Kính thưa quư vị,

Tôi xin tự giới thiệu: Tôi là Nguyễn Lư-Tưởng, bốn mươi ba năm trước đây, lúc đó tôi là Dân Biểu Hạ Nghị Viện (1967-1971), tôi đại diện cho cử tri tỉnh Thừa Thiên, nơi đă xảy ra cuộc tổng tấn công của Việt cộng vào thành phố Huế vào ngày 31 tháng 01 năm 1968 đúng vào dịp Tết Mậu Thân, khiến cho hàng ngàn người dân vô tội bị Việt cộng giết chết một cách dă man, trong đó có những nhà tu hành, sinh viên học sinh, người buôn bán, làm nghề tự do và các công chức, quân nhân đang ăn Tết với gia đ́nh trong tay không có vũ khí...

Trước Tết mười ngày, tôi đă có mặt tại Huế, đă đi thăm và tiếp xúc với cử tri của tôi tại các quận trong tỉnh Thừa Thiên. Sáng 30 tháng Chạp (29/1/1968), tôi đă thăm và chúc Tết các cấp lănh đạo chính quyền quân sự, hành chánh và tôn giáo tại địa phương...

Khi tiếng súng bùng nổ tại Huế và Quảng Trị, tôi đă có mặt trong vùng nầy ... Ngày 3 Tết (01 tháng 2/1968) tôi đă gặp Trung Tướng Hoàng Xuân Lăm (Tư Lệnh Quân Đồn I) và ông Vơ Lương (Giám Đốc Cảnh Sát vùng I) tại Đà Nẵng. Tôi đă dùng điện thoại liên lạc với Ty Cảnh Sát Thừa Thiên...Ngày 5 Tết (3 tháng 2/1968), tôi có mặt tại Hạ Nghị Viện Sài G̣n để họp tại Quốc Hội.

Ngày 9 tháng 2/1968, từ Sài G̣n, tôi trở ra Huế , lúc bấy giờ quân đội Việt Nam Cộng Ḥa và Mỹ đă chiếm lại phía Hữu Ngạn sông Hương (Quận 3) nhưng vùng Phủ Cam, Vỹ Dạ, Gia Hội và Thành Nội c̣n do Việt cộng kiểm soát. Tôi đă đă có mặt trong cuộc họp tại phi trường Phù Bài (ngày 9/2/1968) cùng với phái đoàn Trung Ương Sài G̣n để nghe các vị chỉ huy quân sự tại Đà Nẵng và Huế báo cáo t́nh h́nh...Tôi đă gặp các sĩ quan tại Tiểu khu Thừa Thiên. Ngoài ra, tôi cũng đă đến thăm và tiếp xúc với các gia đ́nh nạn nhân bị Việt cộng sát hại và đă chứng kiến các mồ chôn tập thể...

Tôi đă nghe các nhân chứng kể lại những ǵ họ đă trải qua...Như thế, tôi đă có được các điều kiện thuận lợi nhất để t́m hiểu, thu thập các dữ kiện ... Năm 1998, nhân dịp kỷ niệm 30 năm Tết Mậu Thân (1968-1998), tôi và một số nhân chứng đă thực hiện một tuyển tập tài liệu về “Thảm sát Tết Mậu Thân 1968 tại Huế” và năm 2008, kỷ niệm 40 năm (1968-2008) chúng tôi đă bổ túc và tái bản sách nầy...

Các nạn nhân bị thảm sát tại Huế và Thừa Thiên được t́m thấy tại trường Tiểu học Gia Hội, chùa Therevada, Băi dâu, Cồn Hến, Tiểu Chủng Viện, khu vực phía Tây Huế gần lăng Tự Đức và lăng Đồng Khánh, cầu An Ninh Thượng, cửa Đông Ba, trường An Ninh Hạ, trường Văn Chí, Chợ Thông, Lang Xá Cồn, gần lăng Gia Long, gần chùa Tường Vân, Đông Gi (Di), Vinh Thái, Thủy Thanh, Lương Viện, Phù Lương, Phú Xuân (Phú Thứ), Thượng Ḥa, Vinh Hưng, Khe Đá Mài...tất cả 23 địa điểm tổng cộng 2326 xác chết (sọ người). C̣n khoảng trên 3000 nạn nhân thuộc tỉnh Thừa Thiên và Huế đă đựơc thân nhân xác nhận là chết hoặc bị bắt đi thủ tiêu, mất tích...không biết họ đă bị giết chết và chôn xác ở đâu?!

Sau Tết Mậu Thân, chúng tôi có lập ra “Hội Gia Đ́nh Các Nạn Nhân CS trong Tết Mậu Thân và có khoảng 4000 gia đ́nh (có gia đ́nh một người, có gia đ́nh 02 người...) Con số ước tính từ 5000 đến 6000 người chết và mất tích.

Dă man nhất là tại Khe Đá Mài (thuộc vùng núi Đ́nh Môn, Kim Ngọc, quận Nam Hoà, tỉnh Thừa Thiên) Việt cộng đă dùng súng trung liên, đại liên, lựu đạn và ḿn giết tập thể các nạn nhân, vất xác xuống dưới khe, lâu ngày, thịt thối rữa bị nước cuốn trơi đi, chỉ cịn 428 sọ người, xương người dồn người dồn lại một đống. Người ta đă dựa vào các dấu vết c̣n lại của nạn nhân như áo len, tượng ảnh, giấy căn cước bọc nhựa (ID)...để biết được thân nhân của ḿnh đă chết ở trong đống sọ và xương lẫn lộn đó.

Đa số những nạn nhân nầy là giáo dân bị bắt ở nhà thờ Phủ Cam vào đêm mùng 5 Tết (3 tháng 2/1968) Người ta cũng t́m thấy vết tích của hai ông Lê Hữu Bôi (Chủ tịch sinh viên Phật tử năm 1963) và Lê Hữu Bá (sĩ quan Quân Cảnh) tại Khe Đá Mài. Các em học sinh như Bùi Kha (16 tuổi), Phan Minh (16 tuổi), Nguyễn Duyệt (17 tuổi) và nhiều bạn trẻ khác thuộc giáo xứ Phủ Cam cũng bị Việt cộng giết hại tại đây...

Anh Quỳnh, sinh viên Huế, đă kể lại cho anh Lê Hữu Đỗ, anh ruột của Lê Hữu Bơi và anh Lê Hữu Đỗ bút hiệu Đỗ Hưũ đă ghi lại lời anh Quỳnh: “Lúc 3 giờ chiều mùng 4 Tết, tôi đang ngồi trong căn pḥng giam tại chùa Từ Đàm th́ Lê Hữu Bôi từ pḥng bên cạnh đi qua, biết tôi là sinh viên nên Bôi đến làm quen và nói nhỏ với tôi: “Chúng ta phải t́m cách thoát khỏi nơi đây ngay!” “Lúc đó trời đang rét lạnh, Lê Hữu Bôi khoác một cái áo choàng rộng, màu xám”... Sau đó anh Quỳnh trốn thốt được, cịn Lê Hữu Bôi và ngừơi anh ruột là Lê Hữu Bá đă bị đem đi giết tập thể tại khe Đá Mài...

Thảm sát tại khu vực Thành Nội và Gia Hội Huế:

Anh Tuấn (học sinh trường Nguyễn Du, 16 tuổi) nhà ở góc đường Nguyễn Thành và Mai Thúc Loan, thành nội Huế (gần cửa Đông Ba) kể lại:

“Sáng mùng 2 Tết Mậu Thân, Việt cộng bắt được 5 người đang mặc áo quần ngủ hoặc áo quần thường, đi chân không đem ra cho đứng sắp hàng ở cửa thành...Trong số Việt cộng có mặt ông Tôn Thất Dương Tiềm là giáo sư trường Nguyễn Du...và cũng là thầy dạy của tôi trước đây... Ông Tiềm mang súng AK, quần kaki xanh, áo sơ mi trắng...hễ thấy ông gật đầu th́ tên cán bộ ra lệnh cho mấy tên bộ đội bắn các nạn nhân...Thân nhân chạy ra kêu khóc, xin đem xác các nạn nhân đi chôn...nhưng chúng không cho, cứ để xác chết nằm đó đến mấy ngày...Mấy hôm sau, ngừơi ta mới lén đem xác về chôn...

Mấy ngày sau máy bay trực thăng của VNCH va Mỹ xuất hiện bắn xuống cửa Đông Ba. Cha tôi nói “bây giờ ở đây cũng chết, phải chạy thôi”...Chúng tôi chạy về hướng Mang Cá, gặp du kích chặn lại, bắt tôi đi khiêng đồ đạc...chúng tập trung được 5 đứa trong xóm như tôi, đợi đến đêm mới dân chúng tôi ra cửa Đông Ba đi qua chùa Diệu Đế, bắt đi khiêng gạo, súng đạn...mấy hôm sau, máy bay bắn xuống dữ quá ...

Tối đó, chúng tập trung được chừng mười mấy đứa 15, 16 tuổi, phát cho chúng tôi mỗi đứa một cái cuốc, bắt đi đào hầm...cái hố bề sâu một thứơc, bề ngang bằng một săi tay...mỗi đứa đào một đoạn, nối liền nhau...Tôi tưởng đào hầm để tránh máy bay...Lúc 3 giờ sáng, sau khi đào xong, th́ chúng dẫn ra một số người, tay bị trói đàng sau, cột thành từng chùm bằng sợi giây điện thoại màu đen, mỗi toán chừng 15 người. Chúng bắt những người đó đứng xoay lưng về cái hố..

Thằng cán bộ đọc bản án...nói những người nầy có tội với cách mạng, có tội với nhân dân...Chúng vừa đọc xong th́ tên du kích bắn một loạt đạn AK...nạn nhân rơi xuống hố...có ngừơi trúng đạn, có ngừơi không trúng...cũng ngả lăn xuống hố...chúng bắt tôi lấp đất lại...Tôi thấy người ta c̣n sống, tôi không chịu lấp đất, chúng đánh tôi...tất cả mấy đưa chúng tôi đứa nào cũng khóc rống lên...chúng dùng AK đánh vào đàng sau lưng chúng tôi...và c̣n dùng cả lưỡi lê đâm chúng tôi nữa...Chúng nó dùng cán cuốc đánh vào đầu các nạn nhân cho chết...Chúng nó bắt tôi đi chôn ngừơi như vậy đến mười mấy lần...Bộ đội Việt cộng toàn nói giọng Bắc...Những người bị chôn sống, chưa chết, thở ph́ ph́, ngột thở, chết dần dần....Về sau chúng bắt đi chôn ban đêm, không bắn v́ sợ máy bay trên trời phát hiện...”

Về cái chết của Thiếu Tá Từ Tôn Kháng (Tỉnh Đồn Trưởng Xây Dựng Nơng Thơn Thừa Thiên): Việt cộng vào nhà số 176 đường Bạch Đằng (gần cầu Đông Ba), Huế, bắt vợ con ông Từ Tôn Kháng ra đứng giữa sân và tuyên bố nếu ông không ra tŕnh diện th́ tất cả vợ con ông sẽ bị giết. V́ thế ông phải ra nộp mạng. Việt cộng trói tay ông, cột ông vào cọc giữa sân, xẻo tai, cắt mũi, tra tấn ông trước mặt vợ con, cho đến chết, thật là dă man và kinh hoàng!

Sinh viên bị Việt cộng giết:
-Anh Trần Mậu Tư, sinh viên, cũng bị bắt, bị tra tấn dă man cho đến chết.
-Anh Trần Đ́nh Trọng, sinh viên trường Kỹ Thuật Huế, bị bắt ngày 06 tháng 2/1968, t́m được xác ngày 26/2/1968...

Người buôn bán, làm nghề tự do bị Việt cộng giết:
-Chị Nguyễn Thị Lào, tiểu thương, 48 tuổi, bị bắt trên đường đi, tay bị trói, miệng bị nhét giẻ, t́m được xác tại Gia Hội, bị chôn sống, không có vết thương.

Nhân sĩ, trí thức, cán bộ chính đảng bị Việt cộng giết:
-Ông Phạm Đức Phác, giáo sư, đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng,
-Ông Lê Ngọc Kỳ, đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng...
-Ông Trần Ngọc Lộ, đảng viên Đại Việt Cách Mạng ở Phú Vang, làm nghề tự do, dạy vơ thuật, bị Việt cộng bắt và bị giết một lần với người vợ tại Cồn Hến , để lại bầy con dại...
-Theo lời ông Bảo Lộc, Phó Tỉnh Trưởng Thừa Thiên, bị bắt đem lên núi, giam chung với ông Vơ Thành Minh...kể lại với Nguyễn Lư-Tưởng: Ông Vơ Thành Minh, một nhân vật hướng đạo kỳ cựu, một người đấu tranh cho ḥa b́nh, người thổi sáo ở hồ Leman, Geneve 1954 kêu gọi hoà b́nh, cũng bị bắt tại từ đường cụ Phan Bội Châu (Bến Ngự) bị đem lên núi và bị giết...v́ ông từ chối không chịu làm Chủ Tịch Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ Ḥa B́nh tại Huế sau đó Việt cộng đă mời Giáo sư Lê Văn Hảo ...
-Ông Trần Điền, Nghị Sĩ Thượng Nghị Viện bị bắt và bị chôn sống tại Lang Xá Cồn, phía sau chợ An Cựu...t́m được xác ngày 9 tháng 4/1968.

Các Linh Mục và Tu sĩ bị giết:

-Linh Mục Bửu Đồng (56 tuổi) chôn chung với Linh Mục Hoàng Ngọc Bang (73 tuổi) và 2 Sư Huynh Ḍng La San là Agribert và Sylvestre t́m được xác ngày 8 tháng 11/1969 tại Lương Viện (Sư Lỗ) quận Phú Thứ, tỉnh Thừa Thiên.
-Ngoài ra, c̣n 3 Sư Huynh Ḍng Thánh Tâm là Thầy Bá Long, Thầy Mai Thịnh và Thầy Héc Man cùng 3 Linh Mục người Pháp là Cha Guy, Cha Urbain và Cha Cressonnier cũng bị bắt đem đi giết, t́m được xác ngày 27/3/1968 tại gần lăng vua Đồâng Khánh .
-Ba chủng sinh là Nguyễn Văn Thứ, Phạm Văn Vụ và Nguyễn Lương, cũng bị bắt tại Phủ Cam và cũng bị đem đi giết, chết chung với giáo dân tại khe Đá Mài.

Các Bác sĩ của Cộng Hoà Liên Bang Đức bị giết:
-Vợ chồng Bác sĩ Horst Gunther Krainick,
-Bác sĩ Raymund Disher
-Bác sĩ Alois Alterkoster

Các bác sĩ nầy đến giảng dạy tại trường Đại học Y Khoa Huế và giúp bệnh viện Huế...đă bị bắt và bị giết tại khu vực gần chùa Tường Vân, phía Tây Huế...Nhân chứng là Bác Sĩ Tôn Thất Sang (học tṛ của các Giáo Sư Y khoa nói trên) kể lại:

“Tôi vội nh́n xuống chỗ tay anh quân nhân đang chỉ , th́ thấy 3 quân nhân đang cùng vài người dân, tay cuốc, tay xẻng, đang nhẹ nhàng xúc đất và cát lên từ một chiếc hầm đào vội, bề dài khoảng 2,5 m, bề ngang khoảng 0,7 m và chiều cao khoảng 0,9 m, trong đó có 4 người, đều bị trói thúc ké (hai tay quặt ra sau lưng), bằng giây điện thoại truyền tin, người này trói dính với người kia và tất cả đều ở tư thế qùy thẳng đứng, ở thái dương trái là lỗ đạn vào và thái dương phải là lỗ đạn ra, to hơn và tàn phá hơn! gương mặt giờ đây đă đổi dạng, mắt lồi hẳn ra ngoài thái dương và hàm toang hoác...”

Những nơi khác ngoài Huế :

Có người cho rằng những vụ tàn sát dă man chỉ xảy ra tại Huế, nhưng các nơi khác đă không xảy ra như thế! Điều đó không đúng. Chúng tôi được biết, ngoài Huế ra, c̣n có những nơi khác như Quảng Trị, B́nh Định, Gia Định,v.v..

-Tại Quảng Trị: ngày 9 tháng 2/1968, tiểu đoàn K.8 của Việt cộng đă tấn công vào làng Dương Lộc (xă Triệu Thuận, quận Triệu Phong), chúng bị tổn thất nặng nề trước sức kháng cự của Nghĩa quân và thanh niên trong làng, theo một tên Việt cộng về hồi chánh tại Quảng Trị cho biết, có 104 lính bộ đội Việt cộng bị giết. Sau khi rút lui, Việt cộng đă bắt Linh Mục Giuse Lê Văn Hộ (62 tuổi) và hai em học sinh là Nguyễn Tiếp (13 tuổi) và Nguyễn Lụt (15 tuổi)...Ngày 31 tháng 5/1969, nhờ đồng bào địa phương hướng dẫn, đă t́m được xác Linh Mục Giuse Lê Văn Hộ bị chôn sống tại vùng Chợ Cạn thuộc miền biển quận Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị...Hai em Tiếp và Lụt mất tích, không biết đă bị Việt cộng giết và chôn ở đâu!

-Tại G̣ Vấp, gia đ́nh Trung Tá Nguyễn Tuấn (Thiết Giáp) và vợ là Từ Thị Như Tùng, bị Việt cộng giết cả nhà: vợ chồng và các con nhỏ bị bắn B-40 chết hết, chỉ c̣n một em bé nằm lọt dưới gầm xe bị thương, c̣n sống sót mà thôi. Em nầy hiện c̣n sống ở Mỹ.

-Tại Bồng Sơn (quận Hoài Nhơn, B́nh Định) Việt cộng đă tấn công vào trụ sở xă, ngừơi chỉ huy xă là ông Nguyễn Giảng không chịu đầu hàng...nên Việt cộng đă giết tập thể hơn 200 người trong đó cả đàn bà và trẻ em 11, 12 tuổi... Nhân dân địa phương có lập bia kỷ niệm. Sau 30/4/1975 bia đá nầy đă bị Việt cộng đập phá...

Phần kết luận:

Với tư cách nhân chứng, tôi có một vài nhận xét sau đây:

(1) Trước Tết Mậu Thân (1968) Đài Phát Thanh Hà Nội và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (do Hà Nội lănh đạo) đă đưa ra đề nghị ngưng chiến trong 1 tuần. Phía Việt Nam Cộng Hồ và Hoa Kỳ đề nghị 3 ngày để cho quân đội và dân chúng vui Tết. Theo tinh thần tơn giáo và văn hĩa của dân tộc Việt Nam, Tết là một ngày thiêng liêng, mọi người thường chúc tụng nhau những điều tốt đẹp, và không bao giờ có những hành động gây tổn thương cho kẻ khác, nhất là không làm những điều tàn ác, dă man như bắt bớ, giam cầm, đánh đập, tra tấn, giết người vơ tội...Nhưng Việt cộng đă tấn cơng vào các thành phố Miền Nam, đặc biệt tại thành phố Huế.

(2) Cung điện của các vua nhà Nguyễn tại Huế là di tích văn hóa, lịch sử được UNESCO (Tổ chức văn hóa Liên Hiệp Quốc) công nhận, nhưng Việt cộng đă biến nơi nầy thành chiến trường để cho bom đạn tàn phá!

(3) Hàng chục, hàng trăm nạn nhân bị chôn trong một mồ cái hố sâu, tay bị trói bằng giây điện, giây tre, bị đâm bằng lưỡi lê, bị đánh bằng cán cuốc, bị bắn bằng súng hoặc bị chôn sống. Đa số các nạn nhân là những nhà tu hành, sinh viên học sinh, những người dân vô tội, những người không có vũ khí trong tay, những người đang ở trong nhà với vợ con, những người đă chấp hành mệnh lệnh tŕnh diện để được học tập về chủ trương chính sách của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam