Các cộng đoàn và cơ sở giáo dục La San tại Đà Lạt.

Học Viện Đà Lạt - 6 Trần Hưng Đạo

Năm 1973, Kinh Viện được dời về Mai Thôn. Cơ sở tại số 6 đường Trần Hưng Đạo được dùng làm học viện cho các Huynh theo học các phân khoa tại đại học Thụ Nhân, Đà Lạt. Huynh Théophane Kế, nguyên là giám đốc kư túc xá của viện đại học Thụ Nhân, được điều về làm huynh trưởng cộng đoàn học viện. Trong năm học 74-75, các Huynh Alban Thanh, Gervais Hà, Gustave Đức... là sinh viên đại học Thụ Nhân. Vài ngày trước khi Đà Lạt thất thủ, các Huynh Đệ tháp tùng giúp đỡ cộng đoàn trường Kỹ Thuật “di tản” về Saigon.
Đà Lạt thất thủ. Nhà học viên bỏ trống. Bộ đội bắc Việt chiếm đóng và tịch thu. Đây là cơ sở đầu tiên tại Đà Lạt - không phải là trường học - bị chiếm mất sau biến cố 1975.

Cộng đoàn & Trường La San Adran

Huynh trưởng Herman Lăng cùng các Huynh Đệ nhập với đám đông dân chúng vùng Đà Lạt “chạy giặc” về hướng Saigon. Huynh Michel Hải nhất quyết “tử thủ”. Đà Lạt thất thủ. Bộ đội tiến chiếm trường Adran, nhưng sự hiện diện của Huynh Michel Hải đủ nói lên quyền sở hữu khu đất là của “giáo hội”. Vài ngày sau, Huynh Raymondus “Nguyễn Ái Việt-Thượng” đồng t́nh với Huynh Michel giữ lấy ngôi trường thân yêu.
Sau lần “đụng chạm” tư tưởng và thái độ với kẻ chiến thắng, Huynh Ái-Việt-Thượng đành phải chia tay Huynh Michel Hải để hồi hương về Pháp. Huynh Michel vẫn tiếp tục - đơn thương độc mă - kiên tŕ bám chặt với trường Adran, dù bị dồn vào một khu vực nhỏ trong góc pḥng ở của linh mục tuyên úy thời trước 75. Toàn bộ khuôn viên cơ sở Adran đă và đang bị “tạm thời”(?) chiếm đoạt, và bản thân sinh mạng của Huynh Hải lắm lúc bị đe doạ, nhưng sự hiện diện kiên tŕ của Huynh Michel Hải vẫn c̣n là một tia hy vọng...

Lược sử trường Kỹ thuật La San
Tiền thân của trường là “Học xưởng thánh Nicolas” và danh xưng này trong thời gian đầu, tức trong thập niên 60 của tk 20, đôi khi được đề cập lại như danh xưng địa phương để nhớ đến Cha Fernand Parrel, người chủ tŕ ngôi trường và đồng thời cũng là cha sở giáo xứ “thánh Nicolas” tại Đà Lạt. Trường nằm trên đường Yersin, số 25, cùng phía và không xa nhà thờ thánh Nicolas mà nay đă trở thành nhà thờ chánh ṭa Đà Lạt, thuộc khu vực trung tâm thành phố với các cơ quan hành chính của thành phố phần lớn đều tập trung trên con đường Yersin này. Lúc trước, đây là khu đất gồm bất động sản của bà góa Perrin và xưởng sửa chữa xe hơi của ông Michaud, tất cả được địa phận Sài G̣n (Hội thừa sai) mua lại nhờ sự giúp đỡ tiền bạc của Đức cha Harnett, giám đốc của cơ quan cứu trợ công giáo Mỹ ở vùng Viễn Đông.
Ư tưởng xây dựng trường đă được sư huynh giám tỉnh Cyprien Gẫm nghĩ tới khi ngài trở về từ Tổng công hội 1956 được tổ chức tại Rô-ma. Tuy nhiên trường La San Kỹ thuật chỉ được thành h́nh dưới thời sư huynh giám tỉnh mới Bernard Bường vào năm 1960. Các tháng bảy-tám-chín năm 1960 : 3 tháng chuẩn bị, sắp xếp nhà cửa, pḥng học cơ xưởng và lắp đặt máy móc, dưới sự chỉ đạo của sư huynh Guillaume Khai. Cũng có nhiều sư huynh và ân nhân khác góp công góp của, phụ một tay vào việc h́nh thành của trường. Trong số này cũng cần nhắc đến sự giúp đỡ của các sư huynh trẻ thuộc học viện La San vừa được chuyển từ Nha Trang lên.
Ngày 3 tháng 8 năm 1960, Huynh Alexandre Lê Văn Ánh, Kỹ sư ECAM, Lyon, Pháp và tốt nghiệp Trường xă hội công nghiệp của Phân khoa Công giáo Lyon, nhận lănh trách nhiệm làm huynh trưởng cộng đoàn kiêm hiệu trưởng. Ngày 1 tháng 9 năm 1960, trường đón nhận các ứng sinh dự thi nhập học theo thông lệ. Hơn 200 đơn xin được gởi tới không những từ Đà Lạt mà c̣n từ Cầu Đất, Nha Trang, Pleiku, Quảng Trị và cả Sài G̣n.
15/05/1961: Sư huynh cựu giám tỉnh Cyprien Gẫm đến nắm chức vụ huynh trưởng cộng đoàn, thay cho sư huynh Alexandre Ánh, do lệnh tổng động viên, dạy học tại trường Vơ Bị Quốc Gia cùng với sư huynh Guillaume Khai.

Khoảng một tuần trước khi Đà Lạt thất thủ, Huynh Đệ cộng đoàn Kỹ Thuật Lasan, dưới sự huy động của Huynh trưởng Eugène đă thành công “di tản” mọât số dụng cụ máy móc kỹ thuật đến Mai Thôn. Huynh Corentin nhất quyết không chịu rời bỏ trường Kỹ Thuật. Th́ ra ngay sau khi Đà Lạt thất thủ, huynh Corentin tự động hồi tục, ra ở với một bà goá từng được bác Hồ trao tặng huy chương, tại một biệt thự sang trọng trên chợ Hoà B́nh. Ông Phi chưa dám công khai “dâng hiến” trường Kỹ Thuật La San cho cách mạng, v́ chiến tranh “giải phóng” chưa ngă ngũ.
Thời cơ đă tới. “Đại Thắng Mùa Xuân”... Món quà nào cao đẹp và “văn hoá” hơn, xứng hợp với “đỉnh cao trí tuệ” hơn, là dâng hiến cơ sở giáo dục kỹ thuật cho cách mạng?
Sau khi miền Nam Việt hoàn toàn “được giải phóng”, “ông” C̣(rentin) Phi” dẫn một phái đoàn xuống Saigon, t́m lấy lại tất cả những ǵ thuộc về trường “Kỹ Thuật Tuyên Đức”.

Thay chủ - đổi tên là chuyện b́nh thường!