Sáng ngày 2 tháng 5, 1975, Huynh trưởng Colomban nằng nặc bảo tôi đưa về Đệ Tử Viện Thủ Đức. Tôi cũng nóng ḷng muốn về. Thế là hai Anh Em đèo nhau trên chiếc Honda ra xa lộ Biên Ḥa. Đường xá tương đối vắng hơn hôm qua. Đến gần ngă ba Hàng Xanh, một số khá đông dân chúng và nhiều kư giả trong và ngoài nước với máy chụp h́nh, máy quay phim tối tân... tụ tập quanh bảng xanh chữ trắng:

Đừng nghe những ǵ cộng sản nói
Hăy nh́n kỹ những ǵ cộng sản làm

Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu

Chung quanh dưới cột chân bảng, nhiều bao gạo 100kg đă được mở sẵn, và nơi miệng của mỗi bao gạo nhô lên như là cáng của một cái gáo xúc gạo bằng nhựa màu đỏ.

Xa xa từ hướng Cầu Sơn, một tốp người tay mang hoặc bao nylon lớn, hoặc thúng, hoặc thùng nhựa 10 lít... tiến đến bùng binh Hàng Xanh. Huynh trưởng Đào đồng ư nán lại vài phút để xem chuyện ǵ xảy ra. Khi đoàn người tới bùng binh, một bộ đội nón cối tay mang băng màu đỏ, xúc gạo và đổ vào bao nylon, hoặc thùng nhựa. Mỗi người nhận được 3 gáo xúc đầy gạo. Kư giả làm việc đắc lực, chạy qua chạy lại lung tung. Khi hết gạo trong các bao bố 100kg, th́ đoàn người đó, ai ai cũng đă nhận được 3 gáo đầy gạo. Xong việc, mọi người giải tán. Trong giây phút ngỡ ngàng, tôi tự nhủ: “Có thể như vậy sao? Thiệt là ‘tương kế tựu kế!’ Cứ đợi mà xem!” Tôi nhớ lại một đoạn trong bộ sưu tập những bài thuyết giảng của Morris L. West “Bạn có thể tin người cộng sản?”:
“... Sau bài thuyết tŕnh của tôi về chủ nghĩa và chế độ cộng sản, một cô sinh viên phát biểu: ‘Nếu quả thật chế độ cộng sản giống như điều thầy vừa nói, th́ tại sao dân chúng trong các quốc gia đó không nổi lên chống lại và thay đổi chế độ khác?’ Tôi trả lời: ‘Giả sử như để thu hút nhiều anh chị sinh viên đến nghe tôi nói chuyện, tôi hứa với anh chị: Sau bài giảng thuyết, mỗi anh sẽ được một gói thuốc hảo hạng, mỗi chị sẽ được một lọ dầu thơm danh tiếng.’
Không cần biết v́ ṭ ṃ muốn nghe tôi nói chuyện, hay v́ lời hứa của tôi, mà anh chị đă đến. Bài giảng thuyết chấm dứt. Hấp dẫn, buồn ngủ? Không thành vấn đề. Vấn đề là anh chị thế nào cũng muốn nhận món quà tôi đă hứa. Tôi có làm bộ lờ luôn, không nhắc đến món quà đă hứa, th́ chắc chắn trong số anh chị có mặt hôm nay tại đây, thế nào cũng có ít nhất một người “dám” nhắc nhở tôi về món quà, phải không? Được nhắc nhớ mà tôi lờ đi th́ coi sao đặng! V́ quả thật, tôi không có thuốc thơm hảo hạng mà cũng chẳng có dầu thơm danh tiếng ǵ ráo trọi. Vậy tôi phải làm sao? Tôi ra lệnh đóng hết các cửa ra vào. Tôi rút khẩu súng lục cất dấu trong hộc bàn, chỉa ngay vào anh chị và la lớn: ‘Đây, thuốc thơm hảo hạng! Đây, dầu thơm danh tiếng!’
Tôi thách ai trong anh chị dám đứng dậy chống đối tôi? Cộng sản là vậy đó!”


Chúng tôi về đến dốc đường Hoàng Diệu lối 10 giờ sáng. Rẽ vào cổng Mossard, Huynh trưởng Đào bỗng “ối!” lên một tiếng có vẻ rất đau đớn. Tôi hỏi:
- Bề trên có chuyện ǵ không?
- Không sao. H́nh như căm xe nghiến gót chân tôi. Hơi đau một chút.

Ngưng xe trước cầu thang lên pḥng, Huynh trưởng Đào lộ vẻ đau đớn và bước đi không nổi. Tôi nh́n xuống chân th́ thấy máu đỏ thấm hết cả bít tất. Tôi đỡ Huynh trưởng ngồi trên bậc cấp, kéo bít tất xuống th́ quả thật ngay ở gót chân, máu chảy qua một đường da cắt, phơi bày cả xương khá dài. Tôi réo nhờ Huynh Hồng đến băng bó vết thương rồi đỡ Huynh trưởng lên pḥng. Thật là xui xẻo: hôm đó lại là sinh nhật của Huynh trưởng Colomban Đào, ngày 2 tháng 5! Tai nạn hôm đó “cầm chân” Huynh trưởng Đào trong pḥng suốt hơn một tháng. Cũng là dịp tốt để Huynh trưởng nghỉ ngơi, chứ từ trước tới nay, Huynh trưởng Đào vốn có tiếng là “con trâu của Tỉnh Ḍng”

Sau 9 năm làm Huynh trưởng kiêm hiệu trưởng cộng đoàn và trường La San Ban Mê Thuột, và được Tỉnh Ḍng cho đi tu nghiệp ở Pháp một năm, Huynh Colomban Đào được bổ nhiệm về Đệ Tử Viện La San Thủ Đức, kế nhiệm Huynh trưởng Paul Trung, với sự tiếp tay của Huynh phó Joseph Tài. Cả hai đều đă có dịp đi du học ở Pháp, nên chương tŕnh huấn luyện và đào tạo mầm non cho Tỉnh Ḍng La San quả có nhiều triển vọng phát triển tốt đẹp. Khi phi cơ từ Paris đáp xuống Tân Sơn Nhất, Huynh Đào được ban giảng huấn và các em đệ tử vui mừng tiếp đón như “một người ... Mẹ”, v́ quả thật trong suốt 5 năm (1970-1975) và cả sau biến cố 75, các em cựu đệ tử và đệ tử luôn gọi Huynh Đào là.. Bà Tư, chẳng phải v́ Huynh Đào thường kư tắt là BT (BT=bề trên) mà chính là v́ cách đối xử của Huynh Đào với các em đệ tử chẳng khác nào một người mẹ trong gia đ́nh chăm sóc con cái ḿnh.

“Bà Tư Đào” dựng một cḥi tranh nhỏ cạnh gốc mít sau vườn để nuôi heo, nuôi gà. Và để cho chuồng heo chuồng gà thêm vẻ sinh động, Bà Tư thỉnh đâu về thêm ba con chó mà Bà Tư đặt tên là Mi - Fa - Sol. Đàn chó sinh sôi nẩy nở: đến Tết Nhâm Tư có thêm hai chó con, Bà Tư đặt tên cho tí chó cái là Nhâm, và tí chó đực là Tư. Suốt ngày, ngoài các giờ trong lớp, Bà Tư ở chuồng heo, “nói chuyện” với heo, với gà, với chó... trông rất thân t́nh, tự nhiên.

Người ta thường nói: tuổi con nít là tuổi “sans pitié” = gặp người tàn tật ngoài đường c̣n phá phách cười cợt, huống chi gặp súc vật! B́nh thường gặp chó, gặp mèo, gặp gà... là rượt phá chơi rồi, trường hợp gặp con Sol mà “Bà Tư Đào” thương cách riêng - dưới một góc cạnh tâm lư nào đó, “dám chia sẻ hoặc chiếm đoạt t́nh thương của Bà Tư đối với các em” - th́ sự phá phách càng náo động hơn. Gặp Sol đâu là phá đó. Nếu có Bà Tư bên cạnh th́ Sol c̣n làm... phách gầm gừ, hoặc Bà Tư rầy la các em, bênh vực Sol; nhưng nếu Bà Tư vắng mặt th́ Sol ăn đ̣n chạy cụp đuôi t́m chỗ núp trốn. Có lẽ v́ bị phá đập quá nên Sol... trả thù. Nhiều lần, giường chiếu các em nào thường phá phách thường bị Sol lôi kéo tùm lum. Trời phú cho con chó “đánh hơi” giỏi nên Sol rất “nhớ” mùi của những em nào thường hay phá nó. Sol càng lộng hành... trả thù. Nhất là những em có “nợ” với Sol, khi phải vào nói chuyện riêng với Bà Tư, Sol gầm gừ nhe răng làm dữ, các em phát sợ và không chịu vào pḥng nói chuyện riêng với Bà Tư. Không chiều nào, sau giờ học, các em lên pḥng ngủ thay áo quần làm việc hoặc chơi thể thao, mà không thấy trên 10 em chạy đến ban giảng huấn phàn nàn về việc con Sol kéo drap, mền, gối của các em. Thêm vào đó, mùi thúi của lông chó gây sự bất măn cho các em trong nhà cơm không ít.

Trong một buổi họp cộng đoàn, ban giảng huấn đề cập vấn đề này, và khá gay gắt lên tiếng “yêu cầu cột con Sol trong chuồng”. Thậm chí có người phát biểu: “Bà Tư quí trọng con chó hơn là tôn trọng các em sao?” Hai Huynh đàn anh. ông ngoại Léopold Kiệt và Huynh thầy việc Hubert lên tiếng khá mạnh, nhưng Huynh trưởng vẫn cứ điệp khúc “Ḿnh phải giáo dục các em, tập cho các em biết yêu thương súc vật, đừng phá nó th́ nó đâu có trả thù ḿnh!” Huynh Hồng không chịu nổi, lên tiếng: “Bà Tư cứ nói vậy hoài, nhưng các em than phiền nhiều quá, và tụi con cũng rất khó chịu về việc này. Nếu cứ tiếp tục như vậy th́ một ngày nào đó, Bà Tư mà không c̣n thấy con chó Sol nữa th́ cũng đừng ngạc nhiên”. Hai tuần sau, trước khi đi dùng cơm trưa, Huynh trưởng kêu “Sol! Sol!...” mà không thấy bóng vía con Sol đâu cả. Huynh trưởng đă hiểu! Cũng may mà Huynh trưởng không hỏi ”con chó Sol đâu rồi?” chứ nếu hỏi th́ Huynh Hồng và tôi không biết trả lời làm sao!

Tôi chợt nhớ đến bức tranh hí họa của Choé đăng trên báo Chính Luận vài tuần sau khi tổng thống Ngô Đ́nh Diệm bị thảm sát. Nguyên là sau vụ đảo chánh ngày 1 tháng 11 năm 1963, ông Đạo Dừa đến gặp ông đại sứ Mỹ Cabot Lodge, đem theo một chuồng bằng dây kẽm mắt cáo trong đó có con mèo và hai con chuột. Ông Đạo Dừa chủ trương “mèo mà c̣n chung sống hoà b́nh với chuột được, huống chi loài người!” Ông Cabot Lodge nghe thuyết giảng xong, hẹn gặp lại ông Đạo Dừa vào sáng hôm sau. Không biết khi đến gặp lại ông Cabot Lodge, ông Đạo Dừa có đem theo cái chuồng “mèo và hai con chuột” không, nhưng trên trang đầu của báo Chính Luận hôm đó đăng tải tranh hí họa của Choé: ông Đạo Dừa nh́n vào chuồng, chỉ thấy con mèo; ông hỏi mèo: “hai con chuột đâu?” Mèo chỉ vào bụng ḿnh bằng cả hai tay!...

Sự thật th́ không có con chó Sol trong bụng ai cả, nhưng “mất tích” - thế thôi!


Chiều hôm đó, tôi lái xe đi đón các em đệ tử tại trường La San Đức Minh, Tân Định. Ngang qua Hàng Xanh, quả thật bảng cực kỳ phản động “Đừng Nghe Những Ǵ Cộng Sản Nói - Hăy Nh́n Kỹ Những Ǵ Cộng Sản Làm” đă không cánh mà bay lúc nào rồi! Gần đến cầu Phan Thanh Giản, một bức tranh đập vào mắt: h́nh bác Hồ giơ tay năm ngón như vẫy tay chào mọi người vào Saigon, được tô vẽ trên bức tường bên hông một cao ốc phía Dakao. Một ngày sau, không biết nhà thi sĩ nào đă cao hứng xuất khẩu thành thơ:

Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà
Đàn ông th́ ít, đàn bà th́ đông
Bao giờ cách mạng thành công
Bác Hồ cho phép một ông năm (5) bà

và bài thơ này lưu truyền rất nhanh trong nhân gian.

***

Sáng sớm ngày 2 tháng 5, Huynh Hồng đèo em Dương Hoàng về Mossard. Cảnh vật c̣n nguyên vẹn, ngoại trừ một cây dầu bị găy ngang từ giữa cây đến ngọn. Chắc là “ăn” phải 122 ly! Huynh Hồng và em Hoàng đi ṿng bức tường quanh cơ sở Mossard, thu góp hơn hai thùng lựu đạn và trên 20 súng và thùng đạn đủ loại. Tuân theo chỉ thị rỉ rả trên những ống loa sắt kêu gọi “đồng bào giao nộp tất cả súng đạn thu nhặt được, bất kỳ thu nhặt từ đâu, và không được lưu giữ bất kỳ một loại súng đạn nào”, Huynh Hồng và em Hoàng hí hửng khiêng những thùng lựu đạn và các súng đạn thu nhặt được trong khuôn viên trường Mossard ra tŕnh nộp. Thấy quá nhiều lựu đạn và súng ống, tên bộ đội tiếp thu nh́n sững Huynh Hồng và em Hoàng. Không biết ông ta nghĩ ǵ. Hai Anh Em hơi ớn lạnh khi bắt gặp ánh mắt vừa ngạc nhiên vừa soi mói của tên bộ đội. Cũng may mà không có qui luật hỏi tên, địa chỉ, và cấp giấy biên nhận.

Những người đến tạm trú tại trường Mossard từ ngày 29 tháng 4 đă từ từ hồi hương, chỉ c̣n lại gia đ́nh bác Chính (gia đ́nh Huynh Jean Ba) và bác Vọng, người đă từng sống chung với Huynh Đệ La San trên 50 năm qua, chuyên lo việc bếp núc cho nhiều thế hệ Huynh Đệ ở Đồi Lasan Nha Trang. Gia đ́nh bác Chính và bác Vọng cùng di cư vào Nam với các Huynh Đệ La San năm 1954. Gia đ́nh bác Chính tiếp tục giúp đỡ và phục vụ nhà ḍng trong lănh vực chăn nuôi, làm nước mắm, v.v... Bác Vọng tiếp tục chăm lo ẩm thực cho cả Đồi La San cho đến biến cố 1975. Để tưởng thưởng và ghi ơn bác Chính và bác Vọng, Huynh giám tỉnh đă đề nghị xin trung ương ở Roma cấp nhận 2 bác làm Nghĩa Tử ḍng La San [“Nghĩa tử” là tưởng thưởng ḍng La San ưu ái trao tặng cho những vị ân nhân, thân hữu có tinh thần phục vụ La San, giúp đỡ và tha thiết với ơn gọi La San về vật chất cũng như tinh thần. Khi qua đời, “nghĩa tử La San” có thể được chôn cất tại một nghĩa trang của ḍng, và mặc áo ḍng La San - nếu muốn], và chính tôn huynh tổng quyền Charles Henry đích thân trao bằng chứng nhận cho 2 bác tại Đồi La San Nha Trang năm 1970.

***

Hầu hết các em đệ tử mất liên lạc với gia đ́nh từ đầu tháng 3, nay đă t́m lại được, ngoại trừ em Hùng quê ở Đà Lạt. Huynh trưởng Đào đồng ư để Huynh Hồng đưa em Hùng đi Đà Lạt t́m gia đ́nh. Tôi làm “giấy đi lại” cho hai người. Trên nửa trang giấy, đánh máy đại khái “chứng nhận Huynh Hồng là thầy giáo, đưa em Hùng là học sinh thực tập hồi hương, đoàn tụ gia đ́nh ở Đà Lạt”. Huynh trưởng Đào kư tên là “Hiệu Trưởng Viện Mossard Thủ Đức”. Đóng khuôn dấu “nổi” của trường La San Mossard th́... hết sẩy!

Hai Anh Em lên đường trót lọt cho đến trạm kiểm soát Bảo Lộc. Tất cả hành khách phải xuống xe, đi bộ từng người một đến trạm tŕnh giấy tờ. Em Hùng được “thông qua” dễ dàng. Huynh Hồng tŕnh “giấy đi lại”. Kiểm soát viên ngước mắt nh́n mặt Huynh Hồng, hỏi: “có căn cước không?”, Huynh Hồng thay v́ đưa thẻ căn cước, lúng túng thế nào lại đưa “Thẻ Tu Sĩ”. Kiểm soát viên giao trả giấy đi lại và thẻ tu sĩ, nói: “Đứng bên kia!” Em Hùng cũng xớ rớ đến gần Huynh Hồng, xe hành khách sắp tiếp tục lên đường. Huynh Hồng bảo : “Em cứ lên Đà Lạt trước đi. Frère sẽ t́m cách lên sau. Nếu đợi lâu quá, em cứ về nhà, và nếu không có người nhà th́ em đứng đợi Frère nơi chân dốc Ḥa B́nh, tại cây xăng”. Xe hành khách lăn bánh...

Một chàng thanh niên mặc áo sơ-mi trắng tay dài, bỏ trong quần tây màu xanh, trên tay trái có băng màu đỏ, đến gần Huynh Hồng và hỏi nhỏ: “Có phải là Frère La San không?” Huynh Hồng giật nẩy người, chớp chớp mắt, chu chu miệng... Chàng thanh niên có vẻ hiền hoà và kính cẩn nói: “Frère đừng sợ! Em là học sinh trường Kỹ Thuật La San đây! Em thấy Frère đưa lầm thẻ tu sĩ thay v́ thẻ căn cước, nên biết ngay là Frère muốn đi Đà Lạt. Lại nữa em nghe Frère nói chuyện với em học sinh khi năy nên em càng tin chắc chính là Frère rồi!”
Huynh Hồng nói sự thật cho chàng thanh niên biết. Chàng thanh niên có vẻ lưỡng lự, nhưng vẫn tươi cười nói: “chắc là khó đi lắm Frère à, v́ có lệnh nghiêm cấm các cha, tu sĩ công giáo lên Đà Lạt. Nhưng không sao, để em coi. Đi theo em!” Chàng thanh niên dẫn Huynh Hồng ra đường lộ. Sẵn thấy một chiếc vận tải sắp chuyển bánh về hướng Đà Lạt, chàng thanh niên chạy đến hỏi tài xế: “Anh đi đâu?” Bác tài xế thấy chàng thanh niên với băng đỏ là khớp rồi, thành thật trả lời: “Đà Lạt”. Chàng thanh niên nói với bác tài xế: “Tôi có một cán bộ cần đi ngay lên Đà Lạt, bác cho anh cán bộ đến tận dốc Hoà B́nh nghe!”

Trên đường lên Đà Lạt, Huynh Hồng không dám hé môi v́ sợ bị lộ tẩy. Bác tài xế cũng không dám hé môi v́ biết đâu đây lại là “cán bộ ‘cao cấp’ đi theo ḍ thám” th́ sao? Măi lúc đến gần dốc Ḥa B́nh, cả hai cùng phá lên cười khi biết nhau: bác tài xế là một cựu học sinh La San Adran!

Huynh Hồng đến Đà Lạt trước em Hùng khoảng 15 phút. Anh em gặp lại nhau mừng vô kể. Em Hùng dẫn Huynh Hồng về nhà, gặp ngay bà mẹ đang tiếp chuyện với người đàn ông mà em Hùng không quen biết. Nhưng khi Huynh Hồng nh́n thấy người đàn ông th́ ngờ ngợ xém kêu lên: ”Frère...” Th́ ra chính là “Frère C̣[rentin]”, chồng mới của bà mẹ! Ông “C̣” lẫn em Hùng có vẻ lúng túng. Em Hùng, v́ cơn shock quá bất ngờ, nằng nặc đ̣i theo Huynh Hồng trở về lại Mossard. Nhưng làm sao Huynh Hồng chấp thuận được! Bầu không khí ngột ngạt. Huynh Hồng xin cáo lui. Bà mẹ giao cho Huynh Hồng một médaille nho nhỏ màu vàng, médaille “bác Hồ”. Bà nói” “Cám ơn Frère đă giáo dục con tôi trong nhiều năm qua, và c̣n đưa con tôi về nhà sau biến cố này. Đây, xin tặng Frère médaille “bác Hồ”, Frère đeo vào ngực áo và bảo đảm trên đường đi không ai làm khó dễ Frère đâu! Chính tay bác Hồ trao tặng cho tôi đó!”

Huynh Hồng vội vă ra đi. Hú hồn! Trước khi đến La San Adran trú qua đêm với Huynh Michel Hải, Huynh Hồng ghé thăm một gia đ́nh di cư năm 54, sinh sống tại Đà Lạt hơn 15 năm nay. Gia đ́nh chỉ có người mẹ già với 3 đứa con trai - v́ lư do đi bộ đội nên chồng bà không vào Nam được. Anh cả xung phong vào đại đội 302 - đại đội trinh sát chuyên trà trộn với bộ đội “sinh Bắc tử Nam” để nếu có dịp th́ phá vỡ từng tốp bộ đội mưu đồ đột kích quân đội VNCH, hoặc để thu thập tin tức t́nh báo. Anh đă tử trận trong trận chiến “Núi Voi” cuối năm 1970. Anh thứ đi thủy quân lục chiến, đoạt khá nhiều huy chương bội tinh với cành dương liễu. Sau biến cố 75, anh đang t́m đường tiếp tục chiến đấu “nếu không th́ uất ức quá, chịu không nổi!”. C̣n lại đứa em út tên Cầu th́ tính t́nh rất mạo hiểm, thích “khai phá” như châm ngôn ngành Kha mà Cầu đă sinh hoạt với Huynh Hồng trong đoàn hướng đạo Trai Việt. Đến năm 74, Cầu noi gương anh cả, xung phong vào đại đội trinh sát 302, lập khá nhiều thành tích. Sau biến cố 75, Cầu cũng như ông anh thứ, quyết tâm chờ dịp thuận tiện để thực hiện ước mộng của “nam nhi chi chí”.

Quả thật bất ngờ khi Huynh Hồng bước vào nhà. Ba mẹ con vui mừng đón tiếp, dồn dập những câu hỏi về tin tức vùng Saigon. Cả nhà đang huyên náo kể cho nhau nghe những sự việc xảy ra khi Đà Lạt mất, cũng như khi tổng thống họ Dương “đầu hàng vô điều kiện” th́ ḱa, bóng dáng một ông bộ đội nón cối xuất hiện, trạc độ trên dưới 60 tuổi, không mang quân hàm, chẳng có vũ khí, chỉ đeo trên vai một túi vải thô sơ. “Đây có phải là nhà bà [...] không?” Ông bộ đội lên tiếng, đặc sệt giọng bắc kỳ.
- Phải! bà mẹ lên tiếng trong khi hai người con chăm chú nh́n, lộ vẻ bất b́nh thiếu thiện cảm.
- Bà! ông bộ đội cảm xúc mạnh. Tôi là... ôi giời ơi, hơn 20 năm nay...

Th́ ra là ông chồng của bà mẹ, ông bố của hai người con từng đối nghịch nhau trong trận chiến tàn khốc gây bao nhiêu là đổ nát vật chất lẫn tâm thần. Một phút vừa kinh hoàng bở ngỡ vừa xung khắc hỗn độn ái ố hỉ nộ của những con người bị cuốn theo gịng nước xoáy của số mệnh - nếu có số mệnh. Bỗng bà mẹ khóc thét lên một tiếng, chỉ mặt ông bộ đội, sụt sùi nói: “Chính ông đă giết con trai trưởng của tôi! hic hic hic...” Đứa con thứ phùng mang trợn mắt hét to vào mặt ông bộ đội: “Ông c̣n về đây làm ǵ nữa? Ông giết anh tôi chưa đủ, c̣n muốn giết mẹ tôi, tôi và em tôi nữa hay sao?”

Ông bộ đội đau khổ từ từ ra khỏi nhà.

Huynh Hồng đứng xớ rớ, ḷng cảm xúc, không biết phải làm sao. Trong ṿng vài tiếng đồng hồ mà hai biến cố tương tự xảy ra. Cuộc chiến tàn khốc và độc ác đến thế sao? Ngay cả t́nh cảm gia đ́nh, t́nh vợ chồng, con cái, cha con mẹ con... cũng tàn phá nữa th́ quả là... địa ngục trần gian!

***

Một buổi sáng, nhóm 5 người bộ đội viếng thăm khu vực Đệ Tử Viện. Huynh Đào th́ bị “cầm chân” trong pḥng, Huynh Hồng th́ đưa em Hùng đi Đà Lạt chưa về, chỉ c̣n một ḿnh tôi phải tiếp khách. Một người trong nhóm có vẻ là trưởng nhóm tự giới thiệu: “Tôi là Năm Thu, trưởng ty công an huyện Thủ Đức. Và đây là các đồng chí trưởng ban các ngành. Chúng tôi muốn đến thăm cơ sở của các ông.”

V́ chưa biết vai tṛ “dễ nể” của công an dưới chế độ cộng sản, nên tôi rất b́nh tỉnh hướng dẫn phái đoàn lên lầu trên, tŕnh bày chi tiết rơ ràng và tường tận “mục đích và công việc sinh hoạt thường nhật của cơ sở”. Ông trưởng pḥng công an chợt hỏi :
- Như vậy mấy anh toàn là đàn ông độc thân chung sống với nhau?
- Phải! và chúng tôi hoàn toàn tự nguyện dấn thân suốt đời để phục vụ giáo dục giới trẻ...
- Vậy th́ ai trả lương cho mỗi người?
- Chúng tôi không màng chi đến việc lương bổng, mà chúng tôi hoàn toàn để chung. Chi dụng cho nhu cầu cá nhân cũng như tập thể đều do sự đồng t́nh chia sẻ cho nhau...

Phái đoàn tỏ vẻ không hiểu ǵ ráo. Tôi nói thêm: “Chúng tôi c̣n cộng sản hơn các ông nữa đó!” Tên trưởng phái đoàn nh́n tôi, “hứ” lên một tiếng rồi tiếp tục đi quanh nhà. Vào trong bếp, vài người trong nhóm đến sờ tay trên ḷ, nh́n quanh, h́nh như để ư xem có củi lửa ǵ không? Ông trưởng công an nh́n tôi, soi mói hỏi: “Trong nhà này, hiện nay có bao nhiêu người?” Tôi trả lời:
-Hiện nay chỉ có 3 người: bề trên Đào bị đau chân mà các ông đă gặp trên pḥng; Huynh Hồng đi vắng, và tôi.
- Vậy sao nhà bếp lại lớn như vậy?
- Ồ, trước biến cố 75 th́ đây là trường nội trú, có đến trên 100 em học sinh và 7 Huynh Đệ giáo viên.
- Tại sao không tiếp tục trường học? Học sinh đi đâu hết rồi?
- ???

Qua cổng sau, đến cơ sở của Thủy Quân Lục Chiến đă bỏ từ lâu. Nghe đâu chính quyền Saigon tạm dùng cơ sở này để khai thác những tù binh cộng sản khi cần thiết, gọi là Pḥng 7. Nhà cửa pḥng ốc có vẻ hoang sơ, bỏ trống từ lâu. Đi một ṿng khu đất lồi lơm, tôi chỉ các căn nhà bỏ trống, vài cửa sổ xốch xếch, vài cánh cửa ra vào mục nát, và nói: “Đây là căn cứ cũ của thủy quân lục chiến, nghe đâu đă bỏ từ lâu”. Ông trưởng công an chép miệng như nói một ḿnh nhưng đủ lớn để tất cả cùng nghe: “Thiệt là nguỵ quân ngụy quyền độc ác! Nhà của bọn chúng th́ tường cao cửa rộng, cơ sở dành cho các cấp thuộc quyền th́ bệ rạc...” Nghe lời ông nói, tôi càng phát hiện sự giả tạo “khẩu Phật tâm xà” mà càng lo âu cho tương lai. Tôi len lén nh́n gương mặt của ông trưởng công an: mắt ti hí như mắt lương, miệng chu chu như mơm chuột. Tôi bỗng nhớ bài thơ truyền khẩu “cực kỳ phản động”:

Trai Saigon như chim anh vũ
Trai Hà Nội như con chuột chù
Gái Saigon như cành liễu rũ
Gái Hà Nội như củ khoai môn
Chim anh vũ (th́) đậu cành liễu rũ
Con chuột chù (th́) gặm củ khoai môn

Vừa dẫn phái đoàn công an đi thám thính quanh khuôn viên Đệ Tử Viện, tôi vừa thắc mắc tự hỏi: “Không biết khuôn viên trường Mossard - rộng răi và quí trọng hơn nhiều so với khuôn viên nhỏ đẹp của Đệ Tử Viện - có “được” quí khách này thăm viếng không?”.

Sau khi phái đoàn ra về, tôi chạy qua trường Mossard gặp Huynh phụ tá giám tỉnh Fidèle Linh và tường tŕnh lại mọi sự việc vừa xảy ra trong khuôn viên Đệ Tử Viện. Huynh Fidèle cười vui vẻ, rồi hỏi lại:
- Sáng nay, ‘vous’ đoán xem có chuyện ǵ xảy ra?
- ???
- Bà giặt ủi áo quần cho học sinh nội trú trong nhiều năm qua, nay ngồi trên xe Jeep, có tài xế là một bộ đội nón cối đưa vào trường. Bà vào gặp ‘moi’. Bà nói : “Bề trên đừng sợ! Con làm việc cho nhà ḍng trên mười năm nay, con biết nhà ḍng mở trường này cho người giàu, nhưng các Phe không ai khinh khi người nghèo, c̣n giúp đỡ người gặp tai nạn, thiên tai lụt lội nữa... Con chỉ ghé thăm bề trên và các Phe. Từ nay con không làm việc cho bề trên và nhà ḍng nữa!”