Sơ Kết Vài Thực Hiện Tông Đồ Giáo Dục & Xă Hội tại Việt Nam sau năm 1975

1) Quyết theo gương Đấng Lập Ḍng Gioan La San

Tất cả khởi sự vào một sáng thứ ba năm 1679. Một ngựi đàn ông và một cậu bé đến gặp Gioan La-san tại nhà Ḍng các D́ Chúa Hài đồng. Đó là ông Nyel, ngài muốn đến thành Reims mở trường học miễn phí cho các em trai nghèo. Từng bước một Gioan La-san đă đáp trả lời mời gọi dấn thân của Thiên Chúa. Ngài từ bỏ chức kinh sĩ, nhừơng lại cho linh mục Faubert là một cha chánh xứ nghèo, không tiếng tăm. Tiếp theo, ngài phân phát hết tài sản của ḿnh cho người nghèo vào mùa đông 1683-1684 đế sống với và cho người nghèo. Từ nay, ngài đă hoàn toàn thuộc về nhóm ngựi chấp nhận sự nghèo khó của ḿnh để phục vụ tốt hơn và truyền ban sứ điệp của Thiên Chúa.Theo lời khuyên của vị linh hướng Barré : “Cha phải cho họ ở trong nhà ḿnh và sống trong cùng ḥan cảnh xă hội như họ.” Thế là vào ngày 24 tháng 6 năm 1682, Gioan La-san rời bỏ khách sạn của gia đ́nh và tất cả bao kỷ niệm thân thương để theo các thầy giáo đầu tiên đến ở trong một ngôi nhà thuê nghèo nàn, ở phía Tây thành Reims. Ngày ấy chính là ngày bắt đầu một cuộc phiêu lưu của Gioan La-san, một ngựi kinh sĩ trẻ , giàu tiền bạc và giàu kiến thức. Con đường từ bỏ thật cam go nhưng Gioan Lasan vẫn trung thành đáp trả đến giây phút cuối cùng. “Con thờ lạy trong mọi sự Thánh ư Chúa đối với tôi.”
Nhiều thử thách dồn dập đến với Gioan La-san : các thầy dạy viết quăng bàn ghế ra đườøng, bị thua kiện ở toà án, bị kết án là dụ dỗ kẻ vị thành niên, vài môn đệ chối bỏ ngài, v́ nghĩ rằng sự hiện diện của ngài lôi kéo sự không may cho nhà ḍng ở Marseille cũng như ở Paris, được các SH tiếp đón lạnh lùng khi trở về Mende Những sự chống đối như thế cuối cùng làm Gioan Lasan ngă gục, làm cho ngài bắt đầu ngờ vực chính ḿnh và công việc của ḿnh. Ngài chịu thua cơn cám dỗ nơi sa mạc.

Sau những chấn động dữ dội đó, Gioan Lasan cần nghỉ ngơi. Ngườøi bạn của ngài đưa ngài lên ngọn đồi Parménie. Trên ngọn đồi cao 738 mét nầy, Gioan La-san đă lưu lại giữa chốn rừng sâu qua bao nhiêu lần thay đổi sắc lá ? Được bổ khỏe v́ hít không khí trong lành, được b́nh tâm nhờ sự yên tĩnh chung quanh, và nầy đây trước ngă ba đường, Thiên Chúa đă đặt trên con đựng ngài đi, một con ngựi soi sáng cho ngài và đẩy ngài tiến lên. D́ Louise. Ngài tuyên bố : “tôi muốn vâng lời các sư huynh, họ ra lệnh cho tôi trở về Paris.” Và ngài lại lên đường trở về Paris.

2) Nh́n thực tại bối cảnh xă hội Việt Nam

Nếu Gioan Lasan đến Việt Nam ngày hôm nay, Ngài sẽ thấy ǵ ? Việt Nam tiến bộ rất nhiều. Nhiều vùng quê được điện hoá. Cây cầu công tŕnh của thế kỷ Mỹ Thuận được đưa vào hoạt động . Nhiều nhà chọc trời mọc lên. Nhưng c̣n đó, những căn nhà lụp xụp, những con người không có đủ ăn ngày sống dưới mức nghèo khó, những trẻ em phải làm lụng kiếm sống, những trẻ em chưa bao giờ được đặt chân đến trường, những trẻ em bị tước đoạt những quyền mà đáng lư các em phải được hưởng.

Trong những năm gần đây, v́ không thể sống được nơi quê nhà, người dân ở các làng xa đổ dồn về các thành phố lớn, với hy vọng t́m được cái ăn. Nhiều người đem cả gia đ́nh con cái ĺa bỏ quê cha đất tổ của ḿnh. Đối với những người nhập cư , đây là nơi họ tưởng có thể bám vào để sống qua ngày.

Nhưng... Số đông những người nhập cư th́ không có nghề nghiệp vững chắc, họ chỉ tập trung vào những công việc mua bán nhỏ, bán vé số, bán đồ lưu niệm, lượm ve chai, bán hàng rong, giác hơi, ăn xin , đánh giày; các em nhỏ th́ cũng làm các nghề tương tự, nhưng cũng không loại trừ việc ăn cắp, đánh bài khi có cơ hội.
Cha mẹ bận lo đi kiếm tiền, đâu c̣n thời gian để nghĩ đến việc học của con cái ḿnh; đâu c̣n thời gian nghĩ đến việc giáo dục con cái. Đôi khi có nghĩ đến , nhưng không có phương tiện hoặc nhu cầu cuộc sống là trên hết. Con đường dẫn đến nghiện ngập, mại dâm, chỉ có một bước.Theo thống kê chính thức do nhà nước công bố th́ đến nay có khoảng 7,7 % trẻ em từ 5 tuổi trở lên chưa bao giờ bước chân đến trường, tức khoảng 6,8 triệu. Trong số nầy có khoảng 5 triệu 3 người hoàn toàn không biết chữ. Cũng trong số nầy có khoảng 2 triệu trẻ em từ 5 tuổi đến 9 tưổi chưa biết i tờ.

Đế đáp ứng lời kêu gọi thực hiện dấn thân trong việc phục vụ người nghèo của Bề trên Cựu Tổâng Quyền John Johnston qua các Thư mục vụ, của Tổng Công hội 43, và đặc biệt của Tỉnh Công hội 9 , anh em trong các cộng đoàn tùy theo hoàn cảnh địa phương đă đem hết nhiệt tâm sống lời khấn thứ tư của ḿnh theo tinh thần của Tổng công hội 43 coi việc “liên kết phục vụ công cuộc giáo dục người nghèo như lời đáp trả La-san cho những thách đố của thế kỷ 21”.

3) Học viện phục vụ người nghèo

Đáp lại lời kêu gọi Cha Nguyễn Đức Mười, chánh sở họ Đạo Kênh Ba thuộc Giáo Phận Cần Thơ, hè 1997-1998, 1998-1999 và 1999-2000 các Sư Huynh Học viện La San xuống Cà Mau giúp mục vụ cho họ đạo Kênh, các họ đạo lân cận. Riêng hè năm 1999-2000 cùng đi với các Sư Huynh, có thêm 2 bạn sinh viên, là học tṛ giáo lư của các Sư Huynh học viện. Họ đạo Kênh Ba cách Cà Mau khoảnh 3 giờ đường đ̣. Tới đó các Sư Huynh chia thành từng nhóm nhỏ, mỗi nhóm chừng 2-3 người để đi đến từng họ đạo như là Họ Đạo Cái Cấm, Họ Đạo Kênh Nước Lên, Họ Đạo Ḥa Thành, Họ Đạo Ao Kho....Tới đó các Sư Huynh giúp các em ôn tập văn hóa: củng cố kiến thức cũ, giúp làm thêm một số bài tập nâng cao để chuẩn bị vào năm học mới học tốt hơn. Ngoài ra c̣n dạy giáo lư cho các em nhỏ, giúp sư phạm giáo lư, và các kỹ năng sinh hoạt cho các Giáo lư Viên, dạy giáo lư hôn nhân cho các bạn trẻ chuẩn bị lập gia đ́nh, giúp tĩnh tâm cho các gia trưỡng, giúp linh hoạt các thánh lễ ngày Chủ Nhật.Qua ba kỳ hè làm việc, tại Cà Mau các Sư Huynh Học Viện để lại nhiều ấn tượng tốt cho các Cha, người dân và các bạn trẻ tại đó. Người ta muốn các Sư Huynh hiện diện nhiều hơn nữa.

4) Xóm Huế

Trường Xóm Huế là một trong những công tŕnh phục vụ cho người nghèo được thực hiện tương đối sớm, vào năm 1992. Lúc đầu chỉ là một căn nhà lá lụp xụp. Qua nhiều năm tháng, nhờ sự hổ trợ của ân nhân, cách riêng, nhóm “LaSan-net” ở Mỹ, một ngôi trường khang trang được xây lên, cũng có pḥng đọc sách, cũng có những buổi lễ tổng kết , cũng có những cuộc du ngoạn vui chơi, tạo cơ hội cho các em khám phá ra những cảnh đẹp quê hương và sống tinh thần đồng đội.Một nhà nguyện nho nhỏ xinh xinh vừa mới mọc lên bên cạnh ngôi trường nầy, thay thế cho nguyện đường nhà tranh vách lá trước kia, như một bông hoa tô điểm cho bức tranh đồng quê mộc mạc thêm xinh tươi. Sự hiện diện của nhà nguyện nhỏ bé nầy là bằng chứng của bao khó nhọc, cố gắng, hy sinh, kiên tŕ, thành công của những người quyết tâm rao giảng Tin Mừng cho những người nghèo khó.

5) Cứu trợ Lũ lụt

Trong mùa lũ lụt tràn ngập miền nam Việt Nam, anh em La-san cũng không thể làm ngơ trước sự khổ đau của đồng bào ruột thịt. Ngoài những đóng góp cho Ṭa Giám mục, cho cơ quan, cho Phường khóm, anh em cũng 3 lần đi xuống tận nơi để chia sẻ nỗi khổ của người dân qua công tác chẩn bệnh và phát thuốc miễn phí.

6) Hậu lụt

Trong niềm tin và ước vọng “Đem niềm vui đến cho muôn ngựi.” Anh em La-san VN phối hợp với các bạn trẻ bên Mỹ và các anh em La-san Cộng đoàn San Jose, đi một ṿng miền Nam trong tuần bát nhật Giáng sinh năm 2000 để thăm đồng bào sau cơn lũ vừa qua. Năm địa điểm đi qua là : Đồng Tháp (2 nơi), An Giang, Mỹ Tho và Long An. Phái đoàn cũng có tặng một ít quà cho những gia đ́nh được đánh giá là nghèo nhất trong khu vực ḿnh sống Mục đích của chuyến thăm viếng nầy là giúp đồng bào “làm lại cuộc đời” sau những mất mát mùa lũ : mua xuồng, mua thóc giống, làm lại mái nhà, mua heo, mua gà, vịt. Mỗi ngày đi học, các em được một phần quà nho nhỏ: khi th́ quả táo, khi th́ quả cam, khi th́ ly sữa, quả chuối, viên kẹo. Ngoài ra, các em cũng được tham gia những ngày trại, du ngoạn Vũng tàu, Suối tiên, để mở mang kiến thức.

Các Sư Huynh La San đóng vai tṛ cố vấn cho các lớp T́nh Thương nầy. Hàng tháng , các giáo viên đến cộng đoàn các SH để lượng giá công việc tháng qua và hoạch định chương tŕnh cho tháng tới. Một câu chuyện giáo dục lúc nào cũng được dùng để chấm dứt buổi họp, từ từ nhẹ nhàng hứơng các cô quen dần đường lối giáo dục La-san. Ngoài ra các bạn hữu, cựu học sinh La-san ở Úc & Mỹ cũng có hổ trợ một số học bổng cho các em. Các bạn trẻ Sinh viên Đức Minh thường xuyên đến sinh hoạt vui chơi với các em nhất là trong các ngày lễ lớn.

7 ) Nồi cháo không bao giờ cạn

Các Soeurs Nữ tử bác ái ngưng làm việc trong bệnh viện Hùng Vương, bây giờ là Phạm ngọc Thạch, từ năm 1975 đến năm 1978. Tất cả khởi sự vào ngày lễ Mẹ lên trời 15 tháng 8 năm 1978. Động ḷng trắc ẩn trước những bệnh nhân nghèo vô gia cư, không ai thăm nuôi chăm sóc ở trại cấp cứu, các Soeurs lên Ban Đại diện Công tác Xă hội xin phép nấu một soong cháo đủ cho độ 5 người ăn, để giúp đỡ những bệnh nhân nầy. Nồi cháo gồm có 300gr thịt, khoai tây, cà-rốt do Ban Công tác xă hội cung cấp. Mỗi bệnh nhân được một tô. Kết quả thật khả quan. Bệnh nhân thấy hồi sức và lại lên cân mà người nghèo cũng tăng thêm. V́ thế nồi súp nở ra, từ 1 lít đến 5 lít. V́ nhà bếp cũng gặp khó khăn, nên các Soeurs đành phải bỏ tiền túi ra để mua các thứ cho nồi cháo vẫn có chất lượng.

Nhu cầu ngày càng nhiều: ban đầu chỉ cho bệnh nhân nghèo khu cấp cứu, các em nhi đồng, sau lan dần đến các trại khác cho các bệnh nhân nặng. Mỗi ngày, từ lúc 7g00 sáng, các chị hộ lư xuống nhận cháo cho trại của ḿnh. Đến nay, mỗi ngày nồi cháo phục vụ cho khoảng từ 100 đến 120 người. Giờ đây, nồi cháo được nhân lên nhiều nơi trong các bệnh viện, kể cả những bệnh viện không có các Sơ. Anh em Lasan và các anh em gia đ́nh Lasan bên Mỹ đóng góp phần nào để duy tŕ cũng như tăng chất lượng cho nồi cháo nầy.

8) Lớp T́nh Thương P. TÂN HƯNG Q.7

Phường Tân Hưng Quận 7 có rất nhiều người dân tạm trú. Đó là những người từ phường xa kéo nhau về Sai-g̣n lập nghiệp, tưởng rằng sẽ dễ dàng kiếm được cái ăn. Thế nhưng sự việc lại không như họ tưởng. Không nghề, không vốn, vợ chồng phải đi làm việc cực nhọc, con cái th́ lang thang ngoài đường bán vé số, đánh giày, bán đủ thứ lặt vặt để phụ giúp kinh tế gia đ́nh. Việc học nói chung và giáo dục nhân bản nói riêng, dĩ nhiên là để qua một bên. Vă lại, không có hộ khẩu thành phố th́ không thể vào trường công học được. Vào trường bán công hay dân lập th́ không có tiền. Đành vậy, chịu dốt. Theo báo cáo của Phường cho biết, có khoảng 300 em trong Phường ở trong t́nh trạng nầy.

Nhận thấy nhu cầu cấp bách nơi đây, anh em Lasan với sự ủng hộ hết ḿnh của anh em San Jose , đă vận động xin Phường Tân Hưng Quận 7 cho phép mở Lớp T́nh Thương . Được sự đồng ư của Phường, lớp T́nh Thương khai giảng vào ngày 01 tháng tám năm 2000. Chỉ một tuần sau, lớp phải chia ra làm hai v́ sĩ số đă lên hơn 40 em. Sau 3 tháng hoạt động, lớp đă được ổn định. Hiện nay học sinh được chia ra làm 4 lớp: ba lớp một và bốn lớp hai. Học sinh vừa thi xong học kỳ một, kết quả thật khả quan.Để giúp các em sống tinh thần đồng đội và giữ kỹ luật,ø được hưởng những điều mà các đáng lư phải được hưởng, trung b́nh 2 tháng một lần, các em được sinh hoạt cộng đồng do các bạn sinh viên tổ chức như ngày Tế Nhi đồng, cũng có bánh Trung thu , cũng có múa lân, phát quà; ngày lễ Thầy cô 20/11 các em được đi tham quan Du lịch Đầm sen một ngày, Noel th́ có đi dạo Sở thú và nhận quà; Tết Tân Tỵ cũng có sinh hoạt tập thể, cũng có bao ĺ x́ và mỗi em được một bộ quần áo mới.

9 ) Công tác mới

a) Cơm xă hội
Bắt đầu từ ngày 19, tháng 2, nhờ ḷng hảo tâm của quí ân nhân, các em lang thang theo học nghề mộc và điêu khắc được bồi dưỡng một bữa cơm trưa. Các thầy phụ trách cũng không quên lợi dụng dịp nầy để nhắc nhỡ các em sống có tinh thầân phục vụ, thanh lịch trong cách ăn uống, và nhớ ơn đến những ngựi làm ơn cho các em để có thể duy tŕ lớp học nầy. Đây là một phương tiện, một cơ may đưa đến cho các em, với hy vọng các em t́m được chỗ đứng của ḿnh trong xă hội.
Ngoài ra F. Hoàng cũng tham gia công tác phục vụ các em khuyết tật: khiếm thị, bại liệt, bệnh tâm thần. Ngoài những giờ hướng dẫn về tâm lư lứa tuổi, c̣n có thêm giờ chia sẻ Phúc âm và thăm hỏi động viên hằng tuần.

b) Quỹ tín dụng
Để nâng đỡ và tạo cơ hội cho một vài gia đ́nh khó khăn t́m ra lối thoát, một quỹ tín dụng ra đời vào đầu tháng 3 năm 2001 . Một trong những điều kiện được nêu lên là phụ huynh phải bớt công ăn việc làm của con em, để chúng có thể đi đến lớp được.

10 ) Đồng Sự Viên La-san

Như Tổng công hội 43 đă nói : “Việc phục vụ người nghèo cũng bao gồm cả những đối tác La-san”. Trong thực tế, việc thực hiện những công tác tông đồ , huấn giáo, nghề nghiệp, không thể thiếu những người hợp tác. Họ góp phần một cách hết sức tích cực để làm cho sứ mạng La-san được thực thi. Họ chia sẻ công tác một cách xác tín và như những ngựi có trách nhiệm. Có những người luôn sẵn sàng tham gia công tác, cống hiến thời giờ không suy tính cho những công tác phục vụ cho người nghèo. Những thành phần tham gia lănh vực công tác cho người nghèo gồm có: Các chị em Nữ tử bác ái, các chị Ḍng MTG TT, các chị Ḍng MTG CQ, các Sơ Ḍng MTG CM, các chị Tu Hội Dâng Truyền, các cựu học sinh LS ở Việt Nam, các cựu học sinh LS ở Úc các bạn trẻ và các SH ở San Jose các bạn TSC Đức Minh các SH và bạn hữu bên Pháp các bạn hữu bên Mỹ - các người hàng xóm Đức Minh và mới đây có các bạn Ḍng Ba Đa Minh.

11) Vài gương mặt tiêu biểu

Dường như mỗi học sinh đến với lớp T́nh thương đều có một lịch sử khác nhau, một hoàn cảnh khác nhau. Và chúng thật khác nhau. Có những đức tính khác nhau, nhưng cũng có những tật xấu khác nhau. Quen sống ngoài đường, chúng có những cách cư xử rất là “tự nhiên” mà đôi làm chúng chúng ta bực ḿnh.Trong những tuần lễ đầu, cô giáo thật chật vật với chúng, nhắc nhở luôn miệng nào là im lặng, nào là phải lễ phép, nào là trả lời phải dạ thưa v.v. Nhưng sau vài tháng đến lớp, có chiều tấn tới, biết chào hỏi dạ thưa, biết chăm chỉ học hành. Đây là 3 học sinh tiêu biểu, nổi danh là “siêu quậy” trong lớp, bây giờ là những học sinh ngoan, có lănh thưởng.

12) Dự án tương lai : “Sống giữa ngựi nghèo”

Như Gioan La-san muốn trở nên nghèo để sống với và cho người nghèo, anh em cũng muốn lối sống của ḿnh càng ngày càng gần với lối sống của những ngựi có điều kiện sống trung b́nh, chia sẻ lối sống của họ qua sự hiện diện thường xuyên của ḿnh. Công việc nầy đang từ từ thành h́nh. Hy vọng sẽ mở lớp được trong kỳ hè sắp tơi.

Grêgôriô, fsc