TRUNG TÂM DẠY NGHỀ DÂN LẬP ĐỨC MINH
(Giấy Phép cấp ngày 12/4/2005)

GIAI ĐOẠN I

I. MỘT HẠT CẢI T̀NH CỜ ĐƯỢC GIEO XUỐNG ĐẤT.
Vào mùa hè năm 1988, một phụ huynh học sinh đưa đến La San Đức Minh một máy vi tính nhỏ bé, nhờ Sư huynh Philippe Nguyễn Bá Lộc nghiên cứu hầu hướng dẫn lại cho người con sử dụng. Sau một thời gian nghiên cứu và khám phá ra sự huyền diệu của máy vi tính, anh em trong cộng đoàn nảy sinh ư định nhờ một cựu học sinh La San hướng dẫn cho các anh em về tin học. Lớp học đầu tiên nầy quy tụ được 8 anh em trong hai cộng đoàn Taberd và Đức Minh. Anh Nguyễn Văn Tuấn, cháu ruột của Sư huynh Fidèle Nguyễn Văn Linh đă hướng dẫn Nhập môn và lập tŕnh bằng ngôn ngữ Basic trong khóa học nầy. Vài tháng sau, phụ huynh của em học sinh nói trên đi định cư sang Mỹ. Sư huynh Lộc gợi ư lên tŕnh bày với Sư huynh Giám Tỉnh Triều mua lại cái máy nhỏ bé nầy để anh em sử dụng. Tôi đại diện anh em lên tŕnh bày cùng Sư huynh Triều và xin một số tiền tương đương hai chỉ vàng để mua cái máy đó. Nhận thấy anh em có chí hướng ham học, Sư huynh Triều vui vẻ nhận lời ngay nhưng vẫn thắc mắc hỏi : “Máy vi tính ǵ mà có hai chỉ ?” Nhưng sau cùng, người phụ huynh nầy biếu lại cho các anh em số tiền đó để mua sách vở và những nhu cầu ban đầu cho việc học vi tính.

Bắt đầu từ đó, Sư huynh Triều khuyên anh em nên lên kế hoạch tŕnh bày nhu cầu cho các anh em ở hải ngoại để xin hỗ trợ. Và th́nh ĺnh vào ngày 22/5/1989, Sư huynh Paul Lê Cừ về thăm quê hương mang theo một máy tính XT màn h́nh EGA và một máy in LQ-500 mà Sư huynh đă dùng khi tu nghiệp bên Pháp về ngành nầy. Tuy nhiên, do t́nh h́nh c̣n khó khăn nên toàn bộ bị tạm giữ tại sân bay Tân Sơn Nhất, đợi có giấy xác minh của cơ quan nhận rồi mới được đem ra. Và vào ngày 25/5/1989, ngày biến cố Mai Thôn, Sư huynh Lê Cừ vào nhận máy sau khi đă lo đầy đủ thủ tục.

(Một kỷ niệm nhỏ : Anh em trong La San Đức Minh có trồng một cây bông mang tên là Quỳnh Hoa, chỉ nở bông vào lúc 10 giờ đêm và tàn vào sáng hôm sau. Người ta vẫn nói Quỳnh Hoa nở mang lại điều may mắn. Năm nay, Quỳnh hoa nở rộ nơi Đức Minh. Vào chiều 24/5/89 tôi có cắt một cành có hoa sắp nở, mang sang biếu cho Sư huynh Giám Tỉnh để cùng Sư huynh Lê Cừ uống trà ngắm hoa Quỳnh nở. Sư huynh Lê Cừ nói : “Hoa Quỳnh báo điềm may mắn, mà cũng có thể báo điềm gỡ, chúng ta không biết sẽ gặp cái nào”. Rồi vào lúc 01 giờ sáng rạng ngày 25/5/1989, Sư huynh Long và Sư huynh Toàn chạy đến báo nhà Mai Thôn sụp !)

II. NHỮNG BUỔI HỌC ĐẦU TIÊN
Sau khi đă đem máy vi tính về nhà, Sư huynh Paul Lê Cừ chuẩn bị chương tŕnh để giới thiệu cho anh em khả năng tuyệt vời của máy vi tính. V́ là ngành tương đối c̣n rất mới mẽ đối với anh em trong Tỉnh Ḍng, cho nên khoá học nầy gồm đủ mọi thành phần, mọi lứa tuổi (xem h́nh minh họa). Sư huynh Paul Lê Cừ đă dành 3 tuần để hướng dẫn, giới thiệu cho anh em một số nhu liệu đang được ưa chuộng. Chính nhờ buổi học tập đầu tiên nầy mà anh em có được quan niệm khái quát về vi tính và nhờ đó anh em hăng say tiếp tục nghiên cứu sau nầy. Đây là sự hy sinh thật lớn lao, v́ là lần đầu tiên Sư huynh về Việt Nam thăm bà con từ khi đi du học.
Khi Sư huynh Paul Lê Cừ về Pháp, anh em mời một số giáo sư bên ngoài đến tiếp tục lần lượt hướng dẫn các lớp :

MS DOS – FOX BASE – Dbase 4 căn bản và nâng cao – Assembler – Sửa chữa máy vi tính – Ngôn ngữ lập tŕnh C và C++.

Mỗi lớp học trung b́nh 20 người. Giờ thực tập được phân phối trên một máy XT duy nhất mà Sư huynh Paul Lê Cừ đă đem về. Máy hoạt động từ 7g00 sáng đên 10 giờ đêm, có khi hơn nữa. Những lớp mở ra nầy có một số người giáo dân tham dự hầu có thể gánh một phần chi phí. Tất cả các học viên nầy đều là bà con quen biết với các Sư huynh. Học sinh ngoài chiếm khoảng 50%. Các Sư huynh theo học những khóa nầy đều được Sư huynh Triều cấp cho “học bổng”. Tiền đó được dùng để trả lương cho giáo sư. Đặc biệt, mặc dầu rất bận việc, Sư huynh Triều cũng đă tham dự được 2 khóa MS-DOS và DBASE 4 cơ bản. Trong những lúc nói chuyện vui chơi, Sư huynh Triều có nói : “Tôi đi học thiệt, chớ không phải làm bộ đi học để theo dơi mấy Frères đâu.” V́ thấy nhu cầu sử dụng máy vi tính ngày càng tăng, Sư huynh Triều đă mua thêm 2 máy XT và 2 máy in FX 1050 vào khoảng tháng 12/1989.

III. HẠT CẢI NẨY MẦM
Sau một năm nghiên cứu học tập, các Sư huynh tiên phong đă nắm vững phần cơ bản. Những bạn trẻ thân quen cũng muốn đi vào lănh vực vi tính nên đến nhờ các Sư huynh hướng dẫn. Những lớp vi tính do các Sư huynh hướng dẫn đầu tiên ra đời. V́ t́nh h́nh không cho phép, các lớp học nầy chỉ mở âm thầm, với tính cách dạy kèm, và những ai đến học đều phải có một Sư huynh giới thiệu. Mỗi lớp trung b́nh từ 12-15 học viên. Trong thời gian nầy, nhờ công lắp ráp của 2 Sư huynh và nhờ sự ủng hộ của anh Nguyễn Hoàng Đông, của một cựu học viên vi tính ủng hộ 50%, Sư huynh Triều tặng 50%, La San Đức Minh đă mua thêm một máy AT – 80286 với 2Mram và ổ đĩa cứng 40 MB.

Vào hè 1990, một lớp vi tính đặc biệt dành riêng cho các Sư huynh chưa có cơ hội làm quen với máy vi tính, được tổ chức tại La San Taberd, trong ṿng hai tuần lễ. Chương tŕnh học gồm có : MS DOS, Sidekick, VNI, NORTON, PCTOOLS. Có 12 người tham dự khóa nầy.

Vào khoảng tháng 12/1990, một lớp hướng dẫn sử dụng MS-WORD cũng dành riêng cho các Sư huynh được tổ chức tại La San Taberd trong 2 tuần. Lớp nầy có 8 Sư huynh tham dự. V́ mới chập chững vào nghề, nên các Sư huynh cũng chưa có đủ tài liệu về sách vở cũng như những nhu liệu mới. Tuy nhiên nhờ sự ủng hộ nhiệt t́nh của những anh em hải ngoại, mà dần dà anh em trang bị đầy đủ những nhu liệu mới nhất cho chương tŕnh học tập. Hầu hết những nhu liệu nầy đựơc gởi về từ Mỹ do Sư huynh Valéry Nguyễn văn An. Xin có đôi lời cảm tạ.

Hàng năm vào mùa hè, Tu sĩ nam nữ các Ḍng từ khắp nơi trên đất nước Việt Nam tụ họp về Saigon để tham dự các khóa đào tạo về Thần học. Thừa dịp này, Sư huynh Vital Nguyễn Hữu Quang đă giới thiệu khả năng bao la của máy vi tính và t́nh nguyện mở một lớp hướng dẫn căn bản. Số người hưởng ứng vượt ngoài khả năng dự trù cho nên 2 máy XT không đủ đáp ứng nhu cầu thực tập cho 44 tu sĩ nam nữ ghi tên tham dự. Thế là Sư huynh Triều đă gỡ rối bằng cách ủng hộ 4 máy XT mono nữa để tổ chức khóa nầy. Và trong ṿng 2 tháng, các Sư huynh đă giới thiệu cho nhóm tu sĩ nam nữ các Ḍng chương tŕnh MS-DOS, Sidekick, Norton, PCTOOLS, VNI và MS-WORD. Tiếp ngay sau, lớp hướng dẫn Fox Base cũng đă được mở theo yêu cầu của nhóm tu sĩ.

Trong thời gian nầy, Sư huynh Triều và Sư huynh Quảng đă vận động SECOLI ủng hộ cho anh em bên nhà một số máy cao cấp hơn. Và vào mùa xuân 1992, Sư huynh Paul Lê Cừ và Sư huynh Dominique An quay về Việt Nam mang theo hai máy AT 386 và một máy in Laser JET IIIP, một máy quét h́nh đen trắng (Scanner, kèm theo một số tiền để anh em mua thêm tại Việt Nam một số máy nữa. Với số tiền đem về, anh em sửa sang 2 pḥng máy khang trang có máy lạnh (nhưng không sử dụng v́ bị hạn chế điện) tại La San Taberd và La San Đức Minh đồng thời mua thêm một số máy như 3 máy AT 386, 1 máy in Laser JET IIIP và nâng cấp cho 3 máy XT cũ thành AT-286

Mặc dầu không có nhiều thời gian, nhưng về thăm nhà lần này, Sư huynh Paul Lê Cừ và Sư huynh Dominique An cũng thay phiên nhau hướng dẫn cho các anh em trong Tỉnh Ḍng về cấu trúc dữ liệu và nhiều nhu liệu tiện ích khác. Sự nhiệt t́nh của anh em La San hải ngoại thật sự làm cho anh em bên nhà rất cảm động và nhờ vậy mà hăng say nghiên cứu.

Rồi vào năm Tết Quư Dậu 93, Sư huynh Paul Lê Cừ về thăm Việt Nam, mang theo cho anh em một số sách Tin học mới và một số tiền. Nhờ đó, chúng tôi trang bị thêm cho pḥng máy 1 At 486, 1 LQ 1170, tăng RAM cho một số máy, một số linh kiện, vàlắp mạng cho 5 máy tại La San Đức Minh.

IV. LẦN ĐẦU TƯ CUỐI CÙNG
“… Lạy Chúa, con như người thợ dệt
đang măi dệt đời ḿnh,
Bỗng tay nhiên bị tay Chúa
Cắt đứt ngang hàng chỉ…” (Is 38 10-14)

Một tháng trước khi liệt giường, mỗi tuần ba lần, Sư huynh Triều nhờ tôi đến hướng dẫn thêm cách sử dụng máy vi tính hầu có thể tự ḿnh lập hồ sơ, thông báo cho các anh em trong Tỉnh Ḍng. Nhưng v́ sức khỏe kém dần, nên các buổi học chỉ kéo dài được 3 tuần. Mặc dầu nằm liệt giường, Sư huynh Triều vẫn nhớ mầm non đang lớn tại Nha Trang. Sư huynh Triều đă đầu tư cho Nha Trang 01 máy AT 386, cho Cộng đoàn Đức Minh một máy LQ 1070, đồng thời chuyển về Nha Trang máy LQ 500 mà Sư huynh Lê Cừ đă mang từ Pháp về và 01 máy XT màu.

V. HOẠT ĐỘNG CỦA NHÓM TIN HỌC LA SAN.
a) Trên b́nh diện Tỉnh Ḍng
Trong những năm vừa qua, nhờ máy vi tính, Tỉnh Ḍng đă có thể phổ biến cho anh em một số tài liệu của Ḍng. Những công việc anh em đă thực hiện được có thể liệt kê như sau :
- Sách kinh Phụng Vụ riêng của Ḍng. Đây là quyển sách đầu tiên thực hiện trên máy vi tính bằng chương tŕnh VNI, in trên giấy Stencils, được xuất bản vào hè năm 1990.
- Xử lư bầu Giám Tỉnh bằng Fox Pro kỳ Tỉnh công hội 7.
- Lần lượt các tài liệu của Ḍng cũng được xuất bản sau khi đă dịch ra Việt ngữ như : Cùng chung và liên kết, Gia đ́nh La San, Đời sống Cộng đoàn, sự biến đổi…
- Vào cuối năm 1992, quyển Luật Ḍng được in ra dưới dạng song ngữ (Pháp – Việt), sắp xếp bằng Nhu liệu VENTURA PUBLISHER.
- Công việc thường xuyên là giúp văn pḥng Giám Tỉnh thực hiện những thông báo gửi cho anh em trong Tỉnh Ḍng hay gửi đi nơi khác.
Dự tính tương lai :
- Quản lư Tỉnh Ḍng bằng máy vi tính.
- Phổ biến truyện tranh, phim hoạt họa về Giáo lư, Thánh Gioan La San.
- Làm một lư lịch nhỏ cho mỗi anh em trong Tỉnh Ḍng có kèm theo h́nh ảnh.
- Trong tinh thần “Uống nước nhớ nguồn” anh em cũng chuẩn bị viết tiểu sử các Sư huynh đă qua đời để thế hệ sau nhớ ghi công và học đ̣i gương sáng của những bậc đàn anh .

b) đến với người trẻ nhất là người nghèo.
Nhóm tin học đă tổ chức những khóa hướng dẫn cho các bạn trẻ từ năm 1990. Tuy nhiên, từ năm 1990 đến năm 1992, các lớp tin học được tổ chức âm thầm dưới dạng dạy kèm v́ không được phép mở lớp công khai. Mặc dầu các lớp tin học được tổ chức dưới dạng dạy kèm nhưng học sinh đến với chúng ta khá đông, thành ra không thể tránh sự thăm hỏi của nhà nước.

c) cộng tác với Giáo hội
Sau khóa học vi tính đặc biệt dành cho các tu sĩ nam nữ vào mùa hè 1991, tu sĩ các ḍng thấy được phần nào lợi ích của máy vi tính trong công việc tông đồ. V́ vậy kể từ đó, linh mục và tu sĩ các Ḍng bắt đầu đi vào lănh vực vi tính. Có thể kể ra một số Ḍng đến với tin học La San từ Bắc xuống Nam :
- Giáo phận Vinh, Huế, Đà Lạt, Nha Trang, Long Xuyên, Saigon.
- Các Ḍng MTG Qui Nhơn, ḍng Nữ Vương Ḥa B́nh BMT, Ḍng MTG Thủ Thiêm, Ḍng MTG Chợ Quán, Ḍng Nữ Tử Bác Ái, Ḍng Thánh Phaolô (Câm điếc), …

d) Chương tŕnh đào tạo
Khi lên chương tŕnh đào tạo cho các bạn trẻ về tin học, các anh em cùng nhắm chung về những hướng sau :
D1 – t́m một môi trường để anh em có cơ hội làm việc chung với nhau theo ư tưởng La San.
D2 – giúp các bạn trẻ theo kịp đà tiến của thế giới qua ngành tin học.
D3 – trang bị cho giơi trẻ một hành trang trước khi bước chân vào đời.

Để thực hiện đường hướng trên, anh em theo mô h́nh của Trung tâm CAAL (Nouvelle Calédonie) để đào tạo một nhân viên thư kư văn pḥng phù hợp với quan niệm và nhu cầu của Việt Nam như sau : Để được CẤP CHỨNG CHỈ TỐT NGHIỆP TIN HỌC VĂN PH̉NG, các học viên phải học qua những lớp :
- Lớp căn bản gồm : MS-DOS, Sidekick, Norton, PCTOOLS. Thời gian học gồm 60 giờ lư thuyết và thực tập.
- Lớp xử lư văn bản: MS-WORD, hay WORDPERFECT có đánh dấu tiếng Việt. Thời gian học gồm 60 giờ lư thuyết và thực tập.
- Đánh máy chữ. Trong thời gian học 3 khóa trên, học viên tự học đánh máy trên vi tính sao cho đạt được tối thiểu 20 từ/ phút.
Ngoài những lớp căn bản bắt buộc kể trên, thỉnh thoảng có mở vài lớp chuyên nghiệp như VENTURA, WINDOWS, hay Fox nâng cao…

Sau đây là những lớp đă khai giảng từ tháng 8/92 đến tháng 9/93.
MS-DOS : 9 lớp - WORDPERFECT : 5 lớp
Quattro PRO : 2 lớp - VENTRUA : 1 lớp
Windows : 1 lớp - FOX PRO căn bản : 2 lớp
Mỗi lớp trung b́nh khoảng từ 20 đến 30 học viên. Tổng số học viên trong năm vừa qua là 289 học viên.

e) giới thiệu việc làm
Mục đích cuối cùng của học viên là làm sao t́m được việc làm phù hợp với khả năng sau khi tốt nghiệp. Trong chiều hướng đó, anh em cũng liên lạc với một số cơ quan để giới thiệu việc làm cho các học viên ra trường. Số học viên ra trường t́m được việc làm phù hợp hiện nay c̣n thật khiêm tốn: 15 em. Ngoại trừ các linh mục, tu sĩ th́… có việc làm ngay tại nơi hoạt động.

GIAI ĐOẠN II

Trong chiều hướng t́m cho ḿnh một hướng di mới thích nghi với nhu cầu người trẻ và thời đại. Song song với các lớp Vi tính, một lớp dạy nghề miễn phí cho học sinh nghèo ra đời vào năm 1989 gồm có: sưa chữa máy nổ, tiện và nguội. Hai lớy nầy do hai SH cựu giáo viên Trường Kỹ Thuật la San Đà Lạt đảm trác. Lớp sửa chữa máy nổ do Frère Trần văn Ba và lớp tiện do SH Nguyễn Đề Nghị giảng dạy. Bước đầu thật gian nan. Đây là hai SH có công rất lớn “khai phá” cho tương lai của Trung tâm Dạy Nghề Dân Lâp Đức Minh. SH. Ba vừa mới từ Đà Lạt về tăng cường cho Cộng đoàn La San Đức Minh. Sau gần 15 năm phục vụ tại Toà Giám Mục Đa Lạt. Người có công nhất phải kể là SH Nghị. Lúc đó, SH đang ở Tân cang. Nhưng mỗi tuần SH chịu khó đi xe đạp (hay gởi xe đ̣!) xuống Đức Minh để dạy 3 ngày rồi về lại Tân cang. Tuy nhiên các lớp dạy nghề Vi tính và sửa chữa máy nổ chỉ tồn tại được 2 năm.

Vào hè 92, các lớp phải tạm ngưng hoạt động để làm thủ tục xin giấy phép mở lớp tin học và cơ khí (Sửa chữa honda). Mọi thủ tục giấy tờ hoàn chỉnh vào tháng 8/92, và lấy tên là “Cơ sở Dạy Nghề Đức Minh”. Kể từ đó, các lớp tin học được công khai thâu nhận học sinh. Thực ra cơ sở không độc lập, nhưng được ghép vào một cơ sở khác của nhà nước có tên là TRUNG TÂM DẠY NGHỀ QUẬN 3. Hàng tháng, cơ sở Đức Minh phải nộp báo cáo danh sách học sinh và đóng lệ phí là 5% trên doanh thu. Ngoài ra, cơ sở không phải đóng một lệ phí nào khác.

Mở rộng ṿng tay
Vào tháng 8/93 Trung tâm dạy nghề quận 3 có mở thêm một Trung Tâm dạy nghề Nhân đạo tại Giáo xứ Vườn xoài Q.3, được anh em nhân dân Triều Tiên hỗ trợ. Ban Giám đốc mời nhóm Giảng viên Đức Minh phụ trách bộ môn tin học. Tuy công việc cũng nhiều nhưng các Sư huynh Giảng viên cũng cố gắng nhận lời với mục đích :
- đào tạo trong tương lai một nhóm Giảng viên tin học La San.
- tạo công ăn việc làm cho một số học viên tốt nghiệp.
Những lớp tin học đầu tiên khai giảng vào ngày 6/9/93 gồm các lớp 1 lớp Dos và 2 lớp Wordperfect
Tổng số gồm 53 học sinh.

Đến tháng 6/1994, Cơ Sở Dạy Nghề Đức Minh mở thêm Ban Mộc Gia dụng và Điêu khắc. Học phí cho các học viên nói chung rất hạ, chỉ bằng 2/3 giá nơi các trung tâm khác. Những em v́ hoàn cảnh khó khăn được giảm hoặc miễn phí. Một số khá đông học viên đến với Cơ sở Đức Minh trong 14 năm qua thuộc nhiều thành phần trong xă hội và từ nhiều tỉnh thành khác nhau, đặc biệt các em đường phố do các câu lạc bộ, mái ấm gởi. đến.

GIAI ĐOẠN III

Cở sở Dạy Ngjhề Đức Minh êm đầm hoạt động trong môt thời gian khá dài từ. Đến tháng 10/2003, Giám Đốc Trung Tâm Dạy Nghề Quận 3 không kư hợp động hợp tác với Cơ sở Dạy Nghề Đức Minh nữa và đề nghị Đức Minh tách ra và xin thành lập Trung tây Dạy nghề tư nhân, như vậy mới có cơ hội phát triển. Nghe lời khuyên của vị đàn anh, hồ sơ xin thành lập Trung Tâm Dạy Nghề được bắt đầu triển khai và đến ngày 12 tháng 4 năm 2005, giấp phép đă được cấp. Từ nay, tất cả những học viên theo học tại Trung tâm Dạy Nghề Dân Lập Đức Minh, nếu đủ tiêu chuẩn, sẽ được cấp giấy chứng chỉ tốt nghiệp.

HƯỚNG ĐẾN TƯƠNG LAI
Trung Tâm Dạy Nghề Dân lập Đức Minh nghiên cứu những môn học mới cho các môn học sẵn có và các nghề mới như may gia đ́nh và công nghiệp, điện gia dụng và công nghiệp,

CHỈ LÀ VỀ LẠI CỘI NGUỒN
Đọc lại các bộ sách sử của Ḍng, chúng ta t́m được tài liệu sau:
“Một trường dành cho câm điếc do linh mục Azémar sáng lập ở Lái Thiêu được giao lại cho các SH duy tŕ điều khiển. Sau khi được dời vè Tân Dịnh tháng 8 năm 1902, trường chỉ nhận khoảng một chục em khuyết tật. SH. Giám Tỉnh đă đề nghị tổ chức thêm một lớp dạy nghề tại đó. …”
Và ở một nơi khác:
“…Không bao lâu trước khi các SH. Trở lại Việt-Nam, một linh mục truyền giáo đă mở một trường dành cho các em câm điếc. Các vị thừa sai liền giao trường nầy cho các SH., để được dời về Tân Định, và các SH. Đă mở thêm bên cạnh một lớp dạy nghề. Cả hai trường hợp thành một khối và lấy tên là Trường Saint Michel” (F. Alban, Histoire de l’Institut des Frères des Ecoles Chrétiennes, Editions Générales FSC, 1970, trg. 189).

Như vậy th́ trước Trường Saint Louis de Gonzague (sau nầy đổi tên là La San Đức Minh), vào đầu thế kỷ nầy, các SH. Đă có mặt tại địa hạt Tân Định với một trường dạy nghề dành cho người câm điếc có tên là Trường Saint Michel. Qua bức thư của SH. Giám Tỉnh Ivrach-Louis, chúng ta có được vài mô tả ngồi trường xa xưa nầy như sau: “Chính sau những yêu cầu liên lỉ của đích thân linh mục Verney mà Đức Cha đă trao cho chúng tôi quyền điều khiển công tŕnh dành cho các em câm điếc. Trường Saint Michel ở Tân Định sẽ là một trường chuyên dạy nghề. Cùng với việc dạy dỗ và giáo dục các em theo khả năng tiếp thu, chúng tôi sẽ cố gắng dạy cho chúng vài ngành nghề, giúp chúngsinh sống đàng hoàng khi rời trường…(ngày 7/4/1902).”

Trung Tâm Dạy Nghề Dân Lập Đức Minh ngày nay cũng tiếp nhận các thanh niên nghèo, có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống, các trẻ em đường phố, để giúp các em có một nghề trong tay hầu nuôi sống bản thân và gia đ́nh và hoà nhập xă hội kèm theo hành trang vào đời cơ bản là lương tâm nghề nghiệp, một con người có đủ nhân cách trong lối sống và phục vụ. Như vậy, Trung Tâm dạy Nghề Dân Lập Đức Minh chính là hiện thân của Trường Saint Michel lúc khởi đầu, cùng nhằêm về một hướng : phục vụ giáo dục người trẻ và người có hoàn cảnh khó khăn qua công tác dạy nghề.

MỤC TIÊU
Mục đích yêu cầu:
1- Một môi trường luôn luôn đổi mới, để đáp ứng nhu cầu của thời đại;
2- Một môi trường luôn luôn dành ưu tiên cho chất lượng đào tạo, thích ứng với tầm của mỗi học viên;
3- Một môi trường đào tạo song song cho học viên có một tay nghề vững chắc và một lương tâm nghề nghiệp;
4- Một môi trường b́nh đẳng, không phân biệt giai cấp xă hội hay tôn giáo;
5- Một môi trường rộng mở, sẵn sàng đón tiếp các bạn trẻ và người lớn gặp khó khăn để hoà nhập xă hội.

KẾT

Hạt cải đă được t́nh cờ gieo vào ḷng đất.
Hạt cải đă nẩy mầm và bắt đầu lớn lên
Mong sao cho hạt cải ngày càng lớn mạnh
Hầu có thể phục vụ Giáo hội
Phục vụ Tỉnh Ḍng, Phục vụ các bạn trẻ
Phục vụ kẻ nghèo…

Nguyễn văn Tân, fsc