Không ít Huynh Đệ đă “định cư” tại Pháp trước biến cố 75: Huynh Paul Lê Cừ, tiến sĩ sinh vật và tiến sĩ thần học - Huynh Ninh Nguyên, nguyên tổng thư kư tỉnh ḍng thời Huynh giám tỉnh Bruno - Huynh Dorothée Đinh, giáo sư trường trung học kỹ thuật La Salle tại Saint Dennis - Huynh Humbert, giáo sư kiêm phân khoa trưởng khoa nông lâm súc tại Institut Polytechnique La Salle Beauvais - Huynh Minh Thế, giáo sư trường kỹ thật La Salle tại Lyon - Huynh Edouard Hoàn và Christophe Hạnh đă được gởi đi làm việc tại Nhà Mẹtừ thập niên 60 nay về Paris - các Huynh Yacinthe, Léonce Cường, Arthème Chung, Abel Quang, Gabriel Khải, Gauthier Kỳ, v.v... Cộng thêm những Huynh Đệ “t́nh nguyện” định cư tại Pháp sau biến cố 75. Nhóm Huynh Đệ này, phần đông là Kinh Sinh, được Huynh Đệ La San người Pháp đưa về Angers, dưới sự hướng dẫn của Huynh trưởng Mutien Ngọc.

Tổng công hội năm 1976, Huynh José Pablo được đề cử làm tổng quyền thay thế Huynh Charles Henry. Huynh tổng quyền Pablo, với sự đồng t́nh của hội đồng cố vấn trung ương, thành lập Phụ Tỉnh Saigon tại Paris hầu gom tụ các Huynh Đệ La-Việt đă, đang và sẽ may mắn đến định cư tại Pháp, cũng như các Huynh Đệ La-Việt “tị nạn” tại các quốc gia khác. Huynh Barthélémy (Paul Lê Cừ) được chỉ định làm phụ tá giám tỉnh. Huynh Paul Lê Cừ vận động kêu mời các Huynh Đệ hiện đang “tạm cư” tại các quốc gia khác như Mỹ, Úc, Đức, Ḥa Lan, Na-Uy, v.v... về Pháp nhập vào phụ tỉnh Saigon tại Paris, nhưng không thành công lắm.

Các Huynh Đệ tại Angers nổ lực ḥa hợp thích ứng với nếp sống mới nhưng h́nh như cũng không thành công lắm. Những khó khăn ban đầu về mặt xă hội cộng thêm những xáo trộn tâm sinh lư do những biến động quá bất ngờ ít nhiều ảnh hưởng đến khả năng thích nghi của mỗi người. V́ lư do cá nhân, Huynh trưởng Mutien Ngọc hồi tục, kéo theo sự xáo trộn không nhỏ giữa các Huynh Đệ trẻ. Huynh phụ tỉnh Paul Lê Cừ thỉnh mời Huynh trưởng Herman Lê Viết Lăng từ Sidney, Úc Đại Lợi, qua Pháp. Huynh trưởng Herman đến Angers làm huynh trưởng, cố gắng ổn định nếp sống chung của cộng đoàn, nhưng chẳng bao lâu, các Hynh Đệ trẻ xin hồi tục, chỉ c̣n lại Huynh Dominique Đinh B́nh An và Joseph Phương. Cộng đoàn “tị nạn” tại Angers tan ră. Huynh trưởng Herman về dạy tại trường nội trú khá nổi tiếng ở Buzenvalles. Hai Huynh Đệ Dominique An và Joseph Phương(16) được điều vềcông đoàn ở với các Huynh Đệ La-Pháp để tiếp tục học và sinh hoạt tông đồ.

Đầu năm 1976, một cộng đoàn mới dành cho các Huynh Đệ La-Việt được thành lập tại Drancy, rue Raymond Bertout, gồm có Huynh phụ tỉnh Paul Lê Cừ, Dominique Đinh B́nh An, Léonce Cường, Arthème Chung. Huynh Ninh Nguyên trụ tŕ ở rue de Sèvres. Các Huynh Đệ khác như Abel Quang, Gauthier Kỳ, Gabriel Khải, v.v... biến đâu mất.

Huynh phụ tỉnh Paul Lê Cừ được sự hổ trợ và khuyến khích của Huynh tổng quyền José Pablo, đi t́m “đất dụng vơ” cho các Huynh Đệ La-Việt. Vùng Á Châu xem ra khó “nhảy vào”. Huynh Paul Lê Cừ t́m được một cơ sở tại Tân Đảo qua lời mời của Tổng giám mục Nouméa. Các Huynh Đệ La San đáp ứng nhu cầu giáo dục cho người địa phương.

Các Huynh phụ tỉnh Paul Lê Cừ, Christophe Hạnh, Yacinthe và Dominique Đinh B́nh An t́nh nguyện “khai phá”, thành lập trường Collège Francis Rougé tại Thio. Cộng đoàn Collège Francis Rougé tại Thio gồm có Huynh phụ tỉnh kiêm huynh trưởng cộng đoàn Paul Lê Cừ và Huynh Dominique Đinh B́nh An, hiệu trưởng trường Francis Rouge. Huynh Antoine Long nhập cuộc, với sự hợp tác của một linh mục người Việt đang nghiên cứu viết luận án tiến sĩ về ngôn ngữ học tiếng thổ dân trong vùng Tân Đảo, Kanack.

Chương tŕnh hoạt động tông đồ tại Tân Đảo trên đà phát triển khả quan, nhưng thiếu nhân sự. V́ vậy, Huynh tổng quyền José Pablo ra chỉ thị: “Các Huynh Đệ Việt Nam may mắn vượt biển thành công sẽ phải đến Tân Đảo” [xin xem trang 18].Khi vượt biển thành công, Huynh Désiré đến tăng cường. Huynh Girard Nhơn vượt biển thành công định cư tại Úc, cũng được mời qua Nouméa để điều hành Đệ Tử Viện gom tụ 5 thanh niên người bản xứ, và thành lập một cộng đoàn mới tại Nouméa. Các Huynh Désiré, Christophe và Yacinthe nhập vào cộng đoàn mới này.

Hai cộng đoàn Nouméa và Thio tuy thuộc phụ tỉnh Saigon tại Paris về mặt pháp lư, nhưng về mặt hành chánh th́ trực thuộc huynh giám tỉnh tỉnh ḍng Úc.

Khoảng cuối năm 1976 và những năm kế tiếp, thêm nhiều Huynh “hồi hương” về nước Pháp như các Huynh Cyprien Gẫm, Pierre Nghiêm, Adrien Hóa, Félicien Nghiêm, hoặc gia đ́nh bảo lănh như Huynh Roger Vĩnh, hoặc vượt biển thành công và được chính phủ Pháp chấp nhận định cư như Huynh Alexandre Ánh. Huynh Bosco Bắc được bảo lănh cùng gia đ́nh định cư tại Tây Đức. (Tại sao các Huynh này không đi Tân Đảo? - Có thể v́ có lư do riêng!) Các Huynh Đệ tại Paris vận động và được tỉnh ḍng Paris cho mở thêm một cộng đoàn mới và cũng là một trung tâm sinh hoạt cho người Việt tại Ivry. Trung tâm có tên là ALDER. Huynh Pierre chủ xướng và điều hành trung tâm này. Cộng đoàn bao gồm Huynh Pierre Nghiêm, huynh trưởng, Huynh Adrien Hóa, Herman Lăng và Victor Bửu.

***

Như vậy, cho đến đầu thập niên 80, phụ tỉnh La San Saigon tại Paris chính thức gồm có:
- tại Tân Đảo, các Huynh Paul Lê Cừ, Dominique Đinh B́nh An (cộng đoàn trường Francis Rougé tại Thio); và các Huynh Christophe Hạnh, Yacinthe, Désiré Nghiêm, Girard Nhơn thuộc tỉnh ḍng Úc nhưng đi làm thừa sai tại Nouméa (cộng đoàn Nouméa);
- tại Paris, các Huynh Alexandre Ánh, được đề cử làm phụ tỉnh thay thế Huynh Paul Lê Cừ; các Huynh Roger Vĩnh, Noel Pinot, Bocsco Bắc được đưa từ Tây Đức qua (cộng đoàn Drancy); và các Huynh Pierre Nghiêm, Adrien Hóa làm chủ ALDER thay thế Huynh Pierre, Herman Lăng, Victor Bửu (cộng đoàn Ivry); Huynh Cyprien Gẵm (cộng đoàn Pháp tại Rue de Sèvres). Các Huynh Dorothée Đinh, Edouard Hoàn, Humbert (thuộc tỉnh ḍng Pháp). Huynh Félicien sống riêng tại Evry và Minh Thế thuộc tỉnh ḍng Pháp (cộng đoàn La San Lyon).