“Christmas Gift” công ty gởi tặng qua anh “colonel” Đại cho Nhà La San Việt Nam tối 24/12/1990 quả thật quá nặng nề! Tôi ngồi lặng người hồi lâu, hồi tưởng lại lần đầu tiên nghe Huynh Phong vui mừng hớn hở báo tin vui qua điện thoại, nghe Huynh Roger sung sướng bảo đảm “Chúa vẫn c̣n làm phép lạ!”... Tôi nhớ là đă viết tấm card cám ơn anh Quyền với hàng chữ: “Chắc anh Quyền c̣n nhớ phim ‘On m’appelle la Providence?’ Tạ ơn Chúa v́ ‘la Providence’ ngày nay là anh Quyền! - Cám ơn nhiều lắm!”

Tôi không dám nói cho các Huynh Đệ biết trong ngày lễ “B́nh An Dưới Thế Cho Người Chúa Thương”, mà đợi cho đến sau ngày La San Hội Ngộ Kỳ 3. Tôi đă nghiền ngẫm hơn 3 ngày qua nên phản ứng bộc phát của Huynh Đệ khi nghe tin “thật quan trọng” này không làm tôi ngạc nhiên, nhưng tôi cố trầm tỉnh mời Huynh Đệ b́nh tâm trực diện với sự việc không ai có thể ngờ trước được, trực diện với một thực tại phủ phàng như vậy, để t́m phương thức giải quyết.

Ư kiến đầu tiên mà cũng là phản ứng “đương nhiên” của sự việc là bán căn nhà này rồi tạm thời thuê mướn một căn nhà rẻ hơn. Tôi nói ngay: “Bán th́ bán, nhưng có hai vấn đề:
1. Giá nhà bây giờ đang xuống so với giá ban đầu là 450 ngàn đô;
2. Trả lại ngay lập tức cho AFVN 40 ngàn đô v́ đó là một tài sản rất lớn và rất quan trọng của tỉnh ḍng Mẹ Saigon trong thời buổi khó khăn hiện nay tại Việt Nam.”
Huynh Phong nghĩ đến việc kiện cáo công ty ra pháp luật về “tội lừa gạt”. Tôi suy nghĩ rằng “lường gạt” quả thật là lường gạt trắng trợn, nhưng trước hết phải coi lại giấy tờ hợp lệ và trưng bày đầy đủ vật chứng và nhân chứng. Trong thâm tâm, tôi nghĩ rằng “tại ḿnh quá tin tưởng vào ‘t́nh nghĩa thầy tṛ’, lại ngu dốt về luật pháp và đâu có ngờ được sự mánh mung của trường đời” nên thật t́nh tôi không muốn “vạch áo cho người xem lưng”.

Huynh Phong báo cáo mọi chuyện với Huynh giám tỉnh Mark Murphy, và Hynh giám tỉnh giao quyền giải quyết cho Huynh thủ quỹ David Brennan. Nguyên Huynh David Brennan rất tài giỏi trong việc giao tế, biết dùng người, và đă thành công tốt đẹp trong việc bán/chuyển nhượng hăng rượu của tỉnh ḍng San Francisco cuối năm 1989, hăng rượu Christian Brothers. Huynh David họp toàn bộ cộng đoàn Nhà la San Việt Nam, xem xét giấy tờ về chủ quyền của nhà cửa và thảo luận chi tiết về những thoả thuận giữa “bên cho” và “bên nhận”, v.v... Xem xét cẩn thận giấy tờ, ai nấy ngả ngữa bàng hoàng khi nhận định vài điểm chính:
. địa chỉ nhà ghi trong giấy không phải là 1103 Maxey Ct.;
. người đứng tên chủ quyền không phải là La San Việt Nam [Một trong những dự tính ghi trong bản “Dự Án California” mà Huynh Đệ La-Việt lưu tâm để ư và mong ước: “Sau khi căn nhà được hoàn toàn paid off, Nhà La San Việt Nam San Jose sẽ hoàn trả tiền down cho tỉnh ḍng San Francisco và Baltimore, và căn nhà thuộc chủ quyền của tỉnh ḍng Mẹ La San Saigon”.], cũng không phải là tỉnh ḍng San Francisco;
. “Công ty” đă thiếu tiền mortgage trả cho ngân hàng 3 tháng nghĩa là sớm muộn ǵ ngân hàng cũng sẽ tịch thu căn nhà nếu...;
. v.v...

Huynh David Brennan nhận giải quyết việc nhà cửa bằng cách giao cho luật sư của tỉnh ḍng San Francisco:
1. chuyển sang tên sở hữu căn nhà tại 1103 Maxey Court thành De La Salle Institute;
2. tỉnh ḍng San Francisco nhận bảo lănh mua căn nhà và trả mortgage hàng tháng; tỉnh ḍng San Francisco sẽ gởi bill tiền mortgage+bảo hiểm căn nhà đến cộng đoàn Nhà La San Việt Nam, và Nhà La San Việt Nam chịu trách nhiệm hoàn trả số tiền đó cho tỉnh ḍng San Francisco;
3. Nhà La San Việt Nam chịu trách nhiệm trả tiền luật sư khi công việc hoàn tất;
4. Tỉnh ḍng San Francisco “tha nợ” 20 ngàn tiền down lúc ban đầu.

Món quà “Mùa Giáng Sinh” của tỉnh ḍng San Francisco sao mà êm ái nhẹ nhàng, hiện thực được phần nào câu chúc mừng của các thiên sứ ngân vang măi trong tâm tư ước vọng của loài người: “B́nh An!” Chưa biết tương lai sẽ ra sao, nhưng ít nhất sự quyết định của Huynh David Brennan cũng đem lại sự an tâm cho mọi người trong cộng đoàn.

***

Anh chị em cựu học sinh và thân hữu “phân ưu” cùng các Huynh Đệ La-Việt tại Nhà La San Việt Nam. Anh Bính tâm sự: “Em biết công ty xây dựng này khá nhiều, và cũng biết những ngoắc nghéo của công ty. Khi Frère Roger và Frère Phong được ‘tin vui’, em cũng có mặt tại hiện trường. Em tính nói cho các Frères biết những điều ‘có thể nguy hiểm’ cho các Frères nhưng thấy các Frères quá tin tưởng, lại nữa em cũng nghĩ như các Frères: chẳng lẽ anh em cựu học sinh La San mà ‘chơi’ các thầy tu sao? nên em đành im lặng ước mong sự việc không xảy ra như em nghĩ. Thôi th́ đằng nào cũng đă xảy ra...”

Huynh Tuân cho biết anh Trọng, em ruột của anh Quyền mà cũng là người đứng tên chủ quyền trong giấy tờ hợp lệ, đă tâm sự với Huynh: “Khi anh Quyền bảo em đứng tên chủ quyền, em đă thấy có chuyện ǵ không ổn. Em đă nói với anh Quyền, anh Cúc và công ty: ‘Chơi’ ai th́ chơi chứ đừng chơi La San đó nghen! La San là cả một hệ thống quốc tế lận đó! Em tưởng là các ảnh nghe lời em, đâu ngờ sự việc xảy ra như vậy!”

Mỗi người một câu. Mỗi người một tâm tư suy tưởng... Tựu trung, dù sao th́ “sự việc xảy ra như vậy” cũng đă xảy ra. Vấn đề trước mắt là “chúng ta có thể làm ǵ để tiếp tay với các Frères đây?” Huynh thủ quỹ tỉnh ḍng San Francisco, David Brennan, đă hoàn tất 4 điểm ghi trên. Phần Nhà La San Việt Nam phải thi hành điều thứ ba: “chịu trách nhiệm trả tiền luật sư”. Bill đă cầm trong tay: 15 ngàn đô tiền luật sư! Và c̣n 2 điều khoản không ghi trong biên bản buổi họp:
1. 20 ngàn tiền down của tỉnh ḍng Baltimore và
2. 40 ngàn tiền down của tỉnh ḍng Mẹ Saigon.
Tổng cộng trước mắt là phải thanh toán (15+20+40)=75 ngàn đô. Đó là chưa tính mortgage+bảo hiểm+thuế hằng tháng mà tỉnh ḍng San Francisco sẽ không quên nhắc nhở!

Anh chị em và thân hữu vùng San Jose phần đông “có t́nh nhưng không/chưa đủ khả năng thiết thực”. Vậy tại sao ḿnh không kêu gọi những anh chị em và thân hữu La San cùng khắp nước Mỹ - cũng có thể là tại Canada hoặc tại Pháp hoặc tại Úc, v.v... - tiếp tay? “Của ít ḷng nhiều” cũng quí trọng lắm chứ! Thế là anh chị em đề xướng “xổ số tombola t́nh nghĩa La San” và rất nhiều người t́nh nguyện đi vận động, mời mọc, kêu gọi - ép buộc nếu cần - ủng hộ tham gia.

***

Sự thành công trước mắt không phải là lợi thu hy vọng có được - v́ “mục đích kiếm lợi thu” có thể là con dao hai lưỡi. Mục đích kiếm lợi thu có thể là “con dao hai lưỡi” v́:
. về mặt tích cực mà nói, một số anh chị em và thân hữu có thể thương tâm cho thầy ḍng... quá “dại khờ” mà động ḷng trắc ẩn bóp bụng quyên góp tiếp tay giúp đỡ;
. về mặt tiêu cực mà nói, một số anh chị em và thân hữu có thể nghĩ rằng “đâu phải chỉ có... họ mới gặp trường hợp như vậy? Biết bao nhiêu người đă phải lao đao khốn khổ đến độ... homeless th́ sao?”

Nhưng sự thành công đầu tiên chính là sự khởi đầu cho mối dây liên kết Anh Chị Em và Thân Hữu La San ở hải ngoại ngày càng vừa là “nối ṿng tay lớn” vừa là liên kết thắt chặt hơn. Quả thật, sau vụ “xổ số tombola”, gia đ́nh La San hải ngoại tăng nhân số gấp bội. Gia Đ́nh La San hải ngoại “tăng nhân số” chẳng những về mặt cựu học sinh và thân hữu mà c̣n về mặt Huynh Đệ đồng môn:
1. Huynh Long cùng gia đ́nh tị nạn chính trị tại Sacramento. Sau lớp trung học tại trường các Huynh Đệ La-Mỹ, đă tiếp tục cấp đại học tại SMC. Gia nhập ḍng La San làm thỉnh sinh tại Assumption Hall trong khuôn viên SMC, nhận lănh áo ḍng tại Napa năm 1991 và học năm nhà tập tại Mont La Salle, Napa. Sau năm nhà tập, tiếp tục học tại SMC. Trong năm học viện, Huynh Long được giới thiệu tiếp tay làm việc với Huynh Joseph Hiệp lo cho các em Amerasians tại San Jose. Ư định và ơn Chúa gọi thật nhiệm mầu: Long chuyển hướng và sống đúng ơn gọi mà Long tin rằng Chúa đă dành cho Long, lập gia đ́nh với một em Amerasian.

2. Anh Hoàng Đạt thuộc nhóm giáo lư viên t́nh nguyện trong chương tŕnh giáo lư & Việt ngữ của giáo xứ Việt Nam mà Huynh Phong đảm nhiệm. Anh Đạt rất ưa thích computer và có đầu óc t́m ṭi khai phá những điều “mới nhất” liên quan đến computer. Anh thường đến Nhà La San Việt Nam để cùng với tôi “nghiên cứu” những điều mới lạ. Vài lần anh Đạt ngủ qua đêm tại Nhà La San. Đôi khi tôi “mớm” với anh Đạt về ơn gọi La San, anh chỉ cười trả lời ngắn gọn “Em chưa nghĩ đến!”

Sau vài tháng, tôi đề nghị anh Đạt “đến ở với các Frères vài ngày, hoặc cả tuần lễ nếu em muốn...” Có thể “cá bắt đầu thấy mồi...” Thế là một năm thỉnh sinh... Mặc áo ḍng và trở thành Frère Joseph-Marie Đạt Hoàng... 1 năm nhà tập, 5 năm khấn tạm và cuối cùng trọn đời dấn thân cho tuổi trẻ ngày 28 tháng 6 năm 2000.

3. Anh Joseph Hùng theo gia đ́nh đến Mỹ theo diện H.O. (Cựu quân nhân hoặc công viên chức dưới thời Cộng Hoà và bị đi học tập cải tạo ít nhất 3 năm). Gia đ́nh anh Hùng được định cư tại thành phố Louisville tiểu bang Kentucky. Anh Hùng đă có ư muốn nhập ḍng La San khi c̣n ở Việt Nam, và đă là thỉnh sinh tại La San Taberd. Khi đến Mỹ, anh Hùng ngỏ ư muốn tiếp tục ơn gọi La San. Huynh giám tỉnh Francois Ánh giới thiệu đến Nhà la San Việt Nam tại San Jose. Cùng đi San Jose với anh Hùng, c̣n có hai người em gái ruột cũng muốn theo đuổi ơn gọi Nữ Lasan: Trần Thu Hiền và Trần Thu Hồng.

4. Anh Martin Sơn cùng gia đ́nh đến Mỹ theo diện “đoàn tụ gia đ́nh” và định cư tại thành phố Westminster tiểu bang California. Anh Sơn cũng đă có ư định nhập ḍng La San tại Việt Nam. Qua sự giới thiệu của người bạn từng chung “nhóm giúp lễ” tại giáo xứ Thị Nghè, anh Sơn đă liên lạc và xin Nhà La San Việt Nam đón nhận để tiếp tục ơn gọi La San.

Cả hai anh Hùng và Sơn đến Nhà La San Việt Nam một lúc và được tỉnh ḍng San Francisco nhận làm thỉnh sinh tại cộng đoàn La Salle High School thành phố Berkeley. Hai anh được dịp đi học thêm Anh ngữ tại SMC, mặc áo ḍng và học năm nhà tập tại Mont La Salle, Napa năm 1997. Sau năm nhà tập, Huynh Martin Sơn được điều về cộng đoàn La Salle High School tại Berkeley và tiếp tục học tại SMC; Huynh Hùng được điều về Nhà La San Việt Nam, vừa làm việc vừa đi học tại San Jose State University.

Huynh Martin Sơn ra trường, khấn trọn năm 2003 tại Mont La Salle, Napa, và hiện đang hoạt động tông đồ giáo dục tại North Catholic, Porland. Huynh Hùng được gởi đi làm việc tại Việt Nam, hăng say phục vụ người nghèo trong công tác xă hội. Huynh Hùng khấn trọn năm 2004 tại Việt Nam.

4. Anh Phạm Phú Thọ cùng gia đ́nh đến Mỹ theo diện H.O. và định cư tại San Jose. Chàng thanh niên Thọ cảm phục Huynh Joseph Hiệp hoàn toàn dấn thân chăm lo cho các em Amerasians. Khi Huynh Joseph Hiệp qua đời (xem trang 278), anh Thọ muốn tiếp nối “ḷng nhiệt thành” của Huynh Joseph Hiệp trong ơn gọi La San.

Sau năm nhà tập tại Mont La Salle, Napa, Huynh Thọ được điều về trường Sacred Heart High School San Francisco, cùng với Huynh Joseph Kirt phục vụ người nghèo tại trường Marillac. Huynh Thomas Thọ khấn trọn năm 2007 tại Mont La Salle, Napa. Từ năm 2005, Huynh Thọ dạy tại trường De La Salle High School, Sacramento.


Trong các tháng hè, các Huynh Đạt, Sơn và Thọ thường đến Nguyện Đường La San tham gia công tác dạy hè.

 

Hằng năm, Huynh Đệ và Sư Tỉ&Muội La-Việt tổ chức Ngày T́m Hiểu Ơn Gọi
quy tụ ngót 100 thanh niên nam nữ để các ḍng tu trong vùng Vịnh San Francisco
"thả lưới chài người, cầu xin Chủ Vườn Nho gởi thêm nhiều thợ lành nghề"