Đầu tháng 3/1990, Huynh Roger Trần Đ́nh Vĩnh, nguyên thủ quỹ tỉnh ḍng Mẹ Saigon dưới thời Huynh giám tỉnh Lucien Hoàng Gia Quảng, đến Philadelphia tiếp tay với Huynh Phong coi như là Huynh Trưởng “cộng đoàn mới” hoặc ít ra là “chủ chốt” của dự án California. Huynh Roger giao cho tôi đặt thêm tiền vào account RCT (quỹ AFVN) để sẵn sàng gởi về cho Huynh giám tỉnh Maurice qua anh Lương mỗi khi Huynh giám tỉnh yêu cầu.

Huynh Phong cùng Huynh Roger bay qua San Francisco trước là để chào hỏi các Huynh Đệ La-Việt trong vùng Vịnh, Huynh giám tỉnh Mark Murphy, v.v... sau là để xem căn nhà ở Pittsburg mà linh mục Trọng muốn bán cho “cộng đoàn mới”. Thấy căn nhà tôi đề nghị mua, Huynh Roger cũng như Huynh Phong “ồ” lên một tiếng rồi cùng nói: “Nhà ǵ mà như cái hộp vậy?” Thế là hai Huynh Đệ cùng Huynh Bertrand Đức rảo khắp vùng San Jose t́m nhà.

Một nhóm cựu học sinh nghe tin thầy Roger đến San Jose nồng hậu tiếp đón. Anh Bính, một cựu học sinh Taberd, dẫn thầy Roger đến gặp anh Quyền, cũng là một cựu học sinh Taberd, đang hùn hạp với anh Cúc điều hành một công ty xây dựng nhà cửa trong vùng Vịnh. Công ty vừa tậu một khu đất khá rộng trong vùng Berryessa và đang xây cất để bán 10 căn nhà khang trang tại đường Maxey. Nghe đâu đă có người đặt cọc mua 8, 9 căn nhà mới đang xây cất.

Phái đoàn vui mừng sung sướng đi tham quan khu nhà mới. Ai nấy tỏ vẻ thích thú về địa thế của các căn nhà: gần trường học Middle School, gần nhà thờ Saint Victor, gần đường xa lộ 680, và nhất là về căn nhà “mới toanh” với h́nh dáng xem ra “sang trọng”. Tuy nhiên “thích thú với cặp mắt” đang t́m kiếm là một chuyện, “thích thú với túi tiền” trống rỗng lại là một chuyện khác! Giá cả “phải chăng” của mỗi căn nhà “chỉ” có 450,000 đô!

Không biết Huynh Roger và Huynh Phong đă thương lượng ra sao với công ty về nhà cửa mà tối hôm sau, Huynh Phong điện thoại cho tôi với giọng nói kích động đến độ lắp bắp như mỗi lần Huynh Phong gặp điều ǵ thật hứng thú:
- An ơi... tin mừng... tạ ơn Chúa!
- Tạ ơn Chúa! Tin mừng ǵ vậy?
- Có... có nhà mới rồi!
- Nhà ông Trọng muốn bán cho ḿnh phải không? Được giá rẻ hơn phải không? Ổng discount hay... cho luôn?
- Không! Nhà mới toanh, cựu học sinh của Frère Roger mà cũng là cựu học sinh Frère Tuân... tặng!
- Cái ǵ?
- Thiệt đó! Nhà đang xây cất, đẹp lắm!

Huynh Phong nói liên hồi, nào là nhà đang xây và sẽ hoàn tất trong vài ba tháng, nào là cựu học sinh tặng... “không” cho các Frères, nào là công ty anh Quyền, Cúc, và... giàu mạnh lắm, họ có nhiều businesses rất thịnh ở San Jose, v.v. và v.v... Trong khi nghe Huynh Phong nói chuyện, trí ḷng tôi bỗng nhớ đến phim “On m’appelle la Providence” (Người ta gọi tôi là Chúa Quan Pḥng) đầu thập niên 70. Âu cũng là đáng mừng và tạ ơn v́ “Thiên Chúa vẫn c̣n làm phép lạ!” Huynh Phong bỗng nói: “‘Vous’ không tin há? Thôi th́ để Frère Roger nói chuyện với ‘vous’ nghe!”. Giọng nói của Frère Roger cũng run run hồi hộp như vừa được một mối lợi quá lớn ngoài sức tưởng tượng: “‘Vous’ đó há, Valéry?”
- Dạ con đây!
- Frère Phong nói đúng đó ‘vous’ à! Nhóm cựu học sinh ở San Jose bằng ḷng tặng La San một căn nhà mới đang xây cất. Tụi ‘moi’ đă tới xem dăy nhà mới đang xây và họ hứa sẽ hoàn tất vào tháng 6 năm nay.
- Như vậy th́ tốt quá! Bề trên giỏi thiệt đó, mới đi một ṿng mà đă nhận món quà thật quí báu, là một căn nhà mới.
- Chúa thương ḿnh mà, Valéry! Anh Em cựu học sinh ở đây tốt thiệt đó. Họ c̣n đề nghị Frère nào qua đây mà chưa có chỗ ở th́ họ sẵn sàng cho 1, 2 pḥng ở khách sạn nữa đó!
- Tạ ơn Chúa! Nhưng mà bề trên ơi, bề trên coi chừng cẩn thận đó nghe. Cho ǵ chút chút th́ không sao, chứ cho cả một ngôi nhà mới xây th́ cần có giấy tờ rơ ràng đó nghe!
- Chứ sao! Họ sẽ làm giấy tờ “cho La San” đàng hoàng. Frère Phong và ‘moi’ thấy họ tốt quá, lại nữa họ cũng rất giàu có, nên ḿnh có thể tin được. Thôi để vài ngày nữa Frère Phong và ‘moi’ về lại Philadelphia sẽ kể chi tiết hơn...

Tôi gọi điện thoại cho anh Dennis Nhơn báo tin mừng. Anh Nhơn “ồ” lên một tiếng, lưỡng lự đôi phút rồi nói: “It’s too good to be true!” Tôi cười đáp: “Frère Roger nói là họ làm giấy tờ ‘cho La San’ đàng hoàng.” Anh Nhơn trả lời: “Hy vọng được như vậy! Thật là quá tốt! Vậy th́ chúc mừng các ‘vous’ nhiều, thật nhiều!”

***

Huynh Anthony Thành được USCC kêu lên phỏng vấn để làm green card (thẻ định cư). Tôi mới sực nhớ là giấy tờ titre de voyage và visa ở Mỹ của t6oi đă hết hạn từ lâu. Về lại Paris không được mà ở lại Mỹ th́... undocumented. Thiệt là tiến thoái lưỡng nan. Cũng may mà Huynh Joseph Ninh đă giúp tôi làm được Social Security Card tại Chicago, và may mắn hơn nữa là trên Social Security Card không có khuôn dấu NOT FOR WORKING như tôi đă thấy nơi nhiều sinh viên ngoại quốc đi du học ở Mỹ như tôi. Nhờ có thẻ An Sinh Xă Hội đó, tôi được phép làm việc một cách hợp lệ, hợp pháp! Mặc dù không có photo trên thẻ An Sinh Xă Hội, nhưng bằng lái xe được dùng như thẻ căn cước. Tuy nhiên, tôi không thể cư ngụ “bất hợp pháp” hoài như vậy được. Tôi t́m cách nộp đơn xin green card (thẻ xanh, hay thẻ thường trú).

Thành thật mà nói, các Huynh Đệ La-Mỹ không ai biết mô tê ǵ về thủ tục xin green card. Cũng dễ hiểu v́ người Mỹ chính gốc nói chung và Huynh Đệ La-Mỹ nói riêng có bao giờ phải làm green card đâu! C̣n các Huynh Đệ La-Việt cũng như bạn bè thân hữu đang định cư tại Mỹ th́ việc làm green card coi như là đương nhiên nhờ cơ chế “tị nạn chính trị”, nên không ai nghĩ đến việc nhắc nhở hoặc chỉ dẫn tôi cách thức tiến hành xin green card.

USCC gởi thư bảo tôi đi khám sức khoẻ tổng quát để bổ túc hồ sơ. Tôi đến một bác sĩ người Mỹ trong danh sách những bác sĩ authorized chứng nhận việc này. Đây là lần đầu tiên trong đời tôi đi khám sức khoẻ tổng quát: trả lời những câu hỏi trong hai trang giấy đầy chằn chịt, cân đo thân thể, đo áp huyết, đo nhịp tim đập, đo tim, chụp h́nh phổi, lấy máu để thử nghiệm, lấy nước tiểu và phân, v.v... Ôi thôi đủ thứ! Có một đoạn tôi nhớ măi; bác sĩ (y tá?) hỏi: “Do you smoke?” tôi đáp: “Yes!”
- How many packs per day?
- About six, seven, sometimes eight or ten.
Bác sĩ trố mắt nh́n tối hỏi: “What?” Tôi cũng trố mắt nh́n bác sĩ, cười nói: “Yes! In average seven per day”. Bác sĩ hỏi: “Packs or Cigarettes?” Tôi vội trả lời: “Oh! Cigarettes”. Bác sĩ gật đầu, mỉm cười, ghi trong hồ sơ: “NO”. Tôi khoái chí quá! “Thơm mồm bổ phổi diệt trùng lao” là dzị đó!

Khoảng 3 tuần sau, tôi nhận được thư hồi đáp từ USCC với dấu APPROVED. Tôi mừng không tưởng tượng nổi. Nhưng... đọc kỹ lại th́ trong mục location and date to be interviewed, ghi rơ: “Paris, July 29, 1990. Bring all necessary documents”. Tôi chới dzới... Trước hết, titre de voyage và visa hết hạn đă lâu, làm sao mà về lại Paris được? Sau nữa, nếu có về lại được Paris với một số tiền phạt, th́ có chắc chắn sau khi interviewed được approved không? Kinh nghiệm về sự rắc rối giấy tờ hợp lệ hợp pháp trong quá khứ làm tôi suy nghĩ như vậy. Thật t́nh tôi rất bối rối lo âu.

Nh́n lại quá khứ, một trong những thách đố chướng ngại mà tôi đă phải đương đầu là vấn đề giấy tờ hợp lệ tùy thân:
. ngày sinh tháng đẻ trong giấy “chứng chỉ thế v́ khai sinh” mà anh Đàng, anh cả trong gia đ́nh, làm cho tôi trong thập niên 50 ghi một đường, trong giấy “chứng chỉ rửa tội/thêm sức” ghi một nẻo. Lẽ tất nhiên tôi tin vào giấy chứng chỉ rửa tội/thêm sức, nhưng trên tất cả giấy tờ tuỳ thân khác như bằng cấp, chứng chỉ, v.v... th́ tôi dùng ngày sinh tháng đẻ ghi trong “chứng chỉ thế v́ khai sinh”;
. ngày tháng năm bị bắt trong thực tế xác thực là 3/1/1978, nhưng trong “lệnh tha” lại ghi là 21/3/1978. Tôi xin điều chỉnh th́ bị trả lời “Vô lại trong tù sẽ điều chỉnh sau”;
. thời gian “t́m đường cứu nước” lang thang nay đây mai đó th́ phải dùng giấy tờ... dỏm (của anh Hiển Rémy);
. ở trại tị nạn, tuy được hưởng rất nhiều “ưu tiên” để đi Mỹ với giấy tờ hợp lệ hợp pháp, tôi lại phải gặp rắc rối giấy tờ tùy thân để mang danh là “vô tổ quốc”;
. v,v...

Trong hoàn cảnh thực tế với giấy appointment to be interviewed in Paris, tôi tự hỏi: “Tôi đă sai lầm khi quyết định ở lại Mỹ và tham gia vào dự án California chăng?” Tuy nhiên, dù cho gặp rắc rối thế nào về giấy tờ hợp lệ hợp pháp, tôi cũng được thông qua cách nhẹ nhàng, chỉ cần thời gian... Hơn nữa, thẻ an sinh xă hội và bằng lái xe hiện tại tôi có cũng đă giải quyết được phân nửa những ǵ tôi cần phải có; chỉ có điều “đi ra khỏi và vào lại nước Mỹ” là vấn đề không thể được. Suy đi tính lại, tôi quyết tâm “im lặng là... vàng!”

***

Huynh Bertrand Đức sinh sống tại cộng đoàn Saint Joseph Alemany và làm việc tại Saint Mary’s College of California nên dễ dàng giúp Huynh Phong trong việc theo dơi t́nh h́nh xây nhà tại Maxey Drive vùng Berryessa, và thay mặt các Huynh Đệ La-Việt đă t́nh nguyện cùng chung thành lập “cộng đoàn mới” - các Huynh Phong, Hiệp và An - để tiếp xúc liên lạc với nhóm cựu học sinh, nhất là với công ty đă hứa “cho” một ngôi nhà mới. Huynh Bertrand cho biết ngôi nhà xây cất gần xong và coi như sẽ hoàn tất đầu tháng 6/1990. Việc giấy tờ chủ quyền nhà, trao nhượng/cho La San tiến hành tốt đẹp và cũng hy vọng hoàn tất vào đầu tháng 6/1990 nếu mọi chuyện êm xuôi.

Một điểm thật quan trọng về việc làm giấy tờ mua/bán hoặc chuyển nhượng “cho La San” ngôi nhà mới được Huynh Bertrand cấp tốc thông báo và yêu cầu Huynh Phong giải quyết để bổ túc hồ sơ vào khoảng đầu tháng 4. Vấn đề đó là:
- bên “nhận”, nghĩa là La San Việt Nam sẽ phải đóng tiền đặt cọc (down payment) 90,000 đô;
- bên “cho”, nghĩa là Công Ty Xây Cất sẽ bảo đảm tất cả mọi chuyện khác, bao gồm tiền giấy tờ, tiền vay mượn ngân hàng, và tiền mortgage hằng tháng.
Theo thoả thuận th́ “bên nhận” sẽ hoàn toàn làm chủ căn nhà sau khi đóng 90,000 đô đặt cọc, và không c̣n bận tâm ǵ nữa về bất kỳ khoản tiền nào khác, như mortgage, v.v...

Tôi không hiểu ǵ hết khi đọc sấp hồ sơ mua/bán nhà. Tôi cũng chẳng hiểu mô tê ǵ về cái gọi là mortgage. Tôi chỉ biết và hiểu rơ rằng “bên nhận” phải có 90,000 đô. Vấn đề là “tiền đâu?” mặc dù tôi biết là có thể Huynh Phong đă “mượn các tỉnh ḍng Mỹ một triệu đô”, nhưng phải một năm sau mới có thể có tiền lời là 50,000 đô để nuôi sống “cộng đoàn mới”.

Huynh Phong triệu tập buổi họp vài Huynh Đệ La-Việt vùng Philadelphia và Virginia-D.C. bàn chuyện “đặt cọc 90,000”. Th́ ra chưa có tỉnh ḍng Mỹ nào “cho mượn không có lời” như tôi tưởng nghĩ và hy vọng. Vấn đề tiền bạc luôn luôn là một vấn đề “nhạy cảm”. Buổi họp không đem lại kết quả nào khả quan. Con số đưa ra trong ước mong và hy vọng tựu trung cũng chỉ là những con số. Tôi c̣n nhớ trong một buổi họp phụ tỉnh công hội tại Paris, khi đề cập đến vấn đề “hy vọng các tỉnh ḍng Mỹ sẽ cho mượn không lời một triệu đô”, Huynh Bénilde Tín phát biểu: “Tôi thấy ḿnh cần thực tế hơn, đừng vẽ rồng vẽ rắn!...” Huynh Phong đáp trả một cách thật xác tín: “Một triệu đối với chúng ta th́ quả là quá lớn, nhưng đối với các tỉnh ḍng Mỹ - có đến 8 tỉnh ḍng - tôi nghĩ là không phải không thể có được!” Và các Huynh Đệ La-Việt gật gù, ra điều tràn trề hy vọng...

Sau buổi họp vài hôm, Huynh Phong điện thoại hỏi tôi: “An ơi! Trong quỹ AFVN ‘vous’ giữ, ḿnh có bao nhiêu vậy?”
- Khoảng 43,000 đô
- Ḿnh có thể xin tỉnh ḍng Mẹ Saigon tiếp tay ứng trước một số tiền để giải quyết việc đặt cọc không?
- ‘Vous’ cũng biết AFVN là tài sản của tỉnh ḍng Mẹ Saigon. ‘Gia tài của Mẹ’ bên này chỉ có 43 ngàn... Tôi nghĩ ḿnh phải hỏi ư kiến Frère Roger và xin phép bề trên giám tỉnh Maurice trước.
- Tất nhiên ḿnh sẽ xin phép. ‘Vous’ nhắm chừng ḿnh có thể ‘mượn’ tỉnh ḍng Mẹ Saigon bao nhiêu?

Lưỡng lự khá lâu với bài tính trong đầu: 43 ngàn đô cho cả tỉnh ḍng với trên dưới 100 Huynh Đệ La-Việt mà hầu hết là “vô lương” không biết khi nào mới xoay xở t́m được công ăn việc làm... th́ chẳng là bao. Tôi hỏi lại Huynh Phong: “‘Vous’ t́m được bao nhiêu rồi?”
- Chưa có ǵ hết ‘vous’ à! ‘Moi’ suy nghĩ thấy nếu tỉnh ḍng Mẹ Saigon chịu ‘ứng trước’ một số, phần thiếu ḿnh xin 2 tỉnh ḍng Baltimore và San Francico ‘bổ sung’ th́ hy vọng hơn. ‘Vous’ thấy sao?
- ‘Moi’ thấy hơi lạ: tỉnh ḍng Mỹ giàu hơn gấp bội và sẵn sàng ‘viện trợ’ cho tỉnh ḍng Saigon, th́...
- ‘Moi’ biết. Nhưng theo kinh nghiệm ‘moi’ thấy, đối với người Mỹ, họ chỉ nhảy vào tiếp tay cho bất kỳ dự án nào khi chính ḿnh đă đi bước đầu...
- Tôi hiểu! Như vậy ‘vous’ đề nghị bao nhiêu?
- 40 ngàn được không?
- Cái ǵ? Như vậy AFVN chỉ c̣n khoảng 3 ngàn...
- ‘Vous’ yên tâm đi. ‘Moi’ tin chắc trong ṿng 2 năm ḿnh sẽ hoàn trả lại đầy đủ và có thể nhiều hơn nữa...
- Nhưng trong ṿng 2 năm đó, nếu có chuyện ǵ cấp bách xảy ra bên Việt Nam th́ sao?
- ‘Moi’ nghĩ không sao đâu, v́ trước khi có AFVN, Anh Em ḿnh cũng đă vượt qua bao nhiêu là thử thách chấn động...
- ‘Moi’ không hoàn toàn đồng ư với ư tưởng này. ‘Vous’ có biết nguồn tài trợ cho AFVN từ đâu không? Đó là vốn liếng tài sản c̣n lại của tỉnh ḍng Mẹ Saigon sau 75 tại La Salle Fondation ở Paris mà bề trên Roger đă từ từ cung ứng cho Việt Nam trong thời buổi khó khăn và đă chắt chiu gầy dựng thêm. Khi ‘moi’ c̣n ở Paris, ‘moi’ đă nghe biết việc này. ‘Vous’ cũng nên biết rằng từ sau 75, Huynh Roger đều đều gởi tiền về VN để giúp Anh Em ḿnh sinh sống, chứ đâu phải trước khi có AFVN, Anh Em ḿnh “đă vượt qua...” như ‘vous’ nói đâu! Thêm vào đó, khi ‘moi’ c̣n ở Paris, ‘moi’ đă gởi thuốc hằng tháng về VN để tiếp tay phụ vào quỹ của tỉnh ḍng Mẹ Saigon... Bây giờ, ở bên này đă gần 4 năm, ‘moi’ không/chưa làm được ǵ cả. V́ thế ‘moi’ tin chắc quỹ tài trợ của tỉnh ḍng Mẹ Saigon ngày càng hao hụt hơn...

Sau một hồi im lặng khá lâu, tôi nói tiếp: “Tuy nhiên ‘moi’ đồng ư là ḿnh xin phép bề trên giám tỉnh Maurice cho phép ḿnh ‘invest’ một số tiền của tỉnh ḍng Mẹ Saigon ở bên này, nhưng phải bảo đảm hoàn trả ‘vốn và lời!’
- Đúng, đó là điều ‘moi’ muốn nói và đề nghị...
- Như vậy th́ trước hết ḿnh hỏi ư kiến bề trên Roger xem sao. ‘Vous’ điện thoại trực tiếp hỏi xem sao nghe.
Sáng hôm sau, tôi nhận điện thoại từ Huynh Roger cho biết “tùy nhận định Anh Em bên đó, miễn sao sinh lợi và bảo đảm có sẵn vốn liếng để giúp đỡ tỉnh ḍng Mẹ Saigon khi cần thiết.” Tôi đề nghị “xin bề trên liên lạc với giám tỉnh Maurice; trong khi đó tụi con cũng trực tiếp xin phép giám tỉnh Maurice. Khi có phép của giám tỉnh Maurice rồi, con mới tŕnh bày cho giám tỉnh Colman Coogan và kư check.”

***

Cuối tháng 4/1990, Huynh Phong và tôi nhận được thư “đồng ư để Anh Em dùng tiền của tỉnh ḍng Mẹ Saigon ‘đầu tư’ sinh lợi.” Tuyệt nhiên không thấy đá động đến con số là bao nhiêu. Huynh Phong bàn chuyện với tôi: “Nếu ‘vous’ kư check 40 ngàn như là phần đóng góp của tỉnh ḍng Mẹ Saigon th́ ‘moi’ tin chắc mỗi tỉnh ḍng Baltimore và San Francisco sẽ ủng hộ 25 ngàn. Như vậy ḿnh đủ số 90 ngàn đặt cọc cho căn nhà. ‘Vous’ thấy sao?”
- ‘Moi’ nghĩ rằng ‘vous’ hỏi hai ông Colman và Mark có thể giúp ḿnh bao nhiêu, phần c̣n lại tỉnh ḍng Mẹ Saigon bổ sung th́ tốt hơn. À, cứ cho hai ông biết là AFVN hiện nay chỉ có 43 ngàn. Thật ra th́ ông Colman biết rồi v́ account AFVN được mở ra dưới quyền của Baltimore và Brother John Patzwall có quyền kư check trong account đó mà!
- Cũng hay. Để ‘moi’ tŕnh bày cho hai ổng xem sao.

Chiều tối hôm đó, Huynh Phong gọi điện thoại báo “tin vui”: “An ơi, mỗi tỉnh ḍng đồng ư ‘ứng’ cho ḿnh 20 ngàn. Như vậy nếu tỉnh ḍng Saigon đóng thêm 40 ngàn th́ cũng mới được 80 ngàn. Nhưng không sao, ‘moi’ đă gọi điện thoại nói chuyện với Frère Bertrand và anh Quyền. Anh Quyền cho biết ‘công ty’ đồng ư ḿnh down 80 ngàn. Sau khi nhận đủ tiền down th́ giấy tờ coi như xong xuôi. Sẽ có 2 chữ kư của ‘bên nhận’ là tỉnh ḍng San Francisco thay thế cho La San Việt Nam, và ‘bên cho’ là anh Quyền hay anh Trọng, em ruột của anh Quyền.”

Thú thật tôi đăm chiêu suy nghĩ. Niềm hy vọng “một triệu đô đối với các tỉnh ḍng Mỹ thấm béo ǵ...” tiêu tán đâu mất. Vẫn biết rằng “một triệu đối với các tỉnh ḍng Mỹ... có thể thấm béo ǵ” nhưng 40 ngàn đối với tỉnh ḍng Saigon là cả một gia tài rất lớn, nhất là trong thời buổi “sáng ḿ lát chiều khoai lan” này. Cầm giấy “cho phép” của Huynh giám tỉnh Maurice Triều trong tay mà ruột rối bời bời. Chỉ c̣n lại trong quỹ AFVN khoảng 3 ngàn th́ nguy hiểm quá. Kinh nghiệm sống mấy năm dưới chế độ cộng sản, chia vui sẻ muộn với Anh Em La-Việt trong cuộc sống thay đổi bất ngờ và có tính cách... tuỳ hứng của chính quyền địa phương không ai lường trước được, làm tôi lo âu.

“Trưa mai ‘moi’ ghé ‘vous’ lấy check được không?” Giọng nói của Huynh Phong bên kia đầu giây điện thoại cắt đứt luồng suy nghĩ, tôi trả lời một cách máy móc: “OK. À mà thôi, trưa mai ‘moi’ xuống West Catholic gặp ‘vous’ nói chuyện luôn”.

Khoảng hơn một tuần sau, Huynh giám tỉnh Colman Coogan gặp tôi tại La Salle College High School. Huynh có vẻ nghiêm nghị nói: “You don’t have the right to do that!” (Frère không có quyền làm như vậy) Tôi giật ḿnh trả lời: “But I got the permission from Brother Visitor Maurice, and presented to you and Brother John Patzwall about this matter.” (Nhưng mà con đă được phép của bề trên giám tỉnh Maurice và tŕnh bày sự việc này với bề trên và Brother John Patzwall). Huynh giám tỉnh Colman nh́n tôi nói: “Did you think about if in Vietnam the Brothers need a certain amount of money in urgency, how can you provide them with...?” (Frère đă nghĩ đến việc nếu các Frères bên Việt Nam cần gấp một số tiền, làm sao Frère có để cung ứng không...?) Quả đúng là điều tôi đă lo nghĩ và ưu tư. Nhưng biết làm sao hơn? Huynh thủ quỹ John Patzwall c̣n nghiêm nghị bảo tôi “khi qua bên California, ‘you’ phải chuyển AFVN qua RCT với một account khác, dưới sự điều hành của tỉnh ḍng San Francisco ‘ngay lập tức’.”

***

Ngày tháng trôi qua, năm học 1989-1990 sắp kết thúc. Cuối tháng 5/1990, cộng đoàn La-Mỹ tại La Salle College High School làm bữa tiệc “cuối năm học và chia tay”, Huynh trưởng cộng đoàn, Brother Thomas Chadwick, nói: “Chúng ta cám ơn nhau đă chung sống t́nh Huynh Đệ trong suốt năm học qua; cách riêng Brother Valéry đă chia sẻ lối sống truyền thống văn hoá xă hội Việt Nam giữa cộng đoàn chúng ta. Cầu chúc Valéry tiếp tục hăng say trong sứ mạng tông đồ giáo dục tại môi trường sinh hoạt mới, tại California...”

Nh́n lại một năm qua làm việc chung với các Huynh Đệ La-Mỹ, tôi ít nhiều cảm nhận được t́nh Huynh Đệ La San đối với nhau: dù là La-Mỹ, La-Việt, La-Pháp, La-Phi... mọi người tiếp nhận nhau, cảm thông nhau như Anh Em một nhà, “cùng chung và liên kết” trong lư tưởng giáo dục tuổi trẻ. Tuy nhiên, nhớ lại những lúc phải đối diện với nền văn hoá, ngôn ngữ, lối sống, tâm tính khác biệt... với học sinh Mỹ, tôi không khỏi lo âu hồi hộp cho cuộc sống tương lai.