Trước biến cố 75, trong khuôn viên La San Mossard Thủ Đức, có hai cộng đoàn:

1. Cộng đoàn Trường La San Mossard, đặc trách việc tông đồ giáo dục cho các em học sinh tiểu học, trung học đệ nhất cấp và một phần trung học đệ nhị cấp. Phần nổi bật đặc biệt của cộng đoàn trường La San Mossard là điều hành cho học sinh nội trú các cấp.
2. Cộng đoàn Đệ Tử Viện La San Thủ Đức, đặc trách việc huấn luyện, đào tạo và nuôi dưỡng ơn gọi cho các em có ư muốn tiếp nối sự nghiệp giáo dục thanh thiếu niên của các vị Đàn Anh, theo tôn chỉ và đường hướng mà cha thánh tổ phụ La San đă đề ra trên 300 năm trước. Các em đệ tử hoàn toàn nội trú, quanh năm suốt tháng, tại Đệ Tử Viện. Sau 2 hoặc 3 năm, các em được chuyển ra Chuẩn Viện (trước 1970 gọi là Sơ Tập Viện) tại Đồi La San Nha Trang. Nếu c̣n nuôi ư muốn và được ban giảng huấn chấp nhận, các em sẽ tiếp tục được huấn luyện và đào tạo 1 năm tại Thỉnh Viện. Khởi sự cho việc dấn thân vào “cuộc đời dâng hiến phục vụ giáo dục thanh thiếu niên”, qua nghi thức nhận lănh áo ḍng, các em tiếp tục 2 năm Tập Viện, 2 năm Thần Học. Sau 3 năm Đại Học, cuộc đời “dấn thân cho tuổi trẻ, v́ tuổi trẻ, với tuổi trẻ” thực sự bắt đầu.

***

Vài ngày tương đối yên tĩnh và lắng động tâm thần trôi qua, tôi bắt đầu hoàn chỉnh tập phiếu điểm của các em đệ tử lớp 8 và 9. Cũng may mà chúng tôi đă cho các em thi đệ nhị tam cá nguyệt hồi đầu tháng ba, nên sổ điểm của các em cho năm học 74-75 tương đối khá đầy đủ. Huynh Hồng ghé vào pḥng, đưa cho tôi lá thư của Huynh giám tỉnh Lucien Quảng. Đó là Phận Vụ Lệnh thuyên chuyển tôi về trường La San Đức Minh “để thực thi đức vâng lời.”

“Huynh giám tỉnh bắt đầu ‘tái phối trí lực lượng’ trong tỉnh ḍng, tôi nghĩ. Cũng nên lắm!” Tôi định đến nhiệm sở mới ngay chiều hôm đó, nhưng v́ cần phải làm cho xong các phiếu điểm, nên tôi viết cho Huynh giám tỉnh : “Con xin vâng! Nhưng xin cho con thêm hai ngày để con hoàn tất các phiếu điểm cho các em đệ tử...”. Tôi nhờ Huynh Hồng đem ngay thư hồi âm cho Huynh giám tỉnh. Sau khoảng 3 tiếng đồng hồ, Huynh Hồng trở về với mẫu giấy với hàng chữ: “Giám Tỉnh gởi: Frère An ở lại và nhập cộng đoàn La San Mossard Thủ Đức”. “Fiat!” tôi nói với Huynh Hồng. Cả hai cùng phá lên cười.

Thông thường Huynh giám tỉnh đến thăm cộng đoàn Kinh Viện vào khoảng cuối năm học, gặp riêng từng Kinh Sinh, đặc biệt Kinh Sinh năm cuối, để chuẩn bị tinh thần các Kinh Sinh sắp ra trường sẵn sàng “...đến làm việc tồng đồ bất kỳ nơi nào Hội Ḍng và các bề trên trong ḍng sai đi...” (Lời khấn ḍng)

Ngày 29/4 đến 2/5 năm 1970, theo chương tŕnh đă định, Huynh giám tỉnh Bruno đến thăm cộng đoàn Kinh Viện, và năm 1970 cũng là năm cuối Kinh Viện Đại Học của tôi. Thú thật tôi không lo nghĩ ǵ về “nhiệm sở đầu tay” sẽ là cộng đoàn hoặc trường sở nào? Trong tuần đó, Huynh Hồng và tôi học “Khoá Dự Bị Bằng Rừng” của Đạo Lâm Viên, tổ chức tại Rừng Tùng Nguyên. Sáng sớm ngày 1/5, tôi xin phép ghé về nhà có chuyện rất cần, v́ tôi nghĩ không thể bỏ qua dịp Huynh giám tỉnh thăm viếng cộng đoàn “theo gíáo luật” mà không gặp Ngài. Về nhà lúc 7giờ sáng. Có lẽ các Huynh Đệ đi lễ bên trường Adran chưa về. Đến “Bonheur Vert” - một nhà xây kiểu Pháp dùng làm nhà hội họp, hoặc giải trí - thấy cánh cửa sổ vỡ tung, kiếng tung toé khắp nơi. Chạy ṿng ra phía sau, cánh và khung cửa sổ của pḥng khách biến đâu mất, bày trơ lởm chởm những mảnh xi-măng và đá gạch. “Bị pháo kích! - chắc là B40 hoặc B41!” Huynh Hồng nói lớn.

Khoảng 15 phút sau, các Huynh Đệ đi lễ về. Ai nấy có vẻ trầm tư. Tôi chạy đến chào Huynh giám tỉnh. Huynh giám tỉnh cười nói: “May cho con đó! Tối qua mà con ở đây chắc chạy tán loạn rồi!” Thật ra là may cho Huynh giám tỉnh hơn! Các Huynh Đệ cho biết, tối qua khoảng 8giờ rưởi, Huynh giám tỉnh nói chuyện với cộng đoàn trong pḥng lớn. Bỗng nghe “vùvùvù” thật lớn và tiếp đến là tiếng nổ chát chúa, và tiếp theo là tiếng mảnh kiếng tung toé như mưa đá. Vài Huynh chạy lên “Bonheur Vert” th́ mới hay là cánh cửa sổ trong pḥng Huynh giám tỉnh bị lủng một lỗ lớn, và chiếc áo ḍng mắc đầu giường bị rạch một mảnh dài. Một Huynh Kinh Sinh cười nói : “hôm nay là ngày lễ Lao Động, chắc là vici tấn công toà tỉnh để lập thành tích dâng bác và đảng...Ồ, không phải đâu! vici đón chào đại Huynh trưởng đó!” Huynh giám tỉnh cười thoải mái: “mấy ‘vous’... thiệt!”

Tôi đến gặp Huynh giám tỉnh: “Bề Trên có muốn nói chuyện riêng với con không?” Huynh giám tỉnh nh́n tôi: “Thôi! Bề trên phải về Saigon sáng nay.” H́nh như Huynh giám tỉnh sực nhớ là tôi sắp ra cộng đoàn, nên mỉm cười hỏi: “À, con đi đến cộng đoàn nào cũng được phải không?” Tôi chỉ ầm ừ cho qua, v́ biết Huynh giám tỉnh mà đă có sự sắp xếp rồi th́ chỉ biết “xin vâng”, ngoại trừ vài trường hợp đặc biệt ḿnh có thể tŕnh bày, đối thoại, để cả đôi bên cùng thỏa thuận và vui vẻ “đến bất cứ nơi nào mà hội ḍng hoặc các bề trên sai đi”. Lại nữa Huynh giám tỉnh Bruno “quá” biết tôi khi tôi c̣n là tập sinh năm thứ hai.

Tôi c̣n nhớ một câu chuyện vui vui về Huynh giáo tập Bruno. Sau tập viện năm thứ hai, tôi lên Kinh Viện Đà Lạt. Trước Trung Thu vài tuần, một số Huynh rủ tôi lên Domaine de Marie, ở cây số 4, học làm bánh trung thu. Tôi thích nhất và có lẽ dễ làm nhất là bánh dẻo. Học thành tài rồi áp dụng ngay. Tôi gởi tặng Huynh giáo tập Bruno một chiếc bánh dẻo với hàng chữ: “... chính tay con làm bánh dẻo này đó!” Khoảng 10 ngày sau, tôi nhận được thư cám với hàng chữ: “... bánh ‘ngon’ lắm, NHƯNG ném chó chắc nó ... chết! hihi!”

Vào đầu tháng 6, 1970 Huynh trưởng Francis Trí trịnh trọng đọc “Phận Vụ Lệnh” cho các Huynh Kinh Sinh sắp ra phục vụ giới trẻ tại các cộng đoàn. Đến phiên tôi: “... Điều Frère Valéry An đến cộng đoàn Đệ Tử Viện La San Thủ Đức để thực thi đức vâng lời.” Nhiều tiếng vỗ tay, xen lẫn vài tiếng cười nói: “Chào mừng ‘dé-formateur’!... hihiihihiii” Đó là “Phận Vụ Lệnh” đầu tiên trong đời của tôi.

Sau 3 năm làm việc với Huynh trưởng Colomban Đào, thành thật mà nói, tương đối thành công: tôi vui sướng đồng hành với các đệ tử, và nhận được sự đáp trả chân t́nh quí mến của các em. Tuy nhiên tôi cũng có nghĩ tới việc xin đổi đến các cộng đoàn khác, trực tiếp với học sinh nhiều hơn, và để học hỏi thêm kinh nghiệm trong nhiều môi trường sinh hoạt khác nhau, và cũng để thay đổi bầu không khí thường ngày. Trong một cuộc dẫn đội tuyển bóng rổ học sinh trường Kỹ Thuật La San Cần Thơ đi đấu bóng rổ “liên trường Lasan”, Huynh trưởng Alexandre Ánh và Huynh “ông bầu thể thao” Joseph Hạnh - lớp nhà tập sau tôi một năm và cùng lớp Kinh Viện Đà Lạt - rủ tôi xin về Cần Thơ : “Học sinh miền Tây sinh động, thân t́nh lắm!” Vài ngày sau, Huynh trưởng Chuẩn Viện Đồi La San Nhatrang, Mutien Ngọc, cũng “dụ” tôi về Đồi La San: “Em quen biết các em đệ tử, và tiếp tục đồng hành với các em ở Chuẩn Viện Đồi La San Nha Trang, cũng là điều hay! Hơn nữa, em đă ở Đồi La San 7 năm, em biết nếp sinh hoạt vui tươi thân t́nh như thế nào rồi, nên em xin đi Chuẩn Viện là... đúng rồi!” Tôi chỉ cười.

Nhân dịp tỉnh tâm hằng năm tại trường La San Mossard, tôi đến gặp Huynh giám tỉnh Bruno, và xin đổi về Cần Thơ - tuyệt nhiên tôi không đề cập ǵ hết về Chuẩn Viện. Sau một hồi nói chuyện vui vẻ về sinh hoạt của tôi trong 3 năm qua ở Đệ Tử Viện, bỗng Huynh giám tỉnh vừa cười vừa hỏi: “... có ĺ bằng ông Thiệu không?” Tôi hơi sững sờ, nhưng vài giây sau tôi hiểu được ư nghĩ của Huynh giám tỉnh. Tôi cũng cười trả lời: “... chắc đâu đó!” Rồi cả hai cùng cười thoải mái. Huynh giám tỉnh có vẻ nghiêm trở lại rồi nói: “Cho con được quyền lựa chọn: 1. Chuẩn Viện Đồi La San Nha Trang; 2. Đệ Tử Viện La San Thủ Đức!”

Tôi nghĩ thầm “Vậy th́ cũng... như không!” Và kể từ hôm đó, tôi không nhận thêm một “Phận Vụ Lệnh” nào nữa từ Huynh giám tỉnh Bruno.

***

Không biết Huynh Barthélémy Hân “đổi màu” từ lúc nào mà rất hăng say tích cực tham gia tất cả các công tác, mệnh lệnh của “chính quyền cách mạng” ngay từ tuần đầu tháng 5, 1975. Chỉ 1,2 ngày sau “đại thắng mùa Xuân”, các ống loa sắt to tướng được mắc quanh chợ Thủ Đức. Vài bài hát nghe nhai đi nhai lại nhiều nhất: giải phóng miền Nam; bác cùng chúng cháu hành quân; mùa xuân về... vui sao nước mắt lại trào, v.v... Sau mỗi bài hát luôn luôn có lệnh: “... đem giao nộp cho chính quyền cách mạng tất cả những sách tập, báo chí, văn hoá đồi trụy... do Mỹ-Ngụy đầu độc đồng bào”. Những bản nhạc miền Nam trước biến cố 75 đều bị xếp hạng là “nhạc vàng”. Khẩu hiệu thường được nhắc đi nhắc lại: “Nhà sạch nhà, phố sạch phố”, vân vân và vân vân...

Huynh Hân được thuyên chuyển đến trường La San Mossard đầu năm học 74-75 làm giáo viên Anh văn cho học sinh các cấp trung học. Là giáo viên Anh ngữ, chắc hẳn Huynh biết quá rơ văn hoá Mỹ-Ngụy “đồi trụy” như thế nào, và những sách tập báo chí Mỹ mà Huynh thường dùng để tham khảo, hoặc để dạy cho học sinh “cực kỳ phản động” làm sao! C̣n những bản nhạc “anh-anh em-em” Huynh quá quen thuộc tên tác giả lẫn ca sĩ, mà Huynh thích thú nghe như một liều thuốc “thư giăn” thật sự là... “vàng khè” như thế nào! Loa sắt ầm ĩ kêu gọi “đem giao nộp” là ... đúng rồi! Thế là Huynh Hân vơ vét hết các sách tập báo chí, băng nhạc băng video trong các kệ sách ở các pḥng đọc sách của học sinh cũng như trong thư viện của các giáo sư, kể cả những tài liệu “Mỹ-Ngụy” Huynh đă dùng để dạy học sinh gần một năm qua... và hồ hởi phấn khởi khệ nệ khiêng ra pḥng tiếp thu để giao nộp. Có đến trên 10 thùng lớn! Quả là “lập thành tích” vượt mức chỉ tiêu mà chính quyền cách mạng mong ước!

Huynh Joseph Tài, là người “có tinh thần phục vụ người nghèo” đúng nghĩa (tất nhiên là nghĩa tốt, nghĩa tích cực), và mặc dù vài Anh Em cho rằng Huynh Tài là người “progressif” sau chuyến du học ở Pháp về năm 1969, cũng phải lắc đầu ngạc nhiên: “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên xă hội chủ nghĩa - nhanh, mạnh, vững chắc đến thế sao?”

Để ăn mừng chiến thắng mùa Xuân, và cũng là dịp quá tốt để kính dâng lên bác “người lănh đạo cách mạng đến thành công” nhân ngày sinh của bác ngày 19 tháng 5, chính quyền cách mạng ra lệnh mỗi hội đoàn, mỗi trường sở, mỗi cơ quan phải tích cực tham gia một mục văn nghệ, ca hát, ảo thuật biểu hiện “ḷng yêu nước - yêu xă hội chủ nghĩa”. Không biết Huynh Hân gom tụ đâu được trên dưới 10 thanh niên nam nữ thành lập tốp ca. Huynh Hân nhờ tôi tập hát. Huynh trưởng và vài Huynh Đệ khác to nhỏ khuyến khích: “Chịu khó đi ‘vous’, không th́... mệt lắm!” Thú thật, tập hát vài bài ca của Trịnh Công Sơn như “Nối Ṿng Tay Lớn”, “Huế Saigon Hà Nội”... - là những bài ca trước biến cố 75 tôi rất mê thích - mà tôi c̣n cảm thấy lợm giọng, huống chi tập hát những bài hát “100% hồng hồng đo đỏ!”. Khi Huynh Hân nhờ tôi tập hát bài “tháng năm - tháng hoa bác Hồ”, tôi kịch liệt từ chối. Tập bài “Mùa Xuân trên thành phố Hồ Chí Minh” xem ra c̣n được, v́ câu : “... vui sao nước mắt lại trào” nghe có vẻ hiện thực, và mỗi người có thể hiểu và diễn nôm theo ư nguyện của ḿnh! Tuy nhiên, để duy tŕ “t́nh Anh Em cùng chung và liên kết trong mọi hoàn cảnh hiện tại”, tôi đề nghị Huynh Hân thay bài hát khác, bài “Hoa vẫn nở trên đường quê hương” của Miên Đức Thắng, v́ tôi nghĩ rằng dù bài hát xem ra không hợp thời cho lắm - sau biến cố 75 - nhưng nếu hát với tâm t́nh thách thức trực diện với hiện thực th́ cũng có ư nghĩa lắm! Huynh Hân đồng ư. Điều làm tôi ngạc nhiên không ít, là khi tập hát bài “Hoa vẫn nở trên đường quê hương”, các em thanh thiếu niên trong tốp ca tỏ ra thích thú hơn là bài hát “tháng năm - tháng hoa bác Hồ”. Đến ngày tŕnh diễn, tôi hoàn trả lại cho Huynh Hân toàn quyền tự biên tự diễn, múa máy tay đánh nhịp theo sở thích.

***

Không biết ai chỉ điểm mà chỉ hai ngày sau “đại thắng mùa Xuân”, ông ba Tấn, ủy viên chính trị đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thuộc huyện Thủ Đức, đến trưng dụng hội trường trong khuôn viên trường La San Mossard để làm cơ sở của Đoàn. Tôi nhớ đến câu tuyên bố thẳng thừng của chủ tịch đảng cộng sản Trung Quốc Mao Trạch Đông: “Cách mạng ở ngay đầu mũi súng”. Nhưng ở đây, tôi không thấy ba Tấn mang cây súng nào khi vào “xin” dùng hội trường. Một loại vũ khí vô h́nh nào đó, c̣n ghê gớm hơn là mũi súng hữu h́nh chắc chắn c̣n áp đảo hiệu lực hơn cả đầu mũi súng mà nhà văn West L. Morris diễn tả sau bài thuyết tŕnh của ông.