Ngày 30 tháng 4 : sinh nhật thánh La San = mất nước!
Ngày 15 tháng 5 : mừng kính thánh quan thầy các nhà giáo dục = khai giảng khoá hè bổ túc.
Sao mà trùng hợp kỳ lạ vậy!

Sau biến cố 75, chẳng những chỉ có trường La San Mossard Thủ Đức không thể lấy lại phong độ của thời oanh liệt trước kia, mà tất cả các trường tư cũng như công đều gặp nhiều trở ngại về nhân sự, thành phần giáo viên, sĩ số học sinh, và nhất là việc điều hành học đường. Riêng trường Lasan Thủ Đức, v́ là một trường hơn phân nửa là nội trú, nên sự khó khăn tăng lên gấp bội. Tuy hôm nay, 15 tháng 5, là ngày khai giảng khóa hè bổ túc, và mặc dầu học sinh các trường đă được thông báo qua những ống loa sắt treo cùng khắp chợ, khu, xóm... nhưng danh sách các lớp không thể hoàn chỉnh được. Thật ra, pḥng giáo dục muốn các em học sinh đến trường cũ để chuẩn bị cho ngày mừng đại thắng mùa Xuân 30 tháng 4, và sinh nhật bác Hồ vào ngày 19 tháng 5. Có nhiều trường tư cũng như công đóng cửa từ đầu tháng 4, và ban hiệu trưởng cùng ban giáo viên của các trường đó coi như tự động giải tán, nên ngày 15 tháng 5 được chỉ định để các em đến ghi danh vào các trường mới. Một công hai việc cũng thích hợp lắm cho hoàn cảnh thực tế này vậy!

Trường La San Mossard Thủ Đức, từ nay đổi thành “trường La San Thủ Đức”:
* Ban điều hành do Huynh Francois Ánh làm trưởng ban, gồm các giáo viên cũ;
* Giám học ban tiểu học: Huynh Pierre Thắng;
* Giám học ban trung học đệ nhất cấp: Huynh Valéry An;
* Giám học ban trung học đệ nhị cấp: Huynh Gervais Hà.

Ban điều hành và ban văn pḥng hội họp, phân chia công tác, và điều nổi bậc nhất được ghi nhận là tâm t́nh “cùng chung và liên kết” trong t́nh La San. Ai cũng vui vẻ nhận việc và bắt tay vào việc ngay cho kịp chương tŕnh của khoá hè bổ túc. Tất cả đều hưởng ứng và nhất trí đề nghị chính thức khai giảng các lớp học của khoá hè bổ túc vào ngày thứ sáu 23 tháng 5. Điều quan trọng hàng đầu là bổ sung số giáo viên - tùy thuộc vào số lớp ứng hợp với sĩ số học sinh đă và sẽ ghi danh. Các giáo viên mới phải được ít nhất là hai (2) giáo viên cũ giới thiệu, và được Huynh trưởng ban điều hành chấp nhận.

Điều may mắn là Huynh Hân đă t́nh nguyện dẫn tốp ca đi tŕnh diễn văn nghệ và ca nhạc mừng “đại thắng mùa Xuân và sinh nhật bác Hồ” tối 19 tháng 5; c̣n phần dẫn học sinh đi mít-tinh tại khuôn viên trường kỷ thuật Việt Đức sáng sớm 19 tháng 5 th́ đă có đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh mà ông ba Tấn là chính ủy của đoàn đă đáp lễ việc cho trưng dụng hội trường bằng cách lănh trách nhiệm huy động và động viên học sinh phải tích cực tham gia, và hướng dẫn trường Lasan Thủ Đức tham dự mít-tinh với đồng bào huyện Thủ Đức.

***

Phải công nhận tài khéo léo, khả năng chức nghiệp và tài tổ chức của anh thư kư Nguyễn Tào. Nội trong ngày đầu, danh sách các em học sinh cũ các lớp và các cấp, đă được cập nhật đầy đủ - chỉ c̣n lại hơn một phần ba sỉ số học sinh trước khi trường Lasan Mossard đóng cửa đầu tháng 4. Nghĩa là từ lớp 1 đến lớp 10, chỉ c̣n trung b́nh 20 em học sinh cũ đến ghi danh. Việc ghi danh cho học sinh mới bổ sung thêm cho mỗi lớp tương đối sẽ hạn chế trên dưới 30 em.

Tuy nhiên, nếu nhu cầu đ̣i hỏi, ban điều hành đồng ư mở thêm các lớp tương xứng với số pḥng lớp có sẵn, và sẽ kéo theo sự bổ sung giáo viên mới cho thích hợp. Việc này, tương đối không trở ngại: số giáo viên các trường cũ như trường bán công, trường kiểu mẫu Thủ Đức, trường kỹ thuật Việt-Đức, v.v... túa đến xin đăng kư dạy ở trường La San Mossard. Nhưng sự việc không suông sẻ như vậy: số học sinh tấp nập đến ghi danh vào trường La San Mossard quá đông, mặc dù tại Thủ Đức, đa số các trường cũ - tư cũng như công, hoặc bán công - đều mở cửa tiếp đón các học sinh của ḿnh trở lại trường cũ. Lại nữa, sở giáo dục ra lệnh không được phân biệt nam nữ học sinh, nghĩa là bất kỳ nam sinh hay nữ sinh hội đủ điều kiện học vấn và học tŕnh, đều được đăng kư vào bất kỳ trường nào tại địa phương, thuận lợi nhất cho việc đi học của các cháu.

Thêm vào đó, quy định của sở giáo dục - và được pḥng giáo dục Thủ Đức nhấn mạnh - đối với các cháu con của bộ đội, cán bộ các cấp từ miền Bắc đi theo gia đ́nh di dân vào miền Nam trong chiến dịch giải phóng miền Nam vừa qua, chỉ số lớp các cháu đang theo học [năm học 74-75] được tính theo công thức n+2 khi các cháu ghi danh học tại các trường miền Nam. Ví dụ: cháu đang học lớp 6 ở miền Bắc, th́ ghi danh học ở miền Nam phải là lớp 8. Ban văn pḥng tiếp nhận ghi danh gởi lên pḥng giám học trường hợp đầu tiên như sau:

Một cán bộ công nhân xưởng sắt dẫn hai anh em trai đến và khai báo rằng cháu lớn đang học lớp 7, và cháu nhỏ đang học lớp 6 tại miền Bắc. Tôi hỏi:
- Hai em có giấy chứng nhận, hoặc học bạ ǵ không?
- Không có ǵ cả!
- Vậy th́ làm sao biết các em có đi học hay không? Học lớp nào? Học lực như thế nào?
Anh cán bộ thành khẩn khai báo:
- Xin nói thật với thầy, trong suốt mấy năm nay, tôi đi làm công tác cả ngày, đâu có biết ǵ về việc học của hai cháu đâu! Sau khi giải phóng miền Nam thành công, tôi được thuyên chuyển vào Nam làm cho công ty luyện sắt ở Thủ Đức. Tôi mới vào Nam được hơn tuần nay, đem theo cả gia đ́nh. Nghe đâu các trường sắp mở lại, nên tôi đem hai cháu đến xin ghi danh học cho xong năm 74-75.
Tôi nh́n thấy anh cán bộ này ăn mặc kiểu nhân công chất phát, hơi... ngô ngố, và tôi có cảm tưởng anh công nhân này thành thật, khác hẳn với phong cách của ông chính ủy đại đội tôi gặp lần đầu tiên tại La San Đức Minh sáng ngày 1 tháng 5, trước khi ông ta được “sáng mắt sáng ḷng”. Tôi nói:
- Sau biến cố 75, trường học nào cũng như trường học nào. Vậy anh đến trường nào gần nhà nhất ghi tên cho hai cháu là tốt nhất, vừa tiện lợi cho việc đưa đón, vừa...
- Nhưng, anh công nhân cắt ngang, tôi nghe bà con lối xóm khuyên và thúc đẩy tôi đến t́m trường “Mốt...ǵ ǵ đó”, v́ ở trường này, học sinh được giáo dục và dạy dỗ rất tốt, trường này danh tiếng từ lâu đời rồi, do các thầy ḍng La... ǵ ǵ San điều khiển.

Thiệt là “rượu ngon không cần quảng cáo!” Nhưng những biến cố dồn dập với những h́nh ảnh đau thương và không lạc quan chút nào trong hơn hai tháng qua làm tôi chạnh ḷng, đăm chiêu. “Hết rồi!” tôi th́ thầm trong ḷng. Anh công nhân ngạc nhiên thấy tôi như đực người ra, không nói tiếng nào.
- Tôi có nói điều ǵ sai không, thầy?
- À, không, không! Tôi chỉ nghĩ không ra làm sao tôi có thể nhận hai em vào học, theo tiêu chuẩn n+2 được?
Đến phiên anh nhân công đực người ra. Tôi nghe anh ta lẩm bẩm “n+2... n+2 là ǵ?”
- Thôi được, tôi nói tiếp. Để tôi thử nghiệm hai em xem tŕnh độ học vấn đến đâu, rồi xếp lớp cho hai em.
- Thầy cho hai cháu học lớp nào cũng được. Tôi hoàn toàn tin tưởng trường của các thầy La... San mà! Xin phép thầy nhận cho hai cháu học là tôi măn nguyện rồi! Tôi xin phép đi làm việc, nếu có ǵ xin thầy bảo hai cháu kêu tôi đến xin gặp thầy lại.
- Vậy th́ sáng mai, hai em đến đây gặp tôi, làm bài trắc nghiệm: viết văn và toán.

Sáng hôm sau, hai em đem theo cặp giấy bút đến để tôi trắc nghiệm.
* Việt văn:
- điều ǵ em thích nhất, vui sướng nhất, khi c̣n sống ở miền Bắc?
- kể lại chuyến đi vào Nam; viết ra điều ǵ em thích nhất, vui sướng nhất, khi ở miền Nam?
- sau hơn 10 ngày sống ở miền Nam, em có muốn trở về miền Bắc không? Tại sao?
* Toán: giải vài bài toán lớp 6/7 thích hợp cho mỗi em.

Chưa được 15 phút, cả hai em đem bài đến nộp, miệng toe toét cười thích thú. Tôi liếc nh́n hai bài văn: hầu như sao y bản chính.
a. bác Hồ cho mỗi nhà một bóng đèn điện tṛn;
b. trên đường vào Nam, có “bác cùng chúng cháu hành quân”; vào Nam thấy nhà nào cũng có nhiều bóng điện dài, trắng, sáng lắm!
c. cháu không muốn về lại miền Bắc, v́ ở miền Nam được ăn 2,3 bát cơm trắng, có đèn điện sáng, có truyền h́nh.
Về môn toán, mỗi em làm đúng hơn 2/3 bài trắc nghiệm. Như vậy quyết định của tôi không nhận n+2 là hợp lư.

Đứng nói chuyện với nhau một lúc, tôi đùa: “ở miền Bắc sướng vậy, tại sao hai em không chịu hồi hương?” Cả hai tranh nhau đáp: “ở đây sướng hơn, nhà cửa rộng hơn, chạy chơi vui hơn. C̣n được ăn cơm trắng nhiều hơn nữa!”

Tôi báo cho văn pḥng biết cứ nhận hồ sơ các em từ miền Bắc vào, nhưng không theo tiêu chuẩn (n+2), mà chỉ nhận học tiếp lớp đang học; không chịu th́... thôi, mời đi trường khác!

***

Việc bổ sung giáo viên, tuy có nhiều vướng mắt chủ quan của ban điều hành, nhưng cũng tạm êm xuôi. Việc ghi danh học sinh cho khoá hè bổ túc coi như tạm xong, và ban điều hành nghĩ nên khoá sổ để dễ dàng sắp xếp hồ sơ, lập danh sách học sinh trong mỗi lớp, phân chia môn dạy và công tác cho các giáo viên mới. Chuẩn bị cho ngày chính thức khai giảng khoá học đầu tiên sau cuộc đổi đời.

Sáng 21 tháng 5, văn pḥng gởi 3 em nữ sinh xin ghi danh học lớp 9 lên pḥng giám học. Tôi nghĩ “có vấn đề” v́ đă khóa sổ. Một chàng thanh niên khoảng 25, 26 tuổi cùng đi với hai người em gái và cô bạn cùng lớp vào pḥng, không gơ cửa, tướng bộ nghênh ngang, hỏi lớn: “Ông nào là giáo vụ?” Trong pḥng chỉ có ḿnh tôi, mặc áo ḍng đen cổ trắng, đang ngồi làm việc ở bàn giấy. Tôi ngước mắt nh́n chàng thanh niên, vừa ngạc nhiên vừa khó chịu. Tôi nói: “Này anh bạn, có chuyện ǵ mà hùng hổ và bất lịch sự như vậy?” Hai cô em gái có vẻ mắc cỡ v́ thái độ hung dữ và bất lịch sự của người anh, khẽ cúi đầu chào và nh́n tôi như muốn nói “xin lỗi”. Chàng thanh niên nhận ra được thái độ tác oai tác quái của ḿnh không đúng chỗ, nên dịu giọng nói:
- Xin thầy cho hai em tôi được ghi danh vào học lớp 9 khoá hè bổ túc tại trường La San.
Tôi cúi đầu trên bàn giấy, tiếp tục công việc đang làm, miệng trả lời:
- Xin lỗi, các lớp đă hết chỗ và đă có bản thông báo “khoá sổ ghi danh học khoá hè bổ túc” treo tại văn pḥng.

Dường như thấy ông anh sắp chứng nào tật nấy, hai cô em gái níu tay chàng thanh niên kéo ra khỏi pḥng, quay lại nh́n tôi và dịu giọng nói: “Xin chào thầy!” Nhưng ông anh vung tay, quay lại nh́n tôi, phách lối hỏi: “Có biết tôi là ai không? Hai cô em này là ai không?” Và không cần thăm ḍ phản ứng của tôi, anh ta nói tiếp với giọng như đe dọa: “Con và hai cháu của ông huyện ủy huyện Thủ Đức đây!”
Tôi ngưng làm việc, ngước mắt nh́n bốn người, trầm tĩnh nói: “Con ai cũng thế thôi! Lớp hết chỗ là hết chỗ. Xin mời!” Chàng thanh niên vùng vằn giận dữ, hai cô em đỏ mặt v́ có lẽ không ngờ ông anh ḿnh lại quá bất lịch sự như vậy! Tôi cúi đầu tiếp tục làm việc, trong ḷng đánh loto tùm lum. Trước 75 tôi chưa bao giờ đụng độ với con ông cháu cha lần nào, nhưng cũng có nghe một vài trường hợp làm phách, nhưng giải quyết dễ dàng và theo phương cách của những người có ăn học.

Chiều hôm đó, Huynh Đào gặp tôi trước giờ kinh tối. Với điệu bộ hơi bất thường của “bố Đào”, tôi đoán “lại có vấn đề nữa!” Quả thật, Huynh Đào cười cười ra vẻ săn đón:
- Hôm nay “vous” làm việc chắc mệt lắm há?
- Dạ mệt th́ không mệt lắm, nhưng căng thẳng quá!
- À, lớp 9 c̣n chỗ không vậy?
- Dạ khoá sổ rồi! Mà lớp 9 ǵ: Pháp văn hay Anh văn? Anh văn th́ hết chỗ rồi! Pháp văn th́ c̣n nhét thêm 1 hay 2 em nữa.
- Khó dữ hè! “vous” cố gắng sắp xếp nhét thêm 2 em vào lớp 9A không?
- Chịu thua rồi bố ơi!
- “Moi” kẹt lắm “vous” ơi! “Vous” làm cho “moi” một đặc ân được không?
- Mà có chuyện ǵ vậy bố? Mọi khi bố đâu có úp úp mở mở, rào rào đón đón tùm lum vậy?
- Có phải sáng nay “vous” từ chối hai em vào lớp 9A không?
- À, có, nhưng không biết là 9A hay 9P. Chỉ thấy ông anh của hai em đó phách lối quá xá, nên chưa kịp hỏi lớp Pháp hay Anh, đă xin... mời rồi! Thiệt là con ông cháu cha thời này c̣n gấp trăm ngàn lần lối con ông cháu cha thời trước.
Bố Đào giơ tay rờ cằm, vuốt vuốt râu cằm, trề môi dưới ra như mỗi khi có chuyện khó xử. Tôi không đoán nổi bố Đào bị kẹt chuyện ǵ? Đến giờ kinh tối, bố Đào cũng chưa cho biết chuyện ǵ. Chậm răi là đặc tính cố hữu của bố Đào từ trước.

Sau kinh tối, bố Đào mới nói:
- Hai em xin học lớp 9A là cháu ruột của ông huyện ủy huyện Thủ Đức ḿnh đó!
- Huyện ǵ th́ huyện chứ, nhằm nḥ ǵ!
- Nhưng “moi” kẹt rồi “vous” ơi! Mới hôm kia, “moi” chạy chọt và xin ông kư cho ḿnh mua 10 bao ximăng để sửa sàn nhà. Trưa nay ông cho người “mời moi” ra văn pḥng, ông “xin” cho hai cháu ông được ghi danh vào lớp 9A. Ông c̣n cho biết sáng nay đă bị “ông thầy” từ chối, nên ông khẩn khoản xin “moi” nói giúp một tiếng với “vous”...
- Ô ồ.... vậy là bố Đào lỡ “ăn” ximăng của người ta rồi phải không? hiiiiiihi. Sao bố không nói trước! Thôi được, khó mấy cũng phải gỡ cho ra miếng ximăng đang bịt miệng bố Đào chứ, hihihihihi!

Bố Đào rờ râu cằm, cười ... đau khổ: “Ăn đâu mà ăn! Ḿnh trả tiền mua ximăng đó chứ. Mà phải có chữ kư của ông huyện ủy mới được mua! Lúc ban đầu th́ một chữ kư tạm cho ‘nợ’ sẽ phải trả khi cần, nhưng sau này không biết một chữ kư phải ra sao, ‘tiền trao cháo múc’ mới mệt chứ!” Tôi nghĩ thầm: Th́ ra “nhân dân làm chủ - nhà nước quản lư” là vậy! Ông chủ muốn mua ǵ, dùng ǵ, làm ǵ, đi đâu, v.v... cũng phải có phép của quản lư! Kể ra cũng độc đáo lắm chứ. Đồng thời, tuy bực dọc về sự thay đổi quá ư trắng trợn của xă hội bây giờ, tôi cũng vui vui v́ nhận thấy rằng bố Đào trở thành nhanh nhẹn hơn!
- Bố Đào yên tâm đi! Tôi vừa ủi an bố Đào vừa nói. Ngày mai hai em đến sẽ cho ghi tên vào danh sách lớp 9A!

***

Sáng hôm sau, đang làm việc tại pḥng giám học, anh thư kư Tào gọi điện thoại:
- Frère ơi! Lại có vấn đề nữa rồi!
- Chuyện ǵ vậy? Có phải ba anh em hôm qua đến phá rầy không?
- Dạ không! Một bà già dẫn một em gái nằng nặc đ̣i gặp “Frère giám học”.
- Thôi được, anh Tào gởi hai mẹ con lên đây! C̣n chuyện ba anh em hôm qua, nếu có đến xin gặp Frère th́ anh Tào cứ nhận hồ sơ cả 3 em, ghi vào danh sách lớp 9A nghe.

Tôi nghe tiếng dép lẹt xẹt đến gần pḥng giám học, liếc nh́n ra cửa th́ thấy một bà già - chắc khoảng trên dưới 60, ăn mặc kiểu nhà quê xuề xoà, tay xách một túi làm bằng dây cói, cùng một em gái khoảng 14, 15 gỏ cửa pḥng, có vẻ rụt rè chờ đợi tiếng “mời vào”. Thoáng thấy cô em gái, tôi thầm ước mong sao em gái xin ghi danh vào lớp 9P cho dễ giải quyết. Tôi nói: “Xin mời vào!” Hai mẹ con rón rén vào pḥng. Tôi chỉ ghế đối diện “mời bà ngồi! Em chịu khó ra ngoài đem một cái ghế vào đây!” Nhưng bà mẹ không chịu ngồi, chỉ đứng bên mé bàn giấy, đặt giỏ cói trong góc tường, c̣n cô gái th́ đứng ngay cửa ra vào.
- Bác có chuyện ǵ tôi có thể giúp được không?
- Tôi th́ không cần ǵ hết. Tôi chỉ xin cho con tôi đây được ghi danh vào học lớp...
Bà quay qua cô gái hỏi: “Lớp mấy con?” Tôi hồi hộp chờ câu trả lời. Cô bé có vẻ lúng túng giây lát rồi nói: “Dạ lớp 8 Pháp văn”. “Có chết không! Lại gặp chuyện rắc rối nữa rồi!” Tôi tự nhủ thầm.
- Trước đây em học trường nào?
- Dạ thưa thầy con học trường Á Thánh Gẵm!
- À, trường ngay trong khuôn viên nhà thờ Thủ Đức phải không?
- Dạ, đúng vậy.
- Sao em không tiếp tục ghi danh học trường Á Thánh Gẫm?
Bà già cắt ngang:
- Tôi muốn cho con tôi ghi danh học trường các “Frère” mà thôi!
- Nhưng bây giờ th́ trường nào cũng vậy thôi bác à!
- Xin “Frère” giúp cho con tôi đi! Tôi đă mong chờ ngày hôm nay từ lâu rồi! Trước th́ trường các “Frère” chỉ nhận nam sinh, tôi c̣n bỏ qua được, bây giờ các “Frère” phải nhận cả nữ sinh th́ tôi đâu có bỏ qua được!
- Chà! nói thiệt với bác là các lớp 8A cũng như 8P đều hết chỗ rồi...
- Trường lớn vậy mà hết chỗ sao? Con tôi không thể đem theo một cái ghế rồi ngồi chỗ nào cũng được hay sao mà “Frère” nói là hết chỗ?
Tôi đớ người ra!... Thấy sự b́nh tĩnh của bà già, tôi càng khó xử. Cô gái cũng ngạc nhiên không ít, nh́n mẹ rồi lại nh́n tôi. Không biết cô nghĩ ǵ?
- Thưa bác, thật sự là các lớp 8 đă hết chỗ rồi! Tôi đă cho ghi danh quá quy định của sở giáo dục rồi đó!
- Quy định là bao nhiêu?
- Dạ tối đa mỗi lớp chỉ nhận 50 em học sinh...
- Cái “ông... sở ǵ đó” ở đâu? Để tôi tới hỏi “ông” cho ra lẽ! Quy ǵ mà quy... kỳ vậy?

Từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, tôi không đoán nổi bà già này c̣n giở tṛ ǵ đây? Tôi nghĩ nên nói đùa một chút cho đỡ căng thẳng:
- Bác à, cái “ông... sở” ở trên Saigon lận...
- Ở Saigon à, được tôi đi... À, tôi đi... bộ cho chắc. À... mà không được, tôi đang đau chân đi bộ không được...

Vừa nói bà già vừa gác chân lên trên bàn giấy, chỉ cho tôi thấy miếng băng nơi cườm chân. Tôi chới với trước phản ứng và động tác bất ngờ của bà già. Chả lẽ bà bất b́nh thường thật, hay đóng kịch phá bỉnh tôi? Cô con gái cũng ngạc nhiên không ít, chỉ kêu “Mẹ! Mẹ à!” Như vậy chứng tỏ bà không bất b́nh thường lắm! Bà già bỏ chân xuống, với tay lấy giỏ cói đặt trên bàn rồi nói: “Thôi được! Để coi ông... sở nào đó có cho con tôi ghi danh học không! Đây, nhờ “Frère” đem tặng cái này cho ông... sở: Quả lựu đạn đấy!” Bà già mần ṃ trong giỏ cói như muốn lấy ra vật ǵ, miệng lẩm bẩm “lựu đạn này tốt lắm! nổ to lắm!” Tôi không biết phải xử thế ra sao? Đầu óc tôi bỗng loé lên ư tưởng: “Nếu quả thật có lựu đạn, rồi bà già nửa thật nửa đùa, nửa tỉnh nửa khùng... cho nổ tung toé th́ toi mạng! Chẳng lẽ ḿnh đứng đây chịu trận sao? Tam thập lục kế - Tẩu vi thượng sách!”

Tôi chạy ra cửa, xông qua cánh cửa battants chạy vào pḥng chung của cộng đoàn. May quá, thấy Huynh Hồng đang t́m sách trên kệ, tôi lớn tiếng: “Hồng ơi! có một bà già cầm lựu đạn trong tay ḱa!” Huynh Hồng trố mắt nh́n tôi:
- ở đâu?
- trong pḥng giám học
- đi lại coi!

Hai chúng tôi vừa ra khỏi pḥng chung th́ bà già vừa đẩy cánh cửa battants vào, tay phải đang nắm một vật ǵ đó, nói khá lớn tiếng : “Đây! đây! lựu đạn! nhờ thầy đem tặng cho ông... sở nào đó!” Huynh Hồng mắt sáng tỏ, nh́n nắm tay của bà già rồi nói: “Không phải lựu đạn đâu! Đến gần xem!” Tôi lẽo đẽo theo Huynh Hồng. Đến gần, bà già xoè 5 ngón tay ra, cười nói:
- Lựu đạn đây nè!
- Tràng chuỗi mân côi! Huynh Hồng cười lớn.

Tôi như muốn té xỉu, đầu óc quay cuồng. Có thể chơi tôi như vậy sao? Huynh Hồng kéo tay bà già kê trên lang cang, thỏ thẻ nói chuyện. Tôi thờ thẩn trở về pḥng làm việc, ngồi bệt trên ghế. Đầu óc trống rỗng. Tôi nhắm mắt dưỡng thần rồi gục ngă trên bàn lúc nào không biết. Tôi cảm thấy có người vỗ vai, sực tỉnh, ngước mắt nh́n: Huynh Hồng nh́n tôi, thông cảm.
- “Vous” ơi! bà già đó là một bà sơ ḍng [...]. Hoàn cảnh của bà cũng tội nghiệp lắm! Bà lỡ bước với một chàng thanh niên nên phải hồi tục, lấy nhau vài năm sau, được một trai một gái. Chồng bà tử nạn tại chiến trường Kontum. Ba mẹ con dời về Thủ Đức cho đến nay. Gia cảnh không đến nổi tệ, nhưng những biến cố hai tháng qua làm bà bị giao động mạnh và đôi khi... “mát” bậy!
- “Moi” không có tức giận bà ta đâu! “Moi” cũng đoán là bà ta không được b́nh thường. Có lẽ nhiều cuộc đụng độ với hiện thực của cái gọi là đổi đời làm “moi” choáng váng và biết đâu “moi” cũng trở thành... bất b́nh thường!

Hai Huynh Đệ đấu láo thêm vài phút rồi tiếp tục công việc thường nhật của ḿnh. Bỗng anh Tào gọi điện thoại:
- Frère ơi! (tiếng cười hí hí hí...)
- Có ǵ vui thế, anh Tào? Trúng mánh phải không? Bao ăn trưa nghe!
- Mánh đâu mà mánh, nhưng tức cười lắm Frère ơi! Cái bà già sáng nay, sau khi từ trên pḥng giám học xuống, bà hớn hở nói ào ào: ‘hihihhihhi, tôi tặng ông Frère giám học xâu chuỗi, mà ông tưởng là lựu đạn, ông chạy có cờ! hihihihi’
- ...

Chưa hết! mấy đứa học tṛ ở khu vực chợ Thủ Đức chạy vào t́m tôi, hỏi thăm tôi bị ǵ không, và kể lại điệp khúc như trên!

Thiệt là “đổi đời!”