Nếu so sánh nhóm Huynh Đệ La-Việt và nhóm tu sĩ và tu sinh ḍng Đồng Công được chính phủ Mỹ đón nhận làm tị nạn chính trị cùng một lúc với hàng trăm ngàn người Việt-Miên-Lào khác đồng cảnh ngộ, th́ tôi suy đoán rằng v́ ḍng Đồng Công không có chi nhánh nào ở Mỹ nên gom tụ sống chung với nhau tại Missouri, trong khi ḍng La San đă là một ḍng quốc tế trải rộng cùng khắp trên thế giới nói chung, tại nước Mỹ nói riêng, nên sự sát nhập vào các cộng đoàn địa phương La-Mỹ là điều dễ hiểu.

Tuy nhiên, sau vài tháng ổn định tâm lư tại đất khách quê người, một số Huynh Đệ La-Việt - tuy trực thuộc vào các tỉnh ḍng khác nhau - đă quy tụ lại thành một cộng đoàn người Việt: Cộng Đoàn La-Việt bên cạnh cộng đoàn La-Mỹ West Catholic, Philadelphia. Cộng đoàn La-Việt gồm các Huynh Fortunat Phong, huynh trưởng, Long (Đại Hàn), Cosmes Tuân, Généreux Nhơn, John Chung, và 2 em tu sinh. V́ một lư do “tế nhị” nào đó, cộng đoàn La-Việt giải tán cuối năm 1985.

Ư tưởng thành lập lại một cộng đoàn La-Việt tại California tiệm tiến h́nh thành. Có thể v́ tâm tưởng “Ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”, cộng thêm một thực tại không thể làm ngơ: Cộng đồng người Việt phát triển nhanh, thật nhanh về dân số cũng như về xă hội kinh tế tại California, nẩy sinh nhiều nhu cầu giáo dục hiểu theo nghĩa thật rộng của hai chữ “giáo dục” cho thế hệ thứ hai thứ ba tại đây. Thêm vào đó, hai lần họp mặt Anh Chị Em cựu học sinh và thân hữu La San tại “Little Saigon” đă là chất xúc tác cộng hưởng tốt đẹp cho ư tưởng này.

V́ thế, ngay sau khi phụ tỉnh công hội biểu quyết “Dự Án California”, Huynh phụ tỉnh Désiré cùng Huynh Phong đi Rôma hội kiến với Huynh tổng quyền John Johnston để xin phê chuẩn và yểm trợ. Thành công mỹ măn: Huynh tổng quyền fax “Dự Án California” đến văn pḥng Hội Đồng Liên Tỉnh Ḍng Mỹ và Torronto. Một sự trùng hợp khá ly kỳ: hội đồng các giám tỉnh vùng Mỹ&Torronto đang ngồi nhóm họp theo chương tŕnh nghị sự th́ nhân viên thư kư đến trao cho Huynh giám tỉnh chủ tọa một sấp fax vừa nhận từ Huynh tổng quyền. Ai nấy ngạc nhiên, không biết mô tê ǵ về “Dự Án California” của một số Huynh Đệ La-Việt.

Không biết liệt kê “sự trùng hợp” này vào loại “hên” hay “xui”, chỉ biết phản ứng của các vị giám tỉnh xem ra không bằng ḷng lắm. Mặc dù không nằm trong chương tŕnh nghị sự, nhưng có thể v́ “Dự Án California” từ Huynh tổng quyền đến nên hội đồng thỏa thuận bàn thảo nhanh chóng. Theo “Dự Án” có hai tỉnh ḍng liên hệ: điểm gốc là tỉnh ḍng Baltimore và điểm đến là tỉnh ḍng San Francisco. Hội đồng biểu quyết “Dự Án không trực thuộc Hội Đồng giám tỉnh vùng. Dự Án hoàn toàn tùy thuộc vào 2 tỉnh ḍng liên hệ.” Hai giám tỉnh của 2 tỉnh ḍng liên hệ - Baltimore, Huynh giám tỉnh Colman Coogan và San Francisco, Huynh giám tỉnh Mark Murphy - đồng ư dàn xếp và nhận trách nhiệm về Dự Án này. Như vậy, “Dự Án California” coi như được chấp thuận và cần được triển khai chi tiết về nhân sự, việc tông đồ, và tài chánh. Hai điểm chót - tông đồ và tài chánh - xem ra không mấy khó khăn để giải quyết. Điểm về “nhân sự” mới thật sự là vấn đề.

“Dự Án California” ra đời thật thiên thời địa lợi nhân ḥa. Để xúc tiến việc “nhân sự”, Huynh Phong thường xuyên liên lạc các Huynh Đệ La-Việt và xem ra ai cũng tán đồng dự án này. Tuy nhiên, “tán đồng” là một chuyện, nhưng có “tích cực tham gia” vào dự án hay không lại là một chuyện khác. Sau khi được Huynh giám tỉnh Colman Coogan tán thành dự án, Huynh Phong bay qua California gặp các Huynh Đệ La-Việt vùng San Francisco: Huynh Théophane Nguyễn Văn Kế, Bertrand Nguyễn Dục Đức và Joseph Nguyễn Văn Hiệp hoàn toàn ủng hộ “Dự Án California”. Các Huynh c̣n dẫn Huynh Phong đến gặp các Nữ La San đă rời Fresno về lập nghiệp tại San Jose. Sau khi bàn luận về địa điểm thuận lợi và thích hợp nhất cho dự án, mọi người đồng t́nh chọn vùng Bắc California, và nếu được ngay tại San Jose. Lẽ tất nhiên không thể không bàn thảo với Huynh giám tỉnh tỉnh ḍng San Francisco, Mark Murphy.

***

Việc học... đại so far so good, to good to be true. Cuối khóa học Mùa Thu, tháng 12/88, “chó ngáp phải con ruồi lớn: ra trường”. Tôi thừa biết là nhờ sự nâng đỡ tận t́nh của ban giáo sư coi như “mắt nhắm mắt mở” mà tôi “ngáp phải ruồi”. Thực ḷng mà nói, tôi biết khả năng trí tuệ của tôi thật hạn hẹp. Việc tiến tŕnh phát triển thông minh trí tuệ của tôi từ tiểu học đến học... đại, từ Đại Học Đà Lạt đến St. Dennis, Jussieu đến La Salle University, tôi cho là “bất b́nh thường”.

1. Tiểu học. Tôi học tại trường tiểu học An Ḥa. Thời bấy giờ - thập niên 50 - tiểu học được định từ lớp năm đến lớp nhất (bây giờ gọi là lớp 1 đến lớp 5). Cuối năm lớp Tư, tôi cũng chẳng biết mô tê ǵ về năm học tới. Ngày khai giảng năm học mới, thầy giáo đứng trước pḥng lớp Nh́, hỏi: “C̣n tṛ nào nữa?” Tôi chẳng thấy ai trả lời, tôi vội giơ tay nói: “Thưa thầy, c̣n con...” Thầy ngoắt tay bảo tôi vào lớp. Thế là tôi học lớp Nh́. Năm tiếp học lớp Nhất. Tôi may mắn thế nào mà cuối năm học 57-58, Bộ giáo Dục băi bỏ việc thi Tiểu Học. Và tôi c̣n nhớ rất rơ, tôi là người cuối cùng trong danh sách được “miễn thi”!

2. Trung học. Cha Mẹ bắt anh B́nh và tôi học hè ráo riết chuẩn bị thi vào lớp Đệ Thất và Đệ Lục tại trường Hàm Nghi, trong thành nội Huế. Bơ Truyền, cha đỡ đầu Thêm Sức cho tôi, ở Tây Lộc gần trường Hàm Nghi, nhận cho anh B́nh và tôi ở trong nhà Bơ để chuẩn bị thi nhập học. [Lại thêm một điều “bất b́nh thường” trong đời tôi: Bơ Truyền theo đạo công giáo, xin Cha tôi đỡ đầu rửa tội. Ngày rửa tội của Bơ cũng là ngày tôi nhận phép Thêm Sức, ngày 25/8/1955 do giám mục Urutia chủ lễ. Bơ Truyền nhận đỡ đầu Thêm Sức cho tôi, nhưng Bơ lại là người nhận bí tích Rửa Tội cùng ngày th́ làm sao đỡ đầu cho được? Linh mục chánh xừ họ Đốc Sơ, linh mục Hóa bảo “Không sao! Khi ‘thằng’ An lănh bí tích Thêm Sức th́ ông Dẫn (Cha tôi) chạy đến đỡ đầu thế cũng được”] Nói là “ráo riết” học luyện thi chứ thật ra giờ ngồi chơi trên ṇng súng “thần công” trước cửa Ngọ Môn hoặc đi lang thang đùa giởn đó đây chiếm hết ngày giờ... Đi thi th́ cứ đi thi, nhưng trúng tuyển hay không lại là chuyện... của Cha Mẹ chứ đâu phải chuyện của hai anh em tôi! Khi biết hai tên B́nh và An không có trong danh sách trúng tuyển, Mẹ tôi chỉ thở dài, Cha tôi la rầy chút đỉnh - có đánh vài roi th́ anh B́nh lănh đủ.

Khoảng đầu tháng 5 năm 1958, Mẹ dẫn anh B́nh và tôi đến trường B́nh Linh, gọi là để thăm ông cậu “Phe” Paul Bường. Không biết họ nói chuyện ǵ, chỉ biết đầu tháng 6, Cha Mẹ mua sắm cho anh B́nh và tôi mỗi người một vali nhỏ, áo quần mới, và thế là hai anh em chúng tôi nhập đệ tử viện La San B́nh Linh để bắt đầu “tẩy năo óc tiểu học” như Huynh Philibert thường giảng dạy và la rầy học sinh từ đầu năm học lớp Đệ Thất (bây giờ gọi là lớp 6). Huynh hiệu trưởng Antonin vào lớp đệ Thất phát phiếu điểm cuối tháng đầu tiên của năm học. Huynh xướng tên: “Đứng hạng nhất, Nguyễn Văn An”. Tôi c̣n nhớ rất rơ là tôi nh́n qua nh́n lại quanh lớp xem có ai trùng tên không? V́ quả thật tôi không bao giờ và không thể tưởng tượng được rằng tôi là người “đứng hạng nhất”. Huynh Romuald, chủ nhiệm lớp đệ Thất, nh́n tôi và ngoắt tay bảo tôi lên nhận phiếu điểm. Cuối tuần tôi đem phiếu điểm về nhà cho Cha Mẹ kư nhận. Ai nấy trong gia đ́nh cười hô hố: “Răng lạ rứa? Có thiệt không?” Kể từ lúc đó, suốt năm trung học đệ nhất cấp (chương tŕnh Việt) cũng như đệ nhị cấp (chương tŕnh Pháp) tôi thuộc hạng 2 hoặc 3, hoặc đứng đầu sổ [Anh Tú, sau này là Huynh Réginald Tú [xem Hồi Kư tập 1], lâu lâu bảo tôi: “An, tháng này tao để mầy đứng nhất... cho vui. Tháng sau tao lấy lại!” Quả đă xảy ra như vậy!].

3. Đại học hay học... đại? Nếu có thể đo lường được trí thông minh bằng thành quả học vấn th́ tôi khẳng định rằng kết quả các năm học... đại của tôi lại rơi vào giống như những năm tiểu học. Lâu lâu “ngáp được một vài con ruồi không to lớn cho lắm!” Tại sao lại có chuyện “bất b́nh thường” như vậy trong sự phát triển thông minh trí tuệ của tôi, ít nhất là liên quan đến vấn đề học vấn? Hay câu “Học Tài Thi Phận” thực sự có liên quan đến một t́nh huống nào khác ngoài sự hiểu biết của ḿnh?

Tôi nhớ đến trường hợp “Xin Giấy Phép Dạy Học”. Huynh Anh và tôi cùng đến Sở Giáo Dục. Huynh Anh bị từ chối v́ không có bằng cấp tương ứng; tôi may mắn “ngáp” được vài Chứng Chỉ Học... Đại th́ được cấp giấy phép. Phản ứng của Huynh Anh lúc đó làm tôi xót xa. Tôi biết Huynh Anh có rất nhiều tài năng, làm được rất nhiều việc mà tôi không làm được. Thật ra các đệ tử cũng như học sinh rất ưa thích học với Huynh Anh v́ sự hiểu biết phổ quát của Huynh.

Tôi cũng đă từng biết và nói chuyện với những vị có bằng này bằng khác, có vị có đến 5 bằng cử nhân, có vị khác được 2 bằng tiến sĩ, 3 bằng cử nhân... Nhưng những vị đó trong thực tế “không làm hay không chịu nhận lănh một trách nhiệm nào trong xă hội/cộng đoàn, hay không biết làm... ǵ cả”. Thậm chí có lúc tôi nói chơi với một vị: “Khi ‘vous’ chết, ‘moi’ sẽ chôn các bằng cấp của ‘vous’ trong ḥm của ‘vous’ và viết trên bia mộ của ‘vous’: Người này có bằng cấp rất nhiều, rất cao, nhưng không biết/không chịu làm ǵ cả!” Vị ấy cũng chỉ cười h́ h́... Từ đó nảy sinh trong trí tôi “bằng cấp chỉ là những mớ giấy lộn” mà xă hội loài người dùng làm tiêu chuẩn cao/thấp/sang/hèn. Thật chẳng khác ǵ những dây tḥng lọng treo cổ nhau (xin xem trang 124). Khổ nổi không có không được!

***

Khóa Mùa Xuân năm 1989 Huynh phụ tỉnh Joe Mahon khuyến khích tôi ghi danh học 3 lớp Religion, và Khóa Mùa Hè lấy thêm 2 lớp. Điều khá ngạc nhiên là trong mỗi lớp thần học, kinh thánh, hoặc các bí tích, phần đông sinh viên ghi danh học là giáo dân, và trong số giáo dân đó hơn phân nửa là người không công giáo. Một điểm khác cũng khá ly kỳ: phần đông các giáo sư thần học là những “tu xuất”. Ví dụ giáo sư Bernard nguyên là một linh mục khá nổi tiếng; giáo sư Edwards nguyên là một tu sĩ ḍng Tên (Jésuites); giáo sư Carolline nguyên là một nữ tu. Hai biến cố trong khoá Religion này đem lại cho tôi nhiều suy tư nghiền ngẫm về mối tương quan giữa Tạo Hoá và tạo vật:

1. Ngày đầu tiên lớp thần học về hai nhà thần học danh tiếng đương thời: Karl Rahner v/s Schillebeeckx, giáo sư Bernard lên đứng trên bàn nhón hai chân như muốn vươn lên cao hơn nữa, rồi trong tư thế đứng trên “cao vời vợi”nh́n xuống... Giáo sư lại nhảy xuống ngồi bệt trên sàn như cố ư cúi xuống càng thấp càng tốt, rồi trong tư thế “ch́m sâu thật sâu” ngước mắt trông ngóng về trời. Giáo sư Bernard trở về vị ttrí b́nh thường, đăm chiêu nh́n sinh viên hỏi: “Mặc khải từ trên xuống hay từ dưới lên?” Một số sinh viên th́ thầm “Both!” (Cả hai!)

2. Trong một lớp kinh thánh về Tin Mừng Nhất Lăm, nhân học về đoạn người mù thành Jericho kêu la ỏm tỏi, van nài “Con vua David, xin thương tôi!” và bị các môn đệ răn đe bảo im miệng. Nhưng v́ người mù kêu la càng to hơn nữa: “Con vua David xin thương tôi!” Đức Giêsu bảo kêu người mù đến. Các môn đệ và đám đông nói với người mù: “Đừng Sợ! Ngài kêu ông đến!...” Tôi nêu câu hỏi: “Why ‘Be not afraid’ instead of ‘Congratulations!’ or something like that?” (Tại sao ‘đừng sợ’ thay v́ ‘chúc mừng!’ hay một lời vui sướng nào tương tự?) Cả lớp mh́n tôi gật đầu cảm hiểu và bàn tán đại khái “vui mừng hớn hở mới đúng v́ đó là tin vui tin mừng...” Giáo sư Edwards cũng đăm chiêu suy nghĩ, nghe lời bàn tán của sinh viên. Giáo sư vừa cười vừa nói: “I don’t know!” (Tôi không biết!) Cả lớp cùng cười vui vẻ.

***

Khoảng tháng 4/1989, Huynh phụ tỉnh Désiré đi một ṿng từ Tân Đảo, qua Úc, qua San Francisco về Paris, trước là để thăm Huynh Đệ và Tỉ Muội La-Việt, sau là để thông báo tin tức của phụ tỉnh tại Paris cuối năm 1988. Huynh Phong bay qua San Francisco gặp Huynh phụ tỉnh Désiré. Mọi diễn tiến thực hiện “Dự Án California” xem ra rất khích lệ lạc quan. Tuy nhiên vấn đề nhân sự chưa được rơ ràng. Huynh Théophane Kế gọi điện thoại cho tôi biết “Dự Án California rất hay. ‘Moi’ đă nói chuyện với ông Désiré. Theo ông ta th́ ‘vous’ phải về Paris làm việc, nhưng ‘moi’ thấy nếu không đủ 3 Frères th́ cộng đoàn không thành lập được. ‘Moi’ đă nói với ông Désiré bảo ‘vous’ ở lại Mỹ cho đủ số chứ về Pháp làm ǵ bên đó?” Tôi cười trả lời: “Cám ơn Thầy Phó! Nhưng bên này đă có nhiều Frères Việt Nam lắm rồi!” Huynh Théophane Kế nói: “Tuy có nhiều Frères nhưng ‘moi’ thấy có vẻ không ai chịu nhập vào để làm cộng đoàn mới!” Tôi hỏi: “Sao kỳ vậy?” Huynh Théophane đă cúp điện thoại.

Huynh phụ tỉnh Désiré đến Phildelphia. Trong 3 ngày, Huynh phụ tỉnh Désiré cùng tôi phân tích vấn đề “tôi nên về Paris làm việc hay ở lại Mỹ để giúp tiến hành thực hiện dự án?” Công tâm mà nói, phần nào cũng có cái lợi và cái hại, tựu trung nhận định cho đúng phần nào có lợi lâu dài hơn. Tôi vẫn chủ trương mở được 2 cộng đoàn Việt Nam - một ở Paris, một ở Mỹ - th́ tốt nhất.

Tôi không phủ nhận rằng trước mắt chính Huynh Đệ ở Paris đi bước đầu tiên trong việc nghĩ đến và cụ thể “tiếp tế” cho tỉnh ḍng Mẹ Saigon kể từ sau biến cố 75. Tuy nhiên, điều này xem ra không “thọ” lâu, và “năng suất tiếp tế” cho Việt Nam chắc chắn không thể bằng ở Mỹ, v́ phương tiện ở Mỹ dồi dào dưới nhiều h́nh thức hơn.

Một vấn đề “tế nhị” mà Huynh giám tỉnh phải đương đầu là “Làm sao tôi ăn nói và trả lời cho các Frères ở Paris nếu tôi để Frère ở lại Mỹ?” Tôi trả lời: “Con biết là ALDER đặt kỳ vọng rất nhiều vào con. Nhưng bề trên hăy xét lại hai vấn đề:
1. Bề trên c̣n nhớ khi Huynh tổng quyền đến Drancy thăm Anh Em trong dịp Tết Nguyên Đán, các Anh Em đă bàn tán ‘chắc là ổng đến để dissoudre phụ tỉnh!’ - Tại sao lại có ư nghĩ như vậy? Điểm kế tiếp là việc ‘Mise En Commun’. Chính Huynh tổng quyền nói rơ ‘Ce n’est pas moi, supérieur général, qui le dit, mais c’est la Règle qui le dit’ và bề trên cũng đă thấy phản ứng sau đó và cho đến bây giờ;
2. Vấn đề này có phần tinh tế hơn. Các vị cứ cho rằng ‘Con hứa với tổng quyền là sẽ về Paris sau khi ra trường’. Nhưng sự thật không phải con hứa mà con đă nói ‘Je n’ai pas encore pensé à ce problème, mais si tout va bien, je ne vois pas la raison pour rester aux États-Unis.’ (Trang 150). Khi đó th́ chưa có lư do, nhưng bây giờ th́ bề trên đă thấy lư do cần thiết và thiết thực hữu ích cho tỉnh ḍng Mẹ Saigon trong tương lai, về lâu về dài...”

Huynh phụ tỉnh Désiré ngẩm nghĩ hồi lâu rồi nói: “Thôi th́ bây giờ ḿnh làm một compromise: ‘vous’ về làm bề trên ALDER hai năm, ‘moi’ sẽ cho ‘vous’ qua Mỹ để tiếp tay vào ‘Dự Án California’ được không?” Ngẩm nghĩ giây phút, tôi trả lời: “Nếu vậy th́ con xin 2 compromises: 1. Bề Trên làm huynh trưởng ALDER, con sẽ tiếp tay với bề trên; 2. Nếu v́ lư do không đủ nhân sự để thực hiện dự án California, th́ con xin tăng cường cho đủ số”.

Huynh phụ tỉnh nói: “Về compromise thứ nhất, th́... ‘vous’ cũng thấy đó, làm bề trên các vị từng làm bề trên th́ khó lắm!” Tôi nói ngay: “Bề trên mà c̣n thấy khó th́ làm sao con chỉ là blanc bec mà làm được?” Cả hai cùng phá lên cười. Huynh phụ tỉnh nói tiếp: “Về compromise thứ hai th́... có lẽ Frère Théophane nói đúng, ‘chưa chắc hội đủ 3 người để thực hiện thành công dự án này!’ V́ vậy ông có nói với ‘moi’ để ‘vous’ ở lại.” Ngưng giây lát, Huynh Désiré nói tiếp: “Thôi th́ để sáng mai ḿnh nói tiếp. Tối nay ḿnh cầu nguyện, suy nghĩ thêm được không?”

Sáng hôm sau, Huynh phụ tỉnh vào đề ngay: “Dù sao đi nữa th́ ‘moi’ thấy giải pháp vous về Paris làm bề trên ALDER hai năm rồi qua bên Mỹ tiếp tay với dự án California là tốt nhất. ‘Vous’ thấy sao?”

Thú thật tôi hơi giận, và tự buông theo sự giận dữ, nói huỵch toẹt luôn. Tôi nói: “Nói thật với bề trên, con nói ra và bề trên sẽ nói lại những ǵ con sắp nói cho các vị bên Paris. Con biết người ta sẽ cho rằng v́ ‘hắn’ muốn ở lại Mỹ nên viện đủ cớ, con cũng không care. Trước hết, con thấy phụ tỉnh của ḿnh không “thọ” lâu. Bề trên c̣n nhớ trong phụ tỉnh công hội năm ngoái khi biểu quyết về việc Tân Đảo, bề trên đă lưởng lự rất nhiều (con làm modérateur nên con thấy rơ lắm); sau phụ tỉnh công hội, bề trên bị crise billaire đau đớn lắm phải không? Tiếp đến, con thấy ḿnh ở hải ngoại phải lo chuẩn bị tài nguyên để tiếp tay với tỉnh ḍng Mẹ Saigon vươn lên trong tương lai ngắn hạn và dài hạn. Con ở Pháp 2 năm và ở Mỹ 3 năm, con thấy nguồn tài nguyên đó phải là từ Mỹ chứ không thể từ Pháp được - mặc dù bề trên cũng đă biết 2 năm con ở Pháp, mỗi tháng gởi một thùng 20kí thuốc về Việt Nam, nhưng con cho đó chỉ là tạm thời. Thêm vào đó, sau hai lần các em đệ tử và anh Trần Quốc Bảo tổ chức họp mặt tại Santa Ana, con đă nói với Frère Phong: ‘Nếu ‘vous’ qua California lập một cộng đoàn La-Việt th́ ḿnh sẽ có ít nhất hai cộng đoàn La-Việt ở hải ngoại để yểm trợ cho tỉnh ḍng Mẹ Saigon; ‘vous’ ở California, ‘moi’ ở Paris th́ hết sẩy... Điểm cuối cùng, năm ngoái con xin Huynh giám tỉnh Colman Coogan nhận Frère Anthony Thành nhập tỉnh ḍng Baltimore ‘thế chỗ’ của con, con đă chuẩn bị xin ổng tài trợ cho việc con sẽ làm ở ALDER, nhưng không mấy khả quan hy vọng. Bây giờ bề trên thấy diễn tiến và lợi ích của ‘Dự Án Cali’ và những yếu tố cần thiết để thực hiện dư án đó ra sao? Xin bề trên đừng dồn con vào chân tường...”

Huynh phụ tỉnh Désiré thở dài nói như lẩm bẩm “Ư Chúa!” rồi cầm tay tôi nói: “‘Moi’ cũng có những ư tưởng và suy nghĩ như ‘vous’. Điều cần phải làm bây giờ là vận động Anh Em ḿnh tích cực tham gia hơn vào dự án California. C̣n việc ‘vous’ ở bên này th́ ‘moi’ đă nghĩ tới và các Frères bên này đă nói về việc để ‘vous’ ở bên này. ‘Moi’ đă suy nghĩ nhiều và đồng ư rồi, chỉ ngại là mấy vị ở ALDER sẽ nói ra nói vào. Nhưng không sao, ḿnh phải nghĩ xa hơn mới được.” Sáng hôm sau, Huynh phụ tỉnh Désiré cùng tôi đến gặp Huynh giám tỉnh Colman Coogan. Hai người nói chuyên riêng trong giây lát, Huynh giám tỉnh Colman đến bắt tay tôi, cười nói: “You see? I said ‘If both of you join the District of Baltimore, you’ll be very welcomed’ - Congratulations and Welcome to the Baltimore District!” Hai người kư giấy chuyển tỉnh ḍng cho tôi.

***

Huynh Anthony Thành cho biết sẽ bay về Philadelphia khoảng tháng 7 năm 1989. Tôi khuyên Huynh Anthony nên viết thư trực tiếp cho Huynh giám tỉnh Colman Coogan. Giữa tháng 7, các Huynh Đệ La-Việt vùng Philadelphia vui mừng tiếp đón Huynh Anthony. Huynh giám tỉnh gởi Huynh Anthony về ở tại Jeremy House, một nhà huấn luyện tương đương với Kinh Viện.

Trong dịp tỉnh tâm hằng năm cuối tháng 7, Huynh Anthony Thành và tôi chính thức nhập tỉnh ḍng Baltimore. Tôi được bổ nhiệm về trường La Salle College High School tại Wyndmoor, dạy computer lớp 9 cho năm học 1989-1990. Lần đầu tiên dạy trường Mỹ: nói tiếng Mỹ, nghe tiếng Mỹ, viết tiếng Mỹ, nhất là ‘giảng bài’ bằng tiếng Mỹ... thật chới dzới! Ngày đầu, những bộ mặt ngơ ngơ ngáo ngáo của các em làm tôi nhận thức được thế nào là “ḿnh nói ḿnh hiểu!” Tôi chột dạ nghĩ thầm: “Chết mẹ rồi! Điệu này... chỉ có chết!” Tôi nhớ lại ngày đầu tiên tôi dạy toán thế Huynh Rogatien Sơn lớp Troisième bằng tiếng Pháp tại trường La San Adran năm 1967, tôi xen lẫn tiếng Việt tiếng Pháp đều đều. Nhưng ở đây không em học sinh nào biết tiếng Việt mới chết chứ! Tôi cũng nhớ tuần đầu tiên dạy toán ở Đệ Tử Viện, với giọng nói trọ trẹ tiếng Huế, các em đệ tử cũng chới dzới rồi, măi gần một tháng sau các em mới bắt được “tầng số”. Tuy nhiên tôi nghĩ rằng từ từ sẽ quen thôi! Tôi yên ḷng hy vọng...

Tôi học được một điều nữa: viết chữ quan trọng nhất trong câu lên bảng, các em học sinh “ồ” lên một tiếng rồi đọc lại đúng accent. Thế là tôi dạy các em computer, các em dạy tôi sinh ngữ: good deal! Chỉ một nổi khổ là trí nhớ của tôi quá kém. Thôi th́ tới đâu hay tới đó.

Cuối năm 1989, tôi được tin Huynh Fidèle Nguyễn Văn Linh đă cùng bà mẹ và người em gái được đoàn tụ với gia đ́nh người em trai bảo lănh đến California. Huynh Roger Trần Đ́nh Vĩnh bảo tôi “làm món quà Welcome” bằng một check trích từ AFVN trả tiền máy bay cho gia đ́nh Huynh Fidèle đi từ Việt Nam. Tôi thầm nghĩ: “Hy vọng dự án California được thêm người ủng hộ và tiếp tay!”