Ngày 1 tháng 5, 1975, Huynh trưởng Colomban Đào muốn “hồi hương” Đệ Tử Viện Thủ Đức. Tôi đèo Honda đưa Huynh trưởng Đào đến cầu Phan Thanh Giản th́ ôi thôi, đường ứ đọng, tới đă không thể rồi, lui cũng khó khăn không ít. Đành trở về lại trường Đức Minh thêm một ngày. Vừa vào cổng trường, tôi đă thấy một số Huynh Đệ đứng trên hành lang lầu 2, tựa tay vào lang cang chỉ chỏ, cười cười nói nói. Th́ ra “anh em ta” đang tập “ắc ê ắc ê”. Cảnh người chân trái bước trước, kẻ chân phải lê gót trước. Trông cũng buồn cười.

Lên thang lầu, đi ngang qua các pḥng lớp, tôi liếc nh́n vào: balô, súng ống, dép râu ngổn ngang. Tôi vào pḥng lớp cuối dành cho Huynh Đệ chúng tôi tạm cư, gặp Huynh Hồng ngồi thừ người ra. Thất thần! Trái nghịch hẳn với động thái náo nhiệt thường ngày của Huynh.

***

Tôi quen biết Huynh Hồng từ năm 1964, lúc Huynh Hồng mới vào Sơ Tập Viện ở Đồi La San Nhatrang (sau này gọi là Chuẩn Viện). V́ Huynh Hồng và một số bạn theo học chương tŕnh Việt, nên ngày ngày đi xe đạp xuống trường La San Bá Ninh theo học lớp 11 và 12.
Một hôm, trong giờ cơm tối, cúp điện. Pḥng cơm tối om. Tất cả đều im lặng như tờ. Bỗng một tiếng kêu to “chết mẹ! xém chút nữa tao đút cơm vô lỗ mũi rồi!” Đèn bật sáng, tiếng cười rộ vang lên. Tôi nh́n qua ngay bên tay phải: th́ ra là tên Hồng! Nh́n lăo Hồng găi găi tai, mắt chớp chớp, môi trề ra mà tôi không nhịn được cười [
Chúng tôi được huấn luyện: khi ăn cơm, tránh gây tiếng động với dĩa và muỗng nĩa; khi kéo ghế ra và đặt ghế vào th́ giở hẳn ghế lên, đem ra hoặc đưa vào không tiếng động; khi điện cúp phải im lặng cho đến khi có điện hoặc khi đă thắp sáng nến, đèn dầu; v.v...]
Huynh Hồng lên nhà tập sau tôi một năm, nghĩa là khi tôi qua năm thứ hai th́ Huynh Hồng mới bắt đầu năm thứ nhất. Huynh giáo tập năm thứ nhất của tôi là Huynh Lucien Quảng, nhưng Huynh giáo tập năm thứ nhất của Huynh Hồng và cũng là năm thứ hai của tôi lại là Huynh Bruno Bằng.
Trong năm nhà tập, đặc biệt là năm thứ nhất, các tập sinh được luân phiên phân chia công tác để rèn luyện tinh thần trách nhiệm trong công việc được giao phó:
- ông từ th́ lo chuẩn bị bàn thờ, chầu thánh thể, nến, hương, chưng hoa, làm bánh lễ;
- ông phụng vụ th́ lo soạn bài hát, tập hát chung cho cả Đồi, soạn lễ hằng ngày;
- ông giữ đồng hồ th́ lo rung chuông báo giờ theo thời khắc biểu riêng cho nhà tập, và các giờ sinh hoạt phụng vụ chung cho cả Đồi [
Giờ nào th́ rung mấy tiếng, giờ nào th́ rung kiểu này, giờ nào th́ rung kiểu nọ... chứ không phải muốn rung sao th́ rung!]
- v.v...
Tháng nọ, Huynh Hồng làm “ông giữ đồng hồ”. Một hôm, Huynh mắt nhắm mắt mở thế nào mà mới 3giờ chiều đă rung chuông. Anh Em tập sinh vừa ngạc nhiên vừa khoái chí : “hôm nay được chơi lâu hơn!” Huynh Hồng coi lại đồng hồ mới biết là ḿnh rung chuông bậy, chạy đến mỗi nơi các tập sinh làm việc, thanh minh thanh nga “bỏ sừ rồi! Tớ rung chuông bậy! C̣n một giờ nữa!” Huynh giáo tập Bruno Bằng cũng ngạc nhiên không ít, coi đi coi lại đồng hồ cho chắc, rồi mới đi ṿng ṿng t́m Huynh Hồng. Huynh Hồng sợ qua, chạy trốn! Đi một ṿng t́m không ra, lại nữa đến đâu cũng thấy các tập sinh làm việc hăng hái vui vẻ, Huynh giáo tập nguôi giận, cũng tự ḿnh giải trí bằng cách đến tủ dụng cụ lấy kéo tỉa những cây hồng trồng gần nhà thờ. Vừa mở cửa tủ dụng cụ ra, Huynh giáo tập nghe như có ǵ động đậy trong ngăn dưới cùng. Huynh giáo tập cúi xuống nh́n th́ Huynh Hồng ḷ ṃ bước ra, găi đầu, mắt chớp chớp, miệng chu chu. Huynh giáo tập chỉ biết cười... huề!
Thông thường, sau giờ nguyện gẫm ban sáng, Huynh Hồng phải ra kéo chuông đúng 12 tiếng, báo hiệu giờ lễ. Nhưng một hôm, tiếng chuông nghe khác lạ. Huynh giáo tập Bruno ra xem th́ thấy Huynh Hồng đang “đu ṭn teng” trên xà nhà, một tay giữ cho khỏi té, một tay cầm thanh cây gơ vào chuông... đúng 12 tiếng! Th́ ra, một tập sinh chơi nghịch đă tháo sợi dây rung chuông, đem dấu đâu mất!
Huynh Hồng có nhiều biệt tài: vẽ cũng đẹp, chơi các loại nhạc cụ cũng hay, chơi hướng đạo th́ hết sẩy. Các em hướng đạo sinh bám sát v́ Huynh có tài kể chuyện, làm tṛ hề. Những biệt tài khác: tổ chức cắm trại băng rừng vượt suối, vơ nghệ và nhất là rất khéo tay trong việc chơi súng đạn đủ loại, danh tiếng cả vùng Đà Lạt, trong thời gian Huynh Hồng là Kinh Sinh. Một hôm, Huynh trưởng Francis Trí nhận điện thoại báo hung tin : “Frère Hồng đă chết, bị lựu đạn nổ tung, hiện xác đang nằm ở bệnh viện”. Huynh trưởng Francis triệu tập Anh Em kinh sinh loan tin buồn. Ai nấy mặt bí xị. Phân chia công tác: kẻ lo giường và trang hoàng “tang chế” ở pḥng khách để rước xác về; người lo viết biển ngữ “Cầu Cho Linh Hồn Michel Phạm Quang Hồng, FSC”; người khác chạy ra chợ bông Ḥa B́nh đặt mua hoa và ṿng hoa phúng điếu; kẻ khác cấp tốc chạy đi báo “hung tin”; v.v... Khoảng 5 giờ chiều, trong khi mọi người hớt ha hớt hải lo “tang chế” th́ ḱa, ai trông giống Huynh Hồng tà tà đạp xe vào cổng nhà? “‘vous’ là ma hay quỉ?” Một Huynh kinh sinh trông thấy vội la lớn tiếng, có vẻ hăi sợ. Mọi người nh́n ra sân bóng rỗ trước nhà. “Huynh Hồng chứ ai!” rồi cùng nhau chạy lại vây quanh. Huynh Hồng ngạc nhiên trố mắt nh́n Anh Em, không hiểu mô tê ǵ cả. Th́ ra, quả đúng có một thầy cũng tên là Hồng, chơi lựu đạn sao đó, bất cẩn và bị tử thương, đem đến bệnh viện, chỉ lắp bắp được vài chữ “Hồng... Hồng...” rồi tắt thở.
 

***

Thấy tôi vào pḥng, Huynh Hồng lắc đầu, tỏ vẻ chán nản lắm. Chúng tôi ngồi nói chuyện vu vơ, không đâu vào đâu.

Một ông bộ đội nón cối đi ngang, tay mang một băng đỏ-vàng, mà tôi nhận thấy các bộ đội nón cối khác không có. Ông “tự nhiên” bước vào pḥng và cũng “rất tự nhiên” ngồi xuống bên chúng tôi.
- đây là trường học phải không?
- phải, tôi trả lời
- trường học ǵ mà lớn quá vậy? đại học à?
- không, chỉ là trường trung học. Trường nhỏ lắm so với rất nhiều trường khác.

Anh ta trố mắt nh́n soi mói hai Anh Em chúng tôi, nói: “Ồ! ở ngoài không có trường trung học lớn như...” H́nh như anh ta biết ḿnh hố lỡ lời, nên im bặt. Tôi hỏi:
- Xin lỗi, anh là ǵ của các “chú bộ đội” đang tập ắc ê dưới kia?
- À, để tôi tự giới thiệu. Tôi là chính ủy đại đội...

Mặc dù chẳng biết “chính ủy đại đội” là ǵ, nhưng nghe nói đến “đại đội” là hiểu ... đánh giặc rồi. Hơi gờm! Tôi nghĩ đến việc “tấn công” ông bộ đội này về vấn đề giáo dục, về học đường ở miền Bắc th́... chắc ăn hơn: “Vậy chứ hệ thống giáo dục, học đường ở ngoài ra sao?” Như được dịp che lấp sự hớ của ḿnh, anh ta nói liên hồi: “Bác và đảng rất chăm lo việc giáo dục cho các cháu và người lớn. Bác dạy : ‘các cháu phải học, học nữa, học măi’. Bác mở trường học cùng khắp từ tỉnh thành đến thôn ấp, đâu đâu cũng có trường học...”

Huynh Hồng nh́n tôi mỉm cười ư nhị. Tôi cắt lời anh ta:
-Như vậy th́ toàn dân biết đọc biết viết hết à? Đâu c̣n nạn mù chữ nữa phải không?
- Chứ sao! Tất cả mọi người phải biết đọc biết viết. Bác dạy “mọi người và mỗi người PHẢI đi học”
- Chà, như vậy th́ dân trí của “nhân dân ta” cao lắm há!
- Chứ sao! Muốn đi bộ đội phải có tú tài đôi trở lên!
- Bộ đội mà phải có tú tài đôi trở lên, th́ chắc anh cũng phải là...
- Phó tiến sĩ!

Lần đầu tiên tôi nghe 3 chữ “Phó tiến sĩ” - Bằng cấp ǵ mà lạ vậy? Huynh Hồng muốn cười mà không dám, chỉ chớp chớp đôi mắt rồi chu chu cái miệng. Tôi th́ làm bộ tỉnh bơ nhưng thật ra trong ḷng đă nổi lên một trận cười ha há hô hố, pha lẫn ít nhiều hương vị chua cay buồn tủi cho quê hương. Tôi nhớ lại câu chuyện “...U... Ét” tại Đà Nẵng mà Huynh Phong đă kể. Ḷng càng thêm đau.

Đôi bên “đối thoại” giữ im lặng. Một sự im lặng ngột ngạt. Mỗi bên theo đuổi tâm tư suy nghĩ của ḿnh - nếu bên kia biết suy nghĩ! Tôi thở ra một hơi dài, thuận tay lấy hộp chocolate tôi mua chiều qua tại chợ Bến Thành. Đưa cho Huynh Hồng một miếng. Mời anh ta một miếng, nhưng anh ta không lấy. Tôi buột miệng nói: “Xúc-cô-la của Mỹ đó, ngon ngọt lắm!” Nhưng anh ta vẫn lắc đầu. “Chắc sợ bị Mỹ-Ngụy đầu độc!” tôi nghĩ vậy. Tôi bốc một miếng bỏ vào miệng ngậm cho bớt mùi vị đắng cay trong trí. Em Dương Hoàng đi ngang qua, tôi gọi lại: “Hoàng! Em đem hộp chocolate này chia cho các em!” Hoàng vào lấy hộp chocolate, miệng mỉm cười nói : “Cám ơn Frère!” Em Hoàng vừa dớm chân bước ra th́ "tên... phó tiến sĩ" lên tiếng : “Đưa cho tôi một ít!”. Tôi trố mắt nh́n anh ta, cười nói: “Của Mỹ-Ngụy đó!” Anh ta đáp ngay: “Nhưng ngon!” Cả đám phá lên cười vui vẻ. Anh ta quơ tay bốc một nắm đầy chocolate.

Tôi cảm nhận được mùi vị ngọt ngào “nhưng ngon” của miếng chocolate đang tan dần trong miệng.