Huynh Phong gởi bản thảo Dự Án đă được tu bổ đến mỗi Huynh Đệ, yêu cầu xem lại chi tiết và sửa đổi thêm bớt nếu cần, và liên lạc nhau thường xuyên để góp ư phê b́nh, v.v... để dự án được hoàn chỉnh vào khoảng cuối năm 1989. Huynh Phong c̣n đề xướng một buổi họp trong ṿng 3 ngày, mời gọi tất cả các Huynh Đệ La-Việt đến tham dự vào cuối tháng 12/1989 tại Jérémy House, thuộc tỉnh ḍng Baltimore, và hầu hết các Huynh Đệ hưởng ứng đề xướng này.

Như đă dự định, các ngày 30-31/12/1989 và 1/1/1990, các Huynh Đệ La-Việt đến Philadelphia tổng kết “Dự Án California”. Đó là các Huynh Cosmes Tuân, Bertrand Đức, Généreux Nhơn, Fortunat Phong, Valéry An, Joseph Hiệp, Joseph Ninh, John Chung, Anthony Thành, và Anh Alphonse Vũ Trần Thành.

Huynh Phong đă dọn sẵn chương tŕnh nghị sự, bản thảo chi tiết của “Dự Án California”. Huynh Phong c̣n cho biết thêm những tin tức lạc quan về việc thi hành dự án, như:
- Các Huynh giám tỉnh Colman Coogan và Mark Murphy đă sẵn sàng chấp thuận và ủng hộ dự án, nhất là sẵn sàng giúp đỡ tài chánh trong bước đầu;
- San Jose là nơi thích hợp nhất v́ các Huynh Đệ sẽ có dịp “cùng chung và liên kết” làm việc tông đồ với các Nữ La San; tuy nhiên c̣n tùy thuộc vào việc thuê/mua nhà cửa thích hợp cho cộng đoàn;
- Cộng đồng người Việt tại San Jose lên đến khoảng 100,000 người, và giáo dân công giáo lên đến khoảng 10,000 trong địa phận San Jose v́ thế việc t́m ơn gọi La San giữa cộng đồng người Việt công giáo xem ra rất thích hợp và lạc quan hy vọng.

Ngày họp đầu tiên, Huynh Généreux lên tiếng: “Tôi hiểu mục đích cứu cánh của dự án California là gom tụ Anh Em La-Việt ḿnh cùng chung lo việc tông đồ giữa cộng đồng người Việt, và nhờ đó mà nuôi dưỡng và t́m thêm ơn gọi La San. Việc gom tụ Anh Em La-Việt là nguyện vọng của hầu hết chúng ta ngay từ khi mới chân ướt chân ráo đến xứ Mỹ này. Thôi, chuyện đă qua, không cần nhắc lại. Bây giờ chúng ta muốn tái thực hiện ước vọng đó cũng chưa trể, phải không? Dự án California được soạn thảo thật hay: đầy đủ chi tiết mạch lạc, Anh Em cũng đă biết rồi. Tôi chỉ xin nêu lên 3 yếu tố, hay là 3 điểm chính sau đây:
“1. Môi trường và việc tông đồ: California thật là đúng đất dụng vơ hợp t́nh hợp lư dựa vào thống kê dân số người Việt tị nạn. Tuy nhiên, New Orleans cũng là một môi trường đáng chúng ta quan tâm để ư. Nếu chúng ta nghĩ đến việc “phục vụ người nghèo” th́ tôi thiết nghĩ New Orleans có lợi điểm hơn, v́ ai cũng biết California là một tiểu bang giàu nhất nh́ nước Mỹ, và cộng đồng người Việt tị nạn tại Santa Ana, San Jose, v.v... thuộc tiểu bang California được tiếng là phát triển rất nhanh, quá nhanh về mặt kinh tế, được xếp vào hạng giàu có. Trong khi đó, New Orleans là một thành phố nghèo hơn nhiều, và dân t́nh ở đó được mang hỗn danh là “danh ca” (đánh cá), th́ chúng ta thừa hiểu nên chọn môi trường nào cho thích hợp vói tôn chỉ “phục vụ người nghèo” của chúng ta.
“2. Cơ sở gồm nhà ở của cộng đoàn và nhà sinh hoạt tông đồ: Dự Án California chưa có cơ sở cụ thể, trong khi đó, tại New Orleans, tôi và một số anh em cựu La San đă có sẵn cơ sở, nghĩa là nhà ở cho cộng đoàn, và nhà sinh hoạt tông đồ như lớp học, pḥng sinh hoạt, v.v...
“3. Nhân sự: Dự Án California coi như chưa có nhân sự rơ ràng, trong khi đó tại New Orleans, ít nhất có staff gồm một Frère và một thầy, anh Ngọc ex-frère mà chúng ta đều biết, cộng thêm một số ex-frères như anh Long (Đại Hàn), Joeph Hạnh và cựu học sinh tiếp tay ủng hộ. Như vậy, nếu chúng ta tăng cường cho cơ sở tông đồ tại New Orleans, có phải đó là bước đầu thuận tiện và hợp lư cho việc mở rộng về California khi chúng ta đủ mạnh và có thêm nhiều nhân sự không?

Điều tôi muốn tŕnh bày qua 3 yếu tố quan trọng kể trên là để chúng ta coi lại diễn tiến thực hiện dự án California, nghĩa là chúng ta có thể tăng cường cơ sở đang hoạt động tại New Orleans như là một giai đoạn đế tiến tới California sau này không? Xin mời Anh Em bàn thảo, trao đổi...”

Cuộc bàn thảo tuy thân t́nh huynh đệ, nhưng có vẻ ngày càng trở thành nhạy cảm - có lúc khó xử và ngột ngạt - v́ vấn đề nêu lên có phần “tế nhị”. Có thể những Huynh Đệ có mặt và từng sinh sống với nhau trong nhiều năm trước hiểu rơ nguồn gốc nguyên nhân từ đâu nảy sinh ra cơ sở tông đồ New Orleans, tính chất pháp lư, và lư do tại sao ít hoặc không được nhiều Huynh Đệ hưởng ứng tiếp tay? Đặt vấn đề như vậy có thể trở lại vấn nạn tại sao sự sống mạnh, hoạt động tông đồ hiệu nghiệm của một cộng đoàn La-Việt gần bên West Catholic ở Philadelphia đang trên đà phát triển, lại giải tán không? Và có phải cơ sở tông đồ New Orleans là một sự thay thế cho cơ sở La-Việt vừa giải tán?

Có lẽ bầu không khí cần sự thay đổi nên tất cả mọi người đồng t́nh đi giải trí ở Calvert Hall, Baltimore, Huynh John Chung mời. Khung cảnh trường Calvert Hall thật đẹp, rộng lớn có thể gấp 3,4 lần khuôn viên trường La San Mossard. Qua một ngày bàn thảo, trao đổi suy tư đầy ư nghĩa mặc dù chưa giải quyết được điều ǵ thiết thực.

Sáng ngày thứ hai, 31 tháng 12 năm 1989, một ư tưởng mới được nêu lên. Huynh Joseph Ninh cho rằng cộng đồng người Việt tị nạn tại vùng Chicago cũng khá đông, và điểm đáng được lưu ư là bên cạnh có đại học Lewis University do các Huynh La-Mỹ điều hành. “Cơ sở và tiện nghi sinh hoạt khỏi lo!” Huynh Joseph Ninh nói. Về hoạt tông đồ như dạy giáo lư, Việt ngữ và các sinh hoạt xă hội và học đường cho các em trẻ cũng như thanh thiếu niên th́ không thành vấn đề; chỉ c̣n vấn đề nhân sự, nghĩa lànếu 3 Huynh Đệ La-Việt chịu gom lại lập cộng đoàn tông đồ giáo dục th́ thật quí hoá và chắc chắn cựu học sinh cùng thân hữu sẽ nồng nhiệt tiếp tay.

Lại thêm một “dự án” xem ra hấp dẫn và khả thi...

Mặc dù hôm qua và sáng nay có xa gần gián tiếp bàn thảo về “Dự Án California”, nhưng thực chất dự án này vẫn chưa được đưa ra để trực tiếp bàn thảo cách cụ thể. V́ thế, các Huynh Đệ đồng ư dùng thời gian c̣n lại để trực tiếp bàn thảo về dự án này với ít nhiều đối chiếu với 2 dự án “đột xuất” New Orleans và Chicago nếu cần. Ba (3) trọng điểm chung cho cả 3 dự án được xem xét tỉ mỉ:
. đia bàn hoạt động tông đồ;
. cơ sở vật chất và tài chánh;
. nhân sự.

1. Địa bàn hoạt động tông đồ. Xét về mặt nhu cầu giáo dục tuổi trẻ th́ đâu đâu cũng có tuổi trẻ. Tuy nhiên “dự án” nào cũng nhắm đến tuổi trẻ của các cộng đồng người Việt tị nạn tại Hoa Kỳ, nói cách khác “nhắm vào thế hệ thứ hai, thứ ba,... của cộng đồng người Việt tị nạn.” Người Việt tị nạn tại các địa phương tiểu bang: California, quận: Orange County th́ dân số cao nhất; nhưng về mặt thành phố th́ dân số tại San Jose là cao nhất: trên dưới 100,000 người trong đó có trên 10,000 người công giáo. Như vậy địa bàn hoạt dộng tông đồ tại San Jose là một mục tiêu cần lưu tâm.
2. Cơ sở vật chất và tài chánh khả dĩ giúp thực hiện dự án. Mặc dù chưa có cơ sở cụ thể tại San Jose, nhưng với sự yểm trợ tài chánh (“hy vọng” vay mượn được) của hai tỉnh ḍng Baltimore và San Francisco [
Trong bản “Dự Án California”, Huynh Phong ghi: “Xin các tỉnh ḍng Mỹ cho ‘mượn không có lời’ một triệu đô trong hai năm. Ḿnh sẽ mở account lấy tiền lời 5% - theo lăi xuất lúc bấy giờ. Như vậy mỗi năm ḿnh sẽ có 50,000 đô. Chi phí cho cộng đoàn 3 người 50,000đô/năm tưởng cũng đủ. Ḿnh xin tiền lời đó trong hai năm, sau đó sẽ hoàn trả lại các tỉnh Ḍng tiền vốn. Trong thời gian hai năm, thiết nghĩ mỗi thành viên trong cộng đoàn đă có thể t́m được công ăn việc làm thích ứng, và nhờ đó mà cộng đoàn sẽ tự túc về mặt tài chánh.”] trong bước đầu như thuê/mua một căn nhà cho cộng đoàn th́ vấn đề cơ sở có thể giải quyết dễ dàng. Tuy nhiên vấn đề không đơn thuần “vay mượn” mà là “kế sinh nhai” dài hạn của cộng đoàn, bao gồm tài chánh bảo đảm sự ăn ở, nhà cửa và sinh hoạt tông đồ cho cả cộng đoàn, nghĩa là bảo đảm có công ăn việc làm cho các thành viên trong cộng đoàn.
Huynh Bertrand Đức cho biết “Saint Marys’ College of California đang t́m một Manager cho ACF (Academic Computer Facility); lư do tôi đến dự 3 ngày họp là nếu được, ‘tên’ Valéry đi với tôi ngay sáng mốt để tŕnh diện và interviewed nhận việc này. Ít nhất là có một job cho cộng đoàn tương lai. Chắc là được v́ tôi đă xin Brother Eric, Supervisor của ACF để dành job này cho ‘tên’ Valéry.” Quả là “tin vui”, nhưng c̣n quá sớm để quyết định v́ vấn đề “nhân sự” chưa đâu vào đâu.
3. Nhân sự. Chiều ngày 1/1/1990, các Huynh Đệ thoả thuận biểu quyết bằng phương thức mỗi người đích thân trả lời “đi” hay “không đi”. “Đi” nghĩa là “tôi đi California tham gia vào cộng đoàn mới” chứ không có nghĩa là “tôi bỏ phiếu ‘di’ cho người khác, c̣n tôi th́ không tham gia”.


Các Huynh Đệ 12 người ngồi theo h́nh ṿng tṛn sẵn sàng nói lên quyết định cho chính bản thân ḿnh. Có lẽ v́ tôi được Huynh Bertrand Đức đề cử đi nhận việc mới nên Huynh Phong hỏi tôi trước: “Frère An, Frère có quyết định ‘đi’ hay không?” Tôi trả lời: “Tôi đề nghị hỏi Frère Bertrand trước, v́ Frère thuộc tỉnh ḍng San Francisco và đang làm việc tại Saint Marys’ College, rồi tiếp theo là Frère ngồi bên phải Frère Đức và cứ thế tuần tự cho hết ṿng tṛn. Hơn nữa, tôi có thoả thuận với bề trên phụ tỉnh Désiré ‘Nếu đủ số Frères bên này tham gia vào cộng đoàn thực hiện dự án California, th́ tôi sẽ về lại Paris’ cho nên cho tôi được là người cuối cùng lên tiếng.” Mọi người hưởng ứng đề nghị của tôi.
. Frère Đức: “không” v́ tôi nghĩ để tôi ở ngoài cộng đoàn, có ǵ tôi liên lạc với mấy ông Frères Mỹ giúp đỡ cộng đoàn dễ dàng hơn.
. Frère Chung: “không”
. Frère Hiệp: “Đi”
. Frère Nhơn: “không”
. Frère Thành: “Cho em học xong rồi mới quyêt định”
. Frère Phong: “Anh Em sao tôi vậy!” Tôi nói ngay: “Nói vậy nghĩa là sao? Không phải là ḿnh đă thoả thuận ‘đi’ hay ‘không đi’, mà ‘đi’ nghĩa là ‘tôi đi’ sao?” Huynh Phong nói : “Đi!”
. Frère Tuân: “Có thể tôi sẽ đi sau này”
. Frère Ninh: “Không”
. Anh Vũ Trần Thành: “Tôi ủng hộ dự án”

Như vậy mới có 2 Huynh Đệ “đi”. Lẽ tât nhiên tôi cũng “phải đi”. [Tưởng nên nhắc lại: Hai năm đầu mới qua Mỹ, sau hai lần họp mặt anh chị em cựu học sinh và các em cựu đệ tử Mossard tại Orange County, tôi ngơ ư với Huynh Phong: "Nếu vous mở một cộng đoàn ở Cali, và moi về Paris với cộng đoàn ALDER th́ tốtlắm - ḿnh sẽ có ít nhất 2 cộng đoàn La-Việt hải ngoại để yểm trợ Tỉnh Ḍng Mẹ Saigon th́ hay quá!" - và hơn nữa, tôi cũng đă tŕnh bày cho Huynh phụ tỉnh Désiré về lợi ích của một cộng đoàn La-Việt tại Cali, nếu cần thiết, tôi xin ở lại để tiếp tay thành lập cộng đoàn này...]

Cộng đoàn thực hiện dự án California thành h́nh gồm 3 thành viên: Huynh Phong - Huynh Hiệp - Huynh An. Huynh Joseph Hiệp phải làm việc ở Oxford tại nước Anh cho đến cuối tháng 6/1990 theo “giao kèo” và sẽ nhập “cộng đoàn mới” đầu tháng 7.

***

Sáng ngày 2/1/1990, tôi tháp tùng Huynh Bertrand đi San Francisco. Huynh Phong dặn tôi nhờ các Tỉ Muội La San ḍ xem có thể thuê/mua một căn nhà cho cộng đoàn mới không?

Huynh Eric dẫn tôi đến gặp ông William White, phó viện trưởng Saint Mary’s College of California. Sau một hồi interviewed về khả năng computer, tôi thành thật cho biết là tôi mới ra trường một năm nên chưa có nhiều kinh nghiệm về computer nhưng hy vọng sẽ vừa làm việc vừa học hỏi thêm, tôi sẽ đảm nhiệm tốt công việc giao phó. Nói cho ngay, v́ Saint Mary’s College là trường đại học tư thuộc tỉnh ḍng San Francisco và Huynh Eric là người có uy tín trong trường nên tôi được nhận làm việc. Ông White c̣n nói thêm: “Brother có thể ở tại cộng đoàn Saint Mary’s hoặc cộng đoàn Joseph Alemany để làm việc ngay.” Nhưng v́ tôi đă thoả thuận dạy tại trường La Salle College High School một năm, nên xin nhận việc vào đầu tháng 6 năm 1990.

Huynh Bertand Đức dẫn tôi đi xem ngôi nhà của linh mục Trọng muốn bán với giá 120,000 đô tại Pittsburg. Ngôi nhà 4 pḥng ngủ, vuông vức như một cái hộp giữa một khoảng đất trống trải hoang sơ. Thú thật tôi chẳng biết mô tê ǵ về việc mua bán nhà cửa; trong đầu tôi chỉ nghĩ rằng có nơi dung thân là tốt lắm rồi. Huynh Đức cũng đồng t́nh với tôi về điểm này. Thấy tôi có vẻ “chịu” ngôi nhà, Huynh Đức dặn tôi: “Khi gặp ông giám tỉnh, ‘vous’ nói cho ổng biết là giá cả thật của ngôi nhà là 120,000 đô, nhưng trên giấy tờ th́ chỉ ghi 100,000 hay ít hơn, v́ theo ông Trọng, người bán được bớt thuế...” Tôi chỉ ầm ừ cho qua chuyện v́ quả thật tôi đâu có biết mô tê ǵ về việc thuế má đâu?

Huynh Đức dẫn tôi đến gặp Huynh giám tỉnh Mark Murphy tại Mont La Salle, Napa. Mới gặp Huynh giám tỉnh Mark Murphy lần đầu tiên, tôi đă có cảm giác thiện cảm an tâm. Huynh giám tỉnh trông thật phúc hậu, ăn nói thật vồn vă thân t́nh. Tôi tŕnh bày sơ lược về sự quyết tâm của Huynh Đệ La-Việt trong buổi họp vừa qua tại Philadelphia. Huynh Đức khôn khéo bổ túc nhiều điểm quan trọng trong buổi họp và đi ngay vào vấn đề “ngôi nhà” tại Pittsburg. Huynh giám tỉnh có vẻ thích thú về việc “có sẵn” ngôi nhà cho cộng đoàn mới. Tuy nhiên khi đề cập đến giá cả, Huynh giám tỉnh thoáng ngạc nhiên. Huynh Đức giải thích: “The other twenty thousand dollars are paid ‘under table’...”(Hai chục ngàn kia trả ‘dưới bàn’.) Huynh giám tỉnh cười rồi nói: “Không được! Ḿnh cứ ghi đúng giá, và ḿnh chịu trả tiền thuế...” Huynh Đức nh́n tôi nói: “Như vậy th́ tốt quá rồi!” Tuy nhiên, có mua hay không lại là vấn đề khác.

***

Hôm sau, tôi trở về Philadelphia chia sẻ với Huynh Phong và Cosmes Tuân tâm t́nh các Sư Tỉ Sư Muội La San đối với dự án, cũng như sự sẵn sàng tiếp tay giúp đỡ của Huynh giám tỉnh Mark Murphy cho việc thành tựu dự án này, và không quên nói về căn nhà “như cái hộp”. Tôi không đá động ǵ đến “túi tiền” cộng đoàn mới đă và đang có, v́ tin tưởng rằng Huynh Phong sẽ khéo léo “mượn một triệu đô từ các tỉnh ḍng Mỹ” và hy vọng cộng đoàn “sống được” với lăi suất 5% lúc bấy giờ.