Sáng ngày 1/6/1990, tôi bay đi San Francisco. Huynh Bertrand Đức đưa tôi về tạm trú tại cộng đoàn Joseph Alemany trong khuôn viên Saint Mary’s College of California. Một cuộc “đổi đời” lại bắt đầu.

Sáng ngày 2/6/1990, Huynh Bertrand đưa tôi đến “tiếp thu căn nhà mới”. Vào đường Berryessa, một dăy nhà mới đang xây cất, chưa lợp mái, chưa có khung cửa... Huynh Bertrand lái xe ṿng qua ṿng lại la lối ỏm tỏi: [Huynh Bertrand có biệt tài âm nhạc, nhất là piano. Huynh Đức kể chuyện thật có duyên, nói huyên thuyên, gặp chuyện ǵ cũng nói, nói “cóc cần đời”... nhưng lại rất tốt bụng.
Ở trong khuôn viên Saint Mary’s College chỉ có hai Huynh Đệ La-Việt: Huynh Théophane Kế và Huynh Đức. Mặc dù đôi khi Huynh Théophane tỏ vẻ bực ḿnh với Huynh Đức, nhưng một hai ngày không gặp và nói chuyện với Huynh Đức, Huynh Kế như thấy thiếu thốn điều ǵ...
] “Mấy cái thằng cha này... Nói nhà cửa xong xuôi vào cuối tháng năm, bây giờ đầu tháng 6 rồi mà như...” Tôi cười hỏi lại: “‘Vous’ có chắc là trên đường này không?” Huynh Đức “sổ nho” một tràn nói: “Làm sao mà ‘tao’ lầm được. Địa chỉ ‘tao’ c̣n ghi đây này: Maxey Drive...” Xe đậu ở ngả ba Maxey-Lenark, Huynh Đức định hướng rồi chỉ cho tôi “nhà của ḿnh”. Thật ra nhà nào cũng giống nhau, nghĩa là chưa có nhà nào hoàn chỉnh. Tôi nghĩ rằng ít nhất cũng phải 2 tháng nữa mới hy vọng hoàn tất việc xây cất. Huynh Đức đưa tôi qua Dandini Court thăm viếng các Sư Tỉ Sư Muội La-Việt: Sư Tỉ Therese Sáng, sư trưởng cộng đoàn và các Sư Tỉ Julienne Ngà, Magdalene Tuyết, Olivia Thanh. Các Sư Tỉ Sư Muội vui vẻ mời chúng tôi dùng cơm trưa. Sư Tỉ Ngà có tiếng “nấu ăn hết sẩy” vang danh từ lâu, nên sức mấy mà tôi từ chối! Được một bữa cơm thuần tuư Việt Nam sau gần 4 năm kể từ khi đặt chân lên nước Mỹ (từ tháng 8 năm 1986) thật tuyệt vời. Các Sư Tỉ Sư Muội nghe biết “nhà ở Maxey chưa xong” cũng sẵn ḷng nhường tầng dưới cho Huynh Đệ xử dụng, nếu cần.

Chiều hôm đó, Huynh Bertrand đưa tôi lên Mont LaSalle, nhà giám tỉnh của tỉnh ḍng San Francisco, để tŕnh diện Huynh giám tỉnh Mark Murphy. Tôi không quên tŕnh bày việc chuyển account AFVN từ tỉnh ḍng Baltimore qua tỉnh ḍng San Fancisco. Tôi được Huynh giám tỉnh Mark Murphy đồng ư và với chữ kư của Huynh thủ quỹ David Brennan, tôi đổi account AFVN thành account Vietnam-Fund.

***

Tôi đến Academic Computer Facility (ACF) nhận việc mới vào sáng ngày 3 tháng 6 năm 1990. Brother Eric và Huynh Bertrand tận t́nh hướng dẫn mọi công việc mà tôi sẽ làm manager. ACF chiếm một pḥng khá rộng trong khuôn viên của thư viện. Như vậy cũng thuận tiện cho sinh viên làm bài, in bài tập, v.v... Có khoảng 20 computers IBM compatible 286. Không thấy mainframe như khi tôi c̣n học tại La Salle University và dạy tại La Salle College High School. Huynh Eric cho biết ACF mới được thành lập hơn ba năm nay, tuy hơi trể nhưng cũng đáp ứng được nhu cầu đang phát triển quá nhanh của technology. Huynh Eric c̣n khuyến khích tôi cập nhật hoá càng sớm càng tốt. Mọi chi phí tôi đề ra cho sự cập nhật hoá, Huynh Eric sẵn sàng kư tên đồng t́nh và đích thân đến xin ông phó viện trưởng đặc trách tài chánh Raymond White phê chuẩn. Rất hy vọng được thông qua.

Tôi chưa mường tượng được công việc ACF Manager bao gồm những chuyện ǵ? đ̣i hỏi những khả năng chuyên môn nào? Hardware hay Software? Tuy ra trường với mảnh bằng Computer Science nhưng trong thực tế tôi không/chưa biết ǵ nhiều - và cũng chưa có kinh nghiệm - về Software nhất là Hardware, nói chi đến chuyện làm manager cho một pḥng computers tại đại học? Thêm vào đó ngôn ngữ bất đồng càng thêm phần khó khăn cho công việc mà tôi đă “quá mạo hiểm” đón nhận.

Huynh Eric, Supervisor cho ACF, dẫn tôi đến “tŕnh diện” làm quen với các phân khoa trưởng và một số giáo sư thường dẫn sinh viên lớp ḿnh đến làm việc tại ACF. Đi một ṿng tiếp xúc nói chuyện với các phân khoa trưởng và giáo sư liên quan ít nhiều với ACF làm tôi càng lo âu. “Sau gần 4 năm ở Mỹ,” tôi tự nói, “học với sinh viên Mỹ, ăn ở với các Huynh Đệ La-Mỹ, dạy học sinh người Mỹ... mà tiếng Mỹ của ḿnh không thấy tiếng bộ ǵ cả! Vẫn c̣n ‘anh nói anh hiểu, tôi nói tôi hiểu’ th́... bỏ mẹ rồi!”

Cũng may là tôi nhận việc khi mới bắt đầu tháng hè, không có nhiều sinh viên đến làm bài. Tôi có giờ xem và nghiên cứu kỹ hơn những sofwares sinh viên thường dùng để học trước. Tôi cũng có giờ “ṃ mẫm hardware”, tháo bung computer ra hết coi từng bộ phận như hard drive, memory cards, graphic card, floppy drive, v.v...Sau hơn một tuần ṃ mẫm, học những programs sinh viên thường dùng để làm bài như Word và Excel, tôi từ từ làm quen với việc xử dụng computer một cách thiết thực cụ thể hơn. Công tâm mà nói, tuy những bài học tại đại học mới xem qua như không liên hệ trực tiếp ǵ với những applications cụ thể, nhưng xét kỹ lại chính những môn học đó đă giúp tôi thấy rơ hơn, rút kinh nghiệm nhanh hơn và nhất là hiểu rơ hơn tại sao phải “click command” này để “cho ra” kết quả kia? v.v... Tôi từ từ vững tâm và tự tin hơn.

Một thiếu sót lớn - rất lớn - của tôi là communication skills: nói chuyện mặt đối mặt đă là khó rồi, huống chi nói chuyện qua điện thoại? Quả thật tiếng nói qua điện thoại khó nghe làm sao! Thú thật, ngoài vài câu đầu tiên chào hỏi, phần quan trọng của cuộc nói chuyện th́ tôi không hiểu ǵ cả, hoặc có hiểu th́ hiểu lầm, nhất là về con số, ngày giờ và tên giáo sư muốn xử dụng pḥng ACF. Mặc dù là mùa hè, nhưng SMC cũng mở những lớp hè như Paralegal Programs, hoặc những Seminar Sessions, v.v...

Nếu chỉ có sinh viên đến ACF làm việc th́ tương đối dễ dàng, nhưng nhiều lúc giáo sư các lớp hoặc Session liên hệ điện thoại giữ ACF ngày... giờ... để dạy cho lớp ḿnh, và c̣n rắc rối hơn nữa, điện thoại yêu cầu tôi chỉ dẫn các sinh viên trong lớp liên hệ cách xử dụng computer để làm bài tập, v.v... Đă nhiều lần tôi “nghe lầm” ngày... giờ... xin giữ ACF của các giáo sư, nên gây phiền toái và bất măn không ít cho các sinh viên khác. Tôi nghĩ ra một cách có thể không thích hợp lắm với môi trường đại học, nhưng lại thuận tiện cho “sự điếc” của tôi và bảo đảm chắc chắn thời khoá biểu “reserve” computers cho các giáo sư và lớp liên hệ. Và đôi khi vài sinh viên xin “reserve computer” để làm việc... Tôi dán bản thông báo cùng khắp trước các lớp học, trước các văn pḥng, trước các cửa ra vào các phân khoa:

NOTICE

Ref: Request for ACF computers use.
Because of the limited computers available for use,
Faculty and Students are requested to write down:
class... date... and times...
they would like to use ACF computers for their class or for personal use, and send them to ACF at least 24 hours before the requested date.

Thank you for your cooperation.


Coi vậy mà giải quyết được vấn đề!

Về Hardware th́ tôi c̣n mù hơn nữa. Từ lúc lần đầu tiên được lóc cóc trên phím keyboard của computer tại La Salle University đến nay, chưa lần nào thấy “tim gan phèo phổi” của computer ra sao. Nhân có vài sinh viên than phiền: “Brother, the computers in ACF are too slow!” tôi nghĩ đến việc cập nhật hoá. Mua một computer 386 - mới nhất lúc bấy giờ - về “mổ xẻ” để học hỏi và xem cho biết. Suốt ngày đêm “nghiên cứu” và nắm khá vững về những mother board, CPU, RAM, graphic card, v.v... tôi quyết định xin mua và tự ráp 5 cái computers 386 với ư định từ từ thay thế những computers 286 nào không thể upgrade được nữa, và trong tương lai gần sẽ thay thế toàn bộ computers trong ACF. Một vài văn pḥng các phân khoa nghe biết tôi ráp computers mới, có vẻ “nhanh” hơn và upgrade Word&Excel dễ dàng hơn, đă xin tôi đến giúp setup bộ computer mới. Tuy công việc khá bề bộn nhưng điều đó làm tôi ngày càng tự tin hơn. Trong ṿng 3 tuần đầu làm việc tại SMC, tôi đă học được khá nhiều chuyện bất ngờ nhưng lư thú...
Một “hăm doạ” lớn đối với computer là virus. Có thể virus đă được khám phá từ lâu, nhưng tôi mới biết khi một sinh viên yêu cầu tôi giúp mở tài liệu anh ta lưu trữ trong dĩa mềm để tiếp tục làm bài. Khi tôi mở hồ sơ ra, nghe tiếng rè rè của floppy drive như máy đang đọc hồ sơ. Nhưng đọc hoài đọc măi, gần 5 phút mà cũng không có ǵ hiện ra trên màn ảnh. Tôi nghĩ là dĩa mềm hư, nhưng anh sinh viên nói: “Maybe it’s a virus!” Tôi ngạc nhiên hỏi lại: “What? Virus?” Anh sinh viên cũng ngạc nhiên nói: “I heard that there is a kind of virus which destroys all files, even the hard disk...” Tôi giật nẫy người, tự nhủ: “Virus là cái quái ǵ?...” Anh sinh vidên c̣n nói tiếp: “It’s ‘contagious’, too. I heard that it can be transmitted from the floppy to the hard disk...” Thật khó mường tượng được con virus “sống” gây bệnh hoạn cho computer - như những vi trùng vi khuẩn gây bệnh hoạn cho thân thể các sinh vật sống động.

Sau khi nổ lực mở hồ sơ của anh sinh viên - bất thành, tôi khám phá rằng 3,4 computers khác trong ACF... mắc bệnh quái lạ: không boot được! Một điểm xui xẻo nữa là từ giữa tháng 6 đến giữa tháng 7, có khoá học gọi là Buttimer dành cho một số giáo sư các trường La-Mỹ trên toàn quốc và một số Huynh Đệ từ Úc, Pháp, v.v... tham dự. Các vị thường đến ACF dùng hết computers để đánh máy và in bài làm. Nếu virus hoành hành từ computer này đến computer khác theo đà “truyền nhiễm” như vậy th́ chẳng lẽ vừa vào ACF mọi người đă thấy “NOT AVAILABLE” gắn trước hầu hết các monitors sao?

Thật sự tôi “đổ mồ hôi hột” trong lo âu khiếp sợ. Tôi chợt nhớ lại máy computer 386 đầu tiên mà tôi tự ráp và setup, tôi đă re-format hard disk, rồi re-install tất cả system. Có thể đây là phương pháp trị bệnh hữu hiệu cho các computers bị virus tấn công. Suốt đêm hôm đó, theo phương pháp trị liệu này, tôi đă hồi sinh được 4 computers lâm bệnh nặng hoặc đă “chết”... Mệt thiệt! Nhưng dù sao cũng tạm thời giải quyết được nhiều chuyện x́ xèo này nọ về khả năng chức nghiệp của ḿnh. Tuy nhiên tôi nghĩ rằng nếu chỉ có phương thuốc này th́... chỉ có chết!

***

Ngày 5/6/90, Huynh Bertrand bảo tôi đi San Jose đón Huynh Phong một ḿnh lái xe U-Haul kéo theo xe car từ Philadelphia mới đến California. Chiều hôm đó, Huynh Bertrand và tôi đợi Huynh Phong tại đường Maxey Drive. May mắn lúc đó có cả anh Quyền. Anh Quyền chỉ ngôi nhà mà công ty định “cho La San”. Đó là ngôi nhà ngay ngả ba trực diện với đường Lenark. Huynh Bertrand lẩm bẩm: “Hai ba tuần trước, tao nhớ rất rơ là ngôi nhà bên cạnh chứ không phải ngôi nhà này...” Nếu nh́n bảng chỉ đường th́ ngôi nhà anh Quyền chỉ là ngôi nhà đầu tiên của Maxey Court. Ngôi nhà mà Huynh Đức tưởng đă cho La San là căn nhà cuối cùng của Maxey Drive. Có lẽ trí nhớ và sự ghi chép địa chỉ của Huynh Đức là đúng sự thật. Lư do thay đổi? - Không biết. Vài người biết chuyện cho rằng “v́ ngôi nhà có cửa chính đối diện với đường Lenark không ai chịu mua: sợ xui xẻo, nên mới cho các Frères v́ các Frères không tin dị đoan...”

Dăy nhà mới chỉ có 4, 5 cái đă lợp mái. Nhiều nhân viên đang tiếp tục lợp các nhà khác. Ngôi nhà anh Quyền chỉ cho chúng tôi cũng vừa lợp xong. Huynh Bertrand nói với anh Quyền: “Frère Phong lái xe U-Haul chở đồ đạc từ Philadelphia qua cũng sắp tới...” Anh Quyền cáo lỗi rút đi v́ bận công việc. Huynh Bertrand vội nói: “Anh Quyền nói với nhân viên làm giúp ngôi nhà này cho xong trước đi nghe!” Anh Quyền hứa “bảo đảm” xong trước tháng 7.

Khoảng 4 giờ chiều, Huynh Phong lái xe U-Haul đến. Tôi có thể thấy được qua khuôn mặt và ánh mắt của Huynh Phong cả một sự ngỡ ngàng pha lẫn ít nhiều thất vọng và buồn nản. Đó cũng là những tâm tư t́nh cảm của tôi khi Huynh Bertand vừa đẫn tôi đến căn nhà mới “của La San” mà tôi hằng mơ tưởng vài tuần trước. Ba Huynh Đệ gặp nhau mừng rỡ, Huynh Bertrand “xổ nho” một tràn rồi nói: “Thiệt là... tụi nó bán căn nhà không ai chịu mua này v́ cửa ngỏ quá trực diện với đường đi nên mới ‘cho’ tụi ḿnh!” Huynh Phong chỉ lắc đầu cười khổ.

Vấn đề trước mắt là unload đồ trong U-Haul xuống đâu? Phải trả xe ngày mai... Huynh Bertrand đề nghị xin tá túc tại Dandini, nhà các Sư Tỉ Sư Muội La-Việt, “chắc là tá túc dài hạn, v́ căn nhà này làm xong sớm lắm cũng cuối tháng 6 hay đầu tháng 7”. Không c̣n chọn lựa nào khác. Các Sư Tỉ Muội nhường tầng trệt như đă có ư định từ trước, cho Huynh Đệ La-Việt: rộng chán! Đồ đạc đem từ Philadelphia qua tạm thời chất đống trong garage. Huynh Phong bảo tôi đem chiếc xe car Huynh kéo theo U-Haul lên SMC để tiện việc lên xuống, nhưng tôi nghĩ để Huynh Phong dùng trong vài ngày c̣n ở San Jose “đi công việc”.

***

Vài ngày sau, Huynh Bertrand và tôi đến phi trường San Francisco đón Huynh Bénilde Tín từ Úc qua. Thời bấy giờ, thân nhân bạn bè có thể đón người nhà hoặc du khách ngay tại pḥng lấy hành lư. Thủ tục passport thông qua dễ dàng, nhưng khâu thuế vụ gặp rắc rối. Huynh Bénilde Tín đem theo hai thùng đầy nhóc dụng cụ điện tử, gồm tạp nhạp những boards, dây nhợ... điện tử [Sau khi ra trường, Huynh Bénilde Tín được điều trường La San Kỹ Thuật Đà Lạt. Lúc “di tản chiến thuật” xuống Saigon, Huynh Tín đă vận động các Huynh Đệ khác giúp “di tản” những máy móc điện tử cần thiết. Đến Mai Thôn, Huynh lại bày biện “gian hàng điện tử”, thích thú phát minh và biểu diễn... Vào phút chót của Miền Nam, Huynh Tín đă cùng các Huynh Corentin, Eugène, Herman, Marcel hướng về biển đông, và may mắn được tỉnh ḍng Úc bảo lănh, định cư tại Melbourne. (Xin xem lại Hồi Kư tập 1) Khi tôi đến thăm Huynh Tín tại Melbourne vào tháng 8 năm 1984 (xin xem trang 70), Huynh vui sướng dẫn tôi vào “lănh địa điện tử” của Huynh: một pḥng nhỏ trong khu vườn rộng lớn của trường Saint Bede’s School - một trường trung học của tỉnh ḍng úc - Trong pḥng ngổn ngang những đống dụng cụ điện tử. Huynh Tín khoe tôi “hệ thống thông tin bằng radio” mà Huynh đă lắp ráp. “‘Moi’ dùng radio này liên lạc nói chuyện với Frère Eugène bên Africa...”]. Điện tử vốn là sở trường của Huynh Bénilde Tín hơn 15 năm về trước. Mặc cho lời biện giải của Huynh Bénilde Tín, bà nhân viên thuế vụ mở tung cả hai thùng, bày biện ngổn ngang trên bàn cả đống li ti chips, boards, máy nhỏ, v.v... và kiểm kê đ̣i đánh thuế mỗi bộ phận. Tôi thấy toàn là “đồ cổ” không đáng giá nên nói với bà nhân viên: “How can you tax on these old sutffs?” (Làm sao mà bà lại đánh thuế trên những đồ cổ này?) Bà nh́n tôi hằn học. Có lẽ gương mặt “cô hồn” của tôi làm bà nghĩ đến chuyện ǵ nên hỏi lớn: “Who are you?” Tôi b́nh tĩnh trả lời: “I am his friend.”
- You are an undocumented person, aren’t you? Your ID?

Tôi giật ḿnh kinh hăi. “Sự việc rắc rối và nguy hiểm rồi!” tôi tự nhủ thầm. Tôi lấy driver licence đưa cho bà. Bà liếc nh́n qua rồi hỏi: “You are from Philadelphia?”
- Yes.
- Do you have any other ID like green card, citizenship?

“Chết mẹ rồi!” Tôi nói thầm. Bụng đánh loto không ngừng, lục trong wallet thấy tờ giấy báo “tôi phải về Paris để được interviewed ngày July 29, 1990” (xin xem trang 204). May quá, hôm nay mới ngày 8 tháng 6! Tôi đưa cho bà nhân viên giấy báo. Bà nhân viên nói: “It’s not that kind of paper”. Trong ḷng lo sợ kinh hoàng, nhưng vẫn cứng miệng trả lời: “Read it carrefully! On July 29, I will be interviewed...” Huynh Bertrand xớ rớ đứng bên cạnh hỏi: “What happens?” Bà nhân viên nh́n Huynh Bertrand, hỏi: “Your ID?” Huynh Bertrand điềm đạm đưa driver licence, photo ID chứng nhận nhân viên của SMC và thẻ nhựa chứng minh citizenship. Bà nhân viên cầm thẻ nhựa citizenship của Huynh Đức giơ ra trước mặt tôi rồi nói: “That’s this card I want...” Tôi trố mắt nh́n bà. Không biết v́ lư do nào, bà đi vào trong giây lát, đi ra giao lại giấy tờ cho tôi. Hú hồn! Bà nói với Huynh Bénilde: “Tôi giam hai thùng này, ngày mai trở lại...”

Trên đường chở Huynh Bénilde Tín về Dandini ở với Huynh Phong, Huynh Bertrand Đức “sổ nho” một hồi, la mắng Huynh Tín và tôi đủ chuyện. Huynh Tín và tôi im lặng để Huynh Đức “xả sous-pape!” Chiều tối về SMC, Huynh Đức gọi điện thoại cho luật sự của tỉnh ḍng San Francisco tŕnh bày sự việc. Sáng hôm sau, Huynh Đức đi một ḿnh ra phi trường lấy 2 thùng “điện tử”, đem xuống Dandini cho Huynh Tín. Tôi khen Huynh Đức: “‘Vous’ giỏi thiệt!...” Huynh Đức được dịp “sổ nho” một hồi rồi nói: “Tốn hơn 100 đô tiền luật sư đó! Tụi bây hoàn trả lại cho tao!...”

Cuối tuần, Huynh Tín và tôi đưa Huynh Phong ra phi trường San Jose về lại Philadelphia. Đường ra phi trường êm xuôi, nhưng đường trở về Dandini lại là một vấn đề. T́m măi không thấy exit SouthWest expressway đâu cả. U-turn đều đều cũng không t́m được lối exit. Thôi đành về Maxey Drive... làm chuẩn! Từ đó, tôi bị mang tiếng là “đi đâu cũng phải về Maxey... làm chuẩn.” Tốt thôi!

Tôi đem xe của Huynh Phong đă kéo từ Philadelphia qua lên SMC.

***

Cuối tháng 6 Huynh Phong bay qua San Jose. “‘Moi’ sẽ không bay về Philadelphia nữa!” Huynh Phong cho biết. Tôi định giao chiếc xe lại cho Huynh Phong để tiện việc đi lại, nhưng Huynh Phong bảo “‘Vous’ cứ giữ trên SMC, để khi cần đi đâu mua đồ computer, hoặc xuống San Jose khi “‘Moi’ gọi điện thoại cần ‘vous’ có mặt là ‘vous’ có thể đi ngay! ‘Moi’ ở đây với Frère Tín, có thể nhờ xe mấy Sơ hoặc cựu học sinh chở đi cũng được.” Cuối tuần tôi đến ở với hai Huynh Phong và Tín tại Dandini.

Trong dịp các Sơ đi tĩnh tâm vài ngày, giao nhà cho chúng tôi “tự do tung hoành.” Một hôm, 3 Huynh Đệ rủ nhau đi Chợ Trời Berryessa lục t́m mua những vật dụng cần thiết cho “nhà mới”. Chợ trời Berryessa là chợ trời thật rộng lớn - có thể nói chợ trời lớn nhất vùng Vịnh - bày biện đủ mọi thứ “thượng vàng hạ cám”. Chúng tôi măi mê lục t́m, quên mất cả thời gian. Chiều tối vừa đến cổng nhà, bỗng “nghe” mùi khét lẹt từ trong nhà bay ra. Mở cửa xông vào th́ pḥng bếp đang bốc khói... Th́ ra trước khi đi chợ trời, Huynh Phong nấu một b́nh nước để pha trà và quên lững. Nước sôi, sôi... đến độ khô cạn và chảy luôn b́nh nhôm. Khi chúng tôi về th́ đang bốc khói. May mà về kịp thời, nếu không th́...

Chúng tôi mua b́nh mới, chổi chà mới, và những vật dụng khác để thay thế những đồ vật trong pḥng bếp bị đóng khói hoặc ít nhiều hư hại. Hai ngày sau các Sơ về, chúng tôi “tỉnh bơ như người ‘hà lội’...” Nhưng phải công nhận trời phú cho người nữ có biệt tài quan sát và nhạy cảm. Các Sơ thấy ngay những vật dụng mới lạ. Cám ơn chúng tôi rối rít, nhưng cũng không tránh khỏi thắc mắc, ḍ hỏi như thể “điều tra”... Cuối cùng chúng tôi đành “thú tội!”

***

Đầu tháng 7, Huynh Nicet Liêm - cùng lớp cùng đoàn với tôi, từ Úc đến thăm viếng San Jose. Thế là “bất thành văn” cộng đoàn mới được hoàn chỉnh ở Dandini. Giữa tháng 7, “nhà mới” tương đối hoàn tất. Chúng tôi giúp nhau load tất cả những đồ vật mà Huynh Phong đă chịu khó U-Haul suốt 3 ngày 3 đêm chuyển từ Philadelphia qua và tạm chất đống tại Dandini lên một U-Haul thuê tại San Jose. Hôm sau lại unload vào garage “mới tinh khôi” của căn nhà mới. Huynh Nicet Liêm cười đùa: “Mấy ‘vous’ thương ‘moi’ quá! ‘Moi’ đi thăm mấy ‘vous’, mấy ‘vous’ cho ‘moi’ có dịp tập thể dục load rồi lại unload bỡ hơi tai luôn!”

Các Huynh Đệ La-Mỹ tại SMC, cách riêng hai Huynh Eric và Augustus, biết cộng đoàn La-Việt tại San Jose sắp được thành lập, đă nghĩ ngay đến việc gom góp những vật liệu có thể c̣n dùng được như bàn ghế, nồi niêu soong chảo, v.v... mà các sinh viên sắp ra trường để lại. Nhân tiện có “tên Liêm” đi du lịch c̣n thanh niên cường tráng - dại ǵ mà không tạo dịp tập thể dục cho thêm cường tráng! - chúng tôi vơ hết những ǵ có thể dùng cho cộng đoàn.

Cuối tháng 7, Huynh Joseph Hiệp đă chính thức nhập cộng đoàn La-Việt, Huynh Cosmes Tuân cảm khái sự hăng say của các Huynh Đệ La-Việt đàn em cũng muốn tham gia sinh hoạt với cộng đoàn. Như vậy, chắc chắn cộng đoàn “Nhà La San Việt Nam” tại San Jose có 4 thành viên: Huynh Tuân, Huynh Phong, Huynh Hiệp và Huynh An. Huynh Tín th́ “để coi, sau 6 tháng sẽ quyết định sau”. Tuy nhà mới chưa hoàn tất như ước muốn, nhưng cũng đủ tạm để các Huynh Đệ chuyển hẳn về ở Maxey Drive và cộng đoàn La-Việt chính thức thành h́nh. Tôi vẫn c̣n ở tạm tại SMC một thời gian.

***

Đầu tháng 8, các tỉnh ḍng Mỹ thuộc vùng Bắc Mỹ và tỉnh ḍng Torronto Canada triệu tập “đại hội La-Mỹ” tại SMC, có Huynh tổng quyền John Johnston và ban cố vấn trung ương từ Rôma đến tham dự. Dịp may hiếm có để khánh thành khai trương cộng đoàn “Nhà La San Việt Nam” tại San Jose. Các Huynh Đệ La-Việt với sự hợp tác chân t́nh của các Sư Tỉ&Muội La-Việt ráo riết chuẩn bị cho ngày khánh thành này.

Các Sư Tỉ&Muội th́ may màn cửa sổ, cửa ra vào pḥng “đẹp nhất” dùng làm nhà nguyện, v.v... Các Huynh Đệ th́ lăng xăng chùi rửa, khiêng bàn khiêng ghế, trang hoàng nhà cửa dưới cặp mắt thiện nghệ của hoạ sĩ Joseph Hiệp, v.v... Một bầu không khí vui nhộn, đượm t́nh “Anh Chị Em” họ La-Việt báo hiệu và hứa hẹn một tương lai “Được Phúc Lành của Cha trên trời, của thánh tổ La San và các vị Đàn Anh qua nhiều thế hệ...” cho Nhà La San Việt Nam tại San Jose.