Các cộng đoàn và cơ sở giáo dục La San vùng Saigon, Gia Định và cơ sở Văn Thiên, Vũng Tàu

Trường Lasan Văn Côi, Hố Nai

Năm học 74-75, Huynh trưởng cộng đoàn kiêm hiệu trưởng trường Lasan Văên Côi là Huynh Archange Minh, với sự cộng tác đắc lực của các Huynh Piô Đông [Sau ngày 30/4/75, Huynh Piô Đông ra Nha Trang gặp giám mục Nguyễn Văn Hoà, và xin chuyển làm linh mục thuộc địa phận Nha Trang. Trong một chuyến viếng thăm Anh Em và cựu học sinh, [Frère] linh mục Piô Đông bị tai biến mạch năo, hôn mê suốt 3 tuần lễ và qua đời tại bệnh viện UCI ngày 15/11/2002, thi hài được đưa về Việt Nam.] và John Mai Trọng.
Khi chiến tranh “giải phóng miền Nam” bùng nổ lớn, các Huynh cùng học sinh và thân hữu phân tán khắp nơi, bỏ lại trường học thân yêu cho chính quyền mới “toàn quyền xử dụng”.

Thiết nghĩ bài “Tâm T́nh Tưởng Niệm” sau đây nói lên tất cả tâm t́nh và ảnh hưởng của việc tông đồ giáo dục tuổi trẻ của các Huynh Đệ Lasan tại trường Lasan Văn Côi.

TÂM T̀NH TƯỞNG NIỆM
Khóc vĩnh biệt Sư Huynh Archange, nguyên Hiệu Trưởng Trường La San Văn Côi, Hố Nai Biên Ḥa Việt Nam, Ngài đă hân hoan về Nhà Cha, Ngày 15 Tháng 1 Năm 2006, sau khi hoàn tất sứ vụ Chúa trao phó ở trần gian, với tuổi thọ 86.
Thánh Lễ Cầu Nguyện cho Frère Archange được tổ chức tại Nguyện Đường La San, Thành Phố San Jose, California, Hoa Kỳ, do Các Cựu Học Sinh La San Văn Côi Hố Nai tại hải ngoại dâng kính Ngày 4 Tháng 2 Năm 2006
Linh Mục chính tế : Lm.Phêrô Nguyễn Đ́nh ĐỆ dưới sự hiện diện của Frère Bề Trên Valéry AN.
Chúng con gồm Các Cựu Học Sinh La San Văn Côi và gia đ́nh, đang sống tại hải ngoại, cùng nói lên lời vĩnh biệt Người Thầy, Vị Cha Già vô vàn kính yêu của chúng con, đă ra đi về Nước Chúa.
Frère Archange ơi !
Thầy cho chúng con gọi Thầy bằng ‘Frère’ thân thương, một ngôn từ mà chúng con từng xưng hô mỗi khi gặp Thầy. Dù rằng sau năm 1975, Thầy đă nhập Ḍng Xitô để trở thành một Đan Sĩ Chiêm Niệm với tên khấn Ḍng mới là Mai Du. Và giờ này Các Cựu Học Sinh của Frère ở hải ngoại đang tụ họp tại Nguyện Đường La San đây, khóc than, vĩnh biệt Frère.
Frère Archange của chúng con ơi !
C̣n đâu h́nh ảnh ‘Frère’ già lúc nào cũng mong mỏi các học sinh đến thăm Thầy. C̣n đâu nữa bàn tay ấm áp nắm chặt tay từng người một, ở phương xa về thăm Thầy. Từ hôm nay, Thầy măi vĩnh biệt chúng con.
Frère ơi !
Nhớ xưa mái trường nhỏ bé La San Văn Côi được Frère dựng lên, đă là mái ấm cho chúng con nương nhờ học tập. Ngôi trường bé nhỏ này một thời làm nức danh Thành Phố Biên Ḥa với kết quả tốt nghiệp trung học 100%. Dù chỉ 4 năm ngắn ngủi so với quăng dài của thời gian đèn sách không có là bao, nhưng chúng con lại rất trân quư nó. V́ nơi đây giống như một mái ấm gia đ́nh : Có Thầy coi như cha mẹ, có bạn học coi như anh em ruột thịt. Tuy thời gian có ngắn ngủi, nhưng với nhân cách và đạo đức của Frère đă là một bài học mà chúng con học măi không hết. Frère dạy chúng con biết kính sợ Thiên Chúa. Frère dạy chúng con cách cầu nguyện, xin Chúa thứ tha những sai phạm, những việc làm không đủ, và ngay cả việc đáng làm mà không làm. Frère c̣n dạy chúng con kính mến Đức Mẹ. Frère thường nói La San Văn Côi Hố Nai có được là nhờ một ơn lạ của Đức Mẹ. Cũng v́ vậy ‘LA SAN VĂN CÔI – CÁM ƠN ĐỨC MẸ’ đă là một khẩu lệnh luôn nở trên môi của mỗi học sinh chúng con.
Frère ơi !
Frère đă cống hiến cả một đời ḿnh cho sự nghiệp giáo dục, giáo hóa lớp trẻ chúng con nên người. Frère không những dạy chúng con kiến thức, mà c̣n dạy chúng con biết nhân cách làm người. Lúc nào Frère cũng dạy ‘Ở sao cho người ta thương, con ơi !’. Mà muốn được người thương phải biết thương người. Chính v́ ḷng nhân ái đó, ở trường, Frère đă từng miễn học phí cho các học sinh nghèo nhưng chăm học. Frère xây nhà lưu xá cho các sinh viên thuộc Cựu Học Sinh La San Văn Côi ở Thị Nghè, để họ có nơi ăn chốn ở, an tâm học tập. Kết quả là đă có rất nhiều người công thành danh toại. Đặc biệt nhất, học tṛ của Frère có đến 4 Linh Mục : Cha Uy, Cha Gia, Cha Hoàn và Cha Hưng.
Frère Archange của chúng con ơi !
Nơi Frère chúng con c̣n học được đức khiêm nhường và nhẫn nhục. Nhân đức ấy được thể hiện suốt cả cuộc đời của Frère. Nhất là sau năm 1975, khi nước Việt Nam lật sang một trang sử mới, cuộc đời của Frère v́ thế cũng đổi thay, bước sang một bước ngoặt khác. Với tuổi đời 55, và mấy chục năm khấn Ḍng Các Sư Huynh Trường Công Giáo, thường gọi là Ḍng La San, cũng không có ngoại lệ, Frère lại trở thành một đệ tử già nhưng bé nhỏ, trong nhà tập Ḍng Xitô, Đan Viện Thánh Mẫu Thiên Chúa ở Phước Lư, với đầy thử thách. Nếu trước đây Frère ở trên bục giảng với phấn trắng và bảng đen, th́ nay Frère c̣n phải biết đến lao động chân tay nữa. V́ khẩu hiệu của nhà Ḍng là : Lao Động và Cầu Nguyện.
Gặp lại Frère trong Đan Viện Xitô Phước Lư, nay là Thầy Mai Du, với đôi chân gầy khẳng khiu và đôi dép sờn ṃn, nhưng ḷng Frère vẫn tràn đầy niềm vui. Có anh hỏi ‘Sao Frère lại vào Ḍng khổ tu này ?’ Frère nói :’Hơn nữa cuộc đời Frère dành cho giáo dục, nay già rồi cần nhiều thời gian để chiêm niệm ...’. Có anh thấy Frère để râu th́ hỏi ‘Sao Frère lại để râu ?’. Frère trả lời :’Để râu để biết ḿnh gần về với Chúa, con ơi’.
Cuộc sống của Frère đơn giản nhưng luôn tin cậy vào Thiên Chúa quan pḥng. Frère hằng nhắc nhở chúng con luôn trông cậy vào Chúa. Frère kể rằng, sau 1975 nhà nước Việt Nam lấy hết ruộng màu mỡ của nhà Ḍng Phước Lư, để đuổi lên mảnh đất khô cằn trên đồi không có nước. Ấy thế mà nhờ Chúa và Đức Mẹ thương, các Thầy lại t́m ra nguồn nước dẫn vào ruộng. Và nay đồng lúa lại ph́ nhiêu như thường.
Frère ơi !
Chúng con nào quên được ánh mắt hiền hoà của Frère rạng rỡ khi có các học sinh của Frère xa xứ trở về tới thăm Frère. Trí nhớ của Frère rất tốt, từng có tiếng trong nhà Ḍng là ‘Ông Thầy nhớ dai’. Mà Frère nhớ dai thật, Frère nhớ từng người, có khi cả con cái và nghề nghiệp của họ đă làm trước đây ở Việt Nam nữa. Gặp ai Frère cũng hỏi từng người ’Anh ấy thế nào ? Chị ấy ra sao ?’. Chúng con không hề nghe thấy Frère mở lời trách móc, phàn nàn, dù ai đó có thế nào đi nữa. Xưa Frère sống rộng ḷng với chúng con, th́ đến nay ḷng Frère vẫn rộng mở.
Thời gian trước khi về với Chúa, dù bị giải phẫu và phải dùng ống dẫn tiểu tiện đi bên ngoài, gặp lại Frère, Frère vẫn vui vẻ, không hề thở than như không có bệnh t́nh ǵ, dù rằng thân xác Frère rất đau đớn. Vào những ngày trước lúc lâm chung, chúng con không có ai ở cạnh Frère, v́ không ai được biết Frère lâm bệnh nặng. Chỉ được biết rằng, sau đám tang Frère được 2 tuần, Cha Nguyễn Hữu Gia, chánh xứ Đơn Dương Đà Lạt, học tṛ thân cận của Frère trước đây, đă nhận được một lá thư do Frère gửi tới. Bóc ra xem, thấy ḍng chữ Frère viết vẫn c̣n đẹp nhưng hàng chữ lại so le không thẳng hàng, có lẽ Frère viết trong lúc biết ḿnh không xong. Trong đó Frère viết :’Có lẽ khi thư này tới tay con, Frère đă nằm yên dưới ḷng đất rồi. Hăy nhớ cầu nguyện cho Frère luôn. Nhớ tất cả các con’. Mường tượng ra lúc Frère hấp hối, Frère thoi thóp trong những giây phút sống mong manh, đưa đôi mắt lờ đờ như muốn t́m bắt để gặp từng người chúng con, như muốn gửi gấm trăm ngàn điều chỉ dạy. Đôi môi mấp máy không thốt lên lời hầu như muốn nói :’La San Văn Côi – Cám Ơn Đức Mẹ’. Rồi Frère thở hắt ra, lịm dần, ra đi êm ái trong Thánh Gia.
Frère Archange của chúng con ơi !
T́nh của Cha càng tha thiết bao nhiêu th́ sự mất mát của Frère càng to lớn bấy nhiêu. Từ nay chúng con c̣n lối nào để trở về thăm Frère ? C̣n có ai chờ đợi chúng con? C̣n có ai bịn rịn khi giă từ ? C̣n có ai ân cần hỏi han chúng con nữa ?
Khóc Frère hôm nay, 12 niên khóa của các anh chị em chúng con trong Đại Gia Đ́nh La San Văn Côi Hố Nai, khóc vĩnh biệt một Người Thầy khả kính, một Người Cha khả kính. Và chúng con đủ để có thể hănh diện nói với các con cháu chúng con mai hậu rằng : Đời ba, đời má thật là diễm phúc v́ đă có được một vị minh sư. Vị ấy chính là Frère Archange, Sư Huynh thân yêu của chúng con.
Frère Archange ơi !
Chúng con, những cựu học sinh của Frère xa xứ, không được diễm phúc gặp Frère lần cuối trước lúc lâm chung, cũng không được vinh hạnh theo sau linh cửu của Frère để tiễn đưa Frère một đoạn đường đến nơi an nghỉ cuối cùng. Xin Frère tha thứ cho anh chị em chúng con. Nay trước di ảnh của Frère, chúng con, những người hiện diện, thay mặt cho tất cả các anh chị em trong Gia Đ́nh La San Văn Côi Hố Nai sống tại hải ngoại, xin lạy Frère ba lạy, cho trọn t́nh nghĩa thầy tṛ. Vĩnh biệt Người Thầy kính yêu của chúng con. Xin từ biệt Frère, Frère Archange của chúng con !
Văng vẳng đâu đây, như tiếng Frère Archange nói với chúng con :
“Xin vĩnh biệt mọi người,
Frère ra đi lần cuối,
Không bao giờ trở lại,
Hẹn gặp trong Nước Trời”.

Tại Nguyện Đường La San
Thành Phố San Jose, California, Hoa Kỳ
Ngày 4 Tháng 2 Năm 2006
Toàn Thể Gia Đ́nh La San Văn Côi Hải Ngoại
Đồng Bái Tạ

***

Trường La San Nghĩa Thục Chánh Hưng

Trường tiểu học La San Chánh Hưng là món quà đầy ư nghĩa mà tỉnh ḍng La San Sài G̣n kính tặng sư huynh tổng quyền Nicet Joseph nhân dịp ngài sang thăm Việt Nam trong năm này (1962). Trường được sư huynh tổng quyền cắt băng khánh thành vào ngày 12 tháng sáu, trước sự hiện diện của nhiều quan khách cấp cao của cả đạo lẫn đời như đức tổng giám mục giáo phận Sài G̣n, đức cha Nguyễn Văn B́nh, ông Ngô Trọng Hiếu, bộ trưởng bộ xă hội, ông Vũ Tiến Huân, đô trưởng Sài G̣n, vv… Lúc ấy trường được đặt dưới sự điều hành của hai sư huynh Cyrille, hiệu trưởng và Charles Khánh cùng với sự giúp sức của 4 thầy giáo là các ông Phạm Đ́nh Trợ, Phan Ngọc Trí, Nguyễn đăng Hoan và Nguyễn Văn Niên. Trường có 5 lớp cấp I, giảng dạy chương tŕnh Việt. (Nhưng sang năm 1967, trường được nâng lên thêm cấp II)
Khai giảng : 16/07/1962. Ngày khai giảng được ấn định vào ngày 16 tháng bảy năm 1962 với số học sinh là 265 em ghi danh, trong đó có 45 em là Công giáo. Nhưng sau vài tháng hoạt động, số học sinh gia tăng thêm 1/3 nữa nên nhà trường thấy cần thiết phải mở thêm một lớp mới, hầu mong tạm đáp ứng nhu cầu của xóm lao động Chánh Hưng này.
Thiết lập pḥng phát thuốc : 4/04/63. Việc thiết lập pḥng phát thuốc tại trường La San Chánh Hưng là sáng kiến của Hội ái hữu cựu học sinh trường thánh Tô-ma Nam Định (La San). Tuy nhiên pḥng y tế này hoạt động được là nhờ sự tiếp tay của hiệp hội Thánh Mẫu phân ban đại học. Mỗi ngày thứ bảy, người ta thấy khoảng 30 người trẻ, bác sĩ và dược sĩ tương lai, đến khám bệnh và chăm chú lắng nghe cùng quan sát những nỗi khổ đau của những người nghèo trong khu vực lao động này. Theo bản thống kê của pḥng khám và phát thuốc này, mỗi lần (ngày thứ bảy) như vậy, các sinh viên y dược khoa săn sóc được chừng 250 lượt người. Thuốc men th́ được hoặc cơ quan cứu trợ Công giáo cung cấp miễn phí, hoặc do cơ quan y tế nhà nước cho.

Cho đến biến cố 1975, Huynh André Tuyên từng được gởi đi du học tại Pháp để thu thập kinh nghiệm sư phạm giáo dục chuyên lo cho các em “bụi đời”, đảm nhiệm điều hành ngôi trường, với sự cộng tác đắc lực của Huynh Alphonse Điển [Huynh Alphonse Điển có biệt tài “vừa đánh organ đệm nhạc trong các nghi thức phụng vụ, vừa... ngủ gật”. Huynh cũng rất thích nghiên cứu và ráp máy móc điện tử: chiếc mobylette luôn luôn sẵn hai túi chứa đựng tất cả boulon, đinh ốc, v.v... mà Huynh chợt thấy trên đường.
Huynh Alphonse Điển rời trường Nghĩa Thục Chánh Hưng về với gia đ́nh tại Lái Thiêu. Một hôm “đụng độ” với công an, Huynh căi vă sao đó - nghe đâu sổ một tràng tiếng tây - và bị bắt tống giam biệt tích. Gần một năm sau, một linh mục - cũng bị tống giam và ỏ cùng trại giam với Huynh Điển, được thả tự do và báo cho biết là Huynh Alphonse đă qua đời sau một cơn bệnh kiết lỵ. Linh mục đem về đôi giày botte de saut cũ rích rách nát của Huynh Điển để làm tin.
]

Số học sinh ngày càng tăng, công việc giáo dục các em đ̣i hỏi nhiều chuyên môn và nhân sự hơn. Các Huynh Kinh sinh tại Mai Thôn góp phần đắc lực trong các sinh hoạt học đường. Huynh André Tuyên tiếp tục chiến đấu với các em học sinh... bụi đời và nghèo khổ. Khoảng đầu năm 1976, Huynh André hồi tục, nhưng vẫn tiếp tục lư tưởng mà Huynh đă ôm ấp trên 30 năm nay: sống với tuổi trẻ, cho tuổi trẻ, v́ tuổi trẻ - nhất là tuổi trẻ... bụi đời và nghèo khổ, mặc dù trường đă “bàn giao” và được sự “hoan nghênh của UBND Q. 8 ngày 31/10/1975”.

***

Kỷ Niệm về Trường LaSan Nghĩa Thục Nguyễn Thông
(Phạm Phong - TN)

Kính chào Frère và các anh chị TN,
Xin cám ơn Frère đă nhắc nhở cho em về ngày 15 tháng 5, lễ kính Thánh Gioan LaSan là Quan Thày của các Nhà Giáo, v́ chính em lúc mới cắp sách đến trường lần đầu, cũng là người thụ ơn của sự giáo dục Ḍng LaSan này..
Thưa Frère, một năm sau ngày ri cư vào Nam bằng tàu há mồm, em được nhận vào làm học tṛ của La San Nghĩa Thục (Ngă tư Nguyễn Thông, Yên Đỗ Quận 3 Saig̣n). Sau khi hoàn tất bậc tiểu học tại ngôi trường thân yêu đầu đời này, nhà em quá nghèo không cho phép em vào Taberd. Kỷ niệm ấu thơ củûa những năm tháng đầu đời theo học ABC ở La San Nghĩa Thục th́ quá nhiều, không sao kể siết, và không bao giờ quên được, như đá banh, đánh cù, đánh khăng, đánh đáo, đánh nhau chảy máu mũi, bị phạt bắt qú, rủ nhau đi học sớm để bắt dế bên bụi cỏ lề đường, quay càrem hay coi Ciné câm “Sạc Lô” trước cổng trường v.v...
Hồi em học lớp Ba, có quan khách ngoại quốc viếng thăm trường và mỗi lớp phải làm một cái ǵ đó để giúp vui quan khách. Em c̣n nhớ là thày giáo em đă sơn một cái thúng lật úp làm mu con rùa, và bắt thằng con của thầy (học cùng lớp tụi em) ḅ trong cái thúng lật úp đó, và thụt ra thụt vô cái đầu con rùa to bằng quả bắp chuối, c̣n chúng em th́ đứng quây quần chung quanh vừa cười vừa vỗ tay reo hát bài “ối giời ơi... ḱa nó ló đầu ra ḱa...làng nước ơi trông coi mà kinh quá... ối giời ơi ḱa nó rụt đầu vô ḱa.“ v.v...
Ngày nào trước giờ ra chơi cũng được phát mỗi đứa một khúc bánh ḿ và một miếng pho mai (Mỹ quốc viện trợ) hay một quả chuối, ăn măi cũng chán, tụi em thường móc ruột bánh ḿ viên lại ném nhau, hay tung lên trời rồi há miệng chờ rơi xuống để “đớp”... Sau đó một vài năm, h́nh như là đại lễ kỷ niệm 100 năm phong thánh hay Birthday của cha Gioan LaSan, ở Saig̣n có tổ chức lễ mừng rất trọng thể ở sân vận động Tao Đàn th́ phải. H́nh như có đức TGM Saig̣n chủ lễ. Tụi em mặc đồng phục quần xanh áo sơ mi trăng cùng với cả chục ngàn người tham dự mừng lễ, cờ xí bay rạp khán đài trong khi mọi người hát vang bài “Lạy Thánh Lasan Bổn Mạng Cực Nhân...” mà em vẫn c̣n nhớ.
Thưa Frère, sau ngày rời trường Luật vào lính, những năm chinh chiến đời quân ngũ sống bạt mạng, chỉ trừ mấy tội giết người, hại bạn hay lường gạt, c̣n tội ǵ em cũng dám phạm cả, Frère mà là Linh Mục th́ có lẽ phải ngồi hàng giờ mỗi lần nghe em “Swell Sin”. Bây giờ ngẫm nghĩ lại em tin là nhờ giáo dục đầu đời của Trường LaSan mà một tên hoang đàng, ngỗ nghịch, ngông cuồng, bán trời không văn tự như em, c̣n “Biết Sống Theo Đường Ngay “...một chút xíu! Và cũng có lẽ nhờ vậy mà đă được một TN A hiền như Ma Soeur...trao duyên lầm...
Hôm nay, sau gần 50 năm rời bỏ mái trường xưa, lần đầu tiên em, một đứa học tṛ hoang đàng bội bạc, viết ít ḍng để chia sẻ với Frère và các anh chị TN về những kỷ niệm thơ dại đầu đời dưới mái trường thân yêu LaSan Nghĩa Thục Saig̣n ngày nào. Vừa như một lời thú tội của đứa học tṛ vô ơn v́ chưa làm được ǵ cho Trường LaSan cả (LaSan Nghiă Thục phần lớn cung cấp giáo dục FREE cho con cái các gia đ́nh nghèo hay “ri” cư 54 như em), vừa như một lời tôn vinh cảm tạ muộn màng đến Cha Thánh Gioan LaSan và các Frère các Soeur đă theo chân Ngài, tận hiến đời mính cho sự Giáo dục của nhân loại, và để gieo vào tâm hồn của những đứa con hoang đàng như em, c̣n sót lại một chút “Ḷng Ngay”.

Trước biến cố 1975, trong khuôn viên trường Lasan Hiền Vương, có 3 cộng đoàn: cộng đoàn trường trung học Lasan Hiền Vương, cộng đoàn lo cho các em học sinh mù (hoàn toàn nội trú và miễn phí), và cộng đoàn trường tiểu học nghĩa thục Lasan Nguyễn Thông. Trong khu vực trường Nguyễn Thông, có nhà in và bên hông trường, phía đường Nguyễn Thông có căn nhà cho nhạc sĩ Hải Linh thuê làm lớp dạy nhạc; căn nhà này và nhà in trách nhiệm cung cấp tài chánh cho các em học sinh mù.
Huynh Girard Nhơn đă được gởi đi Mỹ học tâm lư và chữ braille - chữ viết đặc biệt cho người mù - đảm trách dạy cho các em. Huynh Nhơn c̣n có tài âm nhạc nên sinh hoạt cho các em mù thật thành công.
Sau biến cố 1975, Huynh Girard Nhơn dẫn tất cả các em mù cùng gia đ́nh về Cầu Xáng. Tỉnh ḍng phân chia cho mỗi gia đ́nh một khu đất xây nhà và trồng trọt, đặc biệt trồng khóm (thơm) để mỗi gia đ́nh tự lực cánh sinh. [Không biết chiếc “du thuyền” nào đă đưa Huynh Girard qua tận Úc Châu và định cư tại đây. Huynh qua Tân Đảo tiếp tay với cộng đoàn Nouméa và Thio, và chuyên lo dạy Việt ngữ cùng sinh hoạt cho các con em những gia đ́nh Việt định cư ở đây từ sau năm 1945 và 1954. Khi các cộng đoàn ở Tân Đảo không c̣n nữa, Huynh Girard trở lại Úc cho đến ngày qua đời 25/3/2003.]

Mặc dù trong biên bản “giao hiến” của Huynh giám tỉnh Lucien Quảng không đề cập đến trường Lasan Nguyễn Thông, nhưng đă là “trường tư” th́ chịu chung số phận của... trường tư. Các Huynh Đệ hai cộng đoàn c̣n lại gom thành một cộng đoàn, sinh sống tại “khu vực tu viện” Lasan Nguyễn Thông. Hơn hai năm sau, theo sự tái phối trí “chỗ ăn ở” của huynh giám tỉnh Lucien Quảng, Huynh Đệ phân tán, người về nhà hưu dưỡng Mai Thôn, người nhập vào cộng đoàn Taberd, người về nhà giám tỉnh...

Thế là toàn bộ khuôn viên trường Lasan Hiền Vương biến mất!

***

Trường Lasan Thạnh Mỹ, giấy hiến ngày 16.10.1975

Ḍng Lasan có một thửa đất khá lớn bên kia Hàng Xanh, nguyên là đất ruộng. Để đáp ứng nhu cầu giáo dục cho trẻ em nghèo, hội Phụ Huynh Học Sinh và Ái Hữu Cựu Học Sinh Taberd bảo trợ xây trường tiểu học hoàn toàn miễn phí. Từ đó, trường Lasan Thạnh Mỹ có thể được coi là “trường công tác xă hội”, con đỡ đầu của trường Lasan Taberd.
Ngay sau biến cố 30/4/97, “trường” Lasan Thạnh Mỹ không c̣n, nhưng “khu vực tu viện” vẫn c̣n do huynh trưởng Alain Cầm bảo quản. Các Huynh Đệ có mặt tại cộng đoàn Lasan Taberd lúc bấy giờ bàn thảo và “chia chác” khu đất ở Thạnh Mỹ cho gia đ́nh hoặc “thân nhân” của ḿnh.
* Huynh trưởng Alain Cầm tiếp tục bảo quản khu vực tu viện trong khuôn viên nhà trường;
* Huynh “pro-directeur” Martial Trí lănh một phần tương đối khá; sau khi hồi tục, sinh sống với một người gốc Hoa.
* gia đ́nh Huynh Anatole Bạch và gia đ́nh Huynh Bosco Bắc “chia nhau” phần c̣n lại, có thể xây một căn nhà nhỏ và đủ đất màu mở canh tác trồng trọt (cách riêng rau muống), để sinh sống. Ngay sân bóng tṛn cũng được tận dụng “tăng gia sản xuất”, v́ “... với sức người, sỏi đá cũng thành cơm!”
Huynh trưởng Alain Cầm đă luống tuổi, xin dời về Nhà Hưu Dưỡng Mai Thôn, và qua đời tại đây ngày 16/5/2001.

Thế là ngôi trường Lasan Thạnh Mỹ, con đỡ đầu của trường Lasan Taberd, thay chủ đổi tên.

Trường Taberd c̣n sở hữu một khu đất gần cầu Kinh, khu vực Thanh Đa, xây một số căn nhà cho các gia đ́nh giáo sư, gọi là Cư Xá Taberd. Sau biến cố 1975, nhà ḍng sang quyền sở hữu cho mỗi gia đ́nh giáo sư và nhân viên từng phục vụ trường Taberd từ trước năm 75, và hiện đang cư trú tại các căn nhà đó.

***

Trường Lasan Mai Thôn, giấy hiến ngày 07.9.1975

Mục đích của ḍng Nữ Lasan là “hợp tác với các Sư Huynh Lasan trong sứ mạng giáo dục tuổi trẻ”. Nhu cầu giáo dục quá lớn, từ tiểu học đến hết năm trung học. Nhân sự các Sư Huynh không đủ để bảo quản và điều hành hết các trường trung-tiểu học, v́ thế khi ḍng Nữ Lasan lớn mạnh, ḍng Nam Lasan sẽ giao việc điều hành các trường tiểu học cho Nữ Lasan. Trường Lasan Mai Thôn là trường đầu tiên thể theo chương tŕnh đă định. Trường Lasan Mai Thôn, với sự phân tán khá trầm trọng của các Nữ Lasan, bị tự động dâng hiến, c̣n lại nhà giữ xe trống trải không ai muốn. Giấy hiến ngày 07.9.1975 là để hợp thức hoá sự dâng hiến đó.

Huynh Ephrem Tú là quản lư nhà hưu dưỡng Mai Thôn trong khoảng thời gian này. Một v́ lư do riêng, Huynh Tú hồi tục và xin tạm cư trong căn nhà giữ xe. Anh Tú tiếp tục hợp tác với Huynh Đệ Lasan tại mai Thôn trong việc giao tế với cơ quan chính quyền địa phương; anh Tú vẫn hăng say phục vụ giáo dân trong vùng, đảm nhiệm vai tṛ “ông trùm họ đạo Mai Thôn”.

***

Trường Lasan Mossard, Thủ Đức “bàn giao” ngày 27/11/1975 . Toàn bộ khu vực cộng đoàn và trường Lasan Thủ Đức “dâng hiến” ngày 26/3/1978 [Các trường Taberd, Hiền Vương, Chánh Hưng, Đức Minh và Mossard đều dược “bàn giao” trong khoảng 2 tháng cuối năm 1975, nhưng tại sao phải “giao hiến” ngày 26/3/1978? Xin xem Phần Thứ Tư: “Vụ Án Liên Quan Đến sự tan ră của cộng đoàn Lasan Mossard Thủ Đức”]

Đầu tháng 11, Huynh Hồng và tôi được lệnh vẽ lại bản đồ chi tiết khu đất thuộc cộng đoàn và trường Lasan Mossard: phần nào là lớp học và sinh hoạt học đường, phần nào là khu vực tu viện, v.v...
Vài ngày trước năm học mới 75-76, cô giáo Huyền “từ khu A” (miền Bắc) được gởi vào “làm quen” với ban diều hành trường Lasan Thủ Đức theo danh nghĩa “tăng cường giáo viên cấp 3” cho trường. H́nh dáng cô Huyền thật là kiểu mẫu cho “củ khoai môn”, nhưng được tính vui vẻ cởi mở. Chính cô phải thú nhận rằng “trường ốc cấp trung học ở miền Nam sao mà lớn thế chứ!” Phương pháp điều hành, tổ chức sinh hoạt học đường, v.v... làm cô cảm thấy phần nào mặc cảm. Sau vài lần tiếp xúc với các giáo viên, cách riêng với ban giáo vụ (trước 75 gọi là giám học), cô bày tỏ thiện cảm, khâm phục, và thông hiểu hơn những ǵ đă “nghe nói” và những ǵ đă “chứng kiến tận mắt, nghe tận tai”. Sau khi kư giấy “bàn giao” ngày 27/11/1975, mặc dù trường Lasan Thủ Đức thay tên đổi họ, trở thành Trường Trung Học Phổ Thông Cấp 2&3 Thủ Đức, nhưng học sinh vẫn đến học tại trường sở Lasan Mossard, cho đến khi có “lệnh mới”.

“Lệnh mới” cuối cùng đă đến. Trường sở vật chất của Lasan Thủ Đức được ưu tiên dành cho các đảng viên đă v́ sự nghiệp cách mạng mà tạm thời xếp bút nghiêng chui rúc trong rừng chiến đấu chống Mỹ cứu nước, nay cách mạng đă toàn thắng, các đảng viên này phải được ưu đăi tiếp tục học hành trong những pḥng ốc “cao cấp”; biến cơ sở Lasan thành Trường Bổ Túc Văn Hoá Công Nông. Thế là trường phổ thông cấp 2&3 Thủ Đức di chuyển về trường Đức Minh tại ấp Từ Đức, trên đường Nguyễn Du, và cô Huyền làm phó hiệu trưởng, c̣n hiệu trưởng th́ do một đảng viên từ miền A (miền Bắc) vào đảm nhận, “phó tiến sĩ toán” La Thế Dũng [Trường Đức Minh là trường trung-tiểu-học tư công giáo của giáo xứ Từ Đức, do linh mục tiến sĩ toán Nguyễn Văn Minh làm hiệu trưởng. Linh mục hiệu trưởng đă đem kư gởi ngân hàng nhà nước hơn 30 triệu đồng VNCH ngày đổi tiền lần thứ nhất, 22/9/1975.]

Sáng thứ sáu tuần đầu tiên của năm 1976, thay v́ cho học sinh vào lớp như thường lệ, tôi được ban điều hành giao trách nhiệm chính thức thông báo cho học sinh toàn trường (cấp 1, cấp 2 và cấp 3) biết trường sở mới của mỗi cấp, bắt đầu sáng thứ hai tuần tới.
* tất cả cấp 1 = chuyển về trường tiểu học Á Thánh Gẫm, trong khuôn viên nhà thờ họ Thủ Đức;
* tất cả cấp 2 và cấp 3 = chuyển về trường Đức Minh ấp Từ Đức.
Tiếng x́ xào ngày càng lớn giữa đám học sinh... Tôi đợi tất cả im lặng, rồi trầm giọng nói: “Sáng thứ hai, các em đừng trở lại trường Lasan nữa... Trường Lasan Mossard Thủ Đức... không c̣n nữa!”
Tôi chắp tay, nhắm mắt. Một vài giây yên lặng như tờ... Ḷng tôi xúc động khôn tả, và tôi như cảm nghiệm được sự xúc động đó phát toả ra từ tâm hồn tôi hoà quyện với sự xúc động phát toả ra từ những tâm hồn ngây thơ đang đứng trước mặt tôi. Tôi cố nén ngăn chận hai hàng nước mắt trào mi... Tôi ngước mắt nh́n các em, thật trầm buồn, lên tiếng: “Thôi! Chào các em! Các em vào lớp sinh hoạt với các thầy cô chủ nhiệm.”
Chiều hôm đó, các em tự động họp mặt trong lớp ḿnh, mua chè, bánh làm “bữa tiệc chia tay”. Các em mời giáo viên chủ nhiệm lớp, nhưng không ai đến.
Tối hôm đó, một số học sinh cấp 3 xin dùng một lớp để “ở với Lasan thêm một đêm”. Trong đêm không ngủ này, các em tập cho nhau bài hát “Trở Lại La San” mà em Nguyễn Đ́nh Hiếu, lớp 12 sáng tác ngay sau khi tôi chính thức công bố: “Trường Lasan Mossard Thủ Đức không c̣n nữa”
Sáng sớm hôm sau, Huynh Hồng và tôi đi một ṿng các lớp để kiểm soát lại trước khi “bàn giao” trường sở. Hỡi ơi! bàn ghế ngổn ngang, c̣n tệ hơn nữa, h́nh ảnh bác Hồ treo trên tường dính đầy ... chè!

Trường Lasan Thủ Đức không c̣n nữa, nhưng cộng đoàn Lasan Mossard vẫn c̣n, chia thành hai nhóm. Một nhóm gồm huynh trưởng Francois Ánh, các Huynh Alban Thanh, Prosper Bá, Gervais Hà, Barthélémy Hân, Etienne Toàn, Wenceslaus và tuyên úy nghĩa tử Phêrô Ngô Đ́nh Hiển sống trong “khu vực tu viện” gồm một phần tầng lầu trên các văn pḥng của trường phía cổng chính và tầng lầu trên dăy nhà bếp. Nhóm thứ hai gồm các Huynh Colomban Đào, Michel Hồng, Valéry An, Dennis Nhơn, Pierre Thắng, Jean Phúc, Jérome (thánh Gióp) Điệp, và một số các em đệ tử sống trong khu vực của Đệ Tử Viện Lasan Thủ Đức. Ban hiệu trưởng trường Bổ Túc Văn Hoá Công Nông đề nghị rằng “nếu các Sư Huynh ở trong khu vực tu viện Mossard dời qua họp với nhóm thứ hai bên Đệ Tử Viện th́ Ban Hiệu Trưởng sẽ xây bức tường ngăn cách hai cơ sở”. Huynh trưởng Ánh với sự đồng ư của các Huynh Đệ trong cộng đoàn sẵn sàng nhường khu vực tu viện Mossard khi bức tường xây dựng xong. Ban hiệu trưởng sai nhân viên đền làm hàng rào kẻm gai, có cửa thông qua cũng bằng kẻm gai. Sự trao đổi không đạt yêu cầu như đă thoả thuận nên “vẫn như cũ”!

***

Cơ sở Văn Thiên, Vũng Tàu

Không biết v́ lư do nào mà Huynh Samuel Thịnh “lỡ chuyến ghe vượt biển” ngày 29 tháng 4 năm 1975. Huynh giám tỉnh đề nghị Huynh Samuel ở lại biệt thự Văn Thiên “để giữ ǵn cơ sở của nhà ḍng”.
Ngay sau khi miền Nam được “giải phóng”, các tư gia, nhất là biệt thự của những người “phản bội dân tộc đă theo gót giày của đế quốc Mỹ chạy ra nước ngoài” được chiếu cố cách đặc biệt. Biệt thự Văn Thiên chiếm một vị trí lư tưởng - sát băi sau Vũng Tàu, lại có sẵn các toà nhà kiên cố, khang trang, có thể xếp vào hạng thượng lưu - th́ làm sao mà những “kẻ chiến thắng cao cấp” không để ư?

Đă nhiều lần Huynh Samuel bị áp lực nhường lại biệt thự tốt đẹp này, bằng nhiều h́nh thức:
- khi th́ đe dọa về việc an ninh cho một người sống lẻ loi trong căn nhà quá lớn;
- khi th́ nhẹ nhàng khuyến dụ trao đổi một căn nhà khác cho thích hợp với “hộ khẩu chỉ một người”;
- lúc th́ “mớm” rằng di chuyển hộ khẩu về thành phố Hồ Chí Minh là điều rất dễ dàng, và là dịp thuận tiện để “anh em đồng môn” chung sống với nhau...

Cuối cùng “không uống rượu mời th́ phải uống rượu phạt”= sau khi tham khảo ư định của huynh giám tỉnh, Huynh Samuel bị ép buộc phải kư giấy “trao đổi bàn giao” cho Sở Xây Dựng & Nhà Đất Vũng Tàu, để có hộ khẩu tại Nhà Hưu Dưỡng Mai Thôn. Huynh Samuel Thịnh qua đời thảm thương trong vụ toà lầusát bờ sông ch́m sâu dưới nước, tại Mai Thôn ngày 25/5/1989, cùng một lượt với “các anh em đồng môn” Amédée Minh, Médard Thiện, Chrysologue Lễ và Léonard Lựu.