Ngày 5 tháng 8, một số cựu học sinh và cựu đệ tử La San từ nhiều tiểu bang/thành phố khác đến tiếp tay cùng Huynh Đệ La-Việt chuẩn bị cho ngày vui mừng đáng ghi nhớ. Một số Huynh Đệ La-Việt đang sinh sống tại các cộng đoàn Mỹ cũng tề tựu về SMC cho ngày đại hội Huynh Đệ La-Mỹ vùng Bắc Mỹ&Torronto (Regional Convention). Chiều ngày 7/8, Huynh John Chung, thuộc tỉnh ḍng Baltimore, điện thoại báo cho Huynh Phong biết: “Mấy ông Mỹ treo cờ các nước trước hội trường, trong đó có ‘cờ đỏ sao vàng’. ‘Vous’ nghĩ sao?” Huynh Phong trả lời: “‘Vous’ đại diện Anh Em yêu cầu họ thay cờ khác được không?”
- Một ḿnh ‘moi’ lên tiếng chắc mấy ổng không nghe đâu!
- Ừ, ḿnh phải đông người cùng lên tiếng chắc dễ hơn. Để ‘moi’ mời tất cả Anh Em ở đây lên SMC coi sao.

Thế là Huynh Đệ La-Việt kéo nhau lên SMC, đến gặp Huynh trưởng ban điều hành/tổ chức ngày đại hội, và bày tỏ sự “nhạy cảm” của lá cờ đỏ sao vàng. Thật ra người Mỹ không để ư đến sự “nhạy cảm” này. Họ chỉ biết rằng lá cờ biểu trưng cho một quốc gia được quốc tế công nhận, và lá cờ đỏ sao vàng là một trong nhiều lá cờ khác đă được liệt kê chính thức trong danh sách quốc tế. Họ c̣n biết rơ rằng lá cờ vàng ba sọc đỏ đă bị xoá tên... khỏi sổ bụi đời hơn 15 năm nay.

Sau khi lắng nghe Huynh Đệ La-Việt tŕnh bày sự “nhạy cảm” của vấn đề, Huynh trưởng ban điều hành/tổ chức đại hội đồng ư tháo bỏ cờ đỏ sao vàng, nhưng không đồng t́nh treo cờ vàng ba sọc đỏ với lư do thật dễ hiểu và cảm thông nhau: “Chúng ta không làm chính trị, không nên dính líu ǵ đến chính trị.”

Các ngày 8-10/8/1990 dành cho đại hội La-Mỹ vùng Bắc Mỹ và tỉnh ḍng Torronto, Canada. Ngày cuối, trước khi bế mạc, Huynh tổng quyền John Johnston dành buổi sáng để xuống San Jose khai trương khánh thành “cộng đoàn Nhà La San Việt Nam”. Cùng tháp tùng với Huynh tổng quyền có nhiều giám tỉnh các tỉnh ḍng trong vùng Mỹ và Torronto Canada và trên dưới 50 Huynh Đệ La-Mỹ ủng hộ và khích lệ sự thành lập cộng đoàn do và cho các Huynh Đệ La-Việt thực hiện tại San Jose.
Nghi thức làm phép nhà do Huynh tổng quyền John Johnston chủ toạ. Huynh Tuân và Huynh Phong hướng dẫn Huynh tổng quyền đến mỗi pḥng và đi quanh nhà rảy nước thánh như một dấu chỉ dâng hiến ngôi nhà theo ư nguyện: Opus Tuum, Domine “Lạy Chúa, đó là công việc của Chúa!” Căn nhà chính thức có địa chỉ là 1103 Maxey Court.

***

Sau ngày đại hội, tôi về đóng đô tại Maxey Court. Như vậy cộng đoàn Nhà La San Việt Nam gồm: Huynh Tuân, Huynh Phong, Huynh Hiệp và Huynh An (và Huynh Bénilde Tín chưa có quyết định rơ ràng) chính thức được h́nh thành. Việc quan trọng đầu tiên là “bầu/đề cử” huynh trưởng cộng đoàn. Tưởng nên nhắc lại rằng tại Việt Nam, huynh giám tỉnh “chỉ định” huynh trưởng cộng đoàn. Lúc c̣n ở Pháp, quả t́nh tôi không để ư việc “chỉ định” hay “bầu/đề cử” huynh trưởng cộng đoàn. Nhưng khi qua Mỹ, tôi mới biết là mỗi cộng đoàn “bầu/đề cử” huynh trưởng cộng đoàn và huynh giám tỉnh chấp nhận (thông thường Huynh Đệ nào có được số phiếu đề cử cao nhất th́ huynh giám tỉnh chấp thuận Huynh đó làm huynh trưởng) [Một trường hợp khá hy hữu: Cuối năm 1985, cộng đoàn West Catholic tại Philadelphia đề cử Huynh Joe Boogle làm huynh trưởng, nhưng Huynh Joe Boogle chưa khấn trọn. Hội đồng cố vấn tỉnh ḍng Baltimore hội ư với Huynh tổng quyền và ngỏ ư đề nghị Huynh Joe Boogle khấn trọn đời ngay. Huynh Joe Boogle đồng ư. Thế là Huynh Joe Boogle được confirmed làm huynh trưởng cộng đoàn West Catholic.]

Cộng đoàn Nhà La San Việt Nam tại San Jose theo cách thức trên để “bầu/đề cử” huynh trưởng. Thú thật tôi rất ngạc nhiên ngỡ ngàng khi khui phiếu lần đầu tiên và cũng là lần duy nhất: 3/5 phiếu đề cử Huynh Cosmes Tuân làm huynh trưởng cộng đoàn. Không biết các Huynh Đệ khác có suy tư tâm t́nh nào, riêng tôi, tôi rất hiểu chấn động tâm tư của Huynh Phong và của cả cá nhân tôi, v́ tôi luôn nghĩ rằng Huynh Phong được bầu/đề cử làm huynh trưởng là chuyện đương nhiên. Kết quả ngoài sự tưởng nghĩ của tôi.

Biên bản buổi họp và đầu phiếu được gởi lên huynh giám tỉnh Mark Murphy. Tôi đoán huynh giám tỉnh cũng ngạc nhiên ngỡ ngàng như tôi, nên nhân tiện có mặt tại SMC, huynh giám tỉnh đến gặp tôi tại ACF ḍ hỏi. Tôi lưỡng lự giây lát rồi nói: “You might know whom I voted for. However, I guess that the results of such election would reveal more or less adequately our Vietnamese culture: respect for the Elderly”. Huynh giám tỉnh gởi giấy confirmed Huynh Cosmes Tuân làm huynh trưởng cộng đoàn, tạm thời, trong 3 tháng.

Điều này làm tôi nhớ lại lúc học lớp College Writings II tại La Salle University, bà giáo sư cho bài tập: Survey on the use of animals for experiments. Tôi xin một số Huynh Đệ La-Mỹ và khá nhiều sinh viên quen biết trả lời những câu hỏi tôi đề ra về vấn đề này. Đa số ủng hộ việc dùng súc vật để thí nghiệm. Tôi viết bài và kết luận: “In a country the most democratic of the world like the United States of America, I think I don’t need to answer ‘agree or disagree’.” Bà giáo sư nh́n tôi mỉm cười nói: “I like your conclusion” và cho tôi B+. Trong trường hợp cụ thể vừa xảy ra tại cộng đoàn Nhà La San Việt Nam, tôi cũng chỉ biết cúi đầu chấp nhận.

***

V́ căn nhà chỉ có 4 pḥng ngủ, Huynh Đệ đồng ư biến garage làm 2 pḥng, cắt pḥng master bed room làm 2 pḥng nữa. Như vậy căn nhà trở thành có 7 pḥng ngủ: thật tiện lợi khi có khách tạm trú qua đêm. Thêm vào đó, v́ nhận thấy mỗi người sẽ làm một công việc khác nhau, giờ làm việc và nơi làm việc khác biệt nhiều, nên Huynh Đệ đồng ư mua cho mỗi người một chiếc xe, ngoại trừ Huynh trưởng Cosmes Tuân, v́ mắt yếu kém.

Huynh Phong tiếp tục t́m việc làm. Đối với Huynh Phong th́ coi như dễ dàng v́ “danh tiếng” từ lâu trong việc hoạt náo tuổi trẻ và sinh hoạt thanh niên. Linh mục chánh xứ giáo xứ Việt Nam, linh mục Dương, vui mừng mời Huynh Phong về làm việc cho giáo xứ, “thầu” hết tất cả mọi sinh hoạt thanh thiếu niên như giáo lư, Việt ngữ, và mọi sinh hoạt tuổi trẻ. Nhờ tài năng xuất chúng của Huynh Phong, bầu khí của giáo xứ sinh động đổi mới hẳn lên. Ai ai cũng vui mừng phấn khởi.

Huynh Hiệp cũng từng sinh hoạt cho các em thanh thiếu niên tại Oxford, nước Anh, nên được USCC mời vào làm việc đặc trách lo cho các em Việt lai Mỹ (Amerasians) đă đến định cư lâu năm hoặc mới đến định cư tại quận Santa Clara. (San Jose là một thành phố lớn trong quận Santa Clara). Tính t́nh vui vẻ và năng động của Huynh Hiệp đă lôi kéo thật nhiều em Amerasians - trung niên, tráng niên cũng như thanh niên - và tạo được một sinh khí cảm thông vui nhộn trong T̀NH NGƯỜI. Thật đáng quí trọng.

Phần tôi, công việc tại SMC tiến triển b́nh thường. Mỗi sáng lúc 7 giờ tôi đi làm việc tại SMC (lộ tŕnh khoảng 50 Miles = 80 cây số), và chiều khoảng lúc 3 giờ tôi lái xe về lại Maxey. 5 ngày/tuần - có lúc v́ công việc đ̣i hỏi, ngày thứ bảy tôi cũng đi làm. Chuyến đi chuyến về mất khoảng hơn 2 tiếng đồng hồ nếu không bị trục trặc đột xuất.

***

Một số cựu học sinh trong vùng San Jose - đặc biệt nhóm Anh Chị Em cựu học sinh trường La San Bá Ninh đă từng họp nhóm và sinh hoạt như “Hội Cựu học sinh Bá Ninh” nhiều năm qua - ngỏ ư tổ chức một ngày họp mặt Anh Chị Em cựu học sinh La San khắp nơi với 2 mục đích:
1. Ra mắt cộng đoàn Nhà La San Việt Nam tại San Jose;
2. Dấy lên phong trào “Mời gọi Anh Chị Em cựu học sinh và Thân Hữu La San xích lại gần nhau hầu ‘Thắp Sáng Măi Ngọn Lửa La San Việt Nam tại hải ngoại’ để từ từ thành lập những ‘Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh La San Việt Nam’ tại các địa phương”.

Anh Bính, cựu Taberd/63, anh Cân chủ tịch đương nmhiệm Hội Cựu La San Bá Ninh, anh Nguyễn Đức Ái (anh ruột của cựu Huynh Joseph Hạnh), v.v... không ngừng khích lệ và t́nh nguyện đứng ra lo tổ chức ngày họp mặt này. Một đề nghị tốt, có ư nghĩa! Các Huynh Đệ bàn thảo khá thường xuyên về đề nghị này, và đồng tâm tổ chức ngày họp mặt vào cuối tháng 9, 1990. Ngót 100 anh chị em cựu học sinh và thân hữu La San từ nhiều tiểu bang và thành phố khác nhau - đặc biệt “Nhóm Tinh Thần La San” - gom tụ tại Nhà La San Việt Nam tham dự thánh lễ Tạ Ơn và chung vui văn nghệ bỏ túi thật thân t́nh.

Sau ngày họp mặt, Huynh Joseph Phạm Ngọc Phương, nguyên đă xin hồi tục khi di chuyển từ Pháp qua Mỹ đoàn tụ gia đ́nh, xin được “tái nhập” và được hội đồng cố vấn tỉnh ḍng San Francisco chấp thuận. Huynh Joseph Phương “làm lại” năm nhà tập ngay tại cộng đoàn Nhà La San Việt Nam, San Jose. Tuy Huynh Bénilde Tín có ư định ở “thử” tại San Jose 6 tháng, nhưng v́ visa sắp hết hạn, lại nữa Huynh Bénilde Tín ngỏ ư “rút lui” về lại với tỉnh ḍng Úc nên đă lên đường trở về Úc.

Như vậy, cộng đoàn vui sống với 5 thành viên nồng cốt (được thêm 2 thành viên so với kết quả buổi họp cuối cùng tại Philadelphia ngày 1/1/1990). Cộng đoàn Nhà La San Việt Nam coi như đă có phần “an cư lạc nghiệp”, hứa hẹn một tương lai củng cố và phát triển đều hoà.

***

Năm học 90-91 đă bắt đầu. Sinh viên đến pḥng ACF làm việc nhiều hơn. Theo biên chế, Huynh Bertrand Đức làm việc full times trợ giúp tôi điều hành mọi chuyện trong ACF. Thêm vào đó, tôi được quyền “thuê” một số sinh viên làm việc part times [Đây là một “khám phá” mới tôi học được: sinh viên rất mong có việc làm part times, vừa để học hỏi thêm, vừa thêm tiền túi chi dùng - đó cũng là một cách góp phần phụ cấp tài chánh cho gia đ́nh. Tôi cần có 7 sinh viên chia giờ trực trong ACF. Khi thông báo “tuyển mộ ACF Assistant”, không dưới 40 sinh viên nộp đơn xin việc làm.] để bất kỳ giờ nào trong ACF luôn luôn có ít nhất một nhân viên trách nhiệm giúp đỡ các sinh viên hoàn tất việc in ấn bài tập. Công việc chính của tôi là điều hành tổng quát pḥng ACF, chịu trách nhiệm bảo đảm sao cho tất cả máy computers và printers hoạt động tốt, và giúp đỡ các văn pḥng chu toàn tốt công việc hành chánh của văn pḥng về mặt xử dụng computers.

Như trên đă đề cập đến sự nguy hiểm của virus có thể gây “bệnh” hoặc phá hoại các hồ sơ hoặc cả máy computers, tôi lưu tâm t́m cách tốt nhất để... ngừa và trị “bệnh” nguy hiểm này. Tuy có vài software anti-virus khá hữu hiệu như McAffee, nhưng tôi cũng nhận thấy rằng “thuốc trị virus” này nảy sinh khá nhiều side-effects khá phức tạp như ảnh hưởng đến resident memory và thường làm computers stuck, hoặc vài chương tŕnh thường dùng như word và excel ngưng hay đ́nh trệ hoạt động. Điều này gây bực dọc và mất nhẫn nại nơi sinh viên, [Tôi có nhận xét này ngay lúc mới nhập học tại La Salle University. Trong giờ thực tập tại pḥng computers, tôi nhận thấy phần đông sinh viên người Mỹ - Mỹ trắng chiếm đa số - thường đập mạnh trên keyboard, la hét ầm ầm... trong khi những sinh viên khác - gốc Á đông - th́ nhẫn nại, từ tốn, như thể “sai th́ làm lại hoặc chậm một chút th́ đợi...có sao đâu!”] từ đó sinh viên nổi nóng “đập” tứ tung trên keyboard, v.v... khiến cho computers dù chưa bị bệnh cũng hoá thành “bệnh nan y”.

Tôi c̣n để ư thấy hơn phân nửa sinh viên lưu trữ những tài liệu của họ trong hard disk của ACF c̣n gần nửa kia th́ đem theo floppy đă có lưu trữ sẵn tài liệu có thể họ làm việc ở nhà từ những computers riêng, và chính những floppy này đă đem virus “truyền nhiễm” đến các hồ sơ và computers của ACF. Tôi khá chắc chắn về điểm này v́ không một computer nào trong ACF gắn với network hoặc web lúc bấy giờ. Lại nữa tôi không thể ngăn chận sinh viên đem floppy disk của riêng họ đến ACF.

Một điểm khá quan trọng nữa là phần nhiều virus phá hoại những hồ sơ và chương tŕnh tương ứng, làm cho những hồ sơ này và chương tŕnh tương ứng không thể mở ra được. Sau vài ngày nghiên cứu tôi nghĩ rằng nếu install những softwares application programs vào trong CD và run những chương tŕnh này từ CD [Töôûng neân nhaéc laïi laø thôøi baáy giôø, CD drive chöa thoâng duïng. Traùi laïi floppy disk loaïi 720K vaø 1.4Mb môùi baét ñaàu xuaát hieän vaø thuoäc loaïi "hieän ñaïi" laém roài!] th́ bắt buộc sinh viên phải lưu trữ các hồ sơ trong floppy disk của họ, và dù cho floppy disk có bị virus th́ cũng không ảnh hưởng đến những chương tŕnh gài đặt trong CD. Tôi thí nghiệm cho vài computers và gặt hái kết quả mỹ măn. Tôi liền xin upgrade tất cả các computers trong ACF với CD drive. Vấn đề virus được giải quyết êm đẹp. Một nhân viên trong thư viện nghe biết việc này gặp tôi và thích thú hưởng mộ phương cách này.

***

Đầu tháng 11/1990, Huynh trưởng “tạm thời” Cosmes Tuân với nhiệm kỳ 3 tháng sắp qua, triệu tập buổi họp cộng đoàn và yêu cầu Huynh Đệ bầu/đề cử huynh trưởng cộng đoàn khác. Tất cả dồn phiếu đề cử Huynh Phong làm huynh trưởng. Huynh giám tỉnh Mark Murphy quickly approved, no questions asked! Các “ân nhân” đă có nhă ư “tặng” ngôi nhà cho La San thường đến thăm viếng cộng đoàn, tṛ chuyện vui vẻ cởi mở. Đặc biệt gia đ́nh anh Cúc, một “chủ nhân trọng yếu của công ty” dọn về ở sát bên Nhà La San Việt Nam. Anh chị Đại, đang điều hành khách sạn tại Fremont của công ty và tự giới thiệu là “colonel trong quân đội Mỹ”, là cặp vợ chồng thường đến thăm viếng và dùng cơm tối với chúng tôi nhất.

Thời gian trôi nhanh, mùa Giáng Sinh sắp đến. Các em cựu học sinh và cựu đệ tử vùng Santa Ana dưới sự vận động tích cực của anh Trần Quốc Bảo, loan báo mời tất cả “các Frères và Soeurs La San đến tham dự LA SAN HỘI NGỘ KỲ 3(55) được tổ chức chiều tối ngày 26 tháng 12”. Chúng tôi dự định sáng sớm ngày 26 tháng 12 sẽ cùng nhau đi tham dự ngày Hội Ngộ.

Chiều ngày 24 tháng 12, anh chị “colonel” Đại đến thăm viếng cộng đoàn. Gần đến giờ đi lễ “nửa đêm” tôi xin kiếu, nhưng anh Đại yêu cầu tôi ở lại nói chuyện thật quan trọng. Khi các Huynh Đệ khác đi rồi, anh Đại mới cho biết: “Công ty giao lại căn nhà cho các Frères, công ty không thể tiếp tục trả mortgage nữa! Các Frères muốn làm ǵ th́ làm! Xin các Frères biết cho là căn nhà này có thể bị ngân hàng tịch thu nếu không tiếp tục trả mortgage sớm...”

***

Ngày 26 tháng 12 năm 1990
Huynh Trưởng Lasan Mossard Fidèle Nguyễn Văn Linh vừa từ VN tới Hoa Kỳ mấy tháng qua cũng từ San José bay về. Đặc biệt đêm nay bất ngờ c̣n có sự góp mặt của Soeur Thérèse Nguyễn Thị Sáng – 1 nữ tu ḍng Lasan cũng từ phương xa về kịp lúc. Áo chùng đen cổ trắng, dấu hiệu của người tu hành cho dù qua những năm tháng khó khăn cơ cực ở VN cũng không làm mất đi cái vẻ trí thức, thông minh và khoan ḥa của những người làm sư phạm, giáo dục cũ. Frère Fortunat Phong đại diện đứng ra cám ơn những người học tṛ đă c̣n mang tấm ḷng biết ơn với các Thầy Cô xưa qua 3 kỳ La San Hội Ngộ chủ đề NHỚ ƠN THẦY. Đặc biệt là ngợi khen tấm ḷng t́nh nghĩa thật đẹp của những người học tṛ cũ Ngọc Chánh, Trần Quốc Bảo đă đứng ra tổ chức những đêm NHỚ ƠN THẦY một cách cảm động và thực tế.
Cảm động v́ nghĩa t́nh thầy tṛ vẫn không hề mất sau nhiều năm xa cách. Thực tế là v́ số tiền thu được trong Đêm Ca Nhạc sẽ được chuyển về VN để nuôi các sư huynh già đang sống cơ cực tại quê nhà. Trần Quốc Bảo đă có những nghĩa cử đáng quư. Trần Quốc Bảo đă như một Carnot trong những trang sách Quốc Văn Giáo Khoa Thư thuở nhỏ đă học.
Ban Tổ Chức đă trao những tấm plaque kỷ niệm cho các Sư Huynh để đánh dấu các đêm tạ ơn xúc động này. Việt Dzũng mời các ca sĩ trao quà kỷ niệm cho các Sư Huynh. Thanh Thủy, Ngọc Minh, Minh Hiếu, Zazsa Minh Thảo, Công Thành và Lyn, Sĩ Phú lần lượt lên sân khấu cùng với anh học tṛ Việt Dzũng làm cái công tác trả thù này. Ban Tổ Chức cũng không quên biết ơn những bằng hữu đă góp công sức trợ lực để thực hiện Đêm NHỚ ƠN THẦY. Từ một Ngọc Chánh, Diễm Phúc, Kim Long, Hoa Hậu Hồng Mỹ, Việt Dzũng, Trần Công Khánh, Phạm Tuấn và Hanna, Đài Truyền H́nh Little Sài G̣n, Ông Bà Hồ Văn Xuân Nhi và gia đ́nh Học Sinh La San từ Bắc Cali kéo về. Mỗi người một tấm plaque ghi công, ghi ơn kỷ niệm. Trần Quốc Bảo cho biết c̣n rất nhiều tấm ḷng La San khác như Nguyễn Ngọc Sinh, Phạm Ngọc Toàn, Đặng Kim Quang, Trần Công Thành, Phạm Huy Tiếp, Mai Năng Quân, Mai Năng Mười, Trần Trọng An Sơn, Hoàng Thượng, Phạm Tuấn Quốc Tú, Đỗ Nguyên, Âu Cường Anh... xuất thân từ nhiều trường La San khác đă bỏ công, bỏ sức rất nhiều trong đêm này. Nhân dịp này TQB tỏ ư ghi ơn những hy sinh đóng góp vô cùng quư báu đó của các bạn thân.
Phần văn nghệ lại tiếp tục. Nhưng cái khó của Ban Tổ Chức đêm nay là cả sĩ tham gia đông quá. Người nào cũng lên hát “nhớ ơn” 1, 2 bản th́ có đến tuần sau cũng chưa hết ca sĩ. Biết để ai hát trước, người nào hát sau bây giờ?
Anh chàng Nam Lộc ghé tai bỏ nhỏ Jo Marcel. “Mời tất cả những ca sĩ có mặt lên sân khấu hát đồng ca 1 nhạc phẩm quen thuộc nhất, vui nhất, xuân nhất. Mặc dù chưa đến Tết”. Hơn 50 nghệ sĩ chen chúc đứng trên cùng 1 sân khấu Ritz để hát 1 bài nhạc “tạ ơn thầy” thật khó có h́nh ảnh nào xúc động bằng. Hơn 50 tiếng hát. Hơn 50 tấm ḷng. Chưa kể hơn 500 trái tim đong đầy t́nh nghĩa La San đang ngồi tham dự phía dưới cùng hát, cùng chia sẻ. Ôi h́nh ảnh những Thanh Thúy, Minh Hiếu, Tuấn Ngọc, Kim Anh, Hùng Cường, Giao Linh, Ngọc Minh, Julie, Khánh Dũng, Carol Kim, Duy Hạnh, Băng Châu, Kim Tuyến, Nhật Hạ, Linda T. Đài, Kim Long, Uyên Ly, Sĩ Phú, Kim Anh Ư Nhi, Kenny, Kỳ Phát, Jo Marcel, Nam Lộc, Công Thành – Lyn, Nhật Hạ, Tấn Phát, Ngọc Anh, Ư Lan, Công Hùng, LiliAn, Don Hồ, Ngọc Huệ, Zazsa M. Thảo, Trung Nghĩa, Minh Phúc, Minh Xuân, Ngọc Chánh & Ban Shotguns, Đan Thọ, Diễm Phúc, Hoa Hậu Hồng Mỹ... và Trần Quốc Bảo cùng cất cao tiếng hát trong ca khúc Ly Rượu Mừng “Hội Ngộ” ư nghĩa làm sao?
Thế là ổn. Thế là vui cả làng. Thế là yên chí ngồi xem chương tŕnh biểu diễn khiêu vũ của các cặp bậc sư thế giới, các danh tài đương kim vô địch khiêu vũ toàn cầu theo lời mời của ông bà Ngọc Chánh về Ritz tŕnh diễn
Tiếp đến là phần ủng hộ, đóng góp của các cựu học sinh và thân hữu La San. Phong b́ tiền gồm check và hiện kim được đưa lên như bươm bướm. Mưới đồng. Hai chục. Năm chục. Một trăm. Năm bảy trăm. Một Ngàn. Việt Dzũng lần lượt xướng tên những người ủng hộ. Có một nhạc sĩ La San ủng hộ 1 ngàn đồng và nhất định dấu tên. Người đó chỉ xin nhận là “một cựu học sinh La San” mà thôi.
Theo Ban Tổ Chức – Tổng Số tiền thâu trong đêm ca nhạc này gồm vé bán được, tiền ủng hộ lên tới trên 10 ngàn đồng. Trừ đi 1 số chi phí cần thiết như mua vé máy bay cho 1 Sư Huynh về, tiền áo, tiền quà lưu niệm, tiền in vé, flyers, hoa... Ban Tổ Chức c̣n lại khoảng 9 ngàn rưỡi được chuyển giao trực tiếp cho các Sư Huynh hầu mua thuốc men, quần áo gửi về Việt Nam cho các Frères già yếu bịnh hoạn c̣n kẹt tại quê nhà.
Các Cựu Học Sinh La San, bạn bè, khách khứa đêm nay ai cũng vui vẻ, hài ḷng v́ sự thành công cảm động của buổi ca nhạc vĩ đại và ư nghĩa này. Mọi người thấy 1 nỗi hạnh phúc rất êm đềm trong ḷng là ḿnh cũng đă chút nào đóng góp trong 1 nghĩa cử đẹp với các Frères, Các Thầy Cô xưa đă một thời dạy dỗ, giáo dục ḿnh nên người.
Và ai cũng chào nhau bằng nụ cười hẹn gặp lại vào Đêm Lasan Hội Ngộ Kỳ 4 sẽ được tổ chức vào tháng 12 năm 1992.
VŨ XUÂN HÙNG

***

MỘT NHÁNH HỒNG
Cho Những Học Sinh La San
và Đêm Nhớ Ơn Thầy
bài của HỒ VĂN XUÂN NHI

Khi đă nên người, khi đă trải qua những đắng cay gian khổ của cuộc đời, khi tuổi đời đă gần nửa, chừng đó ta mới biết cái ơn dạy dỗ của thầy cô lúc thiếu thời, cái t́nh nghĩa thầy tṛ là cao quư đến dường nào. Ở xứ Mỹ này, t́m được một liên hệ cụ thể để biểu tượng giá trị t́nh cảm của thầy tṛ, qủa thật hiếm hoi. Ở nơi này, tôi đă thấy được nhiều sinh hoạt các hội đoàn cựu sinh viên trường này, cựu học sinh trường nọ. Những hành động cụ thể đó cho thấy được t́nh cảm người Việt Nam quả thật sâu đậm. Lúc nào, ở đâu, những người đă từng có chung một liên hệ t́nh cảm, 1 kỷ niệm, 1 h́nh ảnh với một nơi chốn nào đó, luôn luôn muốn giữ với nhau, cho nhau những t́nh cảm đó. Dù quá khứ đă là bao lâu, kỷ niệm thời học tṛ cắp sách phải luôn luôn là những h́nh ảnh sống lâu dài nhất trong tiềm thức của chúng ta. Một người bạn, một t́nh yêu, một dễ thương đầu đời nào đó, là đến từ mái trường của những ngày của lứa tuổi chưa đến mười tám.
Học tṛ của những ngôi trường La San năm xưa cũng vậy, trong liên hệ t́nh cảm đó, đă t́m đến với nhau - ngồi với nhau và cho nhau lại h́nh ảnh cũ một thời ngọc ngà áo trắng. Nhưng mà, cao quư hơn mọi điều, là họ đến với nhau để cho thầy của ḿnh năm xưa. NGÀY NHỚ ƠN THẦY. 15 năm ở hải ngoại, tôi hầu như chỉ thấy có anh em La San là có nhớ với nhau 1 ngày đặc biệt cho thầy cô của ḿnh như vậy. Ai cũng có họp mặt ái hữu cựu học tṛ, nhưng chỉ có La San là họp mặt để “nhớ ơn thầy”. Đây là lần thứ ba của chương tŕnh “nhớ ơn thầy”. Lần này, cũng ở Ritz, bởi v́ chủ nhân kiêm nhạc sĩ Ngọc Chánh, cũng là một học tṛ La San Đức Minh ngày nào. Học tṛ La San thành nghệ sĩ hôm nay cũng khá đông: có Trần Quốc Bảo, Việt Dzũng, Jo Maucel, Elvis Phương, Tuấn Đạt, Đan Thọ, Lư Fanatics… và nhiều nữa. Cũng lẽ vậy mà ngày NHỚ ƠN THẦY lần thứ 3 này thành công quá mức. Thành công quá sự dự đoán của Bảo, của Ngọc Chánh, của Việt Dzũng, và của anh em ban tổ chức.
Đêm thứ tư 26 tháng 12 ở Ritz. Sau ngày Giáng Sinh. Tối thứ tư mà khách đến đông hơn những đêm khiêu vũ cuối tuần. 600 chỗ ngồi ở Ritz không đủ cho khách đến. Hơn 4 giờ đồng hồ chương tŕnh không đủ cho 50 ca sĩ tên tuổi có mặt để đóng góp. Giá vé 20 đô la giữa 1 thời buổi kinh tế khó khăn không làm chùn bước những cựu học tṛ La San và gia đ́nh, thân hữu họ đến tham dự. California tháng 12 năm nay trời lạnh như mùa đông ở New York, vậy mà các frère từ Âu châu, từ miền Bắc, miền Đông nước Mỹ vẫn về đông đảo. Có lẽ, đêm nay, chương tŕnh này, là điều đáng được nhắc nhở nhất như là 1 thành công của sinh hoạt Việt nam tại Orange County trong mùa lễ Giáng sinh 1990.
Hơn 600 người, học tṛ La San và thân hữu La San, đă đến không chỉ v́ những giọng hát tên tuổi Thanh Thúy, Kim Anh, Tuấn Vũ, Carol Kim, Hùng Cường, Tuấn Ngọc, Julie, Ngọc Minh, Nhật Hạ, Khánh Dũng, Nam Lộc, Minh Hiếu, Linda Trang Đà v.v… mà thôi. Bởi v́ mùa lễ Giáng Sinh nên hàng chục nơi có show, các vũ trường đều có những chương tŕnh đặc biệt cho mùa lễ, đă qúa đủ cho mọi người hưởng thụ văn nghệ. Nhưng mà đêm nay, 26 tháng 12, đêm thứ tư cuối cùng của năm 1990, là ngày “NHỚ ƠN THẦY”.
LA SAN là hệ thống trường Công Giáo lớn nhất Việt Nam trước 1975, có khắp toàn quốc. Học tṛ La San đông lắm, ở hải ngoại có hơn ngàn người. Phần lớn đă thành danh, đă có sự nghiệp trong tay, đă có những điều mà đến được bởi v́ thầy, frère đă dạy dỗ cho ḿnh làm nên. Học tṛ La San hôm nay đông người giỏi, đông người có chức phận trong xă hội hay có một tên tuổi rực rỡ trước đám đông. Những khối óc đó, tài ba và khôn ngoan, phải do thầy ngày xưa th́ hôm nay mới có. Nhưng dù có hay không có may mắn là người thành công, th́ học tṛ La San vẫn hiểu được và thấy được cái giá trị của sự dạy dỗ thầy frère năm xưa. Và ơn đó, chẳng bao giờ chúng ta trả được. Mỗi năm về với nhau để làm một ngày “nhớ ơn thầy” không đủ để trả ơn thầy nhưng mà để cho thấy được những tấm ḷng của học tṛ La San hôm nay. Dù là ǵ, làm ǵ, ở đâu, họ vẫn nghĩ đến các thầy năm xưa.
Hằng trăm thầy, frères và hàng vạn học tṛ La San vẫn c̣n ở lại quê nhà. Học tṛ la San ở lại khó có đủ khả năng để giúp đỡ và đền đáp ơn thầy. Nếu có chăng, chỉ là 1 sự đóng góp nhỏ bé. Làm ǵ hơn được khi mà giữa 1 xă hội, người không đủ kiếm ăn đủ cho chính ḿnh nói chi là giúp đỡ người khác. Bổn phận đó, trách nhiêm đó đặt nặng trên vai học tṛ La San tại hải ngoại. Và Trần Quốc Bảo cùng các anh em đă bắt tay nhau để lănh nhận điều đó.
Tôi không là học tṛ La San. Nhưng những điều đáng quư mà Bảo và anh em La San đang làm đă xúc động tôi. Tôi giúp tay với Bảo để bán vé cho chương tŕnh, không phải để được nhận tấm bằng lưu niệm cảm tạ của tổ chức, mà v́ cái t́nh với riêng Bảo, cái ḷng quư mến anh em La San. Và tôi đă mừng khi biết họ thành công. Gần 10 ngàn đồng thu được mà Bảo cho tôi biết, chưa là nhiều lắm, nhưng cũng đă tạm đủ cho một món quà gởi về các thầy của La San trong ngày Tết sắp tới.
Bài viết này không phải như một phóng sự tường thuật, mà là một nhánh hồng cho những người tổ chức NGÀY NHỚ ƠN THẦY, một ngày mà mỗi chúng ta lẽ ra đều nên có, đều phải làm.