Ngày 27 tháng 7 năm 1983 lúc khoảng 2giờ sáng, tôi rưng rưng nước mắt vui sướng bước lên tàu Mỹ USS CALLAGHAM DDG 993 đă cứu vớt tôi cùng với 162 anh chị em từng chia vui sẻ muộn với tôi trong hơn 3 ngày đêm lênh đênh trên biển cả. Khoảng 8giờ sáng cùng ngày, tàu Mỹ cũng cứu vớt một chuyến ghe vượt biển khác gồm 62 “thuyền nhân” sau hơn 3 tuần lênh đênh trên biển cả. Nh́n thấy chiếc ghe nhỏ bé, tả tơi, với đoàn “thuyền nhân” tiều tụy - phần đông là đàn bà con gái và trẻ em. Có nhiều người đi không nổi, thủy thủ Mỹ phải dùng brancard khiêng lên tàu lớn. Tôi chợt chạnh ḷng cảm nghĩ, “Nhóm ḿnh may mắn quá!” và chỉ biết ngâm nga “ALLELUIA! - TẠ ƠN CHÚA!”. Thủy thủ đoàn Mỹ c̣n cho biết, cả hai chuyến vượt biển vừa được cứu vớt thật may mắn, “v́ quá khuya tối nay sẽ có cơn băo thật lớn”.

Chiều hôm đó, viên đề đốc thuyền trưởng muốn gặp chủ ghe, anh Rémy Hiển, và tôi. Bà cháu gái của thầy Thức từng làm sở Mỹ nhiều năm trước 75 và cũng là đồng chủ nhân của chiếc ghe, làm thông dịch. Qua cuộc trao đổi ngắn gọn, viên đề đốc cho biết đă liên lạc trực tiếp với Washington về việc xin đem chúng tôi về Guam, nhưng v́ số quá đông “thuyền viên” trên một chiếc ghe thiếu an toàn trên đường biển nên viên đề đốc muốn biết thêm vài chi tiết về việc tổ chức chuyến vượt biển này. Tôi thành thật nói: “Chúng tôi ‘đánh’ hợp đồng 50/50 với công an an ninh đường sông. Chúng tôi chỉ biết 50 ‘thuyền viên khách’ của chúng tôi, số c̣n lại chúng tôi không quen biết. Chắc chắn có nhiều người ‘đi hôi’ và chúng tôi không thể nắm chắc lai lịch”. Viên đề đốc hỏi: “Có tai nạn trầm trọng, như đánh đập hành hung giết người, trong chuyến này không?” Tôi b́nh tĩnh trả lời: “Chỉ có một vài sự nghi ngại lẫn nhau lúc ban đầu, nhưng đă dàn xếp êm xuôi. Một biến cố tôi cho là quan trọng: một em bé qua đời v́ người mẹ cho uống quá liều thuốc. Với sự đồng t́nh của người mẹ, chúng tôi đă thủy táng em bé”.

Bà thông dịch c̣n giới thiệu tôi với viên đề đốc là “ông Frère ḍng La San”. Thoạt đầu viên đề đốc có vẻ không hiểu rơ lời nói của bà thông dịch, tôi đánh bạo nói tiếng Pháp, “Frère des Ecoles Chrétiennes”, ông gật đầu rồi cười nói: “Tôi là cựu học sinh của các Christian Brothers tại Baltimore, Maryland”. Sau một vài câu trao đổi, viên đề đốc nói: “Bây giờ chúng tôi đem các anh chị về Subic Bay, sẽ có Cao Ủy Liên Hiệp Quốc về việc tị nạn sắp xếp đưa về trại tị nạn Palawan. Tôi bảo đảm trong ṿng 6 tháng, tất cả sẽ được đi định cư tại Mỹ nếu thủ tục hồ sơ lư lịch không có vấn đề”.

Chiều 30 tháng 7 năm 1983, chiếc CALLAGHAM DDG-993 thả neo xa xa một hải cảng, và hai chiếc “du thuyền” khá lớn sáp vào hông chiếc tàu lớn. Chuyến ghe được cứu vớt sau chúng tôi, gọi là “Nhóm 62” được đưa xuống du thuyền và đưa vào hải cảng Subic Bay trước. Khi các thuyền nhân “Nhóm 162” bắt đầu rời chiếc tàu lớn, tôi thấy nhiều anh thủy thủ đứng trên boong tàu vẫy tay chào tạm biệt, trông thật cảm động và ấm ḷng “T́nh Người”.

Ba chiếc buưt to lớn chở 224 thuyền nhân ngang qua thành phố Manila. Trời đă tối. Nh́n qua khung cửa sổ, thấy những ṭa nhà cao vút trải dài hai bên đường, tôi bỗng chạnh ḷng nhớ đến Saigon. Tôi nhủ thầm: “Từ trước đến nay, ḿnh vẫn tự hào là dân tộc Việt với hơn 4000 năm văn hiến, với ‘Thủ Đô Saigon, Ḥn Ngọc Viễn Đông’, với... Bây giờ thấy thành phố phát triển gấp bội của xứ người... Thật là ‘ếch ngồi đáy giếng’ chỉ thấy và tự hào với một khung trời nho nhỏ”.

Chúng tôi được đưa đến trại tạm cư José Fabella Center khoảng 10giờ tối. Rất nhiều thuyền nhân đă đến trước chúng tôi, chờ đợi thủ tục hồ sơ để luân phiên ra đi đến các trại tị nạn khác, hoặc trực tiếp đến định cư tại các quốc gia sẵn sàng đón nhận tị nạn chính trị. Khoảng mỗi 10 đơn vị gia đ́nh được sắp đặt tạm cư trong một pḥng khá rộng.

Sáng sớm hôm sau, ngày 31 tháng 7, tôi bỗng như bị “động kinh”. Nằm trên sàn nhà mà đầu óc tôi quay cuồn như bị cuốn theo gịng nước xoáy cực mạnh. Tôi tháo mửa vung văi tùm lum. Mửa. Mửa. Mửa... mặc dù không c̣n ǵ trong bao tử để phóng ra. Anh Chị bác sĩ cùng chuyến ghe với tôi vội nhét vào miệng tôi 2, 3 viên thuốc trắng, khuyến khích cố gắng nuốt vào, nhưng tôi cảm thấy như 2, 3 viên thuốc đó ngưng kẹt lại trong cổ họng. Nga (Nguyệt), vợ anh Rémy Hiển, t́m cách đổ nước vào miệng tôi trong khi anh Rémy Hiển vuốt cổ họng tôi như thể để đẩy thuốc vào bao tử. Tôi ngất đi một lúc.

Cơn nôn mửa làm tôi tỉnh lại. Thêm một hồi mửa thông mửa tháo, lần này chỉ một ít nước. Tôi bất tỉnh thêm một lần nữa, khá lâu. Khi tỉnh dậy, trời đă về chiều. Tôi cảm thấy đỡ hơn nhiều, và đói bụng. Vài người bạn vây quanh tôi, bàn chuyện. “Chắc là anh Bảy bị say... đất. Nghe đâu nhiều thủy thủ ở trên thuyền nhiều ngày, nhất là nhiều tháng, khi về đất liền thường bị say... đất như vậy”. Anh Chị bác sĩ khuyên tôi uống thêm 2 viên thuốc bổ ǵ ǵ đó.

Hai ngày sau, tôi nghe gọi tên, kêu lên văn pḥng làm việc. Thú thật v́ là lần đầu tiên mang “thân phận tị nạn” nên tôi hơi ngỡ ngàng bối rối khi sẽ đối mặt với “nhân viên thẩm quyền về việc di dân tị nạn”. Nhất là trong trí tôi lại hiện lên khuôn mặt một người ngoại quốc, có thể là bất đồng ngôn ngữ mặc dù chắc chắn sẽ có người chuyên viên thông dịch. Bước vào văn pḥng, tôi càng ngạc nhiên hơn khi thấy vỏn vẹn một người đàn ông trung niên người Việt - có thể cùng lứa tuổi với tôi, nhưng bộ mặt có vẽ dương dương tự đắt, không một chút thiện cảm. V́ lịch sự tôi cất tiếng chào, “Chào anh!” Ông ta nh́n tôi chưa đầy nửa con mắt, đáp cộc lốc, “Ngồi xuống đó!”

Không một tiếng chào hỏi, hoặc hỏi thăm chuyến vượt biển như thế nào, v.v... Toàn là chất vấn những chuyện mà tôi cho là không tưởng và áp đảo như thể “khảo cung” hơn là “trao đổi”. H́nh ảnh những tên cán bộ công an thẩm cung tôi những ngày đầu tiên tôi bị bắt lại hiện ra trong trí. Tôi tự hỏi “Phải chăng ḿnh tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa?” Quả thật, một vài câu “chấp pháp” làm tôi giật nẩy ḿnh: “Cơ quan nào sai ông qua đây? Ông được gởi đi dưới danh nghĩa tị nạn để làm việc ‘nằm vùng cho Việt cộng’ phải không?” Tôi nh́n thẳng vào mắt ông ta để lường mức độ gian ác và xảo trá có bằng hay hơn Việt cộng chấp pháp? Có lúc ông ta cố t́nh tránh ánh mắt của tôi.

Ngoại trừ những câu hỏi về lư lịch, tôi không trả lời mà chỉ dửng dưng nh́n thẳng vào mặt ông ta.

***

Gần một tuần trôi qua. Anh Rémy Hiển hỏi tôi: “’Vous’ có biết ở Phi có các Frères không?” Tôi mới nhớ là ḿnh chưa t́m cách liên lạc với các Huynh Đệ địa phương. Vấn đề là tôi không đem theo giấy tờ nào cả, thẻ Tu Sĩ cũng đă bị mất tiêu khi bị bắt. Tuy nhiên, tôi ḍ hỏi vài nhân viên người Phi làm việc tại José Fabella Center, th́ hầu hết đều biết các Brothers, nhất là các trường lớn như Đại Học De La Salle University ở Taft Avenue, trường trung học De La Salle Green Hills tại Quézon City.

Dùng ngôn ngữ thông dụng “to quơ”, Rémy Hiển và tôi cũng t́m đến được trường De La Salle Green Hills. May mắn thay, nhà giám tỉnh của District of the Philippines và Kinh Viện cũng ở trong khuôn viên thật rộng lớn của trường. Sau một hồi “to quơ” với Huynh giám tỉnh vừa được đề cử, Brother Raphael Donato, tôi đành dùng tiếng Pháp nói chuyện, và may mắn thay, Huynh Donato cũng biết tiếng Pháp. Huynh Donato cho biết sắp lên đường đi Africa gặp Huynh tổng quyền José Pablo, và bảo tôi viết vài chữ báo tin cho Huynh tổng quyền. Huynh giám tỉnh Donato và vài Huynh Kinh Sinh vồn vă tiếp đón chúng tôi trong giờ cơm trưa trước khi Huynh Donato ra phi trường đi Africa.

Tôi được Huynh trưởng cộng đoàn kiêm hiệu trưởng trường De La Salle Green Hills, Brother Augustine, đưa đi tham quan trường. Đi hết một ṿng, tôi nói với Huynh Augustine - bằng tiếng Pháp, “Nếu so sánh với trường La San Taberd tại Saigon, th́ tôi phải thành thật thú nhận rằng trường La San Taberd chưa bằng 1/3 về cơ sở tiện nghi cho việc giáo dục giới trẻ, nhưng gấp ba về số lượng học sinh”. Huynh Augustine tỏ vẻ ngạc nhiên nhưng thán phục nổ lực của các Huynh Đệ La San trong tỉnh ḍng Saigon đă tận dụng mọi phương tiện vật chất để đáp ứng nhu cầu giáo dục ở mức độ cao nhất có thể.

Huynh Augustine lưỡng lự vài giây, nắm tay tôi và nói tiếp, “Thật đáng tiếc là công sức và thành công của các Huynh Đệ La San tại Việt Nam đă trở thành... quá khứ. ‘Vous’ có hy vọng ǵ cho tương lai không?” Tôi đáp: “Hy vọng th́ luôn luôn hy vọng. Vấn đề thời gian có làm cho niềm hy vọng ngày càng phai mờ không th́ tôi chưa dám quả quyết. Tôi nghĩ rằng, nếu ngay bây giờ, nghĩa là sau gần 10 năm, mà chúng tôi ‘được phép’ bắt đầu từ zéro, th́ chúng tôi cũng bắt đầu. Nhưng, thật sự là không thấy hoặc chưa thấy một dấu hiệu nào hứng khởi cho niềm hy vọng này, chỉ thấy ngày càng tồi tệ hơn... Tuy nhiên, niềm hy vọng hiện nay trong trí tôi là Anh Chị Em La San Việt Nam ở hải ngoại sẽ là ‘Ngưỡng Cửa Hy Vọng Mới’ cho Anh Chị Em La San Việt Nam tại quê nhà.”

***

Anh Rémy Hiển và tôi trở về trại tạm cư José Fabella Center, mang theo địa chỉ liên lạc của Huynh giám tỉnh và Huynh trưởng Augustine. Huynh Augustine hứa hẹn “Xin Brother liên lạc với chúng tôi, và cho chúng tôi biết có thể làm ǵ giúp đỡ Brother trong thời gian tạm cư này”.

Ngày 8 tháng 8 năm 1983, toàn Nhóm 162 được máy bay đưa về trại tị nạn Palawan, Puerto Princesa City, cách Manila khoảng 500km.