Cuộc đánh đấm thất bại nhiều lần chẳng những tổn thương uy tín của ông bà chủ, mà c̣n gây sự nghi ngờ của khách hàng; họ không cần biết những ưu tư lo âu của người tổ chức là an ninh cho khách hàng trên hết: khách hàng giao tiền - nghe đâu 2 cây vàng - để mong được vượt biển, nhưng giao 2 cây vàng rồi là họ không cần cân nhắc đắn đo về an toàn: có thể bị bắt, rồi tù tội, hoặc có thể bị làm mồi nuôi cá ngoài biển khơi... Thêm vào đó, mỗi lần đánh - dù thất bại hay may mắn thành công, ông bà chủ đă phải chi cho chiếc thuyền, máy móc, xăng dầu, lương thực, v.v... và quan trọng nhầt: 10 cây vàng mua an ninh các trạm kiểm soát đường sông [chưa kể những lần nhậu nhẹt để được gặp công an có thẩm quyền tại các trại kiểm soát].

Về việc “để được gặp công an có thẩm quyền”, những lần đánh đấm sau này, tôi trực tiếp t́m đường và giao dịch với công an. Tôi mời Huynh Tân tiếp tay. Trong những lần “miếng trầu...”, Huynh Tân cũng như tôi phải chứng kiến cảnh bọn họ ngấu nghiến không phải là “miếng trầu” mà là... cả vườn trầu cũng chưa... đă! Dù cho hết cả vườn trầu mà được việc th́ chẳng nói làm ǵ. Thiệt là nếu “miếng trầu là đầu câu chuyện” của cha ông thời trước mà đem ra áp dụng cách đơn giản như vậy thời nay, nhất là dưới chế độ “... nói ít hiểu nhiều” th́ quả thật thiên đàng cộng sản sẽ đă thành hiện thực trên quê hương, và sẽ đă không có vấn đề 3 ch́m 7 nổi 9 cái long đong trên biển cả hoặc sẽ đă không c̣n vụ “nếu cột đèn biết đi th́ cũng đă ra đi!”

Sau lần thất bại thê thảm đánh theo hợp đồng với chủ một ghe khác để giải quyết cho 20 “con gà chết” cứ đến Phước Tường Phát đ̣i nợ hoài, nợ nần chồng chất lên măi. Có lúc thấy anh Hiển rất khổ tâm v́ đă dồn hết tâm huyết để thành công, đổi lại một số khách hàng “tưởng rằng 2 cây vàng là làm được hết mọi chuyện” chẳng những không khuyến khích nâng đỡ tinh thần mà c̣n bôi nhọ uy tín. Tôi thừa hiểu và cảm thông tâm trạng của anh Hiển, nên có lúc tôi đâm liều “cải trang thành công an” - mặc sắc phục màu vàng của công an - đứng trên ghe, nhưng cả gia đ́nh anh Hiển lẫn thầy Thức ngăn cản. T́nh trạng như vậy không thể kéo dài hơn được nữa. Rút tỉa kinh nghiệm và bài học sơ sót của 12 lần thất bại trước, tôi nhất quyết nghiên cứu thật kỹ và đánh xả láng một trận - nhất chín nh́ bù. Đó là lần cuối cùng, lần thứ 13.

***

V́ ông thầy Trần đă đoán quá đúng về chuyến đánh với chiếc ghe ông chủ khác ở Xuyên Mộc, đem lại cho tôi một cái nh́n khác về Khoa Học Huyền Bí nên tôi đến gặp thầy. Thầy giải thích: “Vạn vật trong vũ trụ tuần hành theo một đường nào đó trong không gian và thời gian. Mỗi con người sinh ra trong khoảng không gian và thời gian cố định đó. Việc bấm độn, ai cũng có thể bấm được. Vấn đề là khi bấm đến lóng nào khả dĩ đúng với vận mạng của người hỏi, th́ tại lóng đó tôi cảm giác như có một luồng sinh lực phóng ra... Ăn tiền là ở chỗ cảm giác được luồng sinh lực đó!”

Thấy tôi đăm chiêu suy nghĩ, thầy Trần nói: “Tôi biết anh Bảy không tin. Tôi kể câu chuyện này - lư ra không nên kể, nhưng để anh Bảy thấy ngoài bấm độn, coi tử vi, c̣n có những ngoại lực thần bí khó hiểu. Anh Bảy có nhớ đứa con trai của tôi đi với nhóm anh Hiển không? Nó bị công an rượt bắt hoài v́ đến tuổi nghĩa vụ quân sự. Đi nhiều lần thất bại cũng tội cho nó phải trốn chui trốn nhủi. Một người bạn rủ nó đi từ Mỹ Tho, tôi biết là sẽ thất bại và nguy hiểm bị bắt, nhưng nó nằng nặc đ̣i đi, tôi đành phải dùng ‘ngoại lực thần bí’ để bảo vệ nó. Trước khi đi, tôi giao cho nó hai điếu thuốc và cẩn thận nhắc nhở ‘chỉ dùng khi hữu sự’. Trên đường đến taxi, công an phát giác, chận bắt cả đám 15 người. Nó lấy điếu thuốc ra hút. Công an vừa đẩy từng người một đi vừa đếm số, nhưng tới phiên nó th́ công an h́nh như không thấy. Nó đứng một ḿnh tại chỗ cho đến khi tất cả đă đi xa; hết điếu thuốc. Nó mon men tới bến xe đi về Saigon, một tốp công an lùng xét mọi xe đ̣. Nó lên một xe đ̣ về Saigon, hút điếu thứ hai. Công an đến xe đ̣, lùng xét mọi người trong xe, phần nó th́ công an không hỏi tới. Xe chuyển bánh và nó về Saigon an toàn...”

Tôi buột miệng nói: “Thiệt là chuyện thần thoại!” Thầy Trần nh́n tôi cười nói: “Anh Bảy biết không? Tôi đă nói với nó: ‘Ba hy sinh 2 năm sống để bảo vệ cho con khỏi bị bắt!’ Nó khóc oà lên!” Tôi nh́n anh Hiển, gật gật đầu ra vẻ “bắt đầu tin!” Trong trí tôi bỗng nẩy sinh câu hỏi: “Bây giờ xin thầy xem tôi có số vượt biển không?” Thầy Trần nh́n đồng hồ treo tường, lẩm nhẩm bấm độn, nh́n tôi lắc đầu nói: “Nói đúng ra, anh Bảy không có số vượt biển; nếu anh Bảy đi được là nhờ phúc đức của nhiều người có số vượt biển trong cùng chuyến đi. Tuy nhiên, nếu không cẩn thận anh Bảy cũng có thể bị lọt sổ, v́ sẽ gặp rất nhiều trở ngại.” Tôi hỏi: “thầy có thể nói rơ hơn chi tiết về những trở ngại?” Thầy Trần lại nh́n đồng hồ, lẩm nhẩm bấn độn, vài lúc nhíu mày ra vẻ trân trọng đăm chiêu suy nghĩ rồi nói: “Thật sự khó đoán trước những trở ngại nào, ví dụ như đi trễ chuyến - nghĩa là xuống ghe trễ, hoặc cũng có thể gặp một tai nạn ngăn cản cuộc vượt biển. Có điều tôi không biết nói sao, nhưng theo bói toán anh Bảy sẽ gặp một tai ương có thể mất mạng. Vượt qua được kiếp nạn này sẽ có qưới nhân giúp đỡ và anh Bảy sẽ được an toàn.” Anh Hiển nghe nói vậy liền nói: “Từ nay ‘vous’ ở ĺ dưới ghe, không được đi đâu xa khỏi chiếc ghe nghe”. Tôi mỉm cười tự nhủ: “chính ḿnh ra lệnh nổ máy, nhổ neo, dzọt... th́ làm ǵ có chuyện đi trễ chuyến hoặc ngăn trở ḿnh xuống ghe! C̣n việc tai ương kiếp nạn th́... Trời kêu ai nấy dạ chứ biết làm sao hơn!”

***

Tôi định Chúa Nhật ngày 24 tháng 7 năm 1983 lúc 7 giờ chiều là “quyết chiến quyết thắng” trận cuối cùng - nhất chín nh́ bù. Ghe lớn phát xuất từ ụ Tân Lập gần cầu Tân Thuận, xăng dầu, nước uống và lương thực đă chuẩn bị sẵn sàng hai ngày trước - công an và tài công chuyên nghiệp [Tài công chuyên nghiệp của công an, thành thạo các ngỏ ngách trên đường sông từ Saigon ra Vũng Tàu, tránh những cồn cát, lưới cá, v.v...] có nhiệm vụ đem ghe lớn ra tận “cột đèn trắng” Vũng Tàu; khách hàng tụ tập từng nhóm 5 người “đi hóng mát” tại bến Bạch Đằng trễ nhất là 4 giờ chiều sẽ được “tài xế taxi” đưa ra điểm hẹn “cột đèn đỏ” giữa cầu Tân Thuận và trạm kiểm soát Nhà Bè. Gia đ́nh anh Hiển cũng như các thuyền viên phải có mặt dưới ghe lớn trễ nhất 5 giờ chiều. Khoảng 3 giờ chiều, tôi đi Honda của Huynh Tân [Như mọi lần đánh trước kia, Huynh Tân luôn theo sát biết rơ mọi chương tŕnh diễn tiến. Lần này, Huynh Tân đợi tôi ở quán cà-phê gần nhà bà Mến, tôi sẽ đem xe trả lại.] đảo một ṿng bến Bạch Đằng, kiểm soát lại các nhóm và tài xế taxi. Ai nấy có vẻ tư lự, hồi hộp, nhưng gương mặt rạng rỡ phản phất một niềm vui hy vọng. Mọi chuyện coi như đă chuẩn bị chu đáo. Tôi về lại ụ Tân Lập lối 4 giờ 30 chiều, kiểm soát thêm một lần nữa mọi sự trong khoang thuyền, xăng dầu, v.v... Tốt! Yên tâm chờ giờ xuất phát.

Gần 5 giờ chiều, Tín - một khách hàng rất thân cận của cánh anh Hiển, đèo “em bồ” đến ụ Tân Lập. Tôi hỏi: “Sao em đến đây? và đem ai theo vậy?” Tín trả lời: “Em muốn xuống ghe lớn cho chắc ăn! Và đây là bồ của em, anh Bảy cho tụi em xuống ghe lớn luôn nghe!” Tôi nổi giận la lớn: “Em làm cái ǵ kỳ vậy? Chương tŕnh ḿnh đă định sẵn rồi th́ cứ làm theo như vậy chứ! Gia đ́nh anh chị Hiển đâu?” Tín trả lời tỉnh bơ: “Em không biết?” Tôi giận dữ: “Em không biết! Em không biết! Ḿnh đă định là em đem Chị Hiển và bé Hiền xuống ghe lớn, rồi đi taxi ra cột đèn đỏ, bây giờ em chở bồ xuống ghe lớn rồi ở lại luôn, bỏ mặc Chị Hiển và bé Hiền sao? Mau chạy về Thủ Đức đón Chị Hiển và bé Hiền...” Tín không chịu. Tôi giận dữ la lớn: “Vậy th́ dẹp luôn cả hai đứa! Đi đâu th́ đi mà không được xuống ghe lớn!” Không nhớ rơ tôi có văng tục không, chắc không tránh nỗi khi cơn tức giận bùng lên dữ dội.

Trời bỗng u ám, mây đen từ đâu kéo đến. Tôi nhảy lên xe Honda của Huynh Tân phóng nhanh như điên về Thủ Đức, ḷng trí xôn xao lo âu khôn tả. Qua khỏi cầu B́nh Triệu, trời đổ cơn mưa khá lớn. Gần qua cầu G̣ Dưa, xe Honda bỗng tắt máy. Tôi xuống đạp, đạp, đạp... vào số 0 đẩy, đẩy, đẩy vào số 1... Vô hiệu. Đứng như trời trồng dưới cơn mưa, lắc lắc chiếc Honda, mà mồ hôi đổ hột. Trong thâm tâm tôi th́ thầm: “Chết con rồi Chúa ơi!...” Trong chốc lác, h́nh ảnh bao người ngồi trên taxi lo âu nhưng vui mừng hy vọng, mấy người đă xuống ghe lớn co ro hồi hộp chờ nổ máy, Huynh Tân đang nhâm nhi cà-phê ph́ phà điếu thuốc thấp thỏm chờ đợi tôi đến... Tôi bấn loạn tâm thần, hai tay gh́ chặt guidon xe Honda đẩy về phía Phước Tường Phát c̣n xa thăm thẳm trong bóng đêm mịt mù, đẫm ướt hạt mưa rơi kinh hoàng.

Nghe rọt rẹt rọt rẹt sau lưng, dưới ánh điện mờ ảo ở đầu cầu tôi thấy chiếc xích lô đạp tiến gần đến. Mừng rỡ quá sức. Phu xích lô giúp khiêng xe Honda lên, tôi ngồi vào ghế hối thúc bác xích lô đạp nhanh vào Phước Tường Phát, đứng ngay trước cửa nhà bác Ba. Tôi chạy nhanh vào nhà thấy bác Ba và Tuyết cùng anh Trung đang dùng cơm tối. Tôi hỏi ngay, quên cả chào bác Ba: “Gia đ́nh anh chị Hiển đâu rồi?” Cả ba người trố mắt nh́n, Tuyết trả lời: “Đi hết rồi!” Tôi hỏi lại: “Đi đâu? Không thấy ai dưới ghe hết!” Tuyết vội nói: “Anh Chị Hai và bé Hiền đă ra đi từ 3 giờ chiều.” Tôi hỏi nhanh: “Ai đưa đi?” Tuyết ngạc nhiên hỏi lại: “Chứ không phải anh Tín em anh Lễ đưa đi à?” Tôi la lớn: “Tên Tín đó đưa em bồ nó tới ụ lúc hơn 4 giờ, anh hỏi nó: ‘gia đ́nh anh Hiển đâu?’ Nó trả lời: ‘Em không biết!’ V́ vậy anh mới dzọt Honda về đây...”

Thấy đôi mắt của bác Ba rươm rướm ngẫn ngơ lẫn lo âu, tôi thực sự cảm xúc giao động, trí ḷng nhớ lại câu hỏi của bác Ba khi gia đ́nh anh Hiển sắp sửa đi bán chính thức “Các con đi rồi, c̣n anh An th́ sao?” Thêm vào đó, anh Danh con trai của bác Ba đă bảo lănh bác đi Úc, bác đ́nh hoăn hộ chiếu đến 2 lần với tâm nguyện “khi nào gia đ́nh anh Hiển và anh An đi được rồi, bác Ba mới đi Úc...” Tôi thực sự lúng túng không biết phải làm sao. Gia đ́nh anh Hiển đi đâu? Ḿnh đă bàn thảo chương tŕnh thật rơ ràng minh bạch, sao đến phút chót lại đổi thay kế hoạch mà không cho ḿnh biết? Nếu “đi taxi” th́ cả 3 người nhập nhóm với ai? Ḿnh đă phân chia khách hàng theo nhóm 5 người một, đă kiểm chứng đầy đủ chiều nay tại bến Bạch Đằng rồi... “Cái lăo Thiếu Đế [Trong những năm ở Sơ Tập Viện, Đồi La San Nha Trang, huynh trưởng Gaston chia đội sinh hoạt theo phong trào công giáo tiến hành, anh Hiển đội trưởng lấy tên đội là “Sandy”, phiên âm thành “sans đế” [sans=không có hay thiếu], và từ đó anh Hiển được đặt tên là Hiển... Thiếu Đế.] này thực sự đi đâu?” tôi lẩm bẩm trong miệng, mà ḷng trí như khựng lại, tê liệt, không c̣n biết suy nghĩ thêm điều ǵ nữa.

Bác phu xích lô đă dựng xe Honda xuống đất, ra đi lúc nào tôi không biết, quên luôn việc lấy tiền lộ phí. Chú Thím Bảy và Chú Thím Tám nghe tiếng ồn ào trước nhà bác Ba tụ tập đến lao nhao hỏi chuyện. Tôi thở ra một hơi thật dài, nói với bác Ba: “Thôi! con đi xuống ụ!” Tuyết lên tiếng: “Đă trễ rồi c̣n đi làm ǵ?” Tôi giật ḿnh nh́n đồng hồ: hơn 6 giờ 30. Tôi nói: “Có trễ cũng phải xuống ụ để xem sự việc ra sao mới giải quyết tại chỗ được! Chú Bảy hay chú Tám chạy Honda đưa tôi đi được không?” Chú Tám t́nh nguyện đưa đi, tôi vào nhà chào Bác Ba và chào mọi người, rồi dặn Tuyết: “Xe Honda của Frère Tân anh để lại đây. Có ǵ ngày mai hay mốt thế nào Frère Tân cũng xuống lấy nghe!”

Ngồi sau xe Honbda 120 phân khối mà ḷng nóng như lửa đốt. Chú Tám lại là người rất điềm tĩnh, lái xe tà tà càng làm tôi nóng ruột hơn. Tôi thúc chú Bảy “nhanh hơn được không chú Tám?” chú điềm tĩnh trả lời: “Chẳng thà chậm trễ một vài phút c̣n hơn bị chận lại hoặc bị tai nạn th́ chậm trễ... cả đời!” Tôi đành ngồi yên mà nghe ḷng đánh loto. Đến gần ụ, tôi bảo chú Tám dừng xe xa xa ngay trước cổng Công Ty Thủy Tinh để quan sát động tĩnh như thế nào rồi đi bộ vào ụ khoảng 15 mét gần đó.

Trời tối om. Đầu óc tôi chỉ nghĩ đến việc đi thẳng xuống ghe, bỏ qua hết mọi chuyện khác. Vừa vào cổng tới ụ, một bàn tay đánh vào vai làm tôi giật ḿnh: tên công an dẫn đường ra khơi tên Dừa và tài công chuyên nghiệp đứng đợi tôi đă lâu. Tên công an Dừa văng tục: “[...] nói 7 giờ mà bây giờ gần 8 giờ rồi mới tới! [...] không đánh nữa!” Tôi gắng giữ b́nh tĩnh hỏi: “C̣n kịp không?” Tên công an trả lời: “[...] c̣n chờ ǵ nữa?” Tôi buông gọn: “Đi!”

Xuống tới ghe, Sĩ và Tú - hai đứa em của anh Hiển - và một số thuyền viên đang đợi ; nh́n vào khoang thuyền đă thấy lố nhố nhiều người, liếc nhanh xem có gia đ́nh lăo Thiếu Đế không? - Không! Tôi chẳng cần biết ai là ai nữa, không c̣n giờ suy nghĩ ǵ thêm, tôi ra lệnh cho anh Bảo thợ máy: “Cho máy nổ!” rồi bảo em Sĩ và Bảo nhỏ: “Nhổ neo! Chặt dây!” Tên công an tài công chuyên nghiệp đă cầm bánh lái, tôi bảo: “dzọọọt!” Ghe quay đầu về hướng ra Vũng Tàu và bùm bùm bùm từ từ di chuyển. Vừa qua khỏi cầu Tân Thuận, có thể v́ cơn mưa ban chiều mà cũng có thể v́ sương mù làm tài công mất tầm nh́n xa, tên công an dùng búa đập bể ṿm kiếng chắn gió trước mặt tài công.

Gần đến điểm hẹn, một chiếc ghe máy nhỏ sáp đến gần, tên công an Tài kêu tôi: “Anh Bảy! [...] anh cho người nhận thêm thực phẩm và xăng dầu, rồi [...] cột chiếc ghe nhỏ kéo theo nghe!” Khoảng 5 phút sau, những tiếng động vang lên tứ phía: nào là “ghe cà nhom”, nào là ghe máy nhỏ [taxi] ào ào sáp lại gần, va chạm ghe lớn rất mạnh. Tài công chuyên nghiệp cứ từ từ tiến tới trong khi người người nhảy lên ghe lớn từ những chiếc taxi, từ ghe cà nhom... tạo một khung cảnh thật hổn độn và kinh hoàng. Tôi chạy ra đầu mũi ghe, giúp kéo người này lên, kéo kẻ khác vào sâu trên boong ghe lớn, hoặc đẩy xuống khoang dưới. Tôi thấy loi nhoi từ một chiếc taxi h́nh dáng như lăo Thiếu Đế, vội chạy lại gần th́ đúng là lăo! Mừng hết sức! Tôi vội bế bé Hiền lên, giơ tay níu kéo Nguyệt, chị Hiển lên ghe lớn rồi bảo cả 3 người ngồi ngay trước pḥng lái, nếu cần th́ mặc thêm áo ấm, áo gió lỡ bị trời mưa. Chưa có giờ để “hạch tội” lăo Thiếu Đế! Tôi nh́n quanh, thấy gia đ́nh “ông Râu” thầy Thức ngồi gần gia đ́nh anh Hiển. Như vậy người của cả hai cánh anh Hiển và thầy Thức đă lên ghe lớn. Trên boong và chung quanh ghe lớn đă đầy nhóc người, dưới hầm cũng đă chật ních, tôi nói với tài công: “Chạy nhanh lên!”

Tiếng la hét của tên công an Dừa xô đẩy người này, ngăn cản người kia [Sau khi đến Phi Luật Tân, vài thân nhân viết thư cho biết tin là sáng hôm sau, người ta t́m thấy có ít nhất 10 xác người trôi sông. Quả là một cuộc chiến “t́m tự do” đẫm máu thật kinh hoàng.] - toàn là những người nhảy lên từ 3, 4 chiếc ghe cà nhom to lớn ủi vào ghe lớn ào ào có lúc làm ghe lớn chao đảo. Tên công an Dừa tay cầm búa vung qua vung lại, miệng la hét văng tục: “[...] tụi mày là tụi [...] đi hôi! [...] !” Chiếc ghe lớn phóng nhanh, bỏ lại sau lưng và từ từ mất dạng vài chiếc cà nhom định chở người đi hôi! Mọi sự trở lại yên tĩnh; tên công an Dừa kêu tôi: “Anh Bảy này! Ḿnh mua các trạm th́ có mua, nhưng [...] cũng phải kín đáo chứ; người ta ngồi đầy cả trên ghe như vậy th́ [...] lộ liễu quá, lỡ có bộ đội địa phương trên bờ trông thấy có phải là rắc rối không?” Tôi đem tấm bạc lớn phủ lên trên mũi ghe, nói lớn: “Bà con chịu khó một chút nghe v́ tránh bị phát hiện mặc dầu ḿnh đă mua an toàn. Để ra ngoài biển rồi th́ ḿnh sẽ an tâm hít thở khí biển!”

Gần đến trạm Nhà Bè, tên công an Dừa kêu tôi lên ngồi trên mái pḥng lái. Trời tối om. Đi ngang qua trạm Nhà Bè, tên công an lấy đèn pin chớp tắc 3 lần, từ trong trạm đáp trả 3 lần chớp tắc. Ghe đi thẳng luôn, không cần vào trạm kiểm soát. Tên công an Dừa cười nói thoả măn: “Anh Bảy thấy chưa? Ḿnh làm ăn đàng hoàng mà!” Tôi thở phào nhẹ nhỏm. Tuy mệt mỏi toàn thân nhưng cảm thấy an tâm hơn, vui mừng và hy vọng thành công mặc dù đường đi c̣n xa dịu vợi... Ngồi nói chuyện vu vơ với tên công an Tài, tôi nhận thấy anh Dừa trạc độ 25 tuổi, là người thành thật, cánh tay phải của nhóm công an tôi đă liên lạc “trao đổi đánh trận cuối này”. Dừa cho biết đă đánh thành công vài lần, và sau chuyến này, có thể đánh thêm một trận nữa và... “đi luôn”. Tôi ngỏ ư: “Hoặc là Dừa đi theo chuyến này đi!” nhưng Dừa trả lời: “Em chưa chuẩn bị, lại nữa em c̣n gia đ́nh đợi chuyến sau.”

Tôi nằm ngả lưng trên mui và thiếp đi một lúc. Em Sĩ chạy lên đánh thức tôi dậy, hớt hải nói: “Anh Bảy, nguy rồi! Nước tuôn vào lườn ghe quá nhiều!” Tên công an và tôi vội chạy xuống hầm máy: nút xả trên ống máy bơm nước lườn ghe bung ra, nước văng tung toé khắp hầm máy. Dùng vải giẻ tạm thời bịt lại nhưng không ngăn được sức mạnh của nước tuôn vào; tên công an có vẻ kinh nghiệm về chuyện này, bảo t́m củ khoai lang, ấn mạnh vào lỗ hở và chận được luồn nước tuôn vào. Tuy nhiên, b́nh accu và dynamo bị cháy, nên máy bơm nước lường coi như hoàn toàn bị tê liệt. Thêm vào đó, nước rỉ vào theo thành ghe, có lẽ v́ va chạm quá mạnh với các chiếc ghe cà nhom chở người “đi hôi” lúc đổ quân tại “cột đèn đỏ” nên đường hèm bị rạn nứt. Các em thuyền viên tới tấp dùng dầu rái ghe bịt chận được phần nào hay phần nấy. Nước vẫn rỉ vào lườn ghe, nhưng chưa đến nỗi trầm trọng.

Ghe lớn chạy qua khỏi trạm kiểm soát Đồng Tranh lúc nào không biết, vào sông Ḷng Tào: sắp đến “cột đèn trắng”, nghĩa là sắp thoát được vùng nguy hiểm và tiến vào biển khơi... Công an Dừa gọi: “Anh Bảy ơi! Sắp ra biển rồi, anh kêu tài công đến bàn giao, và chắc em cũng phải xuống ghe nhỏ đi vào.” Anh Ngô An, tài công phụ khều tôi ra một bên nói nhỏ: “Anh Bảy, tài công chính, anh Hồng không có mặt trên ghe lớn!” Tôi giật ḿnh kinh hăi, “Sao có thể như vậy được?” Tài công phụ An nói tiếp: “H́nh như tối hôm qua, anh Bảy đến trễ, anh Hồng ra đứng đợi ở ngoài cổng ụ; có thể khi anh Bảy vào anh Hồng không thấy, mà cũng có thể đợi lâu quá, anh Hồng sợ có chuyện nên âm thầm rút lui chăng?” Trong vài giây tôi cố trấn tĩnh, nói với anh An tài công phụ: “Đừng nói cho ai biết, anh đến cầm bánh lái, làm như anh là tài công chính, kêu luôn anh Thành tài công phụ nữa, hai người thay nhau lái, b́nh tĩnh nghe!”

Công an Dừa và tài công chuyên nghiệp cùng đi với tôi đến cuối ghe, chuẩn bị xuống ghe máy nhỏ kéo theo từ tối hôm qua. Tôi nắm tay anh tài công chuyên nghiệp - quả thật c̣n rất trẻ khoảng trên dưới 20 tuổi mà tài giỏi, thuộc hết các ngỏ ngách, rất b́nh tĩnh y như ... vô tư lự - nói nhỏ: “Cám ơn em! Lèo lái con thuyền suốt hơn 7, 8 tiếng đồng hồ...” Em trả lời, thật đơn sơ: “Không có chi! Em... quen rồi! Chúc anh Bảy và mọi người may mắn, thành công.” Tên công an Dừa cười nói: “Thôi chào anh Bảy! À, chắc là anh Bảy và các bạn thành công chuyến đi này rồi, chiếc xe đạp này để cho em được không?” Tôi vui vẻ trả lời: “Được chứ! Anh Dừa lấy đi, và hy vọng gặp lại nhau ở phương trời khác nghe!”  Hai người xuống ghe máy nhỏ, tháo dây, và từ từ khuất bóng sau lưng ghe lớn. Lúc đó khoảng 4 giờ sáng. [Tôi thường để xe đạp trên ghe trong các chuyến đi; thật tiện lợi khi thất bại, có phương tiện... tẩu thoát!
Khi c̣n ở trại Palawan, tôi được tin anh Dừa đă tổ chức chuyến cuối cùng thành công và đến Hong Kong; đặc biệt trong chuyến này c̣n có anh tài công chính Hồng và Tín.
* Tài công chính của chuyến tôi, anh Hồng, quả ra đợi tôi ở cổng ụ, nhưng khi tôi đi vào với hai người công an Dừa và tài công chuyên viên, th́ anh Hồngh không thấy, khi nghe tiếng nổ máy ghe, chạy xuống th́ đă bị hụt chuyến tàu trong gang tấc!
* Tín th́ đến quán cà-phê với Huynh Tân sau khi đưa cô bồ xuống tận ghe, cặn dặn “đừng đi đâu!”. Cả hai người đều hết cốc này đến cốc khác, đốt cả gói thuốc lá mà chẳng thấy tăm hơi của tôi. Măi đến 9 giờ tối mới chạy ra ụ th́... vắng lặng như tờ, ghe mất dạng từ lâu!
]

Qua một đêm hăi hùng khiếp đảm.

***

Thứ Hai, ngày 25 tháng 7 năm 1983. Ngay khi c̣n trong sông Ḷng Tào, tôi biết là chuyến đi này đă vượt qua vùng nguy hiểm, nên cất tấm bạc để “giải thoát” số đông khách hàng trên boong thuyền. Ai nấy vui mừng hứng khởi, đứng dậy vươn vai, hít hít thở thở thở... Thuyền bon bon vượt sóng biển Vũng Tàu xa dần đất liền. Hứa hẹn một ngày tốt đẹp, “thư giản” trong khuôn khổ chật ních người là người, quen thân cũng có, lạ hoắc cũng có; mỗi người và mọi người đă coi nhau như “đồng hội đồng thuyền”, trao nhau nụ cười loé lên niềm vui mừng và hy vọng.

Một đám thanh niên “lạ hoắt” - chắc chắn là đám đi hôi - đứng sau thuyền bàn tán xôn xao... Em Bảo đến gần tôi nói nhỏ: “Anh Bảy ơi, đám người đứng sau đó bàn nhau chuyện ǵ mà em nghe như là ‘đ̣i trở vô bờ’, hay ǵ ǵ đó!” Tôi giật nẩy người nh́n sau ghe, thấy đám ô hợp chỉ chỏ nh́n tôi. “Ông Râu” h́nh như cũng đă nghe bàn tán chuyện ǵ đó, đến gần tôi nói nhỏ: “Anh Bảy ơi, nghe đâu có một nhóm muốn cướp thuyền...” Tôi cắt ngang: “Xin thầy ngồi xuống và đừng nói ǵ hết!”

Tôi nói với em Bảo: “Em kêu vài thuyền viên lên đứng quanh anh, cầm trong tay búa, mỏ lét, khúc gỗ, cái ǵ cũng được...” Một phút sau, 3, 4 người quen thân đến đứng quanh, tôi ra trước mũi thuyền quay mắt nh́n toàn thể mọi người nói thật lớn: “Ḿnh đă vất vả lắm mới ra biển được an toàn. Bây giờ ḿnh vào lại cũng chết, đi tiếp cũng có thể chết; ai muốn vào lại để chết th́ cứ nhảy xuống biển mà bơi vào, ai muốn hy vọng sống th́ ngồi yên đó! Ai lộn xộn ca thán đ̣i hỏi đủ chuyện th́ những anh em đây sẵn sàng giúp nhảy xuống biển!...” Tôi đưa mắt giận dữ nh́n quanh, không thấy phản ứng nào, liền nói tiếp: “Anh An, cho chạy nhanh lên, càng nhanh càng tốt... mau ra khơi!”

Trời bắt đầu sáng, đất liền đă xa khỏi tầm mắt. Biển tương đối yên, lâu lâu vài cơn sóng nhấp nhô, nhưng đối với chiếc “ghe đánh cá cào tôm” cỡ lớn này trang bị máy dầu Yanmar 3 đầu bạc th́ không đáng kể. Tôi thở phào nhẹ nhỏm, ngồi bệt xuống gần gia đ́nh anh Hiển nghỉ ngơi được đôi phút.
Em Sĩ và các em thuyền viên đă vất vả suốt đêm dưới gầm máy để múc tát nước tuôn vào lườn ghe, đến ngồi bệt bên cạnh tôi than thở: “Anh Bảy ơi, tụi em mệt quá rồi. Anh nhờ những thanh niên khác thay phiên nhau xuống tát nước lườn, kẻo nước trào nhiều quá, có lúc đến ‘bánh trớn của máy’ làm tung toé tùm lum.” Tôi suy nghĩ giây lát, chưa biết phải làm sao mà huy động đám thanh niên - nhất là đám người đi hôi - Tôi nghĩ giữa đám người ô hợp phần đông là thanh niên có vẻ “anh chị” chưa một lần gặp mặt nhưng chắc chắn có một điểm chung “t́m sự sống tự do bất chấp mọi gian nguy” - mà đă có ư t́m sự sống chắc hẳn... sợ chết uổng công! - th́ ḿnh phải đánh đ̣n tâm lư mới hy vọng khắc phục được. Anh Hiển nói: “À, có anh Lễ trong nhóm ḿnh, anh khôn khéo lắm, ḿnh bàn tính với anh xem sao.” Tôi gật đầu.

Tôi đứng giữa ghe làm như ngắm trời hóng gió biển tươi mát sáng sớm đẹp trời, em Bảo chạy từ hầm máy lên réo gọi: “Anh Bảy ơi, nước tuôn vào lường ghe đầy lắm rồi, nhưng tụi em tát suốt đêm mệt quá chừng...” Tôi cắt ngang: “Các em thuyền viên lên nghỉ lại sức đi! Kệ mẹ nó! Chết th́ chết chung, sống th́ sống chung...” Một nhóm thanh niên nghiêng đầu nh́n xuống hầm máy thấy nước văng tung toé qua “bánh trớn” khá lớn của máy Yanmar, nh́n nhau không phản ứng, nhưng tôi biết là đang lo âu; anh Lễ đứng dậy đi xuống hầm máy, ngóc đầu lên nói: “[...] đứng đó mà nh́n! không mau xuống giúp một tay? [...] chết cả đám bây giờ!” Thế là 4, 5 thanh niên lục tục chạy xuống tát nước. Anh Lễ lên đứng giữa đám thanh niên, nói lớn: “[...] cả đám ḿnh chia phiên nhau, mỗi nhóm 5 người xuống tát nước.” Việc tát nước lườn coi như giải quyết êm đẹp; và cứ thế mà phát huy cho đến khi... thắng trận.

Khoảng 6 giờ sáng, rạng đông trên biển cả trông thật đẹp, mặt trời từ từ lên khỏi mặt nước, đỏ tươi, chiếu toả một thứ ánh sáng êm ấm dịu dàng trên bầu trời trong xanh báo hiệu một ngày tươi đẹp ít khi chúng ta được dịp chiêm ngắm. Đặc biệt hơn nữa, rạng đông trên biển - lần đầu tiên - phát toả bầu khí TỰ DO, vui mừng và hy vọng được giải thoát “sau một đêm dài tăm tối triền miên”. Gương mặt của mỗi người và mọi người rạng rỡ, suưt xoa chiêm ngắm rạng đông và tận hưởng không khí trong mát, dễ thở như cố t́nh vất bỏ hết bao nỗi nhục nhằn khó thở của “đêm dài tăm tối triền miên” vừa qua.

Bỗng anh Bảo thợ máy chạy đến nói vừa đủ cho tôi nghe: “Anh Bảy! có một em bé chết ở dưới khoang ghe; mẹ em bé đang khóc lóc...” Tôi vội chạy xuống khoang, thấy một đám khá đông lúc nhúc ngồi/nằm ra chiều mệt mỏi lắm. Tôi mời tất cả lên trên để thay đổi không khí, đến gần bà mẹ đang ôm con đă chết. Đứa bé gái chắc chưa đầy 6 tháng tuổi. Bà mẹ nói: “Tối qua em lên cơn sốt, tôi cho em uống thuốc; sáng nay em lại lên cơn sốt, tôi cho uống gấp đôi; thấy trời gần sáng, tôi định bồng em lên trên th́ em đă chết rồi!” Tôi chỉ biết thở dài, ủi an thông cảm người mẹ mất con trên đường đầy đau thương thống khổ t́m Tự Do; trước ngưỡng cửa bầu trời Tự Do, em bé đă ra đi hưởng trước khung trời Tự Do Vĩnh Cửu... Tôi xin người mẹ cho được thủy táng em bé - quả thật không c̣n lựa chọn nào khác. Người mẹ trung kiên đành gạt nước nước mắt gật đầu. Khoảng 7 giờ sáng.
Anh Bảo thợ máy đă làm một cái nôi bằng thùng carton, lót khăn tắm lớn c̣n mới màu trắng, đặt em bé vào chiếc nôi. Tôi lên đứng giữa ghe, báo nhỏ cho anh Hiển và Ông Râu biết sự việc, rồi lớn tiếng: “Bà con cùng anh chị em! Một tin buồn đến với chúng ta: em bé gái 6 tháng tuổi vừa qua đời sáng sớm hôm nay trong ghe chúng ta. Bà mẹ đau khổ của em bé đă đồng t́nh thủy táng em bé. Tôi xin bà con cùng anh chị em ngồi yên tại chỗ, thinh lặng vài giây cầu hồn cho em bé và cầu nguyện chia buồn với người mẹ đáng thương.” Tôi làm dấu cho anh Bảo đem chiếc nôi nhỏ lên, bà mẹ đau thương đi theo. Tôi bảo anh An tài công giảm tốc độ. Tiếng máy nổ bùm bùm bùm thật ḍn, nhẹ nhàng như điệu nhạc tiễn đưa em bé vào giấc ngủ thần tiên. Gió biển ban mai êm dịu trong lành. Mọi người thinh lặng.

Anh Bảo đặt cái nôi trên bục trước pḥng lái. Ông Râu ra đứng trước cái nôi, giơ hai tay lên trời, cất tiếng nói: “Tạ Ơn Thượng Đế đă tạo dựng em bé xinh đẹp trinh trong sáng ngời và giờ đây đem em về cùng Ngài. Cám ơn em bé đă ra đi dẫn đường cho chúng tôi đến bến b́nh an. Chúng tôi sẽ không c̣n thấy thân xác trong lành của em nữa, nhưng linh hồn của em vẫn c̣n theo nâng đỡ chúng tôi trên đường vượt biển. Xin Thượng Đế ủi an, ban phúc lành cho người mẹ dũng cảm và cho mỗi người chúng con, bây giờ và măi măi...”

Đâu đó văng vẳng tiếng sụt sùi cảm mến thương tâm. Anh Bảo nâng cái nôi lên, tôi d́u người mẹ đi theo ra mé thuyền. Ba người chúng tôi nh́n nhau, cùng khẽ gật đầu, và anh Bảo thảy cái nôi vào ḷng biển. Sóng thật nhẹ, ghe lướt tới cũng nhẹ nhàng, cái nôi từ từ khuất dạng đằng sau rồi mất hút đem theo thi hài em bé vào nơi chẳng những không c̣n tiếng khóc than ai oán, mà là nơi tràn ngập ánh quang minh của Tự Do Hạnh Phúc đích thực và trường cửu...

Mặt trời đă lên cao. Các thuyền viên phân phát cho khách hàng vài củ khoai lang vừa luộc chín; vài thanh niên lạ mặt cũng hăng hái tham gia công việc phát nước uống. Nhiều người ngồi đă hơn 12 tiếng đồng hồ, nay được dịp đứng lên hít thở cho giăn gân giăn cốt - chỉ đứng tại chỗ chứ đi lại có phần rất khó khăn, trước hết v́ con thuyền nhấp nhô theo nhịp sóng - đi trên khoang thuyền chật hẹp không khéo sẽ rơi xuống biển, sau nữa v́ người ngồi/đứng chật ních cả chiếc thuyền khá rộng lớn. Tôi ước lượng số người có mặt trên thuyền lúc bấy giờ hơn 150 người: vượt gần gấp đôi con số thầy Thức và anh Hiển đă định. Tuy nhiên ḷng mọi người có phần ổn định an tâm, và sinh hoạt trên thuyền tạm thời ổn định và b́nh thường hoá, chỉ c̣n một niềm hy vọng sớm được “tàu ngoại quốc cứu vớt” hoặc sớm được cập bến b́nh an.

Tâm trí được rảnh rang đôi chút, tôi hồi tưởng và tiếc nuối sự vắng mặt của anh tài công chính Hồng. Anh Hồng là cựu hải quân VNCH từng chiến đấu ở Trường Sa và Hoàng Sa. Hai tài công phụ An và Thành “chỉ biết đại khái về hải bàn và cập ghe vào bến”; nhưng trong trường hợp này, có c̣n hơn không! Lâu lâu tôi vào pḥng lái nói chuyện, khích lệ tinh thần hai anh, và liếc xem hải bàn: cứ trực chỉ hướng Đông là được rồi!

Khí hậu tháng 7 nóng bức, nhất là vào giữa trưa. Mặt trời đúng ngọ, ngồi trên thuyền giữa biển khơi mênh mông như một chiếc lá tre mong manh trên mặt hồ th́ quả là đáng sợ. Rất may là biển êm lặng nhẹ nhàng. Ai khát nước cứ việc lên tiếng, sẽ có người cung cấp ngay, nhưng tuyệt đối không được dùng để rửa mặt. Tôi đă phải lên tiếng la hét một lần thật lớn, nhắm cho tất cả mọi người trên ghe nghe: “Chị kia! Chị muốn rửa mặt, giặt khăn tay... th́ nước cả biển nơi ḱa, mặc sức mà dùng, muốn tắm cũng được nữa! Nhưng nước uống có hạn, chúng ta mới bắt đầu ngày thứ nhất trong cuộc hành tŕnh vô hạn định này mà phí phạm nước uống th́ tôi nói thật với chị, khi hết nước uống mà có khát th́ xin lỗi bà con, muốn có nước tiểu uống cũng không có nữa!”

Trời về chiều khí hậu dịu lại. Mặt trời đă khuất xuống núi nhưng tầm nh́n xa vẫn c̣n rộng, trời vẫn c̣n trong sáng. Bỗng dưng sương mù buông xuống thật nhanh, quá nhanh bao phủ cả khung trời như một màn mỏng màu trắng tuyết nhạt. Mới khoảng 5 giờ rưỡi chiều. Đứng trên thuyền nh́n ra, tôi thấy như một thành phố hiện ra trước mắt sau đám sương mù. Tôi dụi mắt nh́n kỹ lại vẫn thấy thành phố. Tôi nói lớn: “Ḿnh gần tới một thành phố nào rồi!” Nhiều người đứng nh́n cùng hướng với tôi cũng thấy như vậy. Tôi nh́n quanh một ṿng, đâu đâu cũng thấy như chiếc thuyền đang vào một vùng biển bao quanh toàn là thành phố. Th́ ra là ảo ảnh! Lần đầu tiên tôi chứng kiến một ảo ảnh kỳ lạ như vậy. Xa xa, xa tít mùi khơi, loé lên vài tia sáng: Tàu ngoại quốc? Đất liền? Hay chỉ là ảo ảnh?

Sau khi lănh phần khoai lang luộc vừa chín tới, hớp vài ngụm nước uống mát lạnh, mọi người ngồi - không đủ chỗ để ngả lưng - thiếp đi dưới bầu trời trong sáng lấp loé những v́ sao. Tiếng bùm bùm bùm thật ḍn của máy hoà điệu với tiếng sóng nhẹ nhàng vỗ vào thuyền tạo một âm điệu tuyệt vời, ru ngủ cho bao người an nghỉ sau một đêm một ngày quá vất vả chiến đấu bản thân để sinh tồn.
[Sáng thứ hai, Huynh Tân và Tín - người đi hụt chuyến này - đến Phước Tường Phát. Bác Ba và Chú Tám kể lại mọi sự việc đă xảy ra chiều hôm qua, chỉ biết lắc đầu thở dài. Huynh Tân đạp máy Honda, máy nổ ngay lập tức, rú ga chạy về Đức Minh: không có vấn đề! Tín văng tục chủi rủa tùm lum như một thằng điên. Thầy Trần cũng đến Phước Tường Phát, lạc quan mừng rỡ v́ tin chắc đứa con trai đă... thoát nạn. Thầy c̣n bấm độn thêm lần nữa và nói: “Bác Ba yên tâm! Mọi chuyện tốt lành. Tôi c̣n thấy sẽ có một chiếc tàu rất lớn màu trắng cứu vớt...”]

***

Thứ Ba ngày 26 tháng 7 năm 1983. Tôi cố gắng cầm cự tỉnh giấc để hai tài công có giờ nghỉ ngơi đôi chút. Anh Bảo thợ máy cũng đă vất vả suốt ngày đêm cần chợp mắt đôi phút. Hai tay cầm bánh lái, mắt chăm chú nh́n phía trước, lâu lâu liếc xem hải bàn trực chỉ hướng Đông: cứ thế mà tới luôn bác tài! Quá nửa khuya rạng ngày thứ ba, hai anh tài công An và Thành thay thế, tôi chợp mắt được một lúc.

Khoảng 3 giờ sáng, số đông thức giấc, ngồi nói chuyện qua giờ. Tôi bước ra khỏi pḥng lái, định đi một ṿng thuyền, bỗng trượt chân té xuống biển. May mắn quá, tôi chụp được đoạn dây thừng buộc một đầu vào mũi trâu trước thuyền. Tôi la lớn: “cứu! cứu! cứu!” nhưng tiếng la hét của tôi không lấn át được tiếng máy nổ, tiếng rẽ sóng và xé gió của thuyền đang lướt tới. Lúc bấy giờ tôi mới cảm nghiệm được lực quán tính quá mạnh của chiếc thuyền đang rẽ sóng vượt tới và sức cản của nước biển chực kéo tôi về phía sau. Tôi quả t́nh luống cuống gh́ chặt mối dây thừng, gồng hết sức nắm chặt sợi dây và trườn người lên; ḷng trí tôi chỉ c̣n biết lẩm nhẩm: “Chúa thương con, Chúa ôi!” Tôi sực nhớ câu thầy Trần nói: “... gặp một tai kiếp có thể...” tôi không dám nghĩ tiếp. Có thể nói là tôi đang chống chọi với tử thần, đang chống chọi với tai kiếp, đang chống chọi với vận mạng của đời tôi. “... Nếu qua khỏi tai kiếp này th́ anh Bảy sẽ được b́nh yên vô sự!” như là một động cơ tăng thêm năng lực cho đôi tay cố vùng vẫy để sinh tồn. Tôi trườn người lên cao dần, cao dần, thân ḿnh trồi lên khỏi mặt nước, nhờ đó mà sức nước kéo tôi về phía sau giảm dần cho đến lúc không c̣n nữa.

Hai ngón chân cái tôi bám vào lườn ghe nâng đỡ thân ḿnh, giúp cho đôi tay được nhẹ gánh nặng và nhờ đó mà tôi leo dây thừng lên gần boong thuyền. Trời vẫn c̣n nhá nhem tối. Tôi gồng hết sức bám hai bàn tay vào boong thuyền, đu người lên. Nh́n quanh ai nấy ngồi yên dường như không biết chuyện ǵ vừa xảy ra. Tôi gọi: “Thiếu Đế!” Anh Hiển, chị Hai (Nguyệt) và bé Hiền nh́n thấy tôi lù lù bước lên thuyền. Anh Hiển đứng dậy kéo đỡ tôi lên, áo quần ước đẫm. Chị Hai thất thanh hỏi: “Anh An! Chuyện ǵ xảy ra vậy?” Bé Hiền cũng ú ớ: “Bố!” Tôi ngồi bên cạnh 3 người tóm lượt chuyện tôi bị rớt xuống biển. Anh Hiển buột miệng nói: “Ông thầy Trần nói vậy mà đúng đó mầy!” Tôi cười gật đầu lẩm bẩm: “Tao cũng nghĩ như vậy!” Mấy người ngồi gần đó nh́n tôi sửng sốt. Cứ cho là đă thoát được “đại nạn” - nếu tin bói số, bói toán, tử vi về số mạng của một đời người trong kiếp nhân sinh - tôi an tâm ngủ một giấc.

Anh Thành tài công phụ đánh thức tôi dậy lúc khoảng 6 giờ sáng, mời tôi vào pḥng lái “có một vấn đề rất quan trọng”. Với tinh thần sảng khoái lạc quan, tôi gặp hai người trung niên nở nụ cười vồn vă đón chào. Một trong 2 người tự giới thiệu: “Chào anh Bảy, em tên là Tấn. Em biết anh là người lănh đạo chuyến vượt biển này, và tụi em thật sự kính phục anh đă nắm vững chắc việc lănh đạo cần thiết trong trường hợp phức tạp và khó khăn này trong hơn 2 ngày qua. Thú thật em và khá nhiều người trong thuyền này ‘đi hôi’, mong anh thông cảm! Thôi, em xin vào đề. Sau 3 năm tù cải tạo, mặc dù không phải là cựu Hải Quân, nhưng em có nghiên cứu nhiều về đường biển. Em, thấy rằng hơn 2 đêm 1 ngày ḿnh cứ chạy như vậy, h́nh như không đúng phương hướng, và có thể sẽ lạc đường. Dùng hải bàn mà thôi chưa đủ. Nếu anh Bảy tin em, xin cho em tiếp tay với tài công, đổi hướng đi...” Tôi nh́n tài công An ḍ hỏi ư kiến, tài công An gật đầu. Tôi nói với anh Tấn: “Đă ra đây rồi th́ ḿnh sống chết có nhau phải không? Anh tiếp tay th́ hay lắm! Cám ơn anh nhiều lắm!”

Anh Tấn đến cầm bánh lái, tôi quan sát thấy anh là người hiền hoà, có vẻ trí thức. Anh Tấn nói: “Bây giờ ḿnh cần phải coi lại hướng gió, đo lại vận tốc của thuyền ḿnh. Anh Bảy giúp em đến đầu mũi ghe, dựng một miếng vải - khăn tay chẳng hạn - để coi hướng gió; anh đứng đầu mũi ghe, vo tṛn một tờ giấy, khi bắt đầu thảy banh giấy xuống nước, anh canh giờ xem banh giấy trôi từ mũi ghe đến cuối ghe mất mấy giây; ḿnh sẽ tính được tốc độ của ghe ḿnh đang đi.” Để bảo đảm sự chính xác tốt nhất của tốc độ, tôi thảy banh giấy xuống nước và canh giờ 3 lần. Sau kết quả thực nghiệm, anh Tấn quay đầu ghe đổi hướng rồi nói với tôi: “Mặc dầu chúng ta mới vào khu vực hải phận quốc tế và em không chắc lắm, nhưng bảo đảm với anh Bảy là tối nay hay sáng mai, chúng ta có thể sẽ thấy tàu ngoại quốc...” Tôi mỉm cười đáp: “Mong được càng sớm càng tốt! À, ngoại trừ anh An, anh Thành và anh Tấn, đừng cho ai khác vào trong pḥng lái nghe. 3 anh thay phiên nhau lái cho khỏi mệt!” Em Bảo đem vào pḥng lái vài củ khoai lang vừa luộc và một b́nh cà-phê đen pha sẵn.

Mặt trời đă lên khá cao. Ghe bon bon rẽ sóng. Thật may mắn biển êm sóng nhỏ, báo hiệu một ngày thứ hai lênh đênh trên biển cả tràn đầy hy vọng. Bỗng đâu từng đàn cá to lớn làm như “bao vây” chiếc ghe. Có con bơi lội thật sát thành ghe, đến độ tôi có thể đụng đến lưng cá trơn tru; nhiều con khác nhảy múa trước ghe, như mời gọi tài công “theo chúng tôi!” Ai nấy ngạc nhiên vui thú chiêm ngắm vũ khúc... cá ngót 5 phút, rồi đàn cá biến mất trong ḷng biển sâu thăm thẳm. Người biết chuyện cho rằng “đó là cá heo”, người khác cho rằng “đó là cá ông”. Dù là cá ǵ đi nữa, ai nấy đồng t́nh thốt lên: “Điềm lành - Điềm Tốt - Ta sắp được cứu!”

Lâu lâu tôi xuống hầm máy tiếp tay với vài bạn - quen biết hay chưa bao giờ gặp mặt - tát nước lườn ghe. Các nhóm 4, 5 thanh niên đều đặn luân phiên làm tốt công việc tát nước rỉ vào lườn ghe đem lại an tâm cho mọi người, và bầu khí yêu thương đùm bọc nhau trong cùng cảnh ngộ quả thật tuyệt vời.

Tuy nhiên một biến cố xảy ra thật bất ngờ làm xáo trộn bầu khí êm đẹp đó. Nguyên khoảng hơn 10 giờ sáng, mọi người đang vui vẻ... tắm nắng biển th́ một chàng thanh niên tóc húi ngắn, mặt tṛn đô con nhảy lên bục trước pḥng lái, giơ hai tay giựt lấy hải bàn trước tiếng la ơi ới của anh tài công Tấn. Vài người ngồi gần đó nh́n thấy anh chàng cầm hải bàn trong tay định lao ḿnh xuống biển,vội ôm chặt hai chân anh ta, chàng thanh niên té ngă làm rơi hải bàn bể nát tung toé. Tôi đến gần hỏi: “Chuyện ǵ đă xảy ra?” Anh chàng vùng vẫy, gương mặt như ngây dại, mắt đỏ kè, tiếng nói như gây lộn hoàn toàn mất tự chủ: “Thả tôi ra! Tôi phải nhảy xuống biển!”

Hai ông bà trung niên ngồi bên cạnh khều tay tôi nói: “Anh Bảy, hắn bị lên cơn điên khùng!” Tôi nh́n hai ông bà sững sốt. Bà nói: “Xin lỗi anh Bảy, chúng tôi là bác sĩ thần kinh, đi với nhóm thầy Thức; nh́n động thái và gương mặt của hắn là tôi biết ngay; tôi có thuốc đây, anh Bảy hăy cho hắn uống.” Tôi lấy hai viên thuốc trắng, nhỏ bằng hột tiêu, đưa cho chàng thanh niên, hắn càng vùng vẫy mạnh hơn, phải 2 anh thanh niên khác đè lên người hắn mới yên. Tôi đưa thuốc cho hắn, hắn la hét: “Thả tôi ra! Tôi phải nhảy xuống biển!” Tôi bảo một anh thanh niên cạy miệng hắn ra, đút 2 viên thuốc rồi đổ nước vào miệng hắn. Hắn vùng vẫy trông tội nghiệp, nhưng rồi cũng đă nuốt hai viên thuốc. Miệng cứ la hét: “Thả tôi ra! Tôi phải nhảy xuống biển!”

Tôi nói với 2 anh thanh niên: “Đem cột hắn vào mũi trâu ở đầu ghe, chờ hắn tĩnh lại rồi sẽ tính sau”. Tôi chợt nhớ đến tên cai tù Lê Canh ở Thủ Đức: “treo hắn vào cửa sổ!...” mà chạnh ḷng. Khi 2 anh thanh niên kéo dây thừng cột quanh người chàng thanh niên, tôi lại giật ḿnh lẩm bẩm: “Chính dây thừng này đă cứu tôi thoát tai kiếp sáng sớm hôm nay!” Tôi bâng khuâng liên nghĩ đến cái gọi là vận mạng, số mạng, tai kiếp... của một đời người. Tôi thấm hiểu hơn “con người không phải là một con số: nếu cộng trừ nhân chia... th́ đáp số phải là...”

Tôi đến ngồi bên cạnh chàng thanh niên, nói nhỏ nhẹ: “Anh chịu khó nằm đây nghe! Anh sẽ tĩnh lại thôi! Anh cần ǵ cứ nói, sẽ có người đáp ứng cho anh...” Anh ta vẫn la hét: “Thả tôi ra! Tôi phải nhảy xuống biển với hải bàn...” Tôi lắc đầu đứng dậy; 2 anh thanh niên nói với tôi: “Anh Bảy đi nghỉ đi, để hai em canh chừng cho!” Trời trưa nóng bức, tôi đem khăn tắm lớn đến làm “mái che nắng” cho cả 3 người. Các thuyền viên và vài người t́nh nguyện lần lượt phát khoai lang luộc, một nắm cơm trắng muối mè - các chàng thanh niên trong nhóm tát nước lườn ghe th́ được tiêu chuẩn nhiều hơn, v́ dù sao đường c̣n dài... vô hạn định! - và nước uống cho từng người. Chàng thanh niên yên lặng vài phút rồi như đă trầm tĩnh - có lẽ thuốc an thần đă thấm - thiêm thiếp ngủ.

Khoảng 2 giờ chiều, đám mây đâu kéo đến làm trời dịu mát lại, có thể sắp mưa. Tôi đánh thức chàng thanh niên dậy, thấy có vẽ tươi tĩnh hơn. Anh ta thoáng ngạc nhiên thấy ḿnh bị trói, ngơ ngác hỏi: “Tại sao tôi nằm đây? Tại sao trói tôi lại?” Tôi mĩm cười hỏi: “C̣n muốn nhảy xuống biển không?” Anh trố mắt nh́n, như nhớ lại chuyện ǵ anh cười đáp: “Ngu ǵ mà nhảy xuống biển chịu chết!” Tôi tháo dây trói buộc. Ai nấy nghe nói đều vui mừng v́ chàng thanh niên đă thoát được... nạn kiếp, nhưng không tránh khỏi âu lo v́ hải bàn đă bị bể nát.

Trời mưa thật, mọi người t́m cách hứng nước mưa, nhưng chẳng được mấy chốc th́ tạnh và trời lại sáng. Tôi có dịp ngồi nói chuyện với chàng thanh niên. Anh ta tên Ngọ, 25 tuổi. Anh tâm sự “cám ơn các anh đă tổ chức thành công chuyền vượt biển này. Thú thật em đă “can-me để được đi hôi” nhiều lần; em không thể tiếp tục sống trong sự ruồng bắt của công an chỉ v́ sau lần “đánh tư sản mại bản” gia đ́nh em đă tan nát: cha tự tử, mẹ và 2 đứa đi kinh tế mới, c̣n em th́ lưu lạc t́m dịp đi hôi chứ làm ǵ có tiền vượt biển”.
Tôi hỏi anh Ngọvề chuyện xảy ra sáng nay, anh cho biết: “anh Bảy c̣n nhớ không? Em đứng bên cạnh anh, cùng tát nước lườn một hồi, sau đó anh Bảy đi lên; em sửa soạn đi lên để nhóm khác thay phiên xuống tát nước th́ em “thấy” một đứa bé bị cuốn vào bánh trớn máy dập nát, máu me tung toé, tiếp đến em “nghe” tiếng nói: ‘muốn cứu cả ghe th́ phải lên ôm hải bàn nhảy xuống biển’. Từ lúc đó, em không biết em đă làm ǵ?...” Tôi vỗ vai anh Ngọ, cười hỏi: “Bây giờ cảm thấy thế nào? Có ‘thấy’ và ‘nghe’ ǵ nữa không? Nếu có th́ nói cho anh Bảy liền nghe!”

***

Thứ Tư ngày 27 tháng 7 năm 1983. Sau 3 đêm 2 ngày, h́nh như mọi người đă “thích nghi” với nhịp sống lênh đênh trên biển cả. Tôi nghĩ là “phải thích nghi thôi, v́ không c̣n lựa chọn nào khác.” Sau ăn tối và uống nước “theo tiêu chuẩn”, mọi người ngủ gà ngủ gật. Tôi cũng không ngoại lệ, kể cả nhóm tát nước lườn cũng được nghỉ dưỡng sức, duy chỉ có anh tài công Tấn đến phiên lái là canh thức hoàn thành nhiệm vụ quan trọng nhất.

Lối 1 giờ sáng, em Bảo đánh thức tôi dậy, chỉ lên trời: “Anh Bảy! có máy bay trên đầu ḿnh ḱa!” Tôi nh́n theo hướng em Bảo chỉ, thấy xa, rất xa nguồn sáng chớp tắt chớp tắt; tôi dụi mắt nh́n kỹ, ḷng tự hỏi: “ánh sao? hay là ảo ảnh?” Nhiều người cũng thức giấc nh́n lên trời, chỉ chỏ nói: “máy bay!” Tôi đoán là máy bay, và có thể là máy bay trực thăng v́ tốc độ bay hơi chậm, nhưng v́ c̣n quá xa nên không xác quyết được. Dù là máy bay loại nào đi nữa th́ chiếc thuyền đang gần tới lục địa. Mới gần 3 đêm 2 ngày th́ lục địa nào đây? Hay là Côn Đảo? Hay là Phú Quốc?

Mọi người đă thức dậy chăm chăm nh́n ánh sáng chớp tắt trên trời.Tôi bỗng có ư tưởng đốt đuốc làm hiệu, chắc người trên máy bay có thể thấy. Tôi gom hết giẻ rách dưới hầm máy nhúng dầu, đứng đầu mũi thuyền giơ đuốc đốt sáng lên cao. Quả thật máy bay trực thăng đang bay ngang qua trên đầu, nhưng v́ quá cao, tôi không nhận được là máy bay trực thăng của nước nào. Đốt hết đuốc này đến đuốc khác, đốt sạch hết giẻ rách... máy bay vẫn c̣n rất cao, bay ngang qua rồi mất dạng. Ai nấy lắc đầu thất vọng, ngồi xuống ngủ gà ngủ gật tiếp. Một số bàn tán: “Chắc là trực thăng Liên Xô v́ ḿnh mới ra khơi có 2 ngày, không chừng c̣n ḷng ṿng ở Côn Đảo hay Phú Quốc! Nhưng nếu quả thật là máy bay Liên Xô th́ cầu xin tụi nó đừng thấy ḿnh!”

Khoảng hơn nửa tiếng sau, ánh chớp tắt lại xuất hiện trên trời về hướng thuyền; lần này có vẻ gần hơn. Tôi nói: “Đốt đuốc!” Nhưng không c̣n miếng giẻ nào nữa. Tôi lột áo Pull màu xanh đang mặc trên ḿnh, nhúng dầu làm đuốc. Quả thật máy bay trực thăng. Dường như phi công đă thấy thuyền, máy bay xuống gần hơn. Khi bay ngang trên đầu, tôi đọc được hàng chữ NAVY, tôi kêu lớn: “Máy bay trực thăng Mỹ!” Ai nấy đứng dậy chạy qua chạy lại theo hướng của máy bay trực thăng, giơ hai tay lên trời, miệng la ỏm tỏi: “NAVY! NAVY!” Quá vui mừng nên quên mỗi khi chạy qua chạy lại th́ chiếc thuyền nghiêng qua nghiêng lại chực đắm ch́m. Tôi hét lớn: “Đứng yên một chỗ! Có nhớ chuyện ghe cà nhom ch́m kéo theo hơn 50 người chết ch́m ở cầu chữ Y không?” [Khoảng 10 ngày trước chuyến đi cuối cùng này, một tổ chức nào đó khởi hành từ bến ghe trong Chợ Lớn đem theo trên dưới 50 người nhốt trong hầm ghe cà nhom; đi ngang đến cầu chữ Y, không biết v́ lư do nào mà công an trên bờ nổ súng, những người trong hầm nghe tiếng súng, tưởng bị bại lộ nên xôn xao sao đó mà chiếc ghe đắm ch́m và hôm sau người dân xung quanh bàn tán tiết lộ cho biết có trên 50 người định vượt biển bị nạn.] Mọi người đứng yên, vẫn giơ hai tay lên trời kêu cứu inh ỏi. Máy bay qua khỏi chiếc ghe rồi cũng... mất dạng. Thêm một màn thất vọng.

Chưa đầy 15 phút sau, chiếc trực thăng lại xuất hiện, nhưng lần này không bay trên đầu chiếc ghe, trái lại “đứng” xa xa bên trái chiếc ghe, rọi đèn pha xuống biển. Tôi nói với anh tài công: “Quay mũi thuyển trái 90 độ hướng đến gần máy bay trực thăng.” Mọi người trên ghe vui mừng hớn hở; vài người ôm nhau nhảy múa. Có người sung sướng nói lớn: “Chà! họ gọi tàu ngầm lên đón ḿnh!” Vài người tiếp lời: “Chắc vậy! hết sẩy! Ḿnh hên thiệt đó!” Ai ai cũng cười cười nói nói, bắt tay nhau, ôm nhau mừng rỡ.

Khi mũi ghe đă hướng về chiếc trực thăng, th́ đèn pha chiếu thẳng xuống biển quẹt qua quẹt lại và máy bay di chuyển. Tôi hiểu là “đi theo!” Trời vẫn c̣n tối, lờ mờ phản chiếu ánh sao trên mặt biển tương đối yên tĩnh. Chừng hơn một tiếng sau, trực thăng trước mặt vẫn dẫn đường, chiếc ghe vẫn ́ ́ ạch ạch rẽ sóng rượt theo, bỗng trước mặt loé lên những chùm sáng trưng trông như một toà nhà lớn và dài 4, 5 tầng lầu. Th́ ra tàu Mỹ đă neo sẵn chờ đón chúng tôi. Tiếng vỗ tay hoan hô vang rền. Khoảng cuối tàu đèn chiếu sáng rực, từ trên cao lố nhố nhiều thủy thủ. Một thủy thủ với đèn pin cực sáng làm hiệu cho anh tài công tắp sát vào hông thuyền. Không biết từ đâu phóng ra một chiếc thuyền nhỏ, tắp sát vào ghe và 2 thủy thủ nhảy lên ghe cột chặc chiếc ghe vào sường tàu. Anh tài công Tấn rời bánh lái ra khỏi pḥng, anh Bảo thợ máy và tất cả mọi người trong khoang đề lên trên, máy vẫn c̣n bùm bùm bùm thật ḍn. Một thang giây tḥng xuống đu ṭn teng 2, 3 anh thủy thủ xuống ghe.

Hai ông bà bác sĩ tâm thần làm thông dịch viên chào đón “qưới nhân”. Hai anh thủy thủ đi một ṿng ghe giữa tiếng vỗ tay hoan hô mừng rỡ như vừa đón chào vừa cầu cứu. Không biết anh thủy thủ x́-lô x́-la ǵ đó mà chị bác sĩ phiên dịch: “Người ta nói sẽ cứu 50 người, ưu tiên là gia đ́nh có trẻ con và đàn bà.” Vài tiếng lao nhao chen lấn, sinh ra cảnh hỗn độn căi vả.

Tôi chợt nhớ đă nghe một người bạn làm việc trong công ty xuất nhập cảng: “Theo luật hành hải, người ta chỉ có quyền cứu vớt những thương thuyền bị nạn như băo đánh hoặc sắp bị đắm ch́m.” Trong khi các thủy thủ Mỹ giúp từng đợt gia đ́nh có trẻ em lên thang giây, tôi gọi anh Bảo thợ máy, không thấy đâu - th́ ra anh Bảo đă cùng với gia đ́nh lên trước rồi! Tôi gọi em Bảo và Sĩ: “Hai em xuống tắt máy, và đập bể ống khói.” Hai em hiểu ư chạy xuống hầm máy. Tôi lại kêu anh Lễ và em Tú: “Hai người xuống dưới pḥng máy, lấy búa đập bể một đoạn sường ghe, chừng thấy nước chảy vào th́ thôi!” Hai người tức tốc xuống thi hành.

Số người được đưa lên có thể đă trên 40, tôi la lớn cố ư cho ông bà bác sĩ thông dịch nghe: “Bác sĩ ơi, nói họ xuống coi ghe nè; nước vào ngập cả máy rồi!” Tiếng la cầu cứu của những người c̣n trên ghe vang lên inh ỏi. Một thủy thủ xuống nh́n vào hầm máy, nói lớn vài tiếng mà tôi nghe đại khái như “quưt! quưt!”. Tôi hiểu anh ta muốn nói ǵ. Tôi mỉm cười đắc thắng, đứng xa xa nh́n các thủy thủ nhanh tay kéo bất kể ai đứng gần thang giây đưa lên.

Các em trong thủy thủ đoàn của tôi đến đứng với tôi. Em Bảo đem đến cho mỗi người một hộp sữa đặc mới chọc thủng hai lỗ chéo nhau. Tôi hút một hơi... sảng khoái. Đứng nói chuyện thoải mái pha lẫn ít nhiều hối tiếc của vài em thuyền viên, tôi mới biết là trong khi tôi đi về Thủ Đức t́m gia đ́nh anh Hiển th́ anh Bảo thợ máy đă đem cả gia đ́nh 1 vợ 3 con xuống ghe; anh Thành tài công phụ cũng đem cả gia đ́nh 1 vợ 4 con xuống ghe. Cả hai gia đ́nh này lúc đầu trốn dưới hầm ghe, sau khi ghe ra ngoài Vũng Tàu th́ anh Bảo và anh Thành đem lên ngồi trong khoang ghe gần pḥng lái. Thôi th́ cả đám người đi hôi mà ḿnh chẳng quan tâm để ư, gia đ́nh thủy thủ đoàn rất thân cận với ḿnh mà... đi hôi th́ cũng đáng mừng cho họ. Có tiếc chăng là anh Hồng tài công chính và anh Tín - Nếu anh Tín chịu nghe lời tôi về Thủ Đức th́ chắc chắn tôi phải đợi tin tức của gia đ́nh anh Hiển rồi mới ra lệnh “nổ máy - chặt dây, nhổ neo” hoặc không chừng đ́nh hoăn chuyến đi này. Quả thật “duyên phận của Tín và em bồ của Tín” đúng là do Trời định! Thiệt là số phận khó lường!

Tôi chợt nhớ đến Huynh trưởng Ánh, Huynh Tân, Huynh Hà, Huynh Thắng, Huynh Điệp, em Thắng, và gia đ́nh anh Đàng, gia đ́nh anh B́nh và gia đ́nh chị Sang - ít nhất là em Hoà: nếu mà cùng đi chuyến này th́ hết sẩy! Tuy nhiên, nghĩ cho cùng, tôi đâu có biết là chuyến này thành công mỹ măn như vậy? Tôi đă đi 12 lần, và thất bại cả 12, liệu tôi đề nghị chuyến này, Huynh Đệ có tin không? Tôi thở dài tự nhủ: “Âu cũng là... số mạng!”

Số người c̣n dưới ghe chờ được đưa lên tàu Mỹ thưa dần. Tôi cảm thấy lâng lâng hồi hộp lạ thường. Tôi là một trong số 3 người cuối cùng c̣n ở lại trên ghe. Nước đă tràn vào ghe hơn phân nửa, ngập cả máy. Có lẽ nhờ dây buộc chặt vào chiếc tàu lớn của Mỹ mà chiếc ghe c̣n nổi lơ lửng, ngửng mũi ghe lên một cách hiên ngang. Tôi bước lên thang giây nửa chừng, quay nh́n lại chiếc ghe đă là nơi ẩn trú cho tôi - dù mưa dù nắng, dù giông to băo lớn - trong gần 3 năm qua, đồng hành và chia sẻ với tôi những tâm t́nh ái ố hỉ nộ của một đời người, qua bao nhiêu chuyến vui buồn lo âu, nhưng vẫn hiên ngang hoàn thành chức năng đem tôi và nhiều anh chị em đến bến bờ tự do, b́nh an vô sự. Tôi xúc động th́ thầm: “Cám ơn... em! Vĩnh biệt... em!”

Leo lên đến nấc thang cuối cùng, tôi đứng khựng lại. Một anh thủy thủ nh́n tôi, nói ǵ đó với người bạn đang bấm đếm số “thuyền nhân” [ghe vượt biển chuyến này đă đưa tổng cộng 162 người (cộng thêm 1 em bé đă được thủy tán là 163) đến bến bờ tự do, b́nh an vô sự], rồi đi vào phía trong; một lúc sau đi ra trên tay cầm áo T-shirt đưa cho tôi, nói ǵ ǵ mà tôi không nghe rơ, tôi chỉ lắp bắp hai chữ “thank you”, cầm lấy T-shirt. Th́ ra anh thủy thủ thấy tôi ở trần [tôi đă cởi áo Pull màu xanh đốt làm đuốc khi thấy trực thăng xuất hiện lần thứ hai] nên đi lấy cho tôi T-shirt trên ngực có in h́nh chiếc tàu đă cứu vớt tôi, với hàng chữ: USS - CALLAGHAM - DDG 993

USS-CALLAGHAM- DDG 993
Một kỷ niệm quá đẹp, quá quí trọng!

Tôi bước lên tàu Mỹ, nước mắt trào mi, tâm hồn thật sự an vui hạnh phúc, ḷng th́ thầm:
TÔI THỰC SỰ ĐĂ ĐƯỢC TỰ DO!
TẠ ƠN CHÚA! ALLELUIA!