* Với biến cố 1954, toàn bộ các cộng đoàn miền Bắc đành “bỏ của cứu người” để thành lập các cộng đoàn mới, hoặc sát nhập vào các cộng đoàn hiện tại trong miền Nam.
* Với biến cố 1975, Huynh giám tỉnh Lucien Quảng đă khôn khéo thành lập cộng đoàn mới (cộng đoàn Lư Trần Quáng), hoặc hợp thức hoá một h́nh thức cộng đoàn mới (cộng đoàn Diaspora), hoặc “tái phối trí các cộng đoàn” hiện tại (như cộng đoàn La San Ban Mê Thuột, các cộng đoàn La San vùng Nha Trang và các cộng đoàn La San vùng Miền Tây) cho phù hợp với biến chuyển t́nh h́nh chính trị xă hội lúc bấy giờ.
* Với biến cố 1978, toàn bộ cộng đoàn La San Mossard bị bắt, cùng đi học tập cải tạo, cùng được trả tự do - tuy vài thành viên đang c̣n bị tạm giam giữ thêm vài năm. Cơ sở vật chất nhà cửa của cộng đoàn tại Thủ Đức tuy bị tịch thu, nhưng đó không phải là vấn đề then chốt cho sự tồn tại và thành lập - theo pháp lư - của một cộng đoàn. Vấn đề là theo giấy Lệnh Tha, mỗi thành viên của cộng đoàn La San Mossard phải về nguyên quán, nghĩa là một cách nào đó, “giải tán một cộng đoàn tu sĩ”

Chính quyền đương thời đă dùng quyền luật nào mà phá tan một cộng đoàn tu sĩ vốn thuộc quyền của một tôn giáo?
- về mặt luật pháp chính trị xă hội: tất cả các thành viên trong cộng đoàn đều có chứng minh nhân dân và có tên đăng kư hộ khẩu do chính quyền sở tại cấp;
- về mặt tội phạm h́nh sự/chính trị: chỉ có 2 thành viên (Huynh Đào và Huynh Hồng) phải ra toà án và lănh phạt ứng theo luật pháp hiện hành của nhà nước; các thành viên khác không hề bị xét xử cũng không bị toà án phạt tù theo luật pháp hiện hành. Như vậy, nếu tịch thu tài sản và “tru di tam tộc” phải chăng nhà nước cộng sản vẫn c̣n xử dụng luật pháp của quân chủ thời xưa?
- về mặt tôn giáo: luật pháp hiện hành tôn trọng “quyền tự do tín ngưỡng - và tự do không tín ngưỡng - của mỗi người dân”. Việc phá tan một cộng đoàn tu sĩ hợp hiến hợp pháp phải chăng đă phân chia ranh giới và thiên vị rơ rệt giữa “quyền tự do tín ngưỡng” và “quyền tự do không tín ngưỡng” khi vi phạm “quyền tự do tín ngưỡng?”

Nếu cho rằng v́ Nhà Ḍng, qua kư nhận của Huynh giám tỉnh Lucien Hoàng Gia Quảng, đă “tự động giao hiến” các cơ sở La San cho nhà nước, th́ phải chăng
. ngụ ngôn “Con chó sói và con cừu non” của La Fontaine không c̣n là ngụ ngôn mà là một thực tại?
. ví dụ về “Lời Hứa cộng sản” của nhà văn West Morris quả là một diễn giải của cái gọi là “sự thật của người cộng sản”?
. và câu tuyên bố của chủ tịch Mao Trạch Đông, đảng cộng sản Trung Quốc: “Cách Mạng ở đầu mũi súng” xác định rơ nghĩa hơn, một cách dứt khoát, bất khả nhượng của cái gọi là “đạo đức cách mạng”?

Nếu câu trả lời cho cả 3 câu hỏi là “sự thật... đúng vậy!” th́ hóa ra Philatô đă có lư khi không thèm nghe câu trả lời của Con Thiên Chúa Làm Người cho chính câu hỏi của ông - là một tạo vật: “Sự Thật là ǵ?”

***

Trên một b́nh diện nào đó, chính quyền đương thời xử sự việc “quản lư nhân dân” theo truyền thống dân tộc “con dại cái mang”. Trong hoàn cảnh khó khăn phức tạp của đất nước nói chung, của tỉnh ḍng Saigon với “quyền tự do tín ngưỡng” nói riêng, Huynh giám tỉnh đă nỗ lực hoàn thành chức năng làm mẹ làm cha; và thành quả là “LASAN VẪN C̉N ĐÂY”.

Nếu bài hát “Mẹ Việt Nam ơi, chúng con vẫn c̣n đây!” đă hơn một lần khích lệ hào hùng dân tộc Việt Nam tồn tại và “vẫn c̣n đây!” trải qua muôn ngàn đổi thay của chính trị xă hội loài người, th́ câu nguyện cầu phó thác trong Đức Tin và Ḷng Nhiệt Thành của cha thánh lập ḍng La San - hơn bao giờ hết - vẫn c̣n âm hưởng tích cực và hiện thực như là sự chúc lành của Thượng Đế: “OPUS TUUM, DOMINE! = Lạy Chúa, Đó Là Việc Của Chúa!”

***

Đối với Cộng Đoàn La San Mossard, sự giao động ban đầu do cuộc đổi đời mang lại, đă nhanh chóng được sửa sai hoàn chỉnh: Huynh Đệ với tài khéo léo của Huynh trưởng Francois Ánh đă chân t́nh ngồi lại với nhau cùng cầu nguyện, cùng chia sẻ trao đổi, cùng bàn thảo và nhận định thêm một lần nữa Chân Tính Huynh Đệ La San: “Đời Sống Dâng Hiến - Cộng Đoàn - Cùng Chung Và Liên Kết”.

Chí quyết “cùng chung và liên kết” này thể hiện - một cách hữu h́nh hay vô h́nh - trong một khuôn viên cơ sở vật chất hay trong chốn lao tù. Tuy nhiên cộng đoàn tu sĩ mang tên là “La San Mossard” hay bất kỳ một danh xưng nào khác, cũng chỉ là một cơ cấu tổ chức, mà đă là cơ cấu tổ chức th́ cũng có thể thay h́nh đổi dạng hoặc tan biến mất theo thời gian.

***

Riêng phần cá nhân tôi, trải qua những thăng trầm “3 ch́m 7 nổi 9 cái long đong” của cuộc đời:
- cộng đoàn Huynh Đệ La San Mossard Thủ Đức với chí quyết sống đúng, sống trọn vẹn chân tính La San của mỗi thành viên trong cộng đoàn;
- trại tù Thủ Đức với mối giao hảo tuyệt vời T̀NH NGƯỜI của người thân hay trong “gia đ́nh... tù pḥng số 4” - đặc biệt mối tương quan thân t́nh chia vui sẻ muộn của các em Cường, Hán và chuyên viên tháo c̣ng;
- nhà tù Chí Hoà pḥng số 9 Khu A-H “cùng chung và liên kết” chia vui ăn mừng ngày sinh nhật của một người Anh Em trong hoàn cảnh thật đặc biệt;
- thời gian cải tạo tại trại K3 với thân t́nh đùm bọc giữa anh em cải tạo viên với nhau, cũng như những khổ nhọc, hy sinh chia cơm sẻ áo của Anh Chị Em - cách riêng của gia đ́nh ân nhân Chị Sang và hai em Duyên&Hoà;
- gần 3 năm “vô gia cư vô nghề nghiệp” sống lang thang nay đây mai đó với sự giao hảo đượm t́nh anh chị em đồng loại - cách riêng với vị ân nhân Bác Ba và gia đ́nh anh Hiển - thể hiện qua việc đồng lao cộng khổ mưu t́m hạnh phúc cho từng người,
tôi càng thấm hiểu và xác tín ư nghĩa của bài ca các thiên sứ vang vọng đêm Con Thiên Chúa xuống thế chia sẻ “kiếp người”, làm gương mẫu hữu h́nh cho loài người biết thế nào là... “Làm Người” đích thực mà Đấng Tạo Hoá muốn khi tạo dựng con người từ nguyên thủy:

Vinh Danh Thiên Chúa Trên Trời
B́nh An Dưới Thế Cho Người Chúa Thương

***

Quả thật, mọi cơ cấu tổ chức xă hội, chính trị, đảng phái - ngay cả tôn giáo, ḍng tu, hội đoàn, đoàn thể - chỉ là những phương tiện đă, đang và sẽ thay h́nh đổi dạng hoặc tan biến mất với thời gian. Nhưng cốt lơi của kiếp nhân sinh, tựu trung tóm gọm trong hai điểm:
1. giao hảo giữa Đấng Tạo Hoá và tạo vật của Người,
2. giao hảo giữa tạo vật và tạo vật với nhau,
muôn đời tồn tại.

Để tạm kết luận, tôi xin mượn tư tưởng của Carl Rogers trong cuốn sách On Becoming A Person :

“Mỗi người là một Ḥn Đảo.
Ḥn Đảo này bắt nhịp cầu giao hảo với Ḥn Đảo kia.
Bắt được càng nhiều nhịp cầu giao hảo,
Ḥn Đảo càng trở thành Con Người .”

Trong tiến tŕnh “xây nhịp cầu giao hảo”, không thể tránh được những khiếm khuyết, giới hạn vốn là bản chất của tạo vật. Vấn đề là mỗi “Ḥn Đảo” - vốn là tạo vật - có nhận thức được chân giá trị “bản chất tạo vật” của ḿnh để hoàn chỉnh và “trở nên hoàn hảo như [Đấng Tạo Hoá] Cha trên trời là Đấng toàn hảo” hay không?