năm 2006 và bắt đầu làm hồ sơ xin mở lớp dạy nghề cho người khuyết tật gồm có: vi tính, may mặc. Nhờ sự ủng hộ của ân nhân, cơ sở trang bị được 10 máy vi tính và bắt đầu thu nhận những học viên nghèo chung quanh đến học. Lớp may được vài em.

Đầu năm học 2008-2009, một vài thay đổi nhân sự ở Nha Trang. Sư huynh Nghĩa về La San B́nh Cang và Sư Huynh Nghiêm và Sơn về Nguyễn Khuyến. Sư Huynh Sơn liên lạc với chị Trinh là người Phật tử đang mở lớp dạy nghề cho người khuyết tật, đề nghị hợp tác. Chị bằng ḷng ngay và mơ ước từ lâu ấp ủ được biến thành sự thật.

8/9 : Cơ sở dạy Nghề cho người khuyết tật LIÊN SAN Nha Trang khai giảng. Nha Trang mùa mưa. Từ một hai giờ sáng, trời mưa như trút và giảm dần nhưng không dứt hạt lúc 8g00 sáng để đón nhận các em khuyết tật đến học nghề tại Cơ sở Liên San. 15 học viên đủ mọi lứa tuổi, đủ mọi tŕnh độ học vấn. đủ mọi hoàn cảnh nhưng cùng có một điểm chung là không được toàn vẹn thể xác như nhiều người khác: câm điếc, bại liệt. Trong số đó có em chưa biết đọc. Nguyện vọng của giáo viên lẫn học viên là đạt được kết quả tốt trong học tập để các em có được một nghề hầu có thể sinh sống mà không phải tùy thuộc vào người khác.

Trong tương lai, SH. Kiều duy Sơn cũng sẽ mở một lớp hướng dẫn cho các em khiếm thị làm quen với vi tính qua chương tŕnh NDC của Trường khiếm thị Nguyễn Đ́nh Chiểu, TP HCM, xuất bản. Qua chương tŕnh nầy, các em có thể tự ḿnh soạn văn bản, in ra hoặc gởi và nhận thư từ của bạn bè bằng thư điện tử (e-mail)…

Những khó khăn cần vượt qua:
a) Phương tiện di chuyển. Cơ sở Dạy Nghề Liên San nằm hơi xa thành phố: 137 Nguyễn khuyến, Phường Vĩnh Hải, TP. Nha Trang. Những em đến với Liên San hiện nay có em cư ngụ khá xa, có em trong thành phố Nha Trang, nhưng cũng có những em ở tận Thành các TP Nha Trang đến 10-12 cây số. Để di chuyển đến Liên San, các em phải đi ít nhất 2 chặng xe buưt. Nhưng lại c̣n phải đi bộ thêm một đoạn đường từ quốc lộ vào, cũng phải đến 2 cây số. Để giải quyết vấn đề nầy, có lẽ cần phải có “xe đưa đón học sinh” từ TP Nha Trang về Liên San. Một phương án có thể thực hiện là các em thuê nhà gần đó để qua đêm.
b) Các em học hai buổi, v́ nhà xa nên không thể để các em về nhà ăn cơm trưa. Hầu hết các em là thuộc gia đ́nh khó khăn. Và lúc nầy các em chưa sản xuất ǵ được cho nên cơ sở cũng muốn tạo điều kiện để các em học tập cho tốt nên sẽ cho các em ăn trưa tại cơ sở. Khi t́m được những hợp đồng nhỏ nhỏ để có thu nhập, th́ các em sẽ đóng góp phần nào cho bữa ăn nầy.
c) Bảo tŕ máy móc và các chi phí linh tinh về điện, nước…cơ sở cũng phải xoay sở v́ không có thu nhập từ lớp huấn nghệ nầy.
d) Hiện nay, trang thiết bị lớp may chỉ là những máy may gia đ́nh. Trong thời gian gần, nếu muốn sản xuất cho có hiệu quả và đạt yêu cầu, các em cần có những máy may cao cấp hơn, máy vắt sổ…

Nh́n thấy những gương mặt rạng rỡ vui mừng v́ có nơi học nghề, cho dù có những khó khăn đó, anh em La San Nha Trang vẫn quyết tâm phục vụ những em kém may mắn nầy.

Mục tiêu của các lớp dạy nghề nói chung và cơ sở dạy nghề Liên San Nha Trang dành cho người khuyết tật nó riêng là làm sao tạo đầu ra cho những học viên ra trường. Trong chiều hướng đó, anh em La San và Ban Giảng huấn cố gắng t́m kư những hợp đồng không đ̣i hỏi cao, để các em có thể vừa học vừa có chút thu nhập. Đến khi cơ sở lớn mạnh và có đủ nhân lực có tay nghề cứng, sẽ kư tiếp những hợp đồng tiêu chuẩn cao và dần dà Liên San có thể trở thành một cơ sở vừa dạy nghề và vừa sản xuất.