1 giờ trưa ngày 30 tháng 4, 1975, Huynh giám tỉnh Lucien Quảng triệu tập buổi họp khẩn cấp, gom tụ trên dưới 50 Huynh Đệ hiện đang có mặt tại vùng Saigon.

Con người mảnh khảnh với gương mặt xương xẩu khổ tu cố hữu của Huynh giám tỉnh hôm nay trông c̣n khắc khổ hơn nhiều. Nh́n thấy Huynh giám tỉnh ngồi đối diện với các Huynh Đệ, đợi Anh Em đến đông đủ rồi mới bắt đầu buổi họp, tôi hồi tưởng lại cách đây đúng 10 năm, 1965, khi Huynh trưởng Lucien du học ở trường Lumen Vitae tại nước Bỉ mới về, liền được bổ nhiệm làm giáo tập tại Đồi Lasan, Nhatrang.
Trong bài giảng đầu tiên nói về “Chúa Quan Pḥng và sự có mặt của mỗi người chúng ta hôm nay, bây giờ”, Huynh giáo tập đă lập đi lập lại đến gần 50 lần hai chữ “voyez-vous?” và đến trên 50 lần các chữ “rằng th́ là... ừ ừ...”
V́ đoàn tôi là đoàn cuối cùng được chọn tên ḍng khi mặc áo ḍng, nên tôi vẫn giữ một kỷ niệm vui vui với Huynh giáo tập Lucien Quảng. Thông thường, một anh Thỉnh Sinh chọn 3 cụm tên, một tiếng Pháp và một tiếng Việt dựa theo danh sách các thánh hoặc chân phước. Tôi đệ tŕnh lên Huynh giáo tập:
1. Valéry Thịnh - 2. Pascal Minh - 3. Nabuchodonosor Cỏn
Xem qua những tên tôi đệ tŕnh, Huynh giáo tập vừa nghiêm nghị, vừa như có vẻ bực tức, nh́n tôi nói: “’vous’ muốn chơi tôi há? Được! Tôi chọn tên Nabuchodonosor Cỏn!”
Tôi b́nh tĩnh, định nói “voyez-vous?...rằng th́ là...hứ hứ hứ”, nhưng thấy gương mặt nghiêm nghị của giáo tập nên hơi ngại, chỉ mỉm cười, trả lời: “Dạ, cám ơn bề trên!” Và Huynh giáo tập cho tôi tên Valéry Thịnh [
Sau Tổng Công Hội 1966, nhà ḍng quyết định giữ lại tên gia đ́nh, tuy nhiên đối với các Huynh đă có tên ḍng, th́ ai muốn giữ lại tên ḍng ḿnh chọn cũng được, và cũng có thể thay đổi tên nếu muốn. Tôi đổi thành Valéry An]

Hôm nay, tuy trong t́nh cảnh hoàn toàn khác hẳn, nhưng tôi cũng sẽ để ư xem Huynh giám tỉnh sẽ lập đi lập lại “voyez-vous?” và “rằng th́ là...” bao nhiêu lần. Ư tưởng này làm cho tôi bớt căng thẳng và sẵn sàng đón nhận tất cả những chỉ thị mà Huynh giám tỉnh sẽ đưa ra. Sau khi đọc kinh, quả thật Huynh giám tỉnh bắt đầu bằng hai chữ “voyez-vous?” nhưng h́nh như Huynh giám tỉnh cố ư “nuốt” hai chữ này, nên để ư lắm mới nghe đại khái như “mm-u?” Tôi liếc nh́n vài Huynh Đệ, họ cũng cùng ư tưởng, nên nh́n nhau mỉm cười đồng t́nh. Bầu khí tự nhiên có vẻ dễ chịu hơn đôi chút.

Sau đây là vài điểm chính của buổi họp đầu tiên, khởi sự cho cuộc đổi đời:
* chuẩn bị tinh thần và tâm lư để chấp nhận rằng có thể chúng ta sẽ không được thực hiện sứ mạng giáo dục của chúng ta nữa, v́ “ngành giáo dục sẽ là ‘độc quyền’ của bác và đảng trong một chế độ độc quyền độc đảng”, cho nên sẽ không c̣n trường tư như trước nay nữa
* cơ sở vật chất của chúng ta như trường học, đại học, trung tâm giáo dục, v.v... có thể sẽ bị xă-hội-hoá bằng nhiều h́nh thức: bị tịch thu, bị ép buộc “dâng hiến”
* chế độ cộng sản không biết “tu sĩ” là ai? Họ chỉ biết “giáo sĩ” (linh mục) và “giáo dân” (tín hữu)
* chân tính tu sĩ La San, nhất là chuyên trách việc giáo dục, và lẽ sống tu sĩ của chúng ta với sứ mạng giáo dục, sẽ là một thách đố lớn cho mỗi Huynh Đệ chúng ta
* Đời sống cộng đoàn tu sĩ và việc thuyên chuyển từ cộng đoàn này đến cộng đoàn khác sẽ có thể bị cấm đoán. V́ thế, ngay từ bây giờ, các Huynh Đệ nào cảm thấy cần thiết có thể bàn bạc với Huynh giám tỉnh để thành lập những cộng đoàn gọi là “Diaspora”. Các Huynh Đệ khác, tạm thời về lại với cộng đoàn cũ trước biến cố 30/4/75. Nếu có Huynh Đệ nào thấy cần phải đổi cộng đoàn bây giờ th́ bàn thảo với Huynh giám tỉnh và sẽ quyết định sau, trong thời hạn gần nhất có thể
* Đây là dịp thuận tiện để Huynh Đệ chúng ta nhắc lại cho nhau lời khấn ḍng CÙNG CHUNG VÀ LIÊN KẾT, và cũng là dịp thuận tiện để trong mọi hoàn cảnh chính trị và xă hội của cuộc sống, chúng ta đă gọi nhau là “Anh Em” th́ chúng ta sẽ sống với nhau trong “T́nh Anh Em” đó
* Cuối cùng, tinh thần ḍng chúng ta là Tinh Thần Đức Tin. Suy niệm và sống như cha thánh lập ḍng, làm sao mà chúng ta có thể cùng nói chung, nói riêng một ḿnh với Thiên Chúa, trước, trong và sau mọi thách đố của cuộc đời, như cha thánh lập ḍng : “(Chúng) Con thờ lạy thánh ư Chúa trong mọi biến cố xảy đến cho (chúng) con”.


Buổi họp kết thúc, và một cộng đoàn Diaspora được thành lập gồm các Huynh ở với gia đ́nh, nhưng liên hệ với nhau như một cộng đoàn mở rộng, nghĩa là cũng có giờ đọc kinh chung, hội họp nhau thường xuyên để chia sẻ và bàn thảo với nhau về những vấn đề của Tỉnh Ḍng, v.v... Một cộng đoàn khác gồm các Huynh Bruno Bằng, Philippe Hảo, Antoine Đông và Nhơn (nhà thương) tại nhà người em của Huynh giám tỉnh Lucien. Khoảng vài tháng sau, cộng đoàn gồm các Huynh Emilien Vương và Théodore Hưng được thành lập tại nhà của phụ huynh một em cựu đệ tử, nhà đại tá Nguyệt.

Phần đông, các Huynh thuộc các cộng đoàn vùng Saigon, Gia Định, đều trở về lại với cộng đoàn ḿnh. Tuy con số thành viên thuộc cộng đoàn có ít nhiều giảm bớt, nhưng Huynh Đệ gặp lại nhau “ở nhà ḿnh” cũng thấy an tâm.

***

Khoảng 3 giờ chiều ngày 30 /4/1975. Tôi thả bộ qua đường Duy Tân, đến đường Thống Nhất. Dân chúng tụ tập trên công viên trước Dinh Độc Lập ngày càng đông hơn. Bộ đội nón cối qua lại cũng đông hơn, bu quanh những chiếc vạc cơm to tướng mà các “bà mẹ quân đội nhân dân” đă tài t́nh sáng tạo nấu nướng trên các bếp dă chiến dọc theo bức tượng Pétrus Kư. Chắc hẳn những “người con bộ đội nón cối của mẹ” sung sướng thưởng thức cơm trắng thơm ngon vừa chín tới mà từ trước, nhất là kể từ khi vượt Trường Sơn đến nay, chưa bao giờ được hưởng: một bát cơm trắng, không độn ǵ mà lại “thơm ngon đến thế chứ”! Âu đó cũng là món quà chiến lợi phẩm đầu tiên mà “anh em ta” được thưởng công.

Tôi rảo quanh đường Tự Do, qua đường Nguyễn Huệ, đến đường Lê Thánh Tôn, rồi ṿng quanh chợ Bến Thành. Người mua kẻ bán vẫn tấp nập. Bao nhiêu đồ của Mỹ-Ngụy tích trữ trước nay, đem ra bày biện, mời mọc. Thay v́ “dẹp bỏ hết những ǵ là của đế quốc” th́ đem ra bán, vớt vát được đồng nào hay đồng nấy. Rảo quanh một hồi, tôi mua hai hộp chocolate của đế quốc bỏ lại, v́ trong túi chỉ có bấy nhiêu tiền VNCH.

Vài chiếc xe Jeep của “U Éùt” chạy qua lại trên đường Nguyễn Huệ, Lê Lợi. Trên xe một đám thanh niên chưa đầy 20 tuổi, cũng có xe lẫn lộn vài ông tráng niên hay già hơn, tay đeo băng đỏ, cằm tu-huưt thổi loạn xạ. Sau này tôi mới biết đó là các “chú ba mươi”, hoặc mấy “ông ba mươi”. Những người biết thức thời hay lợi dụng nước đục thả câu?

Trở về đường Thống Nhất, khoảng 5giờ rưởi. Dân chúng càng đông hơn nhiều, đầy nghẹt trên hai thảm cỏ lớn trước Dinh Độc Lập. Từ phía Sở Thú đi tới, một đám đông tháp tùng một chiếc kiệu, cờ xí tung bay. Không phải là cờ xanh-đỏ-sao vàng, lại càng không thể là cờ vàng ba sọc đỏ! Tôi ṭ ṃ theo dơi đoàn kiệu càng tiến gần đến nhà thờ Đức Bà, trực chỉ Dinh Độc Lập. Tôi tự hỏi “Quái! đám tang ai mà lớn vậy?”

Tôi chợt nhớ tới một cảnh tương tự xảy ra đúng 12 năm về trước: cũng khoảng tháng 4 năm 1963, phong trào chống phá chế độ tổng thống Ngô Đ́nh Diệm bùng nổ lớn tại cố đô Huế. Một trong những cuộc lên đường xuống đường sao đó, do cuộc xô xát thế nào giữa chính quyền và “những người phản bội”, mà có người tử vong. “Những người phản bội” đăït xác nạn nhân trên một chiếc xe ba gác, rồi “kiệu” qua cầu Trường Tiền. Lúc bấy giờ, tôi c̣n là vị thành niên chỉ biết rong chơi, t́nh cờ đi dạo phố trên cầu Trường Tiền và chứng kiến cảnh hỗn độn này. Tuy không để ư ǵ đến chuyện của người lớn, nhưng tôi vẫn c̣n nhớ có nhiều người cầm cờ 7 màu (cờ Phật giáo) phất phất, miệng hoan hô đả đảo tùm lum.

Đoàn kiệu đến gần. Th́ ra, đó là một nhóm phật tử ô hợp và vài sư sải cùng ni-cô mang cờ 7 màu đi theo một chiếc kiệu. Trên kiệu, bốn hoa sen to lớn bằng nylon ở bốn góc, chính giữa là bức tranh bác Hồ râu tóc bạc phơ, miệng mỉm cười đắc thắng, khoan khoái nh́n đoàn cháu chắc vui ngày “đại thắng mùa Xuân về trên quê hương ta”. Kư giả truyền thanh truyền h́nh làm việc đắc lực. Trong số kư giả, tôi nhận thấy có nhiều gương mặt ngoại quốc. Có lẽ là người Pháp, người Ba Lan, người Liên Xô... Mà cũng có thể một vài người Mỹ “tiến bộ”, phản chiến kiểu Jane Fonda.

***

Trời đă về chiều. Mùa Xuân vùng nhiệt đới mà sao tôi cảm thấy ớn lạnh. Mới gần 9 giờ tối mà sao tôi buồn ngủ quá! Định đem mùng, chiếu và một tấm drap trắng cùng gối đan bằng mây ra hành lang trước các pḥng lớp ở tầng lầu hai chuẩn bị “thăng”, th́ bỗng nghe một tiếp “bốp bộp” thật lớn phía sau một pḥng lớp. Huynh Hồng và em Dương Hoàng cũng nghe. Cả 3 chạy đến: hai nón sắt và hai bộ quân phục thủy quân lục chiến mới toanh. Chắc là nhà bên cạnh dục qua. Ba Huynh Đệ nh́n nhau ḍ hỏi ư kiến: “Làm sao đây?” Có lẽ cả 3 người đều cùng một ư tưởng: dục trả lại th́ kỳ quá; đem thủ tiêu th́ uổng quá; can đảm cất giữ th́ hơi sợ. Cuối cùng, cả 3 lên tiếng hầu như một lúc: “Ḿnh đốt cho chắc ăn.”

Các Huynh Đệ rủ nhau ra mắc mùng dọc theo dăy hành lang trước các pḥng lớp ở tầng hai. Nằm suy nghĩ vớ vẩn hồi lâu, tôi thiếp đi lúc nào không biết. Bỗng như nghe tiếng người đi trên hành lang, tiếng kéo bàn trong các lớp. Tôi nửa tỉnh nửa mê, hé mắt nh́n. Trời tối om. Tiếng đi càng gần và rơ hơn. Tiếng kéo bàn trong lớp gần tôi, nghe rơ mồn một. Tôi mở mắt ra th́ chạm ngay một ánh đèn pin chiếu vào mặt, xuyên qua lớp mùng. Tôi mở mắt nh́n xuống phía chân, không thấy mùng chiếu ǵ cả. “Quái! em Dương Hoàng đi đâu rồi?” Luồng ánh đèn pin chiếu rọi về phía trên đầu, tôi khẽ ngước đầu lên, không thấy mùng chiếu trên đầu. “Quái! lăo Hồng, Dương Hoàng, các em kia đi đâu hết rồi?”

Tốp người vẫn tiến bước, nghe tiếng lẻng kẻng - có lẽ súng đạn chạm nhau? Nghe tiếng kéo bàn... Ḷng run sợ không thể tả được. Chỉ mong ước rằng đây là một giấc mơ, hay là một cơn ác mộng, kết tụ những ǵ ḿnh đă chứng kiến trong ngày. Tôi cố giỗ giấc ngủ. Tiếng đi lại không c̣n, tiếng kéo bàn cũng im bặt. Tôi thiếp được một giấc ngon lành.

Giật ḿnh thức giấc th́ trời đă gần sáng. Việc đầu tiên tôi nhớ tới: quả thật Anh Em tối hôm qua c̣n nằm ngủ phía trên đầu và hướng dưới chân tôi, bây giờ đâu vắng mất? Chỗi dậy nh́n vào pḥng lớp: ngổn ngang trên các bàn học được kéo sát lại, một tốp bộ đội nón cối nằm ngả nghiêng ngon giấc. Như vậy không phải là giấc mơ hay ác mộng, mà là sự thật! “Chết! Anh Em ḿnh đi đâu hết rồi?” Tôi rón rén ra khỏi mùng, sợ “anh em ta” thấy, rón rén đi đến pḥng lớp cuối, đầu óc tưởng tượng lung tung. Th́ ra, Huynh Đệ đang “an giấc”. Có lẽ đêm khuya trời trở lạnh, Huynh Đệ vào pḥng lớp, nên chắc chưa biết chuyện ǵ đă xảy ra sáng sớm hôm nay. Dù sao th́ cũng thở phào nhẹ nhỏm: Anh Em c̣n đây!

Một buổi sáng và một buổi chiều. Đó là ngày 30 tháng 4 năm 1975.

Ngày lịch sử. Ngày khó quên.