Tôi được đưa về Manila với khoảng 100 đồng hương đến trại PRPC, gần phi trường quốc tế Manila. Sáng hôm sau trong số 100 đồng hương, gần phân nửa được đưa ra phi trường đi định cư ở Úc, Pháp, Na-Uy, v.v... số c̣n lại được đưa đến trại Bataan học thêm Anh ngữ trong ṿng 6 tháng trước khi được định cư tại Mỹ. Tôi không thuộc diện nào nên phải ở lại PRPC “đợi giấy tờ hợp lệ của Pháp để đi Tân Đảo”.

Có thể Huynh giám tỉnh Donato đă được thông báo về việc tôi lên Manila ở tại trại tiếp cư PRPC, nên ngay hôm sau Huynh giám tỉnh và bà thư kư, Mrs. Florès, đến PRPC xin ban điều hành cho tôi được “ngoại vi” tại trường La Salle Green Hills, nhưng bị từ chối. Tôi không hiểu v́ lư do nào. Tuy nhiên, ban điều cho phép tôi được ra ngoài một ngày/tuân - tốt nhất là ngày thứ bảy.

V́ vậy lâu lâu, khoảng 2,3 tuần một lần, bà thư kư, Mrs. Florès, đến dẫn tôi về nhà giám tỉnh ăn trưa, hoặc về nhàbà ăn trưa với gia đ́nh bà, hoặc đến De La Salle University ở Taft Avenue dùng cơm trưa với các Huynh Đệ La-Phi trong cộng đoàn. Tôi không quên h́nh ảnh Huynh Andrew, viện trưởng đại học De La Salle. Mẫu người mập mạp to lớn, lạc quan vui tính, luôn luôn tươi cười niềm nở. [Sau này, Huynh Andrew được tổng thống Phi (1998-2001), Joseph Estrada, đề cử làm tổng trưởng giáo dục trong nội các thời bấy giờ]. Cũng trong dịp này, tôi đến trung tâm của CADP do Soeur Pascale Tríu làm giám đốc và sáng lập trong khuôn viên rộng răi với những ṭa nhà cao lớn, đối diện De La Salle University. Đó là cơ sở sinh hoạt tông đồ của ḍng Nữ Tử Bác Ái.

Một week-end đầu tháng 6, 1984, Huynh giám tỉnh Donato đưa tôi đi thăm các trường La San trong vùng Manila và lân cận. Đặc biệt Nhà Tập. Có một trường trung tiểu học chỉ một Huynh La San làm giám đốc kiêm hiệu trưởng, tất cả công việc văn pḥng và ban giám hiệu, thầy cô, đều là giáo dân - mà số học sinh lên đến trên 2000 em. Sau này tôi được biết phần đông các thầy cô là thành viên của hội Signum Fidei do tỉnh ḍng Phi sáng lập. Tôi nhớ đến ḍng Nữ La San được tỉnh ḍng Saigon thành lập trong thập niên 60 với mục đích “tiếp tay với các Huynh La San chăm lo các trường tiểu học”.

Đi tham quan đại học, các trường trung tiểu học và các cơ sở La San của tỉnh ḍng Phi, tôi càng thương nhớ tỉnh ḍng La San Saigon. Trước biến cố 75, tỉnh ḍng Saigon có đến trên 300 Huynh Đệ và trên 100 em Thỉnh Sinh, Chuẩn Sinh và Đệ Tử, với 27 trường tiểutrung-đại học và cở sở giáo dục, trong khi đó tỉnh ḍng Phi c̣n là “phụ tỉnh”, dưới sự bảo trợ của tỉnh ḍng Baltimore, Mỹ - như phụ tỉnh Thái Lan, dưới sự bảo trợ của tỉnh ḍng Saigon. Thế mà, một cơn lốc khủng khiếp quyét sạch toàn bộ nền giáo dục La San trên quê hương thân yêu; các cơ sở giáo dục biến tan trong gịng nước xoáy cực mạnh... Không buồn sao được? Trong cơn buồn nuối tiếc, tôi vẫn cảm nhận được một tia hy vọng cho Anh Em La San Việt Nam: Ḍng la San trên thề giới vẫn c̣n đây, vẫn phát triển mạnh... Giá mà Việt Nam sớm được “sáng mắt sáng ḷng” th́ tỉnh ḍng Saigon cũng có cơ hội “tắt đèn làm lại” chẳng thua kém ǵ.

***

Người ta nói rằng “Giữa đám đông người mù th́ kẻ chột làm vua”. Tôi được mời làm thông dịch viên giúp đỡ các thuyền nhân đông dương (Việt, Miên, Lào) từ các trại tị nạn khác như HongKong, Singapore, Indonesia, Thái Lan, v.v... đến PRPC một vài ngày/đêm trước khi được đưa đi Bataan, hoặc đi định cư tại một quốc gia thứ ba nào đó. Hầu hết những thuyền nhân này “mù và câm” v́ không biết tiếng Anh cũng như tiếng Pháp.

Trong thời gian chờ đợi visa đi Tân Đảo, tôi làm thông dịch viên tại PRPC, mà cũng là thông dịch viên cho một số gia đ́nh xin đi định cư tại Úc, Tân Tây Lan, Na-Uy, Đan Mạch, v.v... hoặc làm thông dịch viên cho vài trường hợp thuyền nhân phải đi bệnh viện ở Manila. Đến kỳ hẹn, nhân viên ICM dẫn gia đ́nh đến ṭa lănh sự liên hệ để được phỏng vấn, và tôi đi theo làm thông dịch viên. Tôi thường xuyên đi ṭa lănh sự Úc, nên quen mặt ông lănh sự ở đây. Một hôm, ông lănh sự hỏi: “Anh muốn định cư ở đâu?” Tôi trả lời: “Tân Đảo!” Ông trố mắt nh́n tôi, hỏi tiếp: “Anh không sợ sao? Trốn cộng sản rồi nhảy vào xă hội xă-hội-chủ-nghĩa à?” Tôi cười đáp: “Thật ra tôi muốn đi Mỹ, nhưng bề trên bảo tôi đi Tân Đảo.” Ông có vẻ hiểu tôi muốn nói ǵ. Tuy nhiên, ông hỏi: “Brother có muốn đi Úc không? Tôi để Brother lựa chọn: vâng lời bề trên th́ đi Tân Đảo, không vâng lời bề trên th́ tôi làm giấy cho Brother đi Úc ngay!” Tôi lại cười, không trả lời. Cũng trong thời gian làm thông dịch, hai trong nhiều trường hợp vui/buồn tôi đă gặp tại PRPC như sau:

1. Một chiều cuối tháng 5, đang làm “thông dịch” điền vào hồ sơ tị nạn cho một cô vừa đến từ Nam Dương, em đệ tử Phạm Tuấn Lộc mừng rỡ kêu lớn: “Frère An!” Tôi vui mừng không ít được gặp lại em đệ tử sau 14 năm (1970-1984). Tôi bảo em Lộc ngồi bên cạnh cô gái v́ cả hai có vẻ quen biết nhau. Th́ ra Lộc đi cùng chuyến vượt biển với cô gái đang làm thủ tục hồ sơ. Lộc cho biết tất cả các thuyền nhân trong chuyến này gặp chuyện thật thương tâm đau khổ: cướp biển Thái. Lộc cho biết là nhiều phụ nữ già trẻ, nhiều cô gái và ngay cả những em bé gái đều bị hải tặc làm nhục.

Những người đàn ông thanh niên th́ bị họ đánh đập, nhiều người ngất xiểu. Trường hợp của em Lộc: Em bất măn ngay lúc đầu tiên khi thấy hải tặc xâm phạm phụ nữ, em nhảy ra chống đối liền bị họ đánh ngất xiểu mê man. Khi choàng tỉnh dậy th́ bọn cướp biển đă đi đâu mất tiêu rồi, chỉ để lại ngổn ngang những vật trên chiếc ghe nhỏ: bọn cướp Thái đă thu nhặt tất cả những ǵ có thể; lẽ tất nhiên ṿng vàng, đồ trang sức, tiền bạc th́ không kể.

Cô này là một trong những nạn nhân sống sót. Quá đau khổ và tủi nhục, cô nhiều lần muốn quyên sinh. Nhờ Lộc đă tận t́nh ủi an khuyến dụ “Mạng sống thật quí trọng v́ đó là món quà tuyệt diệu Thượng Đế trao tặng cho mỗi người! Tự vẫn không phải là biện pháp cuối cùng. Đời vẫn đáng sống, rất đáng sống, v.v...” Cô dần dần chấp nhận những ngang trái bất hạnh xảy ra trong đời.
Sáng hôm sau, Lộc và cô bạn cùng nhóm thuyền nhân INS Mỹ đă chấp nhận, được đưa đến trại Bataan học Anh ngữ trước khi đi định cư tại Mỹ(15).

2. Khoảng đầu tháng 6, 1984, PRPC đón một ghe vượt biển đầy cam go khốn khổ, lênh đênh trên biển cả hơn 30 ngày và bị băo đánh tắp vào bờ biển Phi. Trên 40 thuyền nhân được cứu vớt. Mọi người đều tả tơi thảm hại. Sau hai ngày đêm “biệt lập” trong một pḥng khá lớn tại PRPC, tôi làm thông dịch - nếu cần - cho nhóm thuyền nhân khốn khổ này. Một em bé khoảng 14, 15 tuổi, đi một ḿnh với thân h́nh tiều tụy, vừa khóc vừa tâm sự:

“Con rong chơi trên bờ sông ở Hải Sơn. Con thấy một tốp khoảng 10 người xuống một chiếc ghe. Con đă nghe biết việc ‘đi hôi vượt biển’, con chạy đại đến gần chiếc ghe và nhảy đại lên ghe. Không ai để ư đến con. Trời tối om, chiếc ghe đưa tốp người đến sát một chiếc ghe lớn hơn. Con nhảy đại lên ghe lớn với nhiều người khác. Trời sáng con mới biết là chiếc ghe lớn đă ra biển, chỉ thấy nước chung quanh chiếc ghe. Lâu lâu con được chia một củ khoai lang luộc... Con không biết đi mấy ngày rồi, nhưng con không c̣n được khoai lang hay bất kỳ món ăn nào nữa. Con đói lắm.
- Con có thấy những người quanh con ăn uống ǵ không?
- Con chỉ thấy một vài người lớn đứng gần bánh lái ghe th́ lâu lâu ăn ǵ ǵ đó, c̣n mọi người quanh con đều than đói như con. Nhưng không biết mấy ngày sau th́ không c̣n thấy ai ăn ǵ nữa. Có lúc con ngất xỉu không c̣n biết ǵ. Khi tỉnh dậy th́ thấy một người đàn bà đút vào miệng con vài hớp nước, rồi cho con một viên kẹo ngọt ngọt chua chua. Con thấy mạnh khỏe lại và ngồi dậy được.”

Tôi có cảm tưởng em bé c̣n vài điều ǵ chất chứa trong ḷng mà không dám nói. Chiều tối hôm đó, tôi mời em uống nước ngọt và tiếp tục tâm sự. Tôi hỏi em về gia điènh, bạn bè, v.v... Tôi bất chợt hỏi: “Trong chuyến vượt biển 30 ngày này, có người nào chết trên ghe không?” Tôi nhận thấy em có vẽ lúng túng, nh́n qua nh́n lại. Tôi vội trấn an: “Em đừng sợ. Có điều ǵ làm em bực dọc hay ngây ngấy trong ḷng, cứ nói ra cho dễ chịu hơn.” Em nh́n tôi, lưỡng lự đôi chút, rồi nói: “Dạ có. Một bà người Tàu chết. Có mấy người đàn ông bàn chuyện với nhau, rồi một người đến bẻ một cánh tay bà ra, một người khác đến bẻ cánh tay kia. Con thấy sợ quá nên nhắm mắt không thấy ǵ nữa... Một lúc sau con mở mắt ra th́ không c̣n thấy xác bà ấy nữa. Con thấy nhiều người đang nhai, ăn ǵ đó, con sợ quá...” Em nói đến đây, em ôm mặt khóc. Tôi chỉ biết thở dài, ôm em vào ḷng, vỗ vào hai vai em an ủi...

Hai ngày sau, nhóm 40 người được đưa đến bến tàu đi ra đảo Palawan. Trước khi từ giă em bé, tôi căn dặn: “Con đến trại Palawan, nhớ đến t́m thầy Hoàng hoặc Cửu, và nhờ hai thầy dẫn con đến gặp Soeur ở CADP. Các Soeur sẽ chăm sóc cho con. Nhớ nghe: Thầy Hoàng, thầy Cửu, CADP.”

***

Có thể Huynh tổng quyền José Pablo yêu cầu Huynh trưởng vùng Âu Châu tại Paris, Jean-Marie Thouard, lo thủ tục hồ sơ cho tôi đi Tân Đảo. Quả thật, Huynh Jean-Marie Thouard đă gởi thư đến toà đại sứ Pháp tại Manila. Tôi chân thành ghi ơn Huynh tổng quyền cũng như Huynh trưởng vùng đă nhanh nhẹn giải quyết hồ sơ bảo lănh cho tôi, nhưng làm như vậy th́ hồ sơ tị nạn của tôi bị chuyển qua chuyển lại, và chẳng những không thu ngắn thời gian giải quyết, trái lại càng làm cho thủ tục hành chánh về việc tị nạn thêm rắc rối.

Đúng vậy, Huynh giám tỉnh Donato cho biết là ICM không chịu trách nhiệm về hồ sơ định cư của tôi nữa. UNCHR th́ cho rằng trường hợp của tôi không phải tị nạn nên đă chuyển giao toàn bộ hồ sơ tị nạn của tôi cho ṭa đại sứ Pháp, và tôi sẽ phải làm hồ sơ “di dân” để vào nước Pháp(?) Và đó là lư do tại sao tôi được chuyển về PRPC “không theo một diện nào thuộc thành phần tị nạn”.

Tuy nhiên, nhờ ảnh hưởng của các Huynh Đệ La-Phi với chính quyền đương thời, nên Huynh Donato đă làm giấy “được phép ra khỏi nước Phi Luật Tân” do Bộ Ngoại Giao Phi cấp ngày 30 tháng 4 năm 1984. [Sao mà trùng hợp kỳ lạ: ngày 30/4/75, tôi “mất nước”; đúng 9 năm sau, 30/4/84, tôi “bị trục xuất” ra khỏi quốc gia lẽ ra tôi có quyền tị nạn như mọi người Việt tị nạn khác trên toàn cơi Đông Nam Á nói chung, trên nước Phi nói riêng.]

Nhưng chính phủ Pháp chưa cấp visa “hồi hương” th́ hăng máy bay nào dám bán vé? UNHCR không thể can thiệp được. ICM th́ không nhận trường hợp của tôi như tị nạn, mà là “di dân”. Di dân thế nào được khi tôi không có quốc tịch nào? Làm sao di dân khi tôi không có một tờ giấy chứng nhận hợp lệ như chứng minh nhân dân hay tị nạn?

Cuối tháng 6, 1984, ông Janvier hỏi tôi: “Hồ sơ tị nạn đi Tân Đảo đến đâu rồi?” Tôi chỉ lắc đầu trả lời: “Tôi không biết ǵ hết. Không ai nói với tôi điều ǵ cả.” Ông Janvier nói: “Nếu đến tháng 8 mà Pháp không gởi hồ sơ tài liệu tị nạn, th́ anh phải đi Mỹ, bằng không hồ sơ tị nạn của anh sẽ bị UNHCR đóng sổ.” Thật t́nh tôi không biết diễn tiến lập hồ sơ như thế nào. “Người ta” bảo tôi lên Manila, tôi tưởng rằng mọi chuyên êm xuôi, chỉ cần đợi chuyến bay là đi Tân Đảo...

Khoảng đầu tháng 7, 1984, Huynh giám tỉnh tỉnh ḍng Úc Đại Lợi, Brother Basset, trên đường về nước từ Nhà Mẹ tại Roma, ghé qua Manila để xem xét t́nh h́nh hồ sơ “di dân” của tôi. Có thể Huynh tổng quyền José Pablo “nói nhỏ” đề nghị Huynh giám tỉnh Basset giúp giải quyết việc này. Huynh giám tỉnh Basset và Huynh giám tỉnh Donato trực tiếp gặp ông đại sứ Pháp tại Manila. Kết quả là chỉ vài ngày sau tôi nhận được visa cho phép tôi đến Tân Đảo.

V́ là lần đầu tiên trong đời, tôi thấy “visa xuất ngoại và nhập cảnh” nên tôi không ngạc nhiên ṭ ṃ xem h́nh dáng ra sao, “có giống của người ta” không?! Nhưng khi ông Janvier cũng nư nhiều thiện nguyện ngoại quốc xem visa “xuất cảnh” từ Phi và “nhập cảnh” vào Tân Đảo tôi, ai nấy ngạc nhiên thắc mắc, chẳng hiểu mô tê ǵ cả! Ông Janvier đưa cho tôi xem passport của ổng: đó là một tập nhỏ b́a cứng, gồm nhiều trang. Tôi thấy trong vài trang có khuôn dấu “visa nhập cảnh”. Visa nhập cảnh của tôi chỉ vỏn vẹn một khuôn dấu ở sau trang thư bảo lănh tôi đi Tân Đảo của Huynh trưởng Vùng Jean-Marie Thouard., ghi ngày cấp và ngày hết hạn, do toà lănh sự Pháp tại Manila cấp. “Thiệt không giống ai!”

***

Khi được báo là tôi đă có visa đi Tân Đảo, Huynh giám tỉnh Donato liền mua vé máy bay cho tôi. Không có chuyến trực tiếp đến Tân Đảo, mà phải ghé và ở tại Sidney một đêm. Chuyến đi được định vào ngày 15 tháng 7. Thêm một việc nữa là phải xin visa ghé tạm Sidney. Tôi có dịp đi ṭa lănh sự Úc dẫn một gia đ́nh 4 người đến để phỏng vấn. Nhân cơ hội này, tôi nói với ông lănh sự: “Tôi sẽ đi Tân Đảo vào ngày 15 tháng 7 này. Thay v́ ông cho tôi định cư ở Úc, ông có thể cho tôi visa ở Úc, chỉ stop by không?” Ông lănh sự cười nói: “Có ai quen thân ở Úc không?” rồi ông tự trả lời: “À, có các Brothers ở Sidney, ở Melbourne... OK, tốt lắm! Khi ở Sydney mà muốn đổi ư ở luôn th́ cứ việc nói cho các Brothers lo thủ tục hồ sơ nghe! Hihihi!” Tôi cũng cười vui vẻ, cám ơn rối rít. Tôi không ngờ xin visa đi Úc dễ dàng như vậy, mà được ở Úc đến 30 ngày - trong khi tôi chẳng có giấy tờ tùy thân như chứng minh nhân dân hay bất kỳ giấy tờ hợp lệ nào khác! Tôi liên nghĩ ngay đến việc đi Brisbane thăm bác Ba, và cho bác Ba biết tin tức về gia đ́nh anh Rémy Hiển-Nguyệt-Hiền để bác an tâm.

Sáng ngày 10 tháng 7, quả thật bất ngờ khi thấy gia đ́nh anh Rémy Hiển, Nguyệt đang mang thai và Hiền cùng một số thuyền nhân từ Palawan đến. Hiển vui sướng báo tin: gia đ́nh sẽ đi Úc nay mai. Tôi liền cho biết tôi đă được visa đi và ở Úc 30 ngày, sau đó đi Tân Đảo, vào ngày 15 tháng 7. C̣n 5 ngày nữa, mà Hiển chưa có vé máy bay. Tôi đề nghị “Hay là minh xin đi cùng ngày 24 tháng 7, để kỷ niệm ngày ḿnh ‘đánh thành công’ chuyến cuối”. Tôi điện thoại xin bà thư kư nhà giám tỉnh, Mrs. Florès, đổi ngày bay đi Úc. Bà Florès bảo “Để xem có đổi được không?”

Nhưng hai ngày sau, gia đ́nh anh Rémy Hiển lại được lệnh trở về Palawan, v́ Nguyệt mang thai đă hơn 7 tháng, không hăng máy bay nào đi Úc cấp vé. [Em bé Francessa Trâm ra đời tại Palawan tháng 9 và Soeur Francoise nhận làm đỡ đẻ và đỡ đầu rửa tội.] Tôi cấp báo cho bà thư kư nhà giám tỉnh, Mrs. Florès, biết rằng “nếu đổi được vé th́ chuyến đi Úc sẽ theo ngày/tháng mới, bằng không th́ chuyến đi Úc vẫn như cũ”. Cũng may là Mrs. Florès không đổi vé được v́ ngày 24/7 hết chỗ, phải đợi đến đầu tháng 8.

***

Sáng ngày 15 tháng 7, tôi đi cám ơn và từ giă các nhân viên tại PRPC, nhân viên ICMC, và đặc biệt Soeur Pascale Lê Thị Tríu cùng ông Janvier. Hai vị này lắc đầu cười nói: “Chưa bao giờ thấy trường hợp ‘tị nạn chính trị’ mà rắc rối giấy tờ hồ sơ như vậy!”

Quả thật chiều tối hôm đó, tại phi trường quốc tế Manila, tôi tŕnh giấy xuất cảnh. Nhân viên nhíu mày xem ra “giấy xuất cảnh ǵ mà...quái la!” Ông gọi điện thoại nhiều nơi nhưng không có kết quả. Dù bà Florès giải thích cách mấy, ông nhân viên bảo tôi đứng qua một bên đợi ông xếp đến giải quyết. Ông xếp cũng ngạc nhiên không ít như “chưa từng thấy giấy xuất cảnh kỳ lạ” này. Ông lại gọi điện thoại, nói x́ lô x́ là một hồi, rồi cuối cùng đành để cho tôi đi.

Trước khi tôi lên máy bay, ông bà Florès cầu chúc tôi may mắn, rồi nói thêm: “Không biết Brother đến phi trường Sidney có c̣n gặp rắc rối ǵ nữa đây?”