Các cơ sở La San tại miền Tây Việt Nam.

Trường La San Mỹ Tho (1867-1882)
Các sư huynh tiếp thu ngôi trường này ngày 1 tháng Ba năm 1867 và phải ở tạm trong vài căn pḥng chật hẹp thiếu tiện nghi. Sư huynh Adrien Victor được đặc phái làm hiệu trưởng và 2 thành viên của cộng đoàn là sh Bertuluis và Ibondius . Nhờ nhiệt tâm của «quan chủ tỉnh», khoảng một trăm học sinh ngoại trú tràn ngập các lớp học trong một thời gian ngắn. Tập sách được phát không cho học sinh. Nhà cầm quyền chi trả mỗi tháng 0,5f cho mỗi em.
T́nh trạng trường Mỹ Tho năm 1869
Từ khi được thành lập, số học sinh của trường Mỹ Tho tăng đều v́ những phương pháp khá hấp dẫn và những lời khích lệ của các sư huynh. Thế nên kết quả học hành khá mỹ măn. Nhiều học sinh trường này được gởi sang Pháp du học.
* Quyết nghị của ông thống đốc , Thiếu tướng hải quân, thống đốc và chỉ huy trưởng tối cao,
- Xét rằng theo báo cáo của ông giám đốc nội vụ, tiền trợ cấp 50 xu cho mỗi học sinh được trao cho ông bề trên trường Mỹ Tho dưới danh nghĩa là để đặt mua dụng cụ giáo khoa cho học sinh (theo quyết định ngày 13 tháng Chín năm 1867) là không đủ chi dụng,
Nay quyết định :
Kể từ ngày 1 tháng 5 năm 1871, nhà cầm quyền sẽ chi trả cho các sư huynh hiệu trưởng trường Mỹ Tho, Vĩnh Long và Bắc Trang một số tiền là 1f dưới danh nghĩa là để đặt mua dụng cụ giáo khoa cho học sinh .
Giám đốc nội vụ chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Sài G̣n, ngày 28 tháng Tư năm 1871
Kư tên : Dupré

* Quyết định của thống đốc, Thiếu tướng hải quân, thống đốc chỉ huy trưởng, thể theo đề nghị của giám đốc nội vụ,
Nay quyết định :
Số học bổng đă được đặt ra trong các trường nội trú của các sư huynh tại Mỹ Tho và Vĩnh Long sẽ được nâng lên thành 25 / trường , bắt đầu từ ngày 15 tháng 5 này, phù hợp với ngân sách địa phương đă được tiên liệu cho niên độ 1871 .
Giám đốc nội vụ lănh trách nhiệm thực thi quyết định này Sài G̣n , ngày 17 tháng Năm năm 1871 .
Kư tên : C. A. Dupré
Khai giảng và đóng của trường . Trường được khai giảng ngày 1 tháng 3 năm 1867 và đóng cửa vào tháng 7 năm 1882. Vào đầu tháng 7 năm 1882, sư huynh hiệu trưởng Bénilde nhận được lệnh của chính quyền thuộc địa phải rời bỏ trường trong ṿng 15 ngày. Các cơ sở khác do các sh điều khiển như trường Adran (Sài G̣n), cô nhi viện Vĩnh Long cũng bị đóng cửa. Phần đông các sh được gọi trở về Pháp. Một số các sư huynh người Việt đi sang Hồng Kông và nỗ lực tái ḥa nhập với môi trường địa phương. Sở dĩ xảy ra chuyện này là v́ Hội đồng cố vấn thuộc địa, dưới áp lực của ông Blancsubé, thị trưởng Sài G̣n, ra lệnh ngưng cung cấp lương bổng cho các sư huynh theo như giao kèo đă được kư kết giữa chính quyền thuộc địa với ḍng La san.
Taberd Mỹ Tho hay La san Mỹ Tho - Ấp Vĩnh Tường, làng Điều Ḥa, tổng Thuận Trị, tỉnh Mỹ Tho
Cha sở Renier đă mời gọi các sư huynh (trở) về Mỹ Tho và 3 sư huynh đă đến vào ngày 20 tháng 03 năm 1908. Thánh Giu-se được chọn làm thánh bổn mạng trường. Lúc đầu các sư huynh tạm trú tại nhà xứ, (đối diện với nhà thờ chánh ṭa ngày nay). Ngôi thánh đường cũ biến thành lớp học. Để khởi sự, các sư huynh khai giảng 3 lớp. Thật ra, ngôi trường mà các sư huynh điều khiển chỉ là tiếp tục công tác giáo dục của ngôi “trường họ” có từ trước và số học sinh tại trường này lúc ấy lối ba bốn mươi em. Trường chỉ là một ngôi nhà lá nằm trong khuôn viên nhà thờ. Trường được điều hành bởi thầy Nghiêm và sau này thầy tiếp tục là người cộng tác với các sư huynh. Trường khai giảng vào ngày 01 tháng Tư. Cuối niên học, tức ngày 27 tháng 09, sĩ số lên đến con số 120 mà phân nửa là con em nhà có đạo.

Tuần cuối tháng 4 năm 1975, các Huynh Đệ La San tản mác về Saigon hoặc theo gia đ́nh ra đi, chỉ c̣n một ḿnh Huynh Montfort Lê Đ́nh Miên quyết “sống-chết” với ngôi trường mà Huynh đă phục vụ trên 6 năm nay. Lẽ tất nhiên chính quyền trưng dụng ngay ngôi trường, không một biên bản bàn giao hay “dâng hiến”. Huynh Miên “cầm cự” chiếm cứ một pḥng thuộc khu vực tu viện cho hết khoá hè bổ túc rồi hồi tục (36), và được “trao đổi” một căn nhà tương đối rộng hơn pḥng cũ - một túp lều tranh vừa đủ cho 2 quả tim vàng là quí rồi!
Thế là bóng dáng áo đen cổ trắng biệt tăm giang hồ... Mỹ Tho.

***

Trường La San Sóc Trăng.
Giữa linh mục Philibert Brun, nhà tông đồ truyền giáo đang cư ngụ tại Sóc Trăng (Nam Kỳ thuộc Pháp) và sh Louis, giám tỉnh ḍng các sh trường Ki-tô, có những quyết định thỏa thuận như sau :
Ông Brun nhường lại cho sh Louis quyền sử dụng tạm thời một sở đất rộng 1 mẫu 20 sào để các sh thiết lập một trường học tại Sóc Trăng. Sở đất này tọa lạc tại Sóc Trăng (thành phố) . Phần chánh của nó bị giới hạn theo chiều rộng dài 100m bởi đường lớn đi Đại Ngăi. Trên mảnh đất này, ông Brun đă tự lo lấy bằng công sức của ḿnh xây dựng xong ba khu nhà chính với các gian phụ. Những khu nhà chính có nền xây bằng gạch, sườn, cột kèo bằng gỗ, vách bằng ván, mái lá. Chúng thuộc quyền sở hữu riêng (và tiếp tục như thế) của ông Brun nên ông sẽ bảo đảm lo sửa chữa tu bổ nó từ nay trở đi. Nếu bất ngờ sau này v́ một lư do nào đó mà không rơ căn nguyên, sh Louis muốn rút các sh điều hành trường đi khỏi nơi đây, sh buộc phải bồi thường phân nữa giá trị của những khu nhà được xây dựng trên mảnh đất xác định trên ; nhưng nếu v́ một lư do quan trọng ngoài ư muốn của sư huynh, mà sh muốn rút các sh của ḿnh đi khỏi đây, ông sẽ không phải chi trả ǵ cả.
Các sh chăm lo việc giáo dục tôn giáo cho các trẻ công giáo trong giáo xứ Sóc Trăng. Các trẻ này chỉ được nhận khi có giấy giới thiệu của cha sở và cha sẽ nói rơ cho sh hiệu trưởng trẻ nào được vào học miễn phí và trẻ nào có thể trả học phí mỗi tháng được. Mỗi năm cha sở sẽ cung cấp cho trường một số tiền là 300 $ thay cho những trẻ sẽ được nhận vào học cách miễn phí.
Làm tại Sóc Trăng, ngày 25 tháng hai năm 1913.
Kư tên : sh Louis
Khế ước liên quan đến sở đất trường La San Sóc Trăng
Đức cha Bouchut, Đại diện tông ṭa của Cam-pu-chia và sư huynh Albin Camille, giám tỉnh ḍng các sư huynh trường Ki-tô tại Đông Dương. Khế ước này ấn định như sau :
Điều 1 : Đức cha đại diện tông ṭa của Cam-pu-chia, nhằm thành lập một ngôi trường tại Sóc Trăng trao toàn quyền cho các sư huynh sử dụng một sở đất của họ đạo có dáng một h́nh chữ nhật rộng 110 m quay ra đường đi Đại Ngăi và sâu vào trong là 130 m, bao gồm các lô 35-36-37-38 trên địa bạ của thành phố.
Điều 2 : Nếu v́ một lư do hệ trọng, các sư huynh bị buộc phải rời đi và bán bất động sản, họ phải đền bù lại cho họ đạo Sóc Trăng một số tiền là bốn ngàn đồng (4 000 $), ước tính theo thời giá hiện nay của sở đất. Họ đạo vẫn có quyền ưu tiên sở đắc.
Điều 3 : Họ đạo tiếp tục đóng thuế cho sở đất này nhưng các sư huynh mỗi năm sẽ hoàn đủ tiền thuế lại cho họ đạo.
Điều 4 : Trường giáo xứ. Trường giáo xứ đă được xây dựng trên khu đất này và được trao cho các sư huynh sử dụng sẽ được giữ nguyên trạng như trước đây.
1- Những chi phí xây dựng, tu bổ và bảo quản ngôi trường này cũng như về bàn ghế dành cho học sinh sẽ do họ đạo đảm trách lo liệu.
2- Phải có một sư huynh luôn luôn đứng ra điều hành ngôi trường này. Sh sẽ được hưởng mức bồi dưỡng là 150,00 $/năm và sẽ do họ đạo chi trả.
3- Tại trường này, các trẻ em sẽ nhận được sự dạy dỗ về lẽ đạo và một nền giáo dục tiểu học, giống như người ta đă thực hiện trong các trường họ của Nhà Chung, hợp theo chương tŕnh của vị đại diện tông ṭa.
4- Việc hát xướng trong các nghi thức phụng vụ ngày Chủ nhật sẽ do ca đoàn của các sư huynh đảm trách và các sư huynh này cũng phụ trách cả những lễ sinh.
Để làm tin, chúng tôi kư nhận khế ước này được thể hiện qua 3 bản chính.
Pnompenh, ngày 20 tháng ba năm 1917

Sư huynh giám tỉnh Đại diện tông ṭa
Kư tên : Sh Albin Camille Kư tên : J.C. Bouchut
Bản khế ước dự thảo giữa các sư huynh trường Ki-tô và địa phận truyền giáo Cam-pu-chia.
* Xét rằng những khó khăn mà các sh tại Sóc Trăng gặp phải phát xuất từ những hiểu lầm giữa linh mục Keller, cha sở họ đạo Sóc Trăng và các sh này, về vấn đề trường họ (của xứ đạo) và về thật nhiều dịch vụ mà các sh buộc phải thực hiện cho giáo xứ ;
* Xét rằng các sh không c̣n được các cấp trên của họ cho phép xây cất trên những thửa đất không là tài sản của ḍng La San.
* Xét rằng sh Tổng phụ quyền Zacharias, đại diện của sh Tổng quyền ḍng La San đă mạnh dạn đặt vấn đề về bản khế ước được kư kết ngày 30/11/1917, giữa đức cha Bouchut, giám mục tông ṭa Nam Vang, và sh giám tỉnh Albin Camille;
Linh mục Keller, cha sở họ đạo Sóc Trăng, nhân danh cả giáo xứ của thành phố này và sh Domicé-Rogatien, giám tỉnh vùng Đông Dương, nhân danh ḍng các sh trường Ki-tô, quyết định cách đồng thuận rằng khế ước kư kết năm 1917 không c̣n hiệu lực kể từ ngày 01/12/1946 và sẽ được thay thế bằng khế ước sau đây :
1°/ Để các sh có thể dự tính lên chương tŕnh xây dựng ngôi trường mới tại Sóc Trăng, xứ đạo đồng ư bán đứt cho họ khu đất mà họ đă sử dụng từ xưa đến nay.
2°/ Ngôi trường giáo xứ đă được xây dựng trước đây trên khu đất này nay được biếu tặng hoàn toàn cho các sh và đổi lại, các sh sẽ chịu trách nhiệm dạy dỗ miễn phí các trẻ nghèo trong họ đạo đến “cùng độ” là 1/10 sĩ số học sinh của trường.
3°/ Các sh được toàn quyền tuân thủ luật ḍng của họ và họ không phải bị buộc tham dự các nghi lễ được cử hành tại xứ đạo khi các nghi lễ này ngăn cản họ không cho phép họ chuyên tâm vào các công việc riêng theo đấng bậc họ. Cha sở sẽ tạo thuận lợi giúp họ tuân thủ tốt giáo luật số 595, liên quan đến việc xưng tội hàng tuần của các tu sĩ.
4°/ Trong các lớp học của họ, chương tŕnh giảng dạy về tôn giáo và kiến thức đời cũng như phương pháp sư phạm được áp dụng sẽ dựa theo chương tŕnh và phương pháp của nhà ḍng họ. Để giúp họ thực hiện hoàn hảo công tác tôn giáo của họ cạnh giới trẻ Ki-tô giáo đă được trao phó cho họ, cha sở hoặc các cha phó mà ngài gởi đến sẽ đảm trách việc giải tội 2 tháng một lần cho các học sinh của họ.
5°/ Các sh được miễn trừ mọi công tác trong giáo xứ, trong mọi trường hợp, trừ ra ngày chủ nhật và duy chỉ trong thời gian mà niên học đang được tiến hành, các sh cùng các học sinh của họ sẽ đảm trách việc hát xướng trong các nghi lễ diễn ra tại nhà thờ của giáo xứ.
Để làm tin, chúng tôi cùng kư tên dưới đây :
Lm. Keller, Sh Domicé-Rogatien,
cha sở giáo xứ Sóc Trăng. gt. ḍng tại Đông Dương
Làm tại Sài G̣n, ngày 1 tháng 12 năm 1946

Các Huynh Đệ cộng đoàn La San Sóc Trăng không ai “di tản” mặc dù học sinh và phụ huynh khuyến dụ. Huynh trưởng Quang, các Huynh Béranger Tám, Regilnald Tú và Joseph Hùng (massif) “hồ hởi phấn khởi” tiếp tục phục vụ giáo dục giới trẻ hết khoá hè bổ túc đến niên khoá 75-76. Trong mùa hè 1976, Huynh trưởng Quang và các Huynh Đệ tổ chức sinh hoạt hè và thu hút rất nhiều học sinh tham dự. Cuối tuần, có chương tŕnh chiếu phim - phần nhiều là một đoạn phim hoạt hoạ của Walt Disney, một đoạn phim câm của Charlot và một phim tài liệu của “Nhà Văn Hoá”. Thông thường, Huynh trưởng đăng kư các đoạn phim sẽ chiếu và được nhà văn hoá phê duyệt. Giữa các “cán bộ giáo dục của nhà nước” đă có tiếng x́ xầm rằng th́ là các Huynh Đệ La San “ảnh hưởng quá mạnh” trên giới thanh thiếu niên; giữa một số giáo viên với “đồng lương... chết đói” th́ rỉ tai nhau rằng th́ là Huynh Đệ La San “cướp cơm chim” của họ, v́ học sinh nằng nặc đ̣i ghi tên tham dự lớp hè hơn là ghi tên học “bổ túc” với họ... Các Huynh Đệ La San biết rơ điều đó, nên rất cẩn thận giao tế “đúng thủ tục... đầu tiên” với các cấp. Năm học 75-76 và lớp hè 76 trôi qua, thành công mỹ măn. Mọi người đều vui thích và mong ước năm 76-77 “sẽ tốt đẹp hơn”.

Nhân kỷ niệm ngày trường La San Sóc Trăng được chính thức thành lập, 25/2/1913, cũng là ngày đặc biệt cầu nguyện cho ơn gọi trong giáo hội, cách riêng cho ḍng, các Huynh Đệ La San chỉ muốn âm thầm tổ chức “nội bộ” bằng cách mời một số thanh thiếu nên công giáo có chiều hướng “t́m hiểu đời tu” đến hiệp ư dâng thánh lễ, dùng cơm tối, và kết thúc bằng chiếu phim hoạt hoạ vui cười thoải mái. Không biết v́ vô t́nh hay cố ư - hoặc nghĩ rằng đây chỉ là một tổ chức “nội bộ”, thuần túy tôn giáo đúng hợp với “tự do tín ngưỡng” - mà Huynh trưởng không đăng kư theo "thủ tục đầu tiên". Sáng sớm hôm sau, một tốp công an trang bị đầy đủ súng ống đến “thăm”, tách riêng mỗi Huynh Đệ một nơi và tiến hành thẩm tra theo luật định “tự do tín ngưỡng VÀ tự do không tín ngưỡng”.

Chuyện ǵ phải đến, đă đến. Các Huynh Đệ bị đuổi ra khỏi trường, cơ sở bị tịch thu.

“Tội ác” chưa đủ nặng để bắt giữ trong tù? Nhưng đuổi ra khỏi trường th́ Huynh Đệ ở đâu? Duy chỉ một ḿnh Huynh Joseph Hùng (massif) là không bị tài chế, và được tiếp tục ở trong căn pḥng cũ. Tại sao? [Năm 1986, tôi đến thăm anh Joseph Hùng đang điều trị ung thư bao tử tại bệnh viện Philadelphia. Anh Hùng kể lại sự việc, rồi thêm :”... đó là chuyện đau khổ nhất của đời em. Người ta cho em là antenne, chỉ điểm, v.v... Tại sao? Tại sao tụi nó lại để em ở lại trong trường, và chỉ một ḿnh em? Tụi nó độc hại thiệt!...”.]

Có 3 gia đ́nh học sinh gồng ḿnh, bất chấp nguy hiểm, đón mời Huynh trưởng Quang, Huynh Béranger Tám và Huynh Réginald Tú về tạm trú trong nhà ḿnh.
Sau một thời gian, Huynh Joseph Hùng trốn thoát được ra nước ngoài; Huynh trưởng Quang trốn về lại Saigon; các em học sinh lớp 12 môn triết đến “mật báo” cho Huynh Béranger biết là sẽ bị bắt vào tù [Huynh Béranger là giáo sư triết cấp III và lưu trữ nhiều sách “văn hoá đồi trụy” về triết trong pḥng, nên công an cho rằng Huynh Béranger là người “đầu độc tư tưởng phản cách mạng”.], nên vội vàng thu xếp t́m cách ra đi, và được học sinh âm thầm đưa đi trốn về Kontum; Huynh Réginald Tú [Huynh Tú không muốn là gánh nặng cho gia đ́nh cho anh tạm trú, t́m kế sinh nhai bằng cách kiểu “buôn thúng bán bưng”: khi th́ bán vài bó rau muống, khi th́ dăm ba kí khoai lang. Lắm lúc anh Tú bỏ chạy khi gặp các em cựu học sinh đến xin mua hàng ủng hộ...!] là người cuối cùng trốn về lại với gia đ́nh ở Nha Trang.

Thế là cộng đoàn và trường La San Sóc Trăng tan ră, đúng vào ngày mừng kỷ niệm thành lập trường!

***

Trường Trung học kỹ thuật La San Cần Thơ
Đệ Tử Viện La San Cần Thơ

Lễ đặt viên đá đầu tiên.
Ngày 12/12/1966, tướng Nguyễn văn Mạnh, chỉ huy trưởng vùng IV chiến thuật và là đại diện của chính phủ tại Miền Tây, đă đến chủ tọa lễ đặt viên đá đầu tiên. Cùng hiện diện tại buổi lễ c̣n có đức cha Nguyễn Ngọc Quan, giám mục giáo phận Cần Thơ, ông tỉnh trưởng Cần Thơ và cùng nhiều quan khách giữ chức vụ trọng yếu khác. Sư huynh Théodoret Michael (gốc Mă Lai), tân sư huynh tổng phụ quyền ḍng La San của vùng Đông Nam Á, cùng sư huynh giám tỉnh Việt Nam, Bernard Bường và một nhóm các sư huynh trong vùng Sài G̣n cũng hiện diện. Từ trường La San Khánh Hưng, Sóc Trăng, cả cộng đoàn các sư huynh cùng một phái đoàn học sinh của ngôi trường này. cũng lên Cần Thơ tham dự và góp phần tích cực cho buổi lễ.
Sư huynh giám tỉnh tóm tắt sơ lược các giai đoạn chuẩn bị dẫn đến việc thành lập ngôi trường mà nhiều người mong ước này. Sư huynh cũng nhắc tới công lao của rất nhiều quan khách đang hiện diện như đức giám mục sở tại, tướng Đặng văn Quang vv… đă góp phần vào việc kết chặt các sư huynh với vùng đất bao la và đầy tương lai này.
Nối lời, tướng Nguyễn Văn Mạnh chúc mừng các sư huynh đă quyết định đến định cư tại đấy và mang đến, cùng với kinh nghiệm có tính cách thế kỷ của ḿnh, những lợi ích của một nền giáo dục được dân chúng đánh giá cao, cho vùng đất này. Ông cũng nhắc nhớ là rất nhiều vị lănh đạo quốc gia từng nắm giữ vận mệnh của đất nước đă xuất thân từ các trường La San. Để kết luận và ám chỉ đến lễ kỷ niệm đệ nhất bách chu niên của ḍng La San tại Việt Nam, ông nói : “từ 100 năm nay, các trường La San đă đóng góp rất to lớn vào việc phát triển giáo dục tại ba miền đất nước, Bắc, Trung, Nam, và xứng đáng nhận được sự biết ơn của rất nhiều thế hệ thanh niên Việt Nam.”

Thành lập cộng đoàn mới.
Cộng đoàn mới kể như được thành lập ngày 16 tháng 7 năm 1967.Cộng đoàn gồm 3 thành viên:
* Sư huynh Cyprien(40), bề trên kiêm hiệu trưởng.
* Sư huynh Romain Đặng Công Hầu (6/8/1933)
* Sư huynh Ignace Nguyễn Minh Châu (1/1/1943)
Khai giảng
Ngày 20 tháng 7, trường La San Cần Thơ khai giảng niên học mới với hai lớp đệ thất (28 học sinh) và đệ ngũ (17 học sinh). Sĩ số học sinh chỉ thay đổi chút ít với thời gian. Ngày 31 tháng chạp, tổng số học sinh tăng lên thành 53 em.
[Giấy phép mở trường cấp I và II đề ngày 23 tháng 9 năm 1967, được gởi đến ban giám hiệu, số giấy phép là: 7039 GD/TT/2C.]

Vài hôm trước ngày 30 tháng 4 năm 1975, Huynh trưởng Cyprien Gẫm đă bay về Saigon [Huynh trưởng Cyprien Gẫm là cựu giám tỉnh đầu tiên người Việt của tỉnh ḍng La San Saigon. Hết nhiệm kỳ làm giám tỉnh, Huynh Cyprien vận động cơ quan từ thiện Misereor Đức bảo trợ và xây dựng trường La San Kỹ Thuật Đà Lạt. Sau nhiệm kỳ làm huynh trưởng cộng đoàn Kỹ Thuật Đà Lạt, Huynh tiếp tục vận động Misereor bảo trợ và xây dựng trường Kỹ Thuật La San Cần Thơ. Hết nhiệm kỳ huynh trưởng kiêm hiệu trưởng, Huynh bàn giao lại cho Huynh Alexandre Ánh, và lănh trách nhiệm làm huynh trưởng cho cộng đoàn “nuôi dưỡng ơn gọi”. Sau 30/475, Huynh trưởng mon men t́m đường vượt biển tại Nha Trang nhưng bất thành và bị bắt tù giam gần 2 năm. Đến đầu thập niên 80, Huynh được bạn bè người Pháp bảo lănh và định cư tại Pháp cho đến khi qua đời ngày 15/6/1993, tại Paris.]

Huynh Joseph Hạnh cũng đă cao bay xa chạy về tạm trú tại trường La San Nguyễn Thông, đă may mắn cùng Huynh Rogatien Sơn xuống tàu hải quân VNCH sáng sớm ngày 30/4/75, vài giờ trước khi chính thức “mất nước”. Huynh Joseph Hạnh được tỉnh ḍng Santa Fe, Louisiana đón nhận, nhưng sau đó hồi tục; Huynh Rogatien Sơn được phái đoàn Canada tiếp đón, nhưng sau đó hồi tục.

Huynh Prosper Bá cũng nhanh tay lẹ chân về với gia đ́nh tại dốc Con Gà Quay, nhập vào cộng đoàn Lasan Mossard, Thủ Đức. Hai Huynh Alexandre Ánh, trưởng cộng đoàn kiêm hiệu trưởng trường Kỹ Thuật và Huynh Maxime Trân quyết tâm cùng với thầy cô sở tại tiếp tục lư tưởng giáo dục La San. Trời xế chiều, Huynh Alexandre Ánh rảo quanh ngôi trường dạo mát, đăm chiêu nh́n từng pḥng ốc lớp học, từng xưởng mộc xưởng máy điện, ḷng cảm thấy bồn chồn lo âu... “Bề trên!” Huynh Ánh giật nẩy người nh́n quanh, hướng về phía phát ra tiếng nói th́ thào. Sát hàng rào, có tiếng động đậy, một bóng người giơ tay vẫy. Huynh tiến đến gần. Một em học sinh lớp 10 gương mặt hốc hác, lắp bắp nói: “Bề trên!... gấp lắm!... Tối nay... công an... đến bắt bề trên đó... bề trên chạy theo con ngay...” Không một chút do dự, Huynh Ánh theo em học sinh chui ra hàng rào, có chiếc Honda đón sẵn. Em học sinh chở Huynh Ánh qua bên kia phà Cần Thơ rồi phóng đại về hướng Saigon.
Trời bắt đầu tối.
Ngồi sau xe Honda, Huynh Ánh tự hỏi: “Ai chỉ điểm cho công an biết ḿnh là giáo sư trường Vơ Bị Quốc Gia thời tổng thống Ngô Đ́nh Diệm?” Câu hỏi sẽ không bao giờ có được câu giải đáp. Vấn đề là cứu mạng ḿnh trước rồi hẳn tính! Huynh Ánh len lỏi, nhảy xe đ̣ này đến xe đ̣ khác, cuối cùng cũng trốn về được G̣ Dê, quê hương ḿnh [Sau vài tháng cầu may, Huynh Ánh vượt biển thành công đến Manilla, Phi Luật Tân, giúp đỡ người đồng hương cùng cảnh ngộ tại Jose Fabella Center, sau đó vài tháng th́ các Đồng Môn người Pháp bảo lănh đem về Paris.]

Huynh Maxime thật sự gặp rắc rối tối hôm đó: “Ông Ánh đi đâu rồi?” công an tra hỏi. Làm sao mà Huynh Maxime biết được? Huynh Maxime đă luống tuổi, gồng ḿnh thêm được vài tháng, rồi cuối cùng xin “trao đổi” về hoà nhập với cộng đoàn Hưu Dưỡng tại Mai Thôn.

Thế là cơ sở duy nhất c̣n lại của ḍng La San tại miền Tây Việt Nam tan ră...