Chiều tối ngày 21/9/75, nhiều nhân vật lạ hoắt đến gặp huynh trưởng Francois Ánh, xin dùng tất cả các pḥng lớp dọc theo hồ tắm, từ ngay bây giờ 6 giờ chiều cho đến 6 giờ chiều ngày 22 tháng 9. Các cổng ra vào đóng khoá cẩn thận, sẽ ngăn chận tất cả mọi sự qua lại chung quanh khu vực này. Sẽ có nhân viên an ninh và công an trách nhiệm kiểm tra mọi người qua lại. Huynh trưởng Ánh thông báo cho tầt cả Huynh Đệ trong khuôn viên Mossard, và cẩn thận dặn ḍ phải cấm cung trong suốt thời gian ấn định để tránh rắc rối. Thành thật mà nói, từ trước đến nay chưa bao giờ Huynh Đệ răm rắp vâng phục như lần này: một cách triệt để, không bàn tán, không ḍ hỏi lư do - vâng phục như một cái xác chết! Có lẽ mọi người đă học được và thấm hiểu thế nào là “vũ khí vô h́nh” của chế độ mới.

Sáng sớm ngày 22/9/1975, tin đồn đổi tiền đă thành hiện thực. “Đổi đời” th́ phải “đổi tiền” = tư duy logíc mà người dân miền Nam bắt đầu thấm hiểu. Theo thông báo, mỗi hộ được đổi tối đa 100,000 đồng VNCH, c̣n lại bao nhiêu th́ phải kư gởi tại “Ngân Hàng Nhà Nước” [Đă từ lâu, dân miền Nam nhận thức được cái cốt lơi của chủ nghĩa cộng sản: tất cả mọi sự là của nhân dân - với nhân dân - v́ nhân dân - bởi nhân dân, ngoại trừ tiền tệ&kinh tế: quân đội nhân dân, toà án nhân dân, công an nhân dân, v.v... chỉ có ngân hàng (là của) nhà nước!]. Hối xuất là : 500 đồng VNCH = 1 đồng “mới”, như vậy, mỗi hộ giao cho nhà nước 100,000 đồng VNCH và nhà nước đổi lại 200 đồng mới. Có rất nhiều hộ gom góp hết túi này đến túi khác, ngay cả đập “con heo quí” cũng không đủ 100,000. Từ đó mới có chuyện những hộ có quá nhiều tiền - trên 100,000, th́ chia ra cho những hộ ít tiền hơn để đổi và cho hưởng đôi chút huê lợi. Không thiếu những vụ ăn quỵt!

Ai cũng háo hức muốn xem tiền mới ra sao? Người đầu tiên cầm 200 đồng tiền mới ra khỏi quầy đổi tiền, mặt nhăn nhó, thất vọng năo nề, nói vu vơ như để mọi người khác nghe: “Trời đất! C̣n tệ hơn là bon point hay coupon trẻ con chơi nữa!” Trên đồng tiền mới có in năm ấn hành : 1968. Theo suy đoán của vài người, có lẽ trước khi tấn công miền Nam trong dịp Tết Mậu Thân, cộng sản bắc Việt tưởng đă nắm chắc phần thắng, nên đă cho in tiền rồi. [Sự suy diễn này xem ra hợp lư, v́ khi tấn công Đà Lạt sáng mùng 2 Tết Mậu Thân, cộng sản bắc Việt đă dàn xếp đưa một số “nhóc con” tuổi khoảng trên dưới 14, dọc theo ấp Saint Jean và đường Pasteur, “sẵn sàng tiếp thu!” Vài cậu bé ngây ngô đến hỏi anh binh sĩ gác cổng trại lính tỉnh Tuyên Đức: “Chú ơi, toà tỉnh ở đâu? Chúng cháu được điều vào tiếp thu toà tỉnh...”]

Số khá đông chủ hộ gia đ́nh đông con cầm 200 đồng tiền mới trong tay mà rưng rưng nước mắt, đau khổ và lo âu hiện rơ trên mặt. Cộng đoàn La San Thủ Đức gom góp hết tất cả gia tài chỉ hơn ba triệu năm trăm ngàn đồng VNCH (3,5xx,000). May mà ông tổ trưởng đă khuyên chia thành 5 hộ nên giao cho mỗi hộ 100,000 c̣n lại 3 triệu phải “gởi” vào ngân hàng nhà nước, và phần lẻ c̣n lại (xx,000) th́ chia cho vài gia đ́nh không đủ số (100,000), nhất là gia đ́nh anh Cang “nhất định ở với các Frères dù trong hoàn cảnh nào”.

Sáng hôm đó, 5 chủ hộ đi đổi tiền và đem về được 1,000 đồng tiền mới. Huynh trưởng Ánh ôm gói 3 triệu đến giao nộp ngân hàng nhà nước, gặp một cô học sinh lớp 12 trong khoá hè bổ túc làm việc tại quầy gởi nộp tiền. Cô ngạc nhiên nói với Huynh trưởng Ánh:
- Các Frère chỉ có 3 triệu thôi sao?
- Thật vậy! Lại nữa chúng tôi cất dấu làm ǵ?
- Con cứ tưởng là La San Mossard giàu lắm chứ! Chắc cũng phải đem gởi nộp vài trăm triệu!
- Th́ cô cũng thấy đó! Chúng tôi đổ vào cho việc giáo dục, nên có bao nhiêu th́ xây dựng trường ốc, lớp học...
- Dạ con biết! chỉ nói đùa với Frère cho vui vậy thôi! Frère biết không, mới cách đây khoảng một tiếng, cha Minh, chánh xứ Từ Đức và cũng là hiệu trưởng trường Đức Minh (trên đường Nguyễn Du, giáo xứ Từ Đức), đem đến gởi nộp... Đố Frère đoán bao nhiêu?
- hmhmhm....
- Trên 30 triệu đó Frère à!
- ...

Làm xong thủ tục giấy tờ, cô lưỡng lự vài giây rồi nói:
- Nói thiệt với Frère, trên nguyên tắc th́ số tiền 3 triệu này phải kư gởi ngân hàng nhà nước, nhưng con biết là lấy ra không phải dễ, và bao lâu mới lấy ra được? Thôi th́ để con đổi hết một lần cho Frère nghe!
- Nhưng làm vậy có phiền toái cho cô sau này không?
- Không sao đâu Frère! Con biết cách làm mà!
- Cám ơn cô nhiều!
Huynh trưởng Ánh “hồ hởi phấn khởi” đem về 6,000 đồng tiền mới, tươi cười hóm hỉnh nói : “Ở hiền gặp lành, Anh Em ơi!” Cầu mong được như vậy!

Kể từ khi khai giảng khoá hè bổ túc, phần ăn uống của Huynh Đệ thắt lưng buộc bụng thấy rơ. Nói cho ngay, dù có “tiền rừng bạc bể”, cũng không có thực phẩm dồi dào như trước biến cố 75 để mua. Sau khi đổi tiền, chế độ cấp phát lương thực theo hộ khẩu cũng theo tỉ lệ thuận với hối xuất đổi tiền: 1 đồng tiền mới = 500 đồng VNCH, nghĩa là tỉ lệ 1/500, th́ khẩu phần lương thực và giá cả sinh hoạt cứ theo thế mà tính!

Lợi ích của việc chia thành 5 hộ khẩu là:
1. đổi tiền theo hộ;
2. cấp phát lương thực hằng tháng theo hộ - gọi là cấp phát cho có vẻ xă hội xă-hội-chủ-nghĩa: Làm theo khả năng - hưởng theo nhu cầu, chứ thật ra phải mua đúng theo quy định cho mỗi hộ hoặc khẩu phần, không có quyền lựa chọn món hàng. Lắm lúc phải mua mỗi hộ 50kí khoai lang, đem về nhà lựa lại th́ chỉ c̣n khoảng 10-15kí là tạm ăn được, phần c̣n lại cho heo ăn heo cũng chê v́ bị hà (sùng)!

Đời sống Huynh Đệ La San Thủ Đức, tuy có phần chắt chiu nhưng c̣n chịu được, chỉ thương hại cho các em đệ tử đang tuổi mới lớn, cần dinh dưỡng đầy đủ hơn. Bà Tư Đào phát động chương tŕnh tăng gia sản xuất: trồng khoai lan, khoai ḿ, chuối, đu đủ, v.v... bất cứ chỗ nào có thể “nhét cây” vào được đều là đất ... trồng trọt! Thêm vào đó, chuồng heo c̣n bỏ trống, tại sao không tậu vài chục heo con về? Thế là cả ngày bà Tư Đào với vài em đệ tử hùng hục làm việc: hết xới đất trồng cây đến bón phân, hết lượm nhặt rau cỏ hay trái cây nào người không ăn được th́ đổ ào vào thùng ... cám heo, hết cho heo ăn đến vừa tắm heo vừa chuyện tṛ với chúng nghe cũng vui vui...

***

Sáng sớm ngày 29 tháng 9, lễ thánh tổng lănh thiên thần Micae, Huynh Hồng và tôi đang loay hoay dưới bếp lục nồi niêu xoong chảo, t́m bất cứ thức ăn nào có giá một chút làm bữa ăn mừng lễ bổn mạng Huynh Hồng. Cháu Thành hối hả chạy từ trên lầu xuống bếp, kêu la inh ỏi:
- Chú ơi! con khỉ chết rồi! Nó tự treo cổ chết!
- Cái ǵ?

Huynh Hồng và tôi chạy gấp lên lầu, và quả thật con khỉ đă... treo cổ tự tử! Huynh Hồng tháo cởi cánh tay áo bằng vải mà tôi cho con khỉ để nó đắp khi trời trở lạnh, làm hô hấp nhân tạo... Thân ḿnh con khỉ c̣n nóng lắm, chắc vừa tắt thở. H́ hà h́ hục gần 5 phút... “Nó đă chết rồi!” Huynh Hồng cũng đành chịu thua. Các em Tám (ḷ), Minh (lucky ṛm), Hoàng (bobo gà mỹ)... và các cháu Châu-Thành bàn tán tiếu lâm về cái chết của Monkey (tên con khỉ) và đề nghị “nấu cho ră thịt rồi giữ lại bộ xương và ráp lại thành h́nh tượng Monkey”. Tôi hồi tưởng lại đúng một năm trước...
Ngày 19 tháng 3, 1974, lễ thánh Giuse, tôi có dịp đi t́m mua vài vật dụng cần thiết ở chợ trời đường Huỳnh Thúc Kháng, Saigon. Tạt qua đường Hàm Nghi gần bến Bạch Đằng, tôi thấy người ta bày bán một con khỉ nhỏ tí teo chưa bằng nắm tay. “Nó mới đẻ được gần 1 tuần thôi chú à!” người bán giới thiệu mời mọc. Trông cũng dễ thương thiệt! Đầu to hơn cả ḿnh nó, đôi mắt lim nhim, miệng chu chu chưa thành tiếng, lông lá c̣n rất ít. Hỏi giá cả, và h́nh như người bán muốn cho phức cho rồi... Tôi đêm về Mossard nuôi trong pḥng.

Các em đệ tử biết tin nhanh như chớp, kháo nhau chạy ùa vào pḥng coi con khỉ, vui nhộn thật sự. Em nào cũng muốn nâng niu, đặt vào ḷng bàn tay ngắm nghía, chu chu bắt chước khỉ con, cười nói rộn ră. Có em đem bánh kẹo dụ khị, khỉ con nh́n nh́n, chu chu chẳng nên tiếng nào ra tiếng nào, nhưng cũng không... thèm miếng bánh cây kẹo nào. Th́ ra nó chưa biết ăn! Mỗi sáng, tôi để dành chút sữa cho khỉ con. Nó thường ngồi trên bàn giấy, đối diện với tôi mỗi khi tôi làm việc, chấm bài, đọc sách, v.v... Để tránh sự dơ bẩn, tôi cho khỉ con ngồi trên một tấm vải. Tuy nhiên, tôi nhận thấy khỉ con rất ít đi “pee” hay làm bậy trên bàn. Điều đặc biệt là trong vài tuần đầu, dù tôi đi ra ngoài pḥng, khỉ con cứ ngồi yên một chỗ.

Monkey thật như là “chuột sa hũ nếp”: các em đệ tử ngày ngày đến nâng niu chiều chuộng, cho ăn đầy đủ (Huynh Hồng bảo đừng cho uống, v́ uống nước, khỉ sẽ trở thành hung dữ). Mỗi dịp lễ như Trung Thu, Giáng Sinh, Tết Nguyên Đán, v.v... Monkey đều được hưởng phần: trái chuối ngon lành với nơ đỏ và hàng chữ “chúc mừng Monkey!” Mùa hè th́ được nhiều lần đi du lịch Vũng Tàu. Một lần đi thưởng ngoạn băi biển Nha Trang... Được nuôi dưỡng đầy đủ, bộ lông trổ ra rất mướt, đều đặn và thật đẹp. Khỉ con cứ quấn quưt khi th́ trên vai em đệ tử này, lúc th́ đu đưa ṭn teng chơi giỡn trên cánh tay em đệ tử khác, hoặc bá cổ một em kia miệng chu chu thành tiếng “húhúhú” trong khi đôi mắt lim nhim, miệng chu chu trông rất dễ thương. Một hôm, đang nằm nghỉ trưa, tôi cảm thấy đau đau nơi miệng. Tôi hé mắt nh́n th́ ra Monkey đang cắn giựt râu mép, bỏ vào miệng mum mum làm như bắt chí cho nhau vậy!

Cuộc sống của Monkey thật là hạnh phúc cho đến ngày đổi đời. Các “ông chủ” c̣n không đủ ăn, nói ǵ đến Monkey! Thôi đành cho vào một chuồng sắt làm bằng lưới mắt cáo, lâu lâu đem vài củ khoai luộc gọi là... chia phần. Các em đệ tử than phiền dí dỏm : “ḿnh đối xử như vậy với... ‘ông bà tổ của loài người’ (!) có bất hiếu không?”

“A, em biết tại sao hôm nay khỉ con... tự tử rồi!” Em Tám (ḷ) nhắc tôi về với hiện tại. “Có phải chính phủ đổi tiền tuần trước, ngày 22 tháng 9 không?” - “Đúng vậy!” một số em nhao nhao đồng ư. “Hôm nay, ngày 29, lễ thánh Micae, đúng một tuần sau vụ đổi tiền, khỉ con chịu đựng hết nổi - mà khỉ con lại là ông tổ của... họ - Ông tổ đâu muốn vào đây, lại càng không muốn đổi tiền, nhưng họ đếch cần nghe lời ông tổ, nên ông tổ không biết cách nào phản đối vụ đổi tiền, đành phải... tự tử!” Ai nấy cười vang v́ câu đùa dím dỏm của Tám (ḷ).

***

Với chiêu bài “nhà nước quản lư” mỗi hộ khẩu và nhân khẩu, nghĩa là toàn quyền quyết định phân chia nơi ăn chốn ở của từng người tùy theo:
- “công trạng” [có công] với cách mạng nhân dân = giới thợ thuyền, giới nông dân (!?), và tất nhiên là đảng viên và bộ đội có cấp bậc cao;
- “tội ác” [phản cách mạng, phản động] = gia đ́nh tiểu/đại tư sản, và nhất là gia đ́nh ngụy quân ngụy quyền.
Ngụy quân ngụy quyền th́ đă được an bài “đi học tập cải tạo”, không biết ngày nào mới “tốt nghiệp!”, c̣n gia đ́nh vợ con th́ phải nhường nơi ăn chốn ở sang trọng cho các cán bộ có công lớn nhỏ với cách mạng. Họ bị điều về các vùng gọi là “kinh tế mới” [“Vùng kinh tế mới”: vùng đất chưa một lần khai thác, cách xa thành phố khoảng 30km. Mỗi hộ được chia một khoảng đất chừng một sào, nhà nước cung cấp vài vật liệu như cây, lá dừa khô... để tự làm nhà... cḥi và tự canh tác trồng trọt rau cỏ, bầu bí, v.v... như là nguồn sinh kế duy nhất. Những người chưa một lần cầm cuốc xẻng, nay phải đương đầu với một thực tế phũ phàng...] Những tên tiểu/đại tư sản th́ bị đánh tả tơi trong chiến dịch “bài trừ tư sản mại bản”: nhà cửa của họ bị đào xới tứ tung v́ “nghe đâu họ chôn dấu vàng bạc, chôn dấu kho tàng kếch xù”, và dù có t́m thấy “kho tàn” hay không, những gia đ́nh này “có nợ máu với nhân dân” nên phải điều đi các “vùng kinh tế mới”.

Không thiếu những gia đ́nh "ngụy quân ngụy quyền" cũng như tiểu/đại tư sản uống thuốc tự tử tập thể v́ quá uất ức. Cũng không thiếu những gia đ́nh tay bế tay bồng con thơ không chịu nổi cảnh “kinh tế [kiểu] mới” đă vất vưỡng lề đường, đành mang thân phận “vô gia cư vô nghề nghiệp” mà c̣n có thể hưởng được ơn mưa móc cứu sống những trẻ em vô tội từ một số người c̣n có lương tri chia sẻ. Thật là t́nh trạng “lá rách đùm lá nát!”

Mới đổi đời được hơn 5 tháng mà mức sống tuột dốc đến kinh hoàng. Chẳng trách sao “cột đèn mà biết đi chắc cũng t́m đường vượt biển!” Tin tức rỉ tai về vượt biển quá nhiều - tin vui mừng cũng có, tin đau buồn không thiếu. Đặt biệt đài BBC (nghe lén) c̣n loan tin hung dữ về các vụ cướp biển vùng vịnh Thái Lan. “Phong trào vượt biển” có lúc trở thành như “cơn lốc chim cút” ngày nào, trở thành như một cơn ghiền - lắm lúc c̣n tệ hơn cả cơn ghiền ma túy : ai cũng biết là nguy hiểm đến tài sản - sẽ và đă đưa đến tán gia bại sản cho nhiều gia đ́nh; rất nguy hiểm đến tính mạng - chết v́ tranh giành đâm chém nhau để lên “cá lớn”, chết v́ lênh đênh trên biển cả, chết v́ thuyền bị đắm ch́m, chết đói chết khát, lại c̣n vụ “ăn thịt...người”, và nếu xui xẻo th́ gặp hải tặc. Thậm chí có người đă vượt biển đến 32 lần mà cũng thất bại, lén lút trở về nhà. Tuy nhiên, như đến cơn ghiền, t́m được mối nào là cứ nhảy vào. Đến lần thứ 33 th́ bị công an biên pḥng phát hiện. Nhóm tổ chức làm liều đem theo súng trên ghe bắn chạy thoát thân, nhưng công an biên pḥng bắn trả quá mănh liệt và ghe bị đắm ch́m, đa số thuyền nhân bị chết v́ trúng đạn hoặc bị nước cuốn trôi mất tích, trong số đó có người vượt biển lần thứ 33.

Câu chuyện đầu môi chóp lưỡi hầu như là “t́m đường cứu nước, noi gương bác Hồ”. Phong trào đi coi bói, cầu cơ trở thành như “mode” của thời đại : “có vượt biển được không?” - “có số vượt biển không?” - “có gặp tai nạn không?” - “có bị bắt không?” - v.v... Cho mỗi người đi coi bói, thầy bói có câu “phù chú” thích hợp, đại khái: “anh/chị tuy có số vượt biển, nhưng...”, hoặc “anh/chị không có số vượt biển, nhưng...” Thật sự có “số mạng” không?

***

Bạn có tin bói số - bói tướng - tử vi - cầu cơ không?

Thật t́nh tôi không tin việc “coi bói”, nhưng vài sự việc xảy ra cho chính bản thân tôi - cứ cho là “trùng hợp” - khiến tôi phải đặt vấn đề về việc “có một tiềm năng siêu h́nh nào đó đang chi phối vận mạng của mỗi con người, cũng như đang làm vai tṛ liên kết hiệp thông giữa con người và con người với nhau”. Sau đây là 2 trường hợp tạm cho là kỳ quái mà tôi đă chứng kiến:

1. Cầu cơ.
Tôi nghe biết việc “cầu cơ hay giáng cơ” và cách thức cầu cơ khi c̣n ở Kinh Viện Đà Lạt. Lâu lâu khi nhàn rỗi, anh em ngồi “xoay cơ” cho vui và cũng là phương cách “thử nghiệm” tính chất trung thực của việc “xoay cơ”. Tuy kết quả không hoàn toàn mỹ măn, nhưng cũng đủ làm cho anh em “bán tín bán nghi”.
Năm 1973, tại Đệ Tử Viện Thủ Đức, sau khi tắm rửa các em đệ tử xuống pḥng lớp ḿnh học bài riêng vào lúc 5 giờ chiều. Bỗng các em lớp 8 thay phiên lên gơ cửa pḥng tôi “Frère ơi, em mất hết cây viết mới”, “Frère ơi, em mất tập vở mới”, “Frère ơi, em mất gói kẹo”, v.v... Tôi xuống lớp 8, hầu hết các em than phiền mất cái này mất cái nọ... Tôi trấn an: “Thôi được, các em học bài đi, Frère sẽ điều tra xem sao...” Tôi đem chuyện này kể lại cho Huynh Hồng; cả hai bàn chuyện không đâu vào đâu, đại khái làm sao mà điều tra cho được? Hay là lục soát tất cả các em?... Huynh Hồng nảy ra một ư kiến thật độc đáo: “Hôm qua, tớ đào xới sau vườn, lượm được một khúc ván - có thể là ván ḥm cũ - và tớ đă đẽo thành một h́nh “cơ”; tối nay ḿnh xoay cơ thử xem! Thế là Huynh Hồng vẽ thật rơ ràng “bàn xoay cơ” trên tấm giấy cỡ lớn, sẵn sàng cho tối nay.
12 giờ đêm, hai anh em chúng tôi ngồi đối diện trên “mă Chàm” [trong khu vực trường Lasan Mossard c̣n khá nhiều ngôi mộ mà người ta cho là mă Chàm], “bàn xoay cơ” nằm giữa, Huynh Hồng đặt miếng ván “cơ” ngay chỗ có chữ “Thăng (Cơ)/Giáng (Cơ)”, mỗi người đặt một ngón tay trên miếng ván, tập trung tư tưởng, và chờ đợi “cơ... giáng”[thông thường khi “cơ giáng”, miếng ván di động và người “chơi cơ” chỉ việc lần ngón tay ḿnh theo đường “cơ... đi”]. Có lẽ miếng ván nặng quá, anh em chúng tôi đợi 3, 4 phút mà chẳng thấy “cơ... nhúc nhích” tí nào! Tôi tháo nắp đồng hồ đeo tay ra thay thế cho miếng ván, và chỉ 2 phút sau, “cơ” bắt đầu động đậy rồi di chuyển nhanh từ từ.
Tôi nói: “Xin cho biết tên người nào đă ăn cắp bút tập của các em đệ tử lớp 8 chiều nay.” “Cơ” dẫn tay chúng tôi đến các chữ “S - A - N - G”. Huynh Hồng hỏi tiếp: “Xin cho biết họ của SANG”. “Cơ” dẫn tay chúng tôi đến các chữ “N-G-U-Y-E-N”. Tôi hỏi: “Chữ lót là ǵ?” “Cơ” trả lời: “M-I-N-H”. Như vậy tên người ăn cắp chiều nay là NGUYỄN MINH SANG.
Trong Đệ Tử Viên lúc đó có hai em tên là TRẦN TRUNG SANG và NGUYỄN VĂN SANG. Khoảng 1 giờ sáng, hai anh em chúng tôi đi ngủ; riêng tôi cứ thắc mắc suy nghĩ “có thật là NGUYỄN MINH SANG hay chính là NGUYỄN VĂN SANG?” Tôi chỉ âm thầm để ư em Nguyễn Văn Sang, nhưng không t́m được dấu tích bằng chứng nào.
Khoảng 10 ngày sau, vô t́nh đi ngang pḥng Thầy Việc Hubert, tôi thấy Huynh Hubert đang xem “Sổ Gia Đ́nh” để đi mua gạo tiếp vụ; tôi ṭ ṃ vào xem Sổ Gia Đ́nh của bác lo việc bếp núc cho Đệ Tử Viện, và rất đổi kinh ngạc khi thấy NGUYỄN MINH SANG, tên em bé 12 tuổi con bác Bếp mà chúng tôi thường gọi là “Bé MINH”.
Huynh Hồng và tôi quyết định gọi “Bé Minh” đến nói chuyện trong khi các em Đệ Tử học riêng lúc 8 giờ rưởi tối. Tôi nói:
- Bé Minh đi học ở trường Đức Minh phải không?
- Dạ phải.
- Bé Minh học được không? Có cần bút mực, tập vở ǵ thêm không?
- Dạ cám ơn Frère, con có đầy đủ lắm!
- Vậy chứ Bé Minh có xin ai, nhất là các em Đệ Tử, tập viết mới không?
- Dạ không. Cha mẹ cho con đầy đủ lắm nên không cần xin ai cả.
Huynh Hồng hỏi thẳng:
- Chiều tuần trước, em có vào lớp 8 của các em Đệ Tử và lấy tập viết mới không?
- Dạ... Bé Minh lưỡng lự và tỏ vẽ sợ hăi. Dạ... không có.
- Em mà c̣n chối th́ Frère phạt nặng đó. Có không?
- Dạ... Dạ... có!
....
Để giữ danh tiếng cho gia đ́nh bé Minh, Huynh Hồng và tôi đồng t́nh “cho qua” chuyện này, nhưng cứng rắn khuyến cáo bé Minh “không được tái phạm”.

2. Bấm Độn - bói tướng - bói số.
Trong thời gian “t́m đường cứu nước” do Gia đ́nh anh bạn rất thân, Rémy Hiển (Phước tường Phát - Thủ Đức) bảo trợ, tôi gặp thật nhiều gian truân thử thách. Công việc chính của tôi là bảo toàn an ninh cho “con cá lớn” - chiếc ghe dài 20 mét, rộng 3 mét, máy dầu Yanmar 3 đầu bạc. Anh Hiển chịu phần... chi “địa” cho tất cả giấy tờ “hợp pháp”, lót đường công an biên pḥng, v.v... “Đánh” nhiều lần thất bại, hao tổn và mắc nợ quá nhiều. Tôi liều “đánh” một lần để thanh toán cho những “con gà... chết” - nghĩa là những khách hàng đă đóng tiền mà chưa vượt biển được. Lần này dùng “con cá lớn” của người khác, theo hợp đồng 50/50, để thanh toán cho mỗi bên “20 con gà chết”.
Trước những lần “đánh” thất bại vừa qua, anh Hiển luôn luôn “đi coi bói” nơi thầy Trần, người Hoa trong Chợ Lớn. Lần nào thầy cũng lắc đầu, “nhưng cứ thử v́ bảo đảm không bị vướng mắc pháp lư” và để tỏ ḷng tin tưởng, thầy c̣n xin cho đúa con trai của thầy đi theo... cầu may. Lần “đánh liều” này, anh Hiển khẩn khoản nài tôi “đi coi bói.” Thật t́nh tôi không tin bói số, nhưng để làm vui ḷng anh Hiển, tôi thuận ư đi với anh. Vào nhà thầy Trần lối 6 giờ chiều, thầy vừa ăn xong cơm tối. Trông thầy trên dưới 50 tuổi, con người trắng trẻo, thân h́nh cân đối, dáng vẽ trí thức. Tôi vào ngay vấn đề:
- Chào thầy! anh Hiển giới thiệu tôi đến hầu chuyện và xin thầy giúp “coi” xem 2 ngày nữa chuyến “đánh” có thành công không?
- Anh cho biết ngày sinh tháng đẻ và năm sinh, nếu biết được giờ nữa th́ hay lắm.
Tôi nói ngày, tháng, năm và giờ sinh của tôi [
theo Mẹ kể lại, tôi sinh vào khoảng 6 giờ chiều, trên chiếc ghe trên đường từ quê ngoại Ngọc Hồ về quê Nội làng Đốc Sơ, có bác Sanh làm bà Mụ giúp đỡ Mẹ tôi]. Thầy nh́n đồng hồ treo tường rồi “bấm độn” trên các lóng tay phải, miệng lẩm nhẩm điều ǵ không rơ. Thầy bắm đi bấm lại nhiều lần, mắt có vẽ đăm chiêu suy nghĩ, rồi chăm chú nh́n tôi, rồi lại bấm lóng tay, rồi lại nh́n đồng hồ treo trên tường. Tôi nghĩ trong ḷng: “Làm có vẽ trang trọng dữ a!”. Thầy bỗng đứng dậy đi đến kệ sách, kéo ra một cuốn chi chít chữ Tàu to dày cộm khoảng trên dưới 400 trang. Thầy chăm chú lật lật vài trang, chăm chú đọc. Để cuốn sách mở ngay trang đang đọc, thầy trở về ghế ngồi đối diện với tôi và anh Hiển. Thầy chăm chú nh́n tôi lần nữa, lắc đầu, cất tiếng nói có vẽ dè dặt:
- Chắc không được! Không đợi tôi phản ứng ra sao, thầy nói tiếp. Anh có thể nói sơ qua diễn tiến của cuộc “đánh” này không?
Tôi nh́n anh Hiển; anh hơi lưỡng lự rồi nói: “Tùy ‘vous’ đó. ‘Moi’ thấy cũng nên nói cho thầy biết.” Tôi gật đầu đồng t́nh rồi tŕnh bày sơ lược diễn tiến cuộc “đánh” này. Nghe xong, thầy lại nh́n đồng hồ trên tường, lại bấm các lóng tay vài lần, cuối cùng lắc đầu nói:
- Chắc không xong!
- Nếu cứ “đánh” th́ có vướng mắc pháp lư không? Anh Hiển vội hỏi.
Thầy lại nh́n đồng hồ, bấm lóng tay, trả lời:
- Không bị pháp lư (nghĩa là không bị bắt), nhưng coi chừng bị “mất đầu” (nghĩa là chiếc ghe) [
Thường th́ một chiếc thuyền lớn/nhỏ tùy số người trong nhóm tổ chức vượt biển, tương đối trang bị máy móc tối thiểu để cầm cự với sóng biển, được gọi là “cá lớn”; “khách hàng hay... gà” sẽ được âm thầm, lén lút đưa đến thuyền vào ban đêm bằng nhiều phương tiện khác nhau: ghe nhỏ, ghe thúng,v.v... gọi là ‘taxi’. Những người chờ chực đợi dịp thuận tiện tranh nhảy lên thuyền - mà không “mua vé” trước gọi là... can me, hoặc “đi hôi”.]
Tôi lưỡng lự giây lát rồi hỏi:
- Theo thầy th́ trục trặc khâu nào?
Tôi để ư thấy mỗi lần tôi nói hay anh Hiển hỏi là thầy lại nh́n đồng hồ trên tường, rồi bấm độn. Tôi liếc mắt xem th́ chỉ là một đồng hồ b́nh thường không có ǵ đặc biệt.
- Sẽ gặp trục trặc v́ khâu “chuyển vận”.
Tôi trầm tư suy tính trong đầu: xe du lịch, rồi đến xe molotova của công an biên pḥng... làm sao mà trục trặc được? Có lẽ thầy cảm nhận được rằng “tôi không tin”, nên thầy trầm tư bấm độn một hồi lâu rồi nói:
- Có thể anh không tin, nhưng tôi bảo đảm với anh là không bị pháp lư - đưa “gà” đi rồi cũng đưa “gà” về mà thôi! Rồi quay qua phía anh Hiển, thầy nói tiếp. Đứa con trai của tôi theo anh Hiển đă mấy lần rồi nhưng thất bại; lần này dự tính không cho đi v́ “con cá lớn” là của chủ khác. Nhưng để anh bạn này tin, tôi cho nó đi theo.
Chiều tối rạng ngày “ra trận”, tôi yêu cầu xe Du Lịch Công Ty Dầu Khí Vũng Tàu đậu sẵn dưới toà nhà 3 tầng lầu ở chợ Nancy, và “tổng hành dinh” gồm anh Hiển, công an đẫn đường và tôi th́ ở một pḥng trên lầu 3. “Gà sống hay chết” đă được thông báo phải có mặt tại Sở Thú từ 9 giờ sáng hôm sau, đợi tôi đến làm hiệu là lên xe tại cổng bên hông Sở Thú, đối diện với trường Trưng Vương. Đám “gà” phía bên chủ ghe phải có mặt tại ngả ba Tam Hiệp gần căn cứ Long B́nh cũ, khi xe đến bốc đi ngay trực chỉ Nghĩa Địa Bà Rịa, theo hướng Long Khánh rẽ qua Bà Rịa. Đến điểm hẹn sẽ đổi qua xe Molotova do công an biên pḥng điều khiển, đưa ra tận băi biển Xuyên Mộc.
Để tiện việc giao thông liên lạc, tôi dùng xe Honda của Huynh Tân - Huynh Tân luôn luôn sát cánh với tôi trong tất cả mọi chuyến “đánh”. Tôi rũ Huynh Tân cùng đi, nhưng Huynh Tân cho rằng “một người đi trước tốt hơn, lỡ bị bắt hoặc trục trặc ǵ th́ c̣n có người “tự do” chạy chọt... - Đến Tam Hiệp Huynh Tân sẽ lấy lại Honda, c̣n tôi th́ lên xe du lịch dẫn “đám gà” ra tận băi biển. Nếu êm xuôi, xe du lịch sẽ đưa tôi và anh Hiển về lại Thủ Đức.
Phần “con cá lớn” cũng đă được kiểm tra kỹ lưỡng tại bến cá Bà Rịa. Tôi gởi một thợ máy cũng là “con gà chết” của nhóm anh Hiển và một công an dẫn đường đến nhập cuộc với “thủy thủ đoàn” của nhóm ông chủ ghe để hướng dẫn chương tŕnh và lộ tŕnh cập băi Xuyên Mộc. Một công an khác đứng ngay bến Đá Vũng Tàu, có nhiệm vụ theo dơi và báo tŕnh cho biết “cá lớn” đă thật sự an toàn ra khơi. Để tránh “mất đầu”, tôi c̣n xin một công an đứng chỗ cao nơi băi biển Xuyên Mộc làm hiệu cho “cá lớn”: đèn pin quẹt ngang th́ an toàn vào băi biển, đèn hiệu lên xuống thẳng đứng th́ “trục trặc”, lo về bến cũ.
Ngồi trong pḥng “tổng hành dinh”, tôi ôn lại kế hoạch “đánh” và không thấy điểm nào sơ sót. Một đêm không ngủ, hồi hộp lo âu chờ đợi. Gần 10 giờ sáng, một tên công an biên pḥng ba chân bốn cẳng chạy lên lầu báo cáo: “Một tin vui và một tin buồn. Tin vui: ghe đă an toàn ra khơi lúc 7 giờ sáng; tin buồn: xe molotova bị trục trặc đang sửa chữa, nhưng không sao, đợi người vào báo tin nếu cần điều động một chiếc molotova khác.” Tôi lập tức dzọt Honda ra Sở Thú, vào gặp “đám gà” bảo an tâm chờ đợi. Vừa gặp tôi, thầy Trần nh́n đồng hồ đeo tay, bấm độn rồi cười nói với tôi và con trai đứng bên cạnh: “Ḿnh sẽ không đi trước 1 giờ trưa đâu!” Tôi lắc đầu mĩm cười, trở về “tổng hành dinh” đợi chờ.
Sau 12 giờ trưa, một tên công an khác vào báo tin: “Tốt rồi! Đă thuyên chuyển chiếc molotova ‘ngon lành’ sẵn sàng công tác.” Tôi lập tức bảo tài xế xe Du Lịch lên đường, anh Hiển đi theo xe với công an dẫn đường; tôi chạy Honda đến Sở Thú ra hiệu gom “đám gà” ra cổng hẹn. Trước khi đứa con trai lên xe, thầy Trần lại “bấm độn” rồi nói cố ư cho tôi nghe: “Con đi b́nh yên. Hẹn gặp lại con tối nay ở nhà!” Tôi cười, rồ ga xe Honda chạy trước xe Du Lịch.
Đến ngả ba Tam Hiệp, “đám gà” của chủ ghe đă đợi sẵn, và chưa đầy 2 phút, mọi người đă lên xe chờ trực chỉ Bà Rịa. Tôi giao xe Honda cho Huynh Tân, lên xe Du Lịch. Mọi chuyện êm xuôi tốt đẹp đúng như kế hoạch “hành quân”. Đúng theo dự định, xe Du Lịch có mặt tại Nghĩa Địa Bà Rịa khoảng 6 giờ rưởi. Trời đen tối. Xe molotova phải có mặt trể nhất 7 giờ để chuyển người ra băi biển. Tôi bảo tài xế từ từ chạy ṿng quanh Nghĩa Địa, chớp tắc đèn pha để làm hiệu cho xe molotova. Quá 7 giờ vẫn không thấy xe molotova. Tôi hỏi công an dẫn đường: “Các anh chơi cái ǵ mà kỳ lạ vậy?” Công an có vẽ luưnh quưnh lắp bắp trả lời: “Em cũng không biết nữa! Anh cho chạy quanh Nghĩa Địa thêm một ṿng nữa xem sao!”
Hết ṿng lần thứ hai, tôi bảo tài xế chạy ra ngả ba Vũng Tàu-Bà Rịa. Ra đường lộ, hai chiếc Honda theo sau xe Du Lịch. Tôi nói với công an: “Các anh phản bội bán đứng chúng tôi rồi!” Lúc đó 2 xe Honda chở 3 người mặc sắc phục công an tiến đến bên hông phải xe Du Lịch; tên công an trên xe nói: “Anh cho ngừng xe lại! Người “phe ta” đó!” Tôi bảo tài xế tắp xe sát lề, hai xe Honda đứng lại trước mũi xe Du Lịch. Tên công an ngồi sau xe Honda nhảy xuống đến sát cửa xe Du Lịch; tôi bước xuống và nhận ra ngay đó là công an tôi đă gặp và giao dịch tại đồn công an biên pḥng ngay trên băi biển Xuyên Mộc. Tôi nóng giận la hét: “Các anh làm ăn ǵ mà kỳ cục quá vậy?” Hắn nói: “Anh Bảy! [
Khi được thả tự do, tôi không c̣ng giấy tờ tùy thân nào cả, nên chỉ dùng tên ngôi thứ trong gia đ́nh: Anh Bảy] Xin lỗi anh, xe molotova bị pănh nằm trên đường tới nghĩa Địa.” Tôi hét lớn tức giận: “Cái ǵ? Sao không sữa lại?” Tên công an trả lời: “Tụi em đă và đang sữa từ 6 giờ mà chưa được.” Tôi giật ḿnh kinh hăi, thoáng nhớ đến câu thầy Trần nói “gặp lại con tối nay ở nhà!”.
Tôi cố trấn tĩnh quyết định đem "gà" về Saigon ngay. Tôi kêu anh Hiển xuống, nói nhỏ: “mầy có giấy tờ thật [
Anh Hiển c̣n giữ lại giấy chứng minh nhân dân tạm (không có h́nh), giao cho tôi dùng. Khi làm “thẻ thuyền viên” th́ dùng giấy chứng minh nhân dân thật của anh Hiển để làm với h́nh thật của anh Hiển. Đem về tôi lột h́nh thật, dán h́nh “giả” của tôi vào đúng ngay vị trí; c̣n khuôn dấu nỗi th́ dùng nút khoén ấn đậm vào tấm h́nh là... xong!], đi theo tụi công an xem sự thật thế nào? Tao đem “gà” về lại Saigon. Sáng sớm mai tao đi Honda ra đón mầy.” Anh Hiển đồng ư ở lại, tôi bảo tài xế “trở về Saigon ngay!” Trên đường trở về, những “con gà” của chủ ghe xuống tại ngả ba Tam Hiệp, tự túc t́m đường thoát thân. Xe Du Lịch ngừng tại ngả tư Hàng Xanh - lúc đó khoảng 10 giờ tối, tất cả “gà sống gà chết” xuống xe, và tự động t́m đường thoát nạn. Tôi lên xe Lam về Thủ Đức. Gia đ́nh anh Hiển: Bác Ba, Nguyệt (Nga), Tuyết và cả bé Hiền c̣n thức đợi “tin... mừng!” Thấy tôi về một ḿnh, ai nấy xụ mặt; tôi nói rơ lư do tại sao anh Hiển chưa về. Biết là ai cũng lo lắng - không chừng phiền trách tôi - nhưng tôi biết làm sao hơn? Thêm một đêm không ngủ.
Sáng sớm hôm sau, tôi chưa kịp lên Honda ra Bà Rịa th́ anh Hiển đă về tới nhà, nhờ công an tối qua đem về. Cả hai người lần lượt kể lại “sự thật” xe molotova bị “pănh”. Nguyên chiếc molotova này vừa đi công tác về liền được trưng dụng cho công tác theo thoả thuận. Tài xế xem xét cẩn thận xăng nhớt, đến 6 giờ lái đến Nghĩa Trang Bà Rịa. Đi nửa đường, tự nhiên tắt máy; h́ hà h́ hục măi cũng không chữa được, bèn kêu 3 công an đi 2 xe Honda chạy đến báo tin. Khi anh Hiển đến hiện trường, quả thật xe molotova c̣n nằm đó, thợ máy và tài xế tiếp tục sữa chữa. Măi hơn 1 tiếng hồ sau, xe mới nổ máy và chạy về đồn. Tại đây công an canh chừng “cá lớn” cho biết đă ra tín hiệu bảo ghe quay ra, trở về bến đánh cá ở Bà Rịa. Anh Hiển an tâm mừng thầm, hy vọng “cứu được cái đầu!”
Công an biên pḥng “phe ta” ra về chưa được bao lâu th́ anh “gà chết thợ máy” của nhóm anh Hiển đến Phước Tường Phát, trông thật thảm hại hốc hác. “Mất chiếc ghe rồi!” anh nói. Th́ ra khi ghe chạy rề rề không xa băi biển hẹn lắm, sóng thật lớn làm ghe nhấp nhô lên xuống. Bỗng thấy tín hiệu, ai nấy trong ghe mừng quá quên cả mệt nhọc, và cũng chẳng cần biết là loại tín hiệu nào: thấy ánh đèn pin là mừng rồi. Ngay cả công an dẫn đường cũng vui mừng huốn chi những người quyết tâm vượt biển? Sóng lớn đẩy đưa chiếc ghe ra vào, khó kiểm soát bánh lái, bỗng nghe rắc một tiếng, bể bánh lái. Không sao! “thủy thủ đoàn” hăng hái làm bánh lái khác, chỉ mong sao tắp được ghe vào băi. Một con sóng lớn đẩy dạt chiếc vào bờ, và mắc cạn trên băi cát. Công an dẫn đường và “thủy thủ đoàn” nhảy xuống ghe. Trời tối om. Không nghe cũng không thấy một sinh động nào xung quanh băi cát, ngoại trừ tiếng sóng vỗ ầm ầm. Đă hơn 9 giờ rồi! Ai nấy nh́n nhau lo sợ. Linh tính báo cho mỗi người biết “chuyện không may đă xảy ra”. Tam thập lục kế - tẩu vi thượng sách! Thế là mạnh ai nấy chạy thoát thân, mau mau t́m đường về Saigon hoặc Đồng Nai. Chiếc ghe bị công an biên pḥng tịch thu sáng hôm sau: “Mất đầu!”

***

Không phải ai cũng “có số vượt biển!” Phần đông, và toàn thể trên 65 triệu dân - ngoại trừ một thiểu số [trên dưới một triệu “đảng viên” và “cảm t́nh viên”] cầm quyền lănh đạo và quản lư đời sống của mỗi người dân về mọi mặt - ít nhiều rơi vào cảnh “bần cùng sinh đạo tặc”. Hai (2) trong muôn vàn trường hợp đau thương đă xảy ra như sau:

1. Một người đàn ông trạc độ 50 đi làm rẫy kiếm sống cho gia đ́nh 3 đứa con, bà vợ th́ bệnh nặng hơn tháng nay. Trước 75, gia đ́nh tuy không giàu có lắm nhưng không đến nỗi chật vật. Sau khi các mạng thành công, bao nhiêu ruộng đất ông bà để lại phải xung và “tập đoàn” và chủ nhân đúng nghĩa trở thành thợ thuyền lao động, hưởng theo công làm từng ngày.
Một đêm trời tối, ông đi bộ đến nhà người em, len lẫn trên đường đất gồ ghề hoang vắng giữa hai lùm cây. Bỗng nghe tiếng sột soạt như tiếng xe đạp ọc ạch phía trước. Ông lẫn vào một bụi cây. Một cậu bé trạc tuổi 14, 15 đạp xe đến gần. Ông nhảy bổ ra đè trên người thiếu niên, thuận tay lấy cục đá khá lớn bủa túa xua trên đầu cậu bé. Cậu bé giẫy dụa vài giây, không thét lên được tiếng nào rồi im bặt. Ông đẩy xác cậu bé vào một lùm cây, giựt lấy chiếc xe đạp và đạp nhanh đến nhà người em. Vào nhà, người em thấy chiếc xe đạp trông quen mắt, hỏi: “anh có xe đạp hồi nào vậy? sao trông giống xe đạp của em quá vậy? Người anh cười cười trả lời: “Anh vựa tậu được.”
Người em đến gần xe đạp thất thần hỏi: “có phải anh vừa tậu xe đạp này không? Khoảng 10 phút trước đây, thằng cu Tính con anh vừa đến đây, em cho nó mượn xe đạp về nhà...” “Cái ǵ?” người anh thất kinh hỏi lại, và không đợi người em trả lời, vội nhảy lên xe đạp, đạp như điên đến nơi vừa xảy ra “tai nạn”. Sự thể đă lỡ xảy ra như vậy rồi... Chỉ biết than khóc hối hận, tuy vẫn biết “hối hận th́ cũng đă trể rồi!”

2. Huynh giám tỉnh Lucien Quảng dời nhà giám tỉnh từ Phú Thọ về 53B Nguyễn Du, Saigon. Đây là một căn pḥng nhỏ Huynh Thầy Việc Ambroise thường dùng làm văn pḥng và pḥng ngủ. Sau khi “giao hiến” tất cả các trường Lasan - lẽ tất nhiên bao gồm trường Lasan Taberd - cho chế độ mới, ḍng Lasan chỉ c̣n được quyền xử dụng dăy pḥng ngủ thuộc khu vực tu viện bên đường Hai Bà Trưng và Gia Long, và nhà giám tỉnh.
Huynh giám tỉnh Lucien Quảng dùng pḥng trên lầu hai, huynh phụ tá giám tỉnh dùng căn pḥng ở lầu 1 - nhưng sau vài tháng th́ về ở với gia đ́nh và nhập vào cộng đoàn diaspora, và huynh thủ qũy Roger dùng căn pḥng ở tầng trệt. Một tối kia, có ai len lén mở cửa pḥng Huynh Roger. Tưởng là Huynh Lucien cần chuyện ǵ, Huynh Roger lên tiếng: “Bề trên có chuyện ǵ phải không?” Chưa kịp bật đèn, huynh Roger thấy một bóng chạy ra và lên lầu trên. Huynh Roger gỏ cửa pḥng Huynh Lucien, hỏi: “Bề trên có thấy ai vừa vào nhà ḿnh không?” Huynh Lucien chỗi dậy, cùng đi với huynh Roger rảo quanh các pḥng, nhưng không thấy một ai. Các cửa ra vào đều khoá hết.
Khoảng 5 ngày sau, huynh Lucien đang thiêm thiếp ngủ, nghe tiếng động khác lạ ngoài cửa pḥng, lên tiếng: “Ai đó? ‘Vous’ phải không Roger?” Tiếng người chạy nhanh ra balcon, phóng nhảy ra ngoài từ lầu hai. Cả hai huynh Lucien và Roger cùng chạy ra th́ thấy một người đàn ông dưới đất lồm cồm ḅ dậy, có vẽ đau đớn lắm, nhưng vẫn cố lê bước chạy thoát. Hai huynh đi đến nhà ông tổ trưởng bên cạnh, báo sự việc vừa xảy ra. Ông tổ trưởng và hai huynh cùng đi rảo quanh các ngỏ hẽm đường Nguyễn Du-Đồng Khởi cũng chẳng thấy ǵ khả nghi. [Sau 75, hầu hết các tên đường đều thay tên đổi bảng, ví dụ : đường Tự Do trở thành đường Đồng Khởi, đường Công Lư trở thành đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Từ đó dân miền Nam mới có câu đối truyền khẩu rất nhanh: Đồng Khởi vùng lên: mất Tự Do - Nam Kỳ Khởi Nghĩa: tiêu Công Lư]
Một tuần sau, nghe tin người đàn ông tối hôm trước đă chết. Trước khi chết, c̣n trối lại: “Nhà mấy ông thầy... linh lắm! Đừng ai vào ăn cắp của các thầy... kẻo chết đó!”
Không biết v́ lời trối “linh nghiệm” hay v́ hai huynh Lucien và Roger đặt ṿng kẽm gai chằng chịt nơi các lối người ngoài có thể xâm nhập vào nhà, và đóng cửa cài then chắc chắn ở các lối ra vào trước khi đi ngủ, mà từ đó đến nay, cuộc sống của hai huynh có vẽ an toàn hơn, không c̣n người ngoài vào quấy nhiễu nữa!