TRUNG TÂM DẠY NGHỀ LIÊN SAN
Thị Trấn Tràm Chim, Huyện Tam Nông - Tỉnh Đồng Tháp.

Tràm Chim hay c̣n gọi là Tam Nông là một huyện của Tỉnh Đồng Tháp, miền Nam Việt Nam, cách Saigon 200 cây số.
Vào năm 2000, Sư Huynh Phong muốn tổ chức cứu trợ «hậu lũ lụt» cho đồng bào nghèo ở 5 họ đạo khác nhau mà Tràm Chim là một. Quà «cứu trợ» gồm có hiện vật và hiện kim và muốn phát vào đúng ngày Noel với mục đích đem lại niềm vui Giáng Sinh cho đồng bào nghèo vàkhông phân biệt tôn giáo. Lúc đó linh mục Nguyễn văn LU-I làm chánh xứ họ đạo Thiên Phước (Tràm Chim). V́ có những tiêu cực trong vấn đề cứu trợ cho nên trong thời gian đó, tất cả những phái đoàn cứu trợ đều phải qua nhà nước. Đặc biệt trong các họ đạo, nếu các linh mục có giao hảo tốt th́ công việc mới được dễ dàng.

Cũng bắt đầu từ năm 2000 đó, Sư Huynh Phong khuyến khích các bạn trẻ quay về người nghèo ở Việt nam, và từ đó về sau, năm nào sư huynh cũng dẫn một phái đoàn người trẻ đi khám phá và nâng đỡ thế giới người nghèo. Trong chiều hướng muốn phục vụ đồng bào ở vùng sâu vùng xa cho nên, theo yêu cầu của cha sở, Sư huynh Phong sẵn sàng đến sống tại họ đạo 10 ngày vào đầu năm 2001, để tổ chức một khóa sư phạm giáo lư cho các giáo lư viên và các bạn trẻ. Một tuần sau, tôi nhận được một cuộc gọi của sư huynh Phong từ Tràm Chim hỏi huynh Tân rằng : «Có muốn mua đất cho La San không?». Thời buổi nầy tại Việt nam, người ta ai ai có tiền cũng đầu tư đất đai. Trong đầu tôi vẫn nghĩ là sư huynh Phong muốn giúp đầu tư cho Tỉnh Ḍng La San Việt nam, v́ lúc đó Tỉnh Ḍng cũng muốn t́m phương cách đi đến việc tự túc tài chánh. V́ vậy nên huynh Tân ưng thuận ngay sau khi đă tŕnh bày với sư huynh Giám Tỉnh đương kim là sư huynh Aùnh. Và sư huynh Phong đă xúc tiến mua ngay 6 lô đất đối diện với nhà thờ Thiên Phước, mỗi lô có diện tích 5m x 30m với giá là 22T500/một lô. [Khi mua những lô đất nầy, chỉ có vài căn nhà rải rác. Ngày nay, khu đó đă thành một khu dân cư nhộn nhịp và dĩ nhiên giá đất cũng lên. Một lô như vậy giá 140T, nghĩa là gấp hơn 6 lần.]

Khi có đất rồi, chúng tôi bắt đầu suy nghĩ làm cách nào để thành lập cộng đoàn tại đó mà không bị trục xuất như trường hợp ở Đak-mil vào năm 1997. Phương án duy nhất có thể làm trong thời buổi hiện giờ là thành lập một cách chính thức một cơ sở dạy nghề. Đối với nhà nước, lư do lư giải sự hiện diện hợp pháp nhất của anh em ở đây là những giáo viên dạy nghề. Chỉ suy nghĩ vậy thôi, c̣n vấn đề xây cất th́ chưa dám nghĩ đến v́ không có kinh phí. Vào tháng 2 năm 2002, sư huynh Phong tự nhiên đề nghị cung ứng 10 000USD để xây nhà ở Tràm Chim. Thế là anh em lo đi t́m kiến trúc sư để vẽ sơ đồ của một Cơ sở dạy nghề trên mănh đất 900m2 nầy. Với số tiền nầy, chúng tôi chỉ có thể hoàn tất 1/3 công tŕnh. Lại một lần nữa linh mục LU-I giúp chúng tôi nhờ vẽ lại sơ đồ nhà để xin giấy phép xây dựng, đúng như thủ tục địa phương đ̣i hỏi. Trong suốt hơn 4 tháng xây dựng, Sư Huynh Phi, Sư Huynh Duy Sơn, anh Khôi thay phiên nhau để giám sát công tŕnh.
Khi công tŕnh gần xong, nhiều tiếng đồn rằng chánh quyền phẩn nộ, thắc mắc mục đích xây dựng của nhà nầy và v́ kết cấu ngôi nhà cũng bắt đầu lộ ra giống như một trường học. Anh kiến trúc sư đă vẽ lại sơ đồ và xin giấy phép xuống hiện trường, tỏ vẻ hết sức phẩn nộ và dọa sẽ rút giấy phép xây dựng mà rằng : «Nhà ǵ mà không có mặt tiền, không giống như các nhà khác, làm mất vẻ mỹ quan của khu phố». [Thật ra, khi vẽ lại sơ đồ, anh kiến trúc sư cũng quan tâm đến mục đích của ngôi nhà. Khi anh bị cấp trên la rầy, Anh có vẻ lo sợ. thật sự và chỉ có cách giải tỏa là xuống nạt nộ giám sát công tŕnh.]

Chúng tôi cảm nhận được vấn đề khó khăn bắt đầu chớm nở và phải t́m cách giải quyết ngay bằng mọi giá phải xin được phép mở cơ sở dạy nghề nếu không tương lai sẽ rất bất lợi. Qua sự cố vấn của sư huynh Quí là Trưởng Ban Nhà đất của Tỉnh Ḍng, huynh Tân tiếp xúc với anh Sánh, một cựu Đệ Tử La San - Thủ Đức, và nhờ anh t́m một phương án giải quyết vấn đề. Anh hứa là sẽ hết ḿnh giúp trong khả năng. Hai ngày sau, vào một sáng thứ ba tháng 10 năm 2002, anh Sánh và huynh Tân và một anh em khác xuống tận Tràm Chim để t́m hiểu t́nh h́nh và làm thủ tục xin giấy phép mở Cơ sở Dạy nghề. V́ đă quen biết cách xử sự, anh Sánh đi thẳng vào các cơ quan để tŕnh bày ước muốn của ḿnh. May mắn cho chúng tôi gặp được một người tử tế tên A và cho biết việc nầy trực thuộc Sở Lao Động Thương Binh của tỉnh Đồng Tháp, cách thị trấn Tràm Chim gần 50 cây số và đồng thời cho biết anh có việc lên tỉnh nên hẹn chúng tôi 14g00 cùng ngày sẽ giới thiệu chúng tôi với giám đốc Sở.

Đúng giờ hẹn, chúng tôi đến văn pḥng của Sở Lao Động Thương Binh & Xă Hội, anh A giới thiệu anh Sánh muốn hợp tác với ông Tân là chủ đất, thành lập Trung Tâm Dạy Nghề ở thị trấn Tràm Chim. Anh thư kư của Sở trao cho chúng tôi bộ hồ sơ và tận t́nh hướng dẫn cách làm rất nhiệt t́nh và hứa sẽ giúp đỡ chúng tôi khi hồ sơ hoàn tất. Chúng tôi trở về Saigon ngay chiều hôm đó và tranh thủ hoàn tất hồ sơ càng sớm càng tốt.

Một tuần sau, chúng tôi quay lại Cao Lănh để nộp hồ sơ. Nhưng trước khi nộp cho Sở Lao Động, anh Sánh dẫn chúng tôi đến gặp một người tên B, đang làm trong nhà nước mà anh đă quen hơn 10 năm về trước. Hai người gặp nhau tay bắt mặt mừng. Sau một hồi hàn huyên, cũng phải đến lúc anh Sánh tŕnh bày lư do và nguyện vọng của cuộc viếng thăm nầy. Khi nghe xong, anh B nhíu mày có vẻ suy tư và hỏi anh Sánh: “Nếu mầy muốn làm ăn, tao sẽ chỉ cách làm ăn tạiThành phố Cao Lănh nầy, mầy sẽ không có thu lợi ǵ cả khi đến chỗ khi ho c̣ gáy đó. Chúng tôi là học sinh của một ông cụ quê ở tại Tràm Chim (FrèreTiên), v́ ngài lớn tuổi rồi và muốn những người cựu học sinh của ḿnh làm một cái ǵ đó có ích cho quê hương của ông. Như vậy, tao sẽ giúp mầy hết ḿnh.” Chúng tôi từ giă anh B và đến văn pḥng Sở Lao Động để nộp hồ sơ trước sự ngạc nhiên của nhân viên văn pḥng Sở v́ sự nhanh nhẹn của chúng tôi và mời chúng tôi đến văn pḥng Giám đốc. Sau hơn một giờ xem xét hồ sơ và nêu các câu hỏi, anh nhận hồ sơ và cho biết ngày 10 tháng 11 sẽ cho người của Sở xuống thẩm định cơ sở chúng tôi. Chúng tôi không ngờ sự việc trôi chảy êm xuôi như vậy cho nên xin đến ngày 15 tháng 11 để có thời gian hoàn tất việc xây cất và chuẩn bị máy móc về vi tính và máy may. Trong 15 ngày c̣n lại đó, chúng tôi phải vừa hoàn tất xây cất, về Saigon chỡ xuống 15 máy may công nghiệp, 10 máy vi tính trang bị cho các pḥng thực tập lúc ban đầu.

Đúng ngày 15 tháng 11 năm 2002, hai nhân viên của Sở Lao động đến để thẩm định cơ sở, coi có đúng như đă khai trong hồ sơ xin thành lập hay không. Cuối cùng, chúng tôi nhận được một biên bản là «rất tốt» và «có khả năng đào tạo tốt». Ai nấy thở phào nhẹ nhỏm. Giai đoạn thứ nhất đă qua, chúng tôi chỉ c̣n chờ đợi giấy phép hành nghề. Nhờ vào sự giao tế khéo léo của anh Sánh, hai tuần sau, chúng tôi có được giấy phép. Kể từ khi chánh quyền địa phương biết chúng tôi xúc tiến thủ tục xin giấy phép dạy nghề, không ai đá động ǵ đến việc xây cất nữa. Chúng tôi phải ghi ơn ông A và ông B đă can thiệp tích cực với Sở, nhờ đó chúng tôi có được kết quả nhanh chóng như vậy.

Giai đoạn khó khăn đă vượt qua, bây giờ là lúc chuẩn bị bước sang giai đoạn thứ ba : chuẩn bị ngày khánh thành. Noel năm 2002 sắp đến. Năm nay, huynh Tân và anh Sánh mừng Noel nơi vùng sâu vùng xa. Vào lúc 10g00 chúng tôi lên đường xuống Tràm Chim và đến 14g00 xe tiến vào thành phố Cao Lănh. Một ư nghĩ nảy sinh, cần phải mua một ít đồ ǵ để trang hoàng Noel chứ! Xe ngừng trước một cửa hàng bán đồ Noel cho chúng tôi chọn lựa. Khi xe vừa quay đầu định tiếp tục quảng đường c̣n lại th́ anh Sánh thấy một người bạn tên C, đi ngược đường đến, anh Sánh xuống xe chào và đây thật là một người bạn hơn 10 năm không gặp. Chúng tôi đi uống cà-phê và dĩ nhiên anh nầy cũng được mời dự lễ khánh thành sắp tới..

Ngày lễ khánh thành sắp đến, anh Sánh gởi thiệp mời tất cả các ban ngành từ huyện lên đến tỉnh. Cuối cùng có khoảng hơn 50 người đại diện về phía chánh quyền và một số đông anh em, học sinh đến từ thành phố để ủng hộ tinh thần. Anh C mà chúng tôi bất ngờ gặp ở Cao lănh ngày Noel cũng có đến tham dự, và coi như là người duy nhất từ tỉnh xuống. Nhờ sự hiện diện của anh ngày lễ khánh thành hôm đó, nhất là nhờ vào sự cởi mở và bài diễn văn của anh chúc mừng cơ sở phát triển mạnh mẽ trong tương lai mà chánh quyền địa phương có cái nh́n khác đôi chút về cơ sở. V́ ngay từ đầu, chánh quyền in trí đây là cơ sở của nhà thờ mặc dầu đă nhiều lần huynh Tân khẳng định là nhà thờ không có một cục gạch nào trong cơ sở nầy. Sự hiểu lầm đó cũng có lư do và chính linh mục LU-I đă xúc tiến giấy tờ để mua giùm đất.

Sau khi khánh thành, các lớp tin học và may mặc khai giảng rất đông học viên. Các sư huynh chưa xuống làm thành cộng đoàn. Giáo viên phải từ Saigon xuống. Môn tin học có sư huynh Hà, anh Tôn và anh Vũ. May mặc có chị Ba. Nấu ăn có cô Tiết. Trong thời gian nầy, nhận thấy cơ sở không đủ chỗ khi các sư huynh xuống làm thành cộng đoàn. V́ vậy Tỉnh Ḍng đă mua thêm 12 lô khác nhỏ hơn, nằm dọc bờ sông để làm nơi sinh hoạt cho cộng đoàn, tách rời khỏi cơ sở dạy nghề. Đến tháng 7 năm 2003, ba sư huynh tiên phong xuống: SH Đức, Vinh và Phúc. Một cộng đoàn mới ra đời. Để tránh gây nên những nghi kỵ vô ích, các sư huynh cố gắng ổn định cơ sở, tạo mối quan hệ tốt đối với chánh quyền địa phương để họ chấp nhận sự hiện diện của anh em nơi vùng đất mới nầy. Mục đích chính của anh em nơi vùng sâu vùng xa nầy là truyền giáo, đem Tin mừng đến những người kém may mắn bằng giáo dục. V́ vậy, Anh em coi cơ sở nầy như là một điểm dừng chân, khi cơ sở có được một chỗ đứng trong xă hội, không phải anh em chỉ co cụm nơi cơ sở dạy nghề nầy, nhưng tầm hoạt động của anh em là những vùng lân cận mà anh em nhắm đến và rất cần sự hiện diện của anh em.

Sau một năm hoạt động, Sư Huynh Đức thuyên chuyển công tác và sư huynh Vinh thay thế với chức vụ huynh trưởng vào mùa hè 2004. Trong 3 năm thi hành chức vụ, sư huynh quyết tâm theo đuổi mục đích: tạo mối quan hệ tốt đối với chánh quyền cũng như đối với dân địa phương, t́m cho cơ sở có được một chỗ đứng vững chắc trong xă hội và mở rộng tầm hoạt động nơi các vùng xung quanh.  Để tạo mối quan hệ tốt đối với chánh quyền, anh em tham gia vào những công tác xă hội địa phương như: cấp học bổng cho những con em nhà nghèo, mời phái đoàn y bác sĩ La San Đức Minh từ Saigon xuống để khám bệnh và phát thuốc tại cơ sở cho bà con nghèo, giúp xây những ngôi nhà t́nh thương, nhà trẻ, các bạn trẻ từ khắp nơi về để mở lớp bổ túc miễn phí cho các em trong dịp hè, mở lớp bổ túc xóa mù, đi mục vụ vào vùng sâu và dạy anh văn... Phải thành thật mà nói, Tràm Chim vui nhất vào 2 tháng mùa hè. Học sinh ra vào tấp nập từ sáng đến tối để học đủ thứ môn, học chữ, học nhạc, học vẽ…

Riêng đối với giáo xứ, để tránh sự nghi ngờ, trong năm đầu các sư huynh cũng ít tham gia công tác của họ đạo, nhưng vào kỳ hè, những anh em từ Saigon xuống, phối hợp với anh em địa phương tổ chức khóa đào tạo giáo lư viên cho giáo xứ. Ngày nay, anh em cũng sang giúp sinh hoạt thiếu nhi và đào tạo các trưởng để các em có thể tiếp tục công việc của giáo xứ. Để t́m được chỗ đứng vững chắc cho cơ sở, cho người địa phương «thấy được» chức năng của cơ sở, anh em cố gắng tổ chức tốt các khóa may mặc, vi tính, sửa xe gắn máy, kết cườm, làm hoa vải…Nói chung, anh em phải động năo, t́m dạy những nghề mà anh em thấy có ích và giúp cho người trẻ kiếm sống được. Tuy nhiên số lượng học viên cũng vẫn c̣n hạn chế, không được ào ạt như lúc ban đầu. Dầu vậy, mục tiêu ban đầu đă thực hiện được cách tốt đẹp là t́m được chỗ đứng của ḿnh.

Song song với việc tổ chức các lớp dạy nghề, sư huynh Vinh cũng lo về mặt phát triển cơ sở, hoàn tất bản vẻ của kế hoạch đầu tiên. V́ vậy mà anh em đề nghị mua thêm lô đất của cha LU-I liên ranh với cơ sở của cơ sở, mộ lô đất mà ngài muốn bán nhưng không ai mua v́ nằm ngay cột điện và hố ga. Người dân thường bàn tán cho vui: «lô đất nầy chỉ có cơ sở dạy nghề mua chớ không ai mua hết». Và quả thật, ngày nay nó thuộc cơ sở dạy nghề. Sau khi hoàn tất phần xây dựng cơ sở theo sơ đồ đầu tiên và có nới rộng, Sư huynh Vinh làm thủ tục xin giấy phép mở Trung Tâm Dạy Nghề Từ Thiện. [Khi được phép mở Trung Tâm, Giám đốc Trung Tâm có quyền cấp chứng chỉ cho những học viên sau khóa học. Nếu là Cơ Sở Dạy Nghề không được quyền cấp chứng chỉ.]

Các trở ngại ban đầu đă vượt qua và vào tháng 12/2006, Tràm Chim tưng bừng như lễ hội mừng một Trung Tâm Dạy Nghề mới ra đời : «TRUNG TÂM DẠY NGHỀ LIÊN SAN». Cờ xí bay phất phới. Quan khách nườm nượp từ khắp nơi đổ về, từ Saigon xuống. Chánh quyền địa phương cũng vui vẻ đến chia vui và chức mừng tương lai thành công rực rỡ. Nghi thức buổi lễ khánh gồm 2 phần. Phần một là «lễ», anh em tŕnh bày quá tŕnh thành h́nh Trung Tâm, những công tác anh em đă thực hiện và những dự tính tương lai. Phần hai là «lạc», mọi người vui vẻ cụng ly và chúc mọi điều tốt đẹp. Ông Giám đốc mới là Sư Huynh Nguyễn Hồng Hưng, c̣n trẻ măng, đi hết bàn nầy đến bàn kia, cụng ly chào mừng và cám ơn quan khách đă đến tham dự. Có vài tiết mục vui chơi và xổ số.  Sư Huynh trụ tŕ 4 năm tại Tràm Chim với 3 năm giữ chức vụ Huynh Trưởng. Trong 4 năm hoạt động, sư huynh đă làm được điều cơ bản cần thiết là tạo được mối quan hệ rất tốt với chính quyền địa phương và t́m được cho anh em một chỗ đứng hợp lệ và hợp pháp. Sư huynh Vinh chuyển đổi công tác với sự tiếc nuối của nhiều người, v́ những công việc sư huynh đang làm bị bỏ dỡ dang. Sư Huynh Minh Sơn thay thế ngài giữ chức vụ huynh trưởng và tổ chức Trung Tâm Dạy Nghề, tiếp nối công việc sư huynh Vinh để lại.

Vào đầu năm học mới 2008-2009, Trung Tâm Dạy Nghề Liên San kư được hợp đồng đào tạo với Sở Lao Động Thương Binh & Xă Hội của Tỉnh Đồng Tháp. V́ vậy, nên các lớp May công nghiệp, lớp Vi tính có đông đúc học sinh ra vào từ sáng đến tối. Những học viên nầy được nhà nước tài trợ 100% tiền học phí và Trung Tâm được hưởng tiền đào tạo nầy. Phần học viên, nếu đi học đều đến cuối khóa th́ sẽ được hưởng mỗi ngày 5000 đồng.

Sau 4 năm miệt mài với những công tác dạy nghề, dạy anh văn, giúp giáo xứ đào tạo giáo lư viên, sinh hoạt Thiếu nhi, đi vào những vùng sâu vùng xa để lo mục vụ, và tổ chức lớp hè thật thành công. Rất đông học sinh tham dự và có nhiều anh em dự tu đến để tham gia vào công cuộc phục vụ người nghèo. Điều đó nói lên rằng qúi sư huynh đă t́m được chỗ đứng của ḿnh nơi vùng sâu vùng xa, đáp lại lời mời gọi của Tổng Công Hội 44: “Khuyến khích sự tham gia của mỗi sư huynh thuộc mọi lứa tuổi và những công tác t́nh nguyện phục vụ người nghèo, tới ở những nơi có nhu cầu, giúp những người sống ngoài lề, những người bị loại trừ, những người khuyết tật, nâng đỡ họ bằng nhiều cách…” [Tổng Công Hội 44: “Đường Hướng Phục Vụ Người Nghèo” câu 1.3.2]