Theo sự tái phối trí các cộng đoàn vùng Saigon - Gia Định của Huynh giám tỉnh Lucien Quảng, cộng đoàn trường La San Mossard và cộng đoàn Đệ Tử Viện sát nhập thành một “cộng đoàn La San Thủ Đức”. Các thành viên trong cộng đoàn gồm có: Huynh trưởng Francois Ánh, và các Huynh Étienne Toàn, Wenceslas Thưởng, Colomban Đào, Joseph Tài, Gervais Hà, Prosper Bá, Alban Thanh, Valéry An, Michel Hồng, Dennis Nhơn, Francois Hiển, Pierre Thắng, Barthélémy Hân, Jean Hoàng Phúc, “thánh Gióp” Jérome Điệp, và cố Hiển - nghĩa tử của ḍng và tuyên úy cộng đoàn. Một số đệ tử muốn tiếp tục “quét lá đa chùa Mộ-Đức”, và được sự đồng t́nh khuyến khích của phụ huynh, đă đến cùng chung và liên kết đồng lao cộng khổ với Huynh Đệ La San Thủ Đức. Các em đệ tử sau biến cố 75 gồm có: Minh Thành, Quốc Thắng, Ngọc Minh, Trần Sánh, Trần Tám, Đỗ Tiến, Thanh Hoàng, Trọng Cường, Quốc Định, Quốc Khánh, Hiển Vinh, “chú chệt” Dũng.

Sau 5 ngày “mừng đại thắng mùa Xuân”, tất cả các nhân viên của chế độ “Ngụy”, tất cả các binh sĩ từ cấp tướng đến b́nh nh́, tất cả những ai có làm việc cho “chính quyền Ngụy” đều phải tŕnh diện ghi tên đi “học tập cải tạo” để được “hưởng khoan hồng của bác và đảng”. Pháp lệnh nói rơ:
* Lịch tŕnh và địa điểm tŕnh diện: theo chỉ thị của từng địa phương.
* cấp úy đến cấp tướng: mỗi người phải đem theo khăn gói áo quần, vật dụng cá nhân, và lương thực đủ dùng trong mười (10) ngày.
* các cấp khác: mỗi người phải đem theo khăn gói áo quần, vật dụng cá nhân, và lương thực đủ dùng trong ba (3) ngày.
* riêng cấp tá và cấp tướng (vùng Saigon, Gia Định): tŕnh diện tại trường Lasan Taberd.

Ba (3) ngày, rồi mười (10) ngày đă qua mà chưa thấy bóng dáng người nào “tốt nghiệp cải tạo” trở về. Nghe đâu lư do là không một ai thuộc chính quyền cũ “học giỏi cả!”, lại nữa "cục sạn trong đầu" quá cứng, không thể "tẩy năo" được!

***

Bà chị dẫn hai đứa cháu trai đến. Bà cho biết là ông anh quá tin tưởng vào sự khoan hồng của bác và đảng. Ngay trước 75, ông đối xử rất nhân đạo với tù binh công sản bị bắt trong vùng Tây Ninh, và ông tưởng rằng ‘người ta’ cũng sẽ thông cảm và đối xử nhân đạo với ông như vậy! Ông ‘dâng’ 3 triệu đồng VNCH để các ‘đấng’ chia nhau, mong được giảm hoặc khỏi đi học tập. Thiệt là tiền mất tật mang: ông đă bị đưa ra Bắc, không hẹn ngày về! “V́ vậy”, bà chị nói tiếp, “xin ‘thầy chú’ giúp giữ hai đứa cháu trai và thay thế ông để giáo dục cho nên người.” Được sự cảm thông chấp thuận của huynh trưởng Ánh, hai cháu Châu 12 tuổi và Thành 11 tuổi sinh sống chung với các em đệ tử.

Một bước đầu quan trọng và mới mẻ cho dân miền Nam trong tiến tŕnh đổi đời là “hộ khẩu”, mà người biết chuyện nói cho nhau nghe rằng đời sẽ khổ: hộ khẩu = hậu khổ. Có người c̣n cho biết: “Đó chẳng qua là một h́nh thức ‘ấp chiến lược’ thời đệ nhất cộng hoà, nhưng phương cách áp dụng hoàn toàn trái nghịch: một bên, gom dân lại để vạch mặt bọn ‘ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản’ trong khi dân vẫn được hoàn toàn tự do đi lại, tự do làm ăn. Đằng này, hộ khẩu là gom dân thành những nhóm rất nhỏ - c̣n nhóm nhỏ nào hay hơn là gia đ́nh cha mẹ và con cái? - để kiểm soát đường đi nước bước, lời ăn tiếng nói, lương thực hằng ngày, và ngay cả tư tưởng của từng người dân, dưới chiêu bài nghe rất xôm tụ: độc lập - tự do - hạnh phúc! - Đó mới thật là loại vũ khí vô h́nh đáng ghê sợ, sẽ đưa đến sự nghi kỵ lẫn nhau trong mỗi hộ: con tố cha, anh giết em, vợ giết chồng”

Ông tổ trưởng khu vực La San và Đ́nh Làng là một cựu học sinh Puginier, Hà Nội. Với nhiều kinh nghiệm sống dưới chế độ “hộ khẩu”, ông tổ trưởng khuyên Anh Em trong trường La San phân chia thành nhiều hộ khẩu khác nhau, mỗi hộ khẩu khoảng 4-5 người. “Rất có lợi sau này, về nhiều mặt”, ông tổ trưởng cho biết. Chúng tôi chia thành 5 hộ, mỗi hộ gồm những Anh Em và đệ tử, nếu được cùng họ là tốt nhất.

Chưa biết “có lợi sau này” như thế nào, nhưng trước mắt thật sự có vài điểm bất lợi :
1. mỗi tuần, mỗi hộ phải có một người đại diện đi họp tổ, học tập chính trị.
2. chủ hộ hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự có mặt của người lạ trong nhà ḿnh [nghĩa là không có tên trong hộ khẩu]. Nếu công an khu vực đột xuất xét nhà- và khá thường xuyên “đột xuất” - mà phát hiện có người lạ trong nhà th́ chủ hộ gặp rắc rối lớn.
3. mỗi hộ phải cử một người tham gia “bảo vệ an ninh” phường khóm; nghĩa là mỗi tối, mỗi hộ phải có người đi canh gác các góc đường dẫn vào khu xóm, từ 9giờ tối đến 5giờ sáng, và phải báo cáo mọi sự việc trái ngược với “nếp sống văn hoá” của nhân dân trong khoảng thời gian đó.

Việc canh gác để “bảo tồn nếp sống văn hoá” này được đặc biệt tăng cường sau nhiều vụ xảy ra, mà điển h́nh là hai vụ sau đây:

* Nghe đâu ở sân trường trung-tiểu-học Cát Lái xảy ra chuyện “cực kỳ phản động”: một buổi sáng vào khoảng 8giờ, ông trưởng ban điều hành vào cổng trường, giật ḿnh thấy dưới cột cờ như có một ngôi mộ mọc lên từ lúc nào. Ông tiến đến gần, một hàng chữ treo trên cánh thập tự: “Hồ Chí Minh chi mộ”. Cùng lúc đó nhiều thầy cô bắt đầu đến làm việc, nh́n thấy “ngôi mộ”, liếc mắt nh́n nhau như muốn cười mà không phải cười, nên ông trưởng ban lại tưởng các thầy cô “mếu khóc”. Ban điều hành và ban giáo viên san bằng “ngôi mộ” mới vỡ lẽ : đếm đi đếm lại đúng 10 tấm ảnh bác Hồ. Th́ ra, trường Cát Lái có 10 lớp, trên tường chính của mỗi lớp đều treo tấm ảnh bác Hồ. Khi các giáo viên vào mỗi lớp mới biết là “bác bị đem đi chôn!”
** Đồng thời với “vụ án ngôi mộ” ở trường Cát Lái, một chuyện “cực kỳ phản động” khác xảy ra ngay trước Đ́nh Làng. Sáng sớm hôm đó, dân làng đi chợ hoặc đi làm việc ngang qua bia tường trước đ́nh làng, có hàng chữ sơn màu đỏ : “cộng sản bắc việt - cút về bắc!” Ai nấy kinh hoàng kháo nhau: “lại có chuyện rồi!” Công an khu vực chạy đến, văng tục một tiếng, rồi kêu mấy đứa thanh niên xung phong bôi xoá hàng chữ phản động đó. Loay hoay măi không bôi xoá được, có đứa chạy t́m búa và đục. Hàng chữ đỏ biến dần, nhưng dấu đục ghi lốm đốm như khắc sâu vào tường hàng chữ “cộng sản bắc việt - cút về bắc!”

***

Vài ngày trước, đă có tin đồn: các trường học sẽ phải mở lại để “các cháu tiếp tục khoá hè bổ túc và hoàn tất năm học 74-75 đă bị gián đoạn v́ chiến tranh chống Mỹ cứu nước”. Huynh trưởng Francois Ánh cử tôi đi dự buổi họp các giáo chức trường tư thục vùng Saigon Gia Định để “đả thông tư tưởng và thống nhất đường lối giáo dục xă hội chủ nghĩa” do sở giáo dục thành phố Hồ Chí Minh triệu tập tại trường Régina Mundi. Trong suốt hơn một tiếng đồng hồ, ông Hoàng Bích Sơn, chánh sở giáo dục, mất hơn 50 phút để giải thích “ai thắng ai?”, dẫn chứng “tính chất ưu việt của chủ nghĩa cộng sản và sự ưu việt của bác và đảng trong cuộc đấu tranh dành lại độc lập-tự do-hạnh phúc cho dân tộc”. Phần quan trọng nhất của buổi họp đầu tiên liên quan đến vấn đề giáo dục và các tổ chức sinh hoạt thanh thiếu niên, các hội đoàn, đoàn thể học sinh cũng như tôn giáo liên quan đến việc “huấn luyện - đào tạo” v.v... được tóm gọn trong hai “chỉ đạo” sau đây:

1. Về trường sở và các lớp học các cấp:
- Tất cả các trường học có trước ngày cách mạng thành công, trường công cũng như trường tư, sẽ phải tiếp tục chương tŕnh học của niên khoá 74-75. Khoá học này được gọi là “khoá hè bổ túc”, khai giảng đồng loạt từ ngày 15 tháng 5 và kết thúc ngày 31 tháng 8.
- Ban hiệu trưởng cũ, từ nay gọi là “ban điều hành” vẫn tạm thời tiếp tục lănh đạo tổ chức trường, lớp, thời dụng biểu, ghi danh thu nhận học sinh, v.v... Sẽ có chỉ đạo của Pḥng giáo dục cấp quận, huyện, trong thời gian ngắn nhất sắp tới về “ban điều hành” này.
- Ban giáo viên cũ sẽ tiếp tục đến dạy các cháu trong các lớp liên hệ, cho đến khi có sự điều chỉnh mới, hoặc thuyên chuyển từ trường này đến trường khác do Pḥng giáo dục địa phương chỉ đạo.
- Các trường tư có thể tạm thời thu nhận phân nửa học phí và chính phủ cách mạng bù đắp thêm phân nửa kia, để chi dùng trong việc tổ chức nhà trường và lương bổng của ban giáo viên, cho đến khi có chỉ đạo mới của pḥng giáo dục địa phương.

2. Về các tổ chức, hội đoàn, hiệp hội: Tất cả các hội đoàn, tổ chức, hiệp hội, dưới bất kỳ h́nh thức nào cũng phải “đăng kư”, và chỉ được tiếp tục hoạt động sau khi sở giáo dục thành phố Hồ Chí Minh chính thức chấp thuận bằng văn bản hợp lệ. Huynh Félicien Lương, đương nhiệm chủ tịch hiệp hội giáo chức công giáo, định hỏi thêm chi tiết về việc tiến hành sự đăng kư, nhưng nghĩ lại “chắc cũng điệp khúc muôn thuở: đăng kư và đăng kư” nên thôi. Anh chị em giáo viên nh́n nhau, cười nói: “đăng kư trong xă hội xă-hội-chủ-nghĩa có nghĩa là... dẹp tiệm!”

***

Ngày 10 tháng 5, 1975, mới khoảng 5 giờ sáng, đă thấy từng đoàn người rợp cờ sí tập trung trước hội trường La San Mossard, đứng theo hàng trên sân bóng rổ cuối phía vườn cây dầu. Trước mỗi tốp hàng người có một bản ghi “Phường... Huyện Thủ Đức.” Một biển ngữ nền đỏ chữ vàng “Toà Án Nhân Dân” treo trước hội trường. Một dăy bàn dài với hàng ghế được xếp sẵn ngay trên bục cao nh́n xuống. Trên sân bóng rổ ngay dưới bậc cấp, một dăy bàn dài khác có sẵn ghế, và trên dăy bàn có 3 micro. Hai bên dăy bàn có hai bục gỗ, trước mỗi bục gỗ có sẵn chân micro. Giữa hai bục gỗ, 4 “quan tài” gỗ thô sơ, như chờ đợi... Thấy cảnh tượng kỳ lạ này, tôi chạy về pḥng lấy máy chụp h́nh. Đang loay hoay định chụp, bỗng như có ai vỗ vào vai tôi. Ngẩng đầu lên, một người tay mang băng vải đỏ chữ vàng “PRESS”, ḷng tḥng 2, 3 máy chụp h́nh trước ngực, nh́n tôi, mỉm cười rồi nói nhỏ: “Frère! [tôi mặc áo ḍng đen cổ trắng] Frère có giấy phép hành nghề kư giả, báo chí không?” Tôi lắc đầu. Anh ta cười dí dỏm nói: “Em biết Frère có ư định ǵ. Nhưng, Frère đi ngay, cất máy chụp h́nh, nếu không th́ tụi nó bắt Frère đó!” Tôi lẩm bẩm: “ǵ mà ghê quá vậy!” rồi vội vàng chạy về pḥng cất máy chụp h́nh.

Kết quả của vụ xử hôm đó: Toà Án Nhân Dân xử tử h́nh “Bốn tên ác ôn lính ngụy, phá hoại nhân dân và tiếp tục chống đối cách mạng”. Cả bốn người bị đem đi xử bắn tại khu vực gần Đường Sơn Quán, Thủ Đức ngay sau đó.

***

Dạy dỗ và giáo dục các cháu là bổn phận hàng đầu của Huynh Đệ La San, cho nên hôm sau, mỗi cộng đoàn họp bàn thảo chi tiết cho ngày khai giảng “khoá hè bổ túc”. Những công tác cần thực hiện ngay:
1. liên lạc và triệu tập buổi họp các cựu giáo viên, lên danh sách ai c̣n, ai vắng, vào ngày 10 tháng 5.
2. mời ban văn pḥng và thư kư cũ tiếp tục làm việc, bổ sung nhân sự nếu cần.
3. lập danh sách và hồ sơ của “các cháu” theo lớp cũ, bổ túc sỉ số nếu cần.
4. phân chia công tác giám học mỗi cấp, tổng giám thị và giám thị.

Buổi họp đầu tiên của ban giáo viên trường La San Mossard, kể từ ngày trường tạm thời đóng cửa v́ chiến cuộc, sao mà thân t́nh và vui nhộn thế! Thầy cô quen thân hay chưa quen thân lắm tay bắt mặt mừng, “tưởng là... đi rồi chứ! hihihihihahahaha”. Bầu không khí sinh hoạt của Huynh Đệ và ban giảng viên bỗng trở nên sinh động và náo nhiệt lạ thường. Ai ai cũng cười cười nói nói vui tươi, như đồng cỏ cháy trong hạn hán gặp được cơn mưa rào. Thiệt là “cá sống nhờ nuớc!” Ai cũng sẵn sàng t́nh nguyện làm mọi chuyện hợp khả năng ḿnh để tưng bừng khai giảng khoá hè bổ túc, v́ “La San vẫn c̣n đây!”

Trong khi ban giáo viên vui vẽ chuẩn bị ngày khai giảng khoá hè bổ túc, th́ pḥng giáo dục huyện Thủ Đức cho người đến chỉ đạo:
1. Tất cả giáo viên phải giao nộp hồ sơ gồm các tiết mục:
   a/ lư lịch đầy đủ theo mẫu chỉ định,
   b/ “phê và tự phê” về quá tŕnh dạy học trong 6 tháng đầu năm học 74-75;
   c/ làm đơn nêu rơ lư do xin tiếp tục hoặc xin nghỉ dạy học trong khoá hè bổ túc;
   d/ cam kết hoàn toàn tuân theo mọi chỉ đạo của sở giáo dục.
2. Tất cả các giáo viên phải tham dự buổi “học tập chính trị” suốt hai ngày 12-13 tháng 5 tại trường Lasan Thủ Đức.
3. Hồ sơ phải giao nộp đúng 5 giờ chiều hôm nay.

Anh Chị Em nh́n nhau, nhún vai mỉm cười ư nhị. Nhưng dù sao th́ cũng phải chuẩn bị tinh thần theo khoá học tập chính trị.

1. Bài học thứ nhất: Ai thắng ai? Diễn giả thao thao bất tuyệt ca ngợi thành tích của nhân dân ta trong việc “chống Mỹ cứu nước và đánh tan quân Ngụy giải phóng dân tộc”, dưới sự lănh đạo ưu việt của bác và đảng cộng sản. Chỉ có đảng cộng sản mới có thể lănh đạo cuộc cách mạng của giới công nhân và lao động đến thắng lợi cuối cùng...
2. Bài học thứ hai : Hiện tượng và bản chất.
   a. * bản chất của Mỹ : đế quốc, phong kiến, hũ lậu, sen đầm quốc tế, thực dân kiểu mới.
       * hiện tượng của bản chất thực dân kiểu mới của Mỹ: xâm lượt bằng vũ lực, truyền bá và đầu độc dân tộc ta bằng văn hóa đồi trụy, lừa gạt thế giới bằng những xảo quyệt kỹ thuật.
   b. * bản chất của chủ nghĩa cộng sản theo hệ tư tưởng của Các-mác Lê-ni-nít là đỉnh cao trí tuệ của loài người.
       * hiện tượng của chủ nghĩa Mát-xít Lê-ni-nít : giải phóng dân tộc, đánh bại đế quốc xâm lượt dành lại độc lập, đem lại dân chủ-tự do-hạnh phúc, đem lại cơm no áo ấm cho nhân dân ta.

Để biện chứng cho những luận lư siêu việt trong “hệ tư duy Cát-mát Lê-ni-nít” đă đem lại chiến thắng toàn vẹn của nhân dân ta, ban giảng huấn mời hai nhân chứng lịch sử tŕnh bày hai “sự cố” sau đây:
   a. Sau khi anh hùng sô-viết Gagarine chinh phục không gian trở về an toàn, và lần thứ hai có đồng chí Phạm Tuân thân kính của chúng ta tháp tùng không-gian-đoàn sô-viết bay vào vũ trụ, cũng trở về an toàn, th́ đế quốc Mỹ cay cú “bịa chuyện” là đă đặt chân lên mặt trăng! - Xảo quyệt không tả nổi! Nhân dân sô-viết là đỉnh cao trí tuệ mà c̣n chưa lên mặt trăng được th́ làm ǵ mà đế quốc Mỹ lên được!
Giáo viên chỉ biết nh́n nhau mỉm cười.
   b. “Giặc lái” đế quốc Mỹ tưởng ngon lành, bay qua lượn lại trên không phận Hà Nội mà chẳng làm ǵ được, chẳng t́m được dấu vết những “anh hùng lái máy bay” của nhân dân ta. Thật ra, các anh hùng lái máy bay của nhân dân ta đem máy bay lên “núp” trong những đám mây, “đợi“ giặc lái đế quốc Mỹ khơi khơi đi ngang qua, là anh hùng lái máy bay của nhân dân ta bắn hạ ngay... [những tiếng vỗ tay hoan hô, cười hét đă đời của thính giả miền Nam vang dội cả hội trường... làm người nhân chứng thứ hai nổi hứng, kể tiếp:]
Các đồng chí biết không, để chống trả máy bay đế quốc Mỹ, quân đội nhân dân ta chia ra từng tốp ba người: hai bộ đội trai và một bộ đội gái, giữ các ụ pḥng không. Chỉ cần hai súng dài và một súng ngắn. Một hôm, máy bay đế quốc Mỹ bay quần trên không phận ta, có một bộ đội gái nghe tiếng máy bay đế quốc Mỹ đến gần, chụp lấy súng dài của một bộ đội trai, dựng đứng lên và khi máy bay lượn trên đầu, bộ đội gái bóp c̣: đoọaaanh. Chỉ một phát là tên giặc lái đế quốc Mỹ chết ngay, máy bay bốc lửa. [tiếng cười khoái chí lại vang động, xen lẫn vài câu đùa “anh bộ đội trai đó... đă thiệt!...”]
3. Phê và tự phê theo nhóm. Mỗi giáo viên trong nhóm khoảng 20 người, phải tuần tự “phê và tự phê” những hành vi sai trái của ḿnh, “những tội lỗi” của ḿnh đối với bác và đảng trước khi cách mạng thành công, trước khi được giải phóng khỏi kềm kẹp của đế quốc Mỹ và của Ngụy-quân Ngụy-quyền. Trước giờ “phê và tự phê”, anh chị em giáo viên đă rỉ tai cho nhau “coi chừng cẩn thận đó nghe! chớ phát ngôn bừa băi mà khốn đấy!”
Một giáo viên bị bất ngờ chỉ định nói lên tư tưởng của ḿnh về “Ai thắng Ai?” và phải “thành khẩn” nói sự thật. Anh Trực lưỡng lự đôi phút, rồi khẳng khái nói: “Ai thắng Ai? Chúng ta đă rơ ràng quá rồi. Điều tôi học được là đế quốc Mỹ và Nguỵ-quân Nguỵ-quyền đă tháo chạy, đem theo bao nhiêu là vật dụng tài sản... Mà cũng để lại nhiêu là tàn tích... [im lặng] Tôi cũng đă học được nhân dân ta thừa thắng xông lên, tiến nhanh tiến mạnh lên xă hội xă-hội-chủ-nghĩa. Sự thành công này là do “đỉnh cao trí tuệ” của chủ nghĩa Mác-xít Lê-ni-nít... Sự việc ǵ cũng vậy... Lên cao độ... rồi cũng phải đụng trần nhà... Đụng trần nhà rồi cũng phải xuống... Chẳng lẽ đục thủng trần nhà?... Tôi hết lời...” Vài tiếng vỗ tay lác đác đó đây, nh́n kỹ th́ đó là từ hai ông cán bộ điều khiển buổi “phê và tự phê”; một số anh chị em giáo viên, h́nh như muốn phá tan bầu khí ngột ngạt, cũng bắt đầu vỗ tay, với sự tiếp ứng của tất cả anh chị em trong pḥng. “Ai t́nh nguyện nói tiếp?” Một trong hai cán bộ hỏi. “Nếu không ai t́nh nguyện, th́ ḿnh theo thứ tự: người bên tay phải anh Trực bắt đầu.” Một giáo viên giơ tay hỏi: “xin cán bộ cho biết “tư duy” của cán bộ về lời phê và tự phê của thầy Trực. Phê và tự phê như vậy có đúng bài bản không? Thú thật đây là lần đầu tiên, có thể nói là hầu hết anh chị trong chúng tôi ở đây, mới dự buổi học tập với phê và tự phê, nên không biết phải làm sao, phải nói sao cho đúng bài bản?...” Một cán bộ trả lời: “giả sử...”

Vừa nghe hai chữ “giả sử”, đầu óc tôi bỗng quay cuồng, liên nghĩ đến hai chữ “giả sử” của nhà văn West L. Morris, đồng thời nhớ đến câu chuyện một người bạn vừa kể cho tôi vài ngày trước.
Cuộc đời của anh Khiết, di cư năm 54, h́nh như gắn liền với số phận đi đâu cũng ở tù:
1. miền Bắc từ 1946-1950 dưới chế độ cộng sản vừa tuyên ngôn độc lập năm 1945;
2. miền Nam từ 1959-1963 dưới thời đệ nhất cộng hoà;
3. miền Nam từ 1970-1973 dưới thời đệ nhị cộng hoà.
Không biết dưới chế độ “đổi đời” này, anh Khiết đă chuẩn bị kiếp sống “đổi đời...tù” chưa! Anh Khiết kể :

“Năm 1949, thời kỳ kháng chiến, việc chống thực dân Pháp rất đa dạng: du kích, tấn công đồn bót Pháp... Có một h́nh thức diệt địch [và tự diệt để lập thành tích] rất ghê gớm : ôm ḿn, bom nhỏ, thuốc súng, v.v... nhảy vào đồn bót hoặc chỗ đông người Pháp tụ tập, hoặc để ám sát một nhân vật quan trọng nào đó.

Một hôm, sau ngày ‘lao động là vinh quang’, đám tù cải tạo chúng tôi học tập về ‘yêu nước, yêu xă hội chủ nghĩa’. Tên cán bộ lớn tiếng nói:”‘yêu nước, yêu xă hội chủ nghĩa’ là thế nào? Làm sao ḿnh biết ḿnh yêu xă hội chủ nghĩa hay không?” Không một ai trả lời. Tên cán bộ nói tiếp:
- giả sử đồn bót của thực dân Pháp cách đây một cây số. Giả sử có một người ‘yêu nước, yêu xă hội chủ nghĩa’ t́nh nguyện ôm bom chạy vào đồn bót đó để diệt quân thù. Ai trong các anh t́nh nguyện ôm bom chạy vào?

Không một ai trả lời. Mặt người nào người ấy dửng dưng như thể ‘không nghe - không thấy - không biết’ ǵ hết. Tên cán bộ lập lại 2 rồi 3 lần. Không có phản ứng ǵ. Tên cán bộ có vẽ bực tức hét lớn tiếng:
- Cải tạo ǵ mà cải tạo? cải tạo như các anh th́ cải tạo rục xương cũng không xong... Coi đó, hắn bỗng đổi giọng, chỉ là giả sử thôi mà không ai phản ứng, th́ làm sao nói được là ‘yêu nước, yêu xă hội chủ nghĩa’? Thế nào, có ai giả sử làm anh hùng dân tộc không nào? Chỉ là giả sử thôi mà!

Tên cán bộ lập đi lập lại hai chữ ‘giả sử’, khi th́ như đe dọa, khi th́ như khích lệ, khi th́ như nài nỉ.... chăm chăm nh́n thẳng vào mặt người này đến người khác. Trong bầu không khí ngột ngạt, căng thẳng đó, đám tù cải tạo chúng tôi cứ ‘b́nh chân như vại’. Sau một lúc, một anh tù cải tạo trông c̣n rất trẻ, có vẻ nóng ḷng bực bội, giơ tay nói: “Nếu là giả sử th́ tôi giả sử làm người anh hùng đó!” Tên cán bộ vỗ tay đôm đốp, khen lấy khen để anh tù giả sử làm anh hùng.

Buổi học tập chấm dứt, chúng tôi được phép lăn ra ngủ. Nhưng ai nấy đều nh́n anh bạn trẻ, lắc đầu, thở dài. Một tuần trôi qua có vẻ b́nh thường, nhưng ai nấy đều cảm thấy một điều ǵ chẳng tốt sẽ xảy đến. Quả thật, sáng sớm ngày cuối tuần, cán bộ trực trại đến pḥng chúng tôi, kêu “anh Chính, đi làm việc!” [anh Chính là người tù cải tạo trẻ nhất trong bọn chúng tôi, và đă ‘giả sử’ làm anh hùng... rơm] Ai nấy đều lo sợ cho anh Chính. Quả thật, anh Chính ra khỏi pḥng chưa được bao lâu th́ chúng tôi nghe tiếng quát tháo giữa tiếng khóc lóc cầu cứu:
- chính anh t́nh nguyện làm anh hùng phải không?
- không, không phải, hic hic hic.... tối hôm đó, cán bộ nói là chỉ giả sử thôi mà, hic hic...
- không cần biết giả sử hay thật sử, mầy đă lên tiếng giữa đồng đội và các cán bộ làm chứng.
- nhưng... hic hic... tội nghiệp tôi lắm! vợ con tôi không ai chăm lo, mẹ già hic hic...
- khỏi lo, nhà nước sẽ lo liệu cho tất cả gia đ́nh, v́ nếu anh ôm ḿn đến bót tây thực dân, th́ anh là anh hùng và là tử sĩ, bác và đảng thưởng công xứng đáng cho các gia đ́nh tử sĩ.
- hic hic... nhưng mà tôi không có t́nh nguyện!
- t́nh hay không t́nh cũng thế thôi!
- hic hic....
Rồi tiếng “hic hic...” xa dần, xa dần. Về sau chúng tôi không c̣n thấy anh Chính nữa. Hay là anh Chính giả sử ... chết rồi!”


“Đến phiên Frère rồi ḱa!” Anh bạn ngồi bên cạnh khẻ thúc vào hông tôi. Tôi giật ḿnh hốt hoảng. Biết nói chi đây! Tôi ú ớ: “giả sử, à à... đế quốc Mỹ xâm chiếm nước ta... À phải rồi, cuộc chiến nào cũng là một vụ đánh cướp vĩ đại - tôi không nhớ đă đọc trong sách nào viết như vậy. À à... đế quốc Mỹ đánh vào miền Nam nước ta... ờ ờ... đă cướp bóc nhân dân ta... Nhưng, nhân dân đă đại thắng, đă đánh cho Mỹ cút Ngụy nhào... Như vậy th́ ‘ai thắng ai’ đă rơ...”

Sau giờ học tập, vài người bạn đến nói nhỏ : “Sách nào mà sách! sách trong đầu Frère đó! nhưng... hay tuyệt!” Buổi học tập hôm sau, nhiều người rầm ŕ rỉ tai nhau: “Anh Trực đâu rồi?” Một vài người nói nhỏ với tôi: “May mà Frère nhanh trí chửi Mỹ nghe cũng khá đó, nếu không th́ không biết sao mà lường trước được.”

Chiều hôm đó, ai ai cũng trầm lặng hơn. Khi bị hỏi th́ chỉ lặp lại những ǵ mà giảng viên đă nhai đi nhai lại nhiều lần trong giờ học tập.