V́ đường xá xa xôi và phương tiện đi lại không được dễ dàng để một Huynh giám tỉnh chu toàn nhiệm vụ của một “huynh giám tỉnh”, nên Huynh Lucien Quảng trao quyền cho huynh trưởng Gaston Tống Văn Thọ làm bề trên vùng Nha Trang, Khánh Hoà.

Đầu tháng 4/1975, tất cả các Huynh Đệ cùng một số cộng sự viên đă t́m cách vào Vũng Tàu, Saigon, hoặc Phú Quốc để lánh nạn. Trong biến cố hỗn loạn của ngày 30/4, một số đă vượt biển, một số đă về với gia đ́nh và hồi tục, một số khác nhập vào các cộng đoàn vùng Saigon - Gia Định, chỉ c̣n một số rất ít trở về lại với cộng đoàn vùng Nha Trang - Khánh Hoà.

***

Các cơ sở giáo dục La San tại Nha Trang

Trường La San Bá Ninh

Ngày 30 tháng7 năm 1954, cộng đoàn La San Bá Ninh chính thức đến cư ngụ tại khu nhà mới vừa được hoàn thành trong giai đoạn một và hai do các nhà thầu Vơ Sỹ và Huy lănh nhận xây và được kiến trúc sư J. Masson vẽ kiểu.
10/08/54 : thăm viếng trường do một ủy ban kiểm tra với 6 thành viên được chính thức chỉ định gồm sư huynh giám tỉnh Cyprien, các bề trên Émilien, Mathias, Jérôme, và Cyrille, và Henry Ḥa. Mọi người tỏ vẻ hài ḷng.
01/09/54: Khai giảng niên khóa mới. Sĩ số học sinh là 85 em được chia ra thành 3 lớp như sau: Dự bị lớp 6è, lớp 6è và lớp 5è. Các học sinh được dạy theo chương tŕnh Pháp, cấp II. Tŕnh độ Pháp ngữ của nhiều học sinh chưa đạt chuẩn nên sau một thời gian ngắn các em ấy đành rút lui.
Trước đây v́ phải thi hành nghĩa vụ quân sự nên sư huynh Apolinaire Dinh đă đến ngụ tại Villa Sablon của cộng đoàn. Sau này sư huynh Alexandre Ánh cũng là lính nghĩa vụ, đến ngụ chung nhà ấy. Chưa được bao lâu th́ đi Ban Mê Thuột và sư huynh Guillaume (lieutenant) đến thay thế.

Trường La San Chư Prong

Ngày 28/05/1973, Ḍng La San và Bộ Phát Triển Sắc Tộc kư thỏa hiệp thơ thành lập một trường trung học và kư túc xá tại Nha Trang dành riêng cho con em đồng bào sắc tộc vùng II với đều kiện:
1/ Mỗi năm, Ḍng La San nhận nuôi ăn ở, giáo dục 50 nam sinh sắc tộc, tŕnh độ lớp 6.
2/ Ḍng La San lo cho các em ăn học từ lớp 6 đến lớp 12.
3/ Bộ PTST đóng góp một phần vào công cuộc này.
4/ Bộ PTST qua các Ty PTST các tỉnh vùng II tuyển chọn các học sinh và gởi về trường.
Ngày 20/06/1973, ông tổng trưởng Bộ PTST kư quyết định số 148/ST/QĐ về trường và kư túc xá La San Thượng-Nha Trang.

Các Nhà Huấn Luyện La San Việt Nam
tiền thân của ĐỒÀI LASAN, NHA TRANG

Lược sử đệ tử viện Hải Pḥng.

Trước năm 1927, Ḍng La San ít được khối Công giáo phía Bắc biết đến trừ ra tại một vài thành phố lớn như Hà Nội, Hải Pḥng nơi mà chúng ta có được hai ngôi trường khá lớn. Sư huynh gốc "Bắc Kỳ" đầu tiên là sư huynh Thomas-Thiên, nhưng sư huynh đă theo cha mẹ di cư vào Nam làm ăn khi c̣n bé. Sư huynh Augustin Lựu là hoa trái đầu mùa đến từ trường Puginier, một trường nội trú lớn và rất uy tín của miền Bắc Việt Nam nhưng Sư huynh lại sớm qua đời tại Huế năm 1916. Các sư huynh khác như Georges, Irénée, Julien (+ tại Sóc Trăng), Maurice và Célestin đều xuất thân từ trường Puginier hoặc từ trường lẻ của Puginier, tức trường Thánh Gioan Bao-ti-xi-ta La San. Chỉ ḿnh sư huynh Jean-Baptiste là người duy nhất vào thẳng Chuẩn viện mà không học qua trường lớp La San nào cả trên đất Bắc.

Trước khi mở đệ tử viện, trường thánh Giu-se Hải Pḥng đă gởi vào Chuẩn viện các sư huynh Exupérien, Placide, Hyacinthe và Benjamin (SH. Benjamin sau này trở thành linh mục Trọng). Năm 1927, sư huynh giám tỉnh Divy-Joseph quyết định mở đệ tử viện Hải pḥng tiếp theo sau hai đệ tử viện Huế và Mỹ Tho. Sư huynh Thomas-Hyacinthe được giao nhiệm vụ trông coi tổ ấm ơn gọi La San này của miền Bắc. Nắm trong tay giấy phép của các giám mục tông ṭa, sư huynh tuyển trạch thực hiện rất nhiều chuyến du hành qua các địa phận Phát Diệm, Bùi Chu, Hà Nội, Hải Pḥng để quảng bá các công tác, và các cơ sở La san cho các vùng đạo gốc này. Thế nên, ngay vào lúc khai giảng niên học vào tháng chín năm 1927, một nhóm 72 đệ tử đến chiếm tất cả các chỗ trống của trường thánh Giu-se Hải Pḥng. Các sư huynh Adrien Hóa, Julien Đạt, Corentin Lộc, v.v... đều thuộc nhóm đầu tiên này.

Sư huynh Cyrille-Ḥa đă can đảm đứng ra đỡ đầu và xin phép đưa đệ tử viện về trường Trung Linh (Bùi Chu). Nhờ vậy công tŕnh dành ưu tiên cho ơn gọi được cứu văn trong một thời gian nữa. Tuy vậy, đây quả là một giải pháp chẳng đặng đừng, bởi v́ tại ngôi trường này, các đệ tử của chúng ta phải ḥa vào nhóm "các chú" của tiểu chủng viện, vào nhóm các tập sự giáo lư viên và nhất là các sư huynh lại "có vấn đề" với cha xứ. Trong t́nh h́nh như thế, làm sao chúng ta có thể tạo bầu khí giáo dục thích hợp cho các đệ tử chúng ta? Và năm 1953, sư huynh Tổng phụ quyền Zacharias cho lệnh tái lập đệ tử viện và giao trách nhiệm thực hiện cho sư huynh Félix, phó hiệu trưởng của trường La San Hải Pḥng. Nhờ vào nhiệt tâm được soi sáng và ḷng quảng đại vô bờ của vị hiệu trưởng trẻ tuổi, sư huynh Bruno, vị giám đốc mới của đệ tử viện, với sự bền tâm và tận tụy, đă biết khắc phục các trở ngại và có thể gởi vào chuẩn viện Nha Trang một số đệ tử được đào luyện vững chắc.

Lược sử Chuẩn viện Huế

Để hoàn thiện nhóm những cơ sở đào tạo tu sĩ La San tại và cho Việt Nam, vào năm 1915, các bề trên ḍng quyết định tiếp theo việc xây cất Tập viện và Học viện vừa xong vào năm 1913, hoàn thành nốt chuẩn viện mà vào thời ấy người ta quen miệng gọi là Sơ tập viện. Ngày 5 tháng bảy năm ấy, sh giám tỉnh Camille loan báo cho các thỉnh sinh đang theo học tại trường B́nh Linh, rằng họ hăy chuẩn bị đi sang chuẩn viện vào đầu tháng chín (01/09). Tuy nhiên vào ngày 2/9, nhà cửa chưa xong, nên các thỉnh sinh tiếp tục trú chân tại nhà nội trú B́nh Linh. Bốn thỉnh sinh kỳ cựu nhất sẵn sàng nhận lănh áo ḍng, và được gởi thẳng qua Tập viện. Trong khi ấy, huynh giám tỉnh Camille đă bắt tay vào việc soạn thảo một nội quy cho cơ sở mới và sẽ được đem áp dụng vào ngày 23 tháng 9. Huynh Hoa Marie được điều từ Học viện về lo đặc biệt các chuẩn sinh với sự phụ tá của 2 Huynh Louis và Salomon, cũng là giáo sư tại Học viện.

Ngày 12/01/1916, Huynh giám tỉnh Camille từ miền Bắc vào và dẫn theo một dự tu, Tùng Gioan-Baotixita. Qua ngày hôm sau, một dự tu khác tên là Ngữ Giacôbê từ Đà Nẳng ra. Dự tu này trước đă đi chủng viện rồi. Cả hai dự tu này khá yếu về Pháp văn. Ngày 23/01, Huynh giám tỉnh chia lớp chuẩn viện thành 3 nhóm. Trước đó, từ ngày 17 đến 22/01, Huynh đă cho các chuẩn sinh thi thử để xếp nhóm rồi. Các chuẩn sinh này được dịp may tham dự những buổi lễ mừng năm mươi năm hoạt động giáo dục tại Việt Nam của Huynh Néopole de Jéus, một trong nhóm các Huynh đặt chân đầu tiên lên Việt Nam.

Lược dịch ghi chú về Tập viện Thủ Đức đầu tiên.

Niên khóa 1902-1903, người ta đếm được 25 tập sinh hay thỉnh sinh. Đây quả là một con số đáng kể đối với một tỉnh ḍng có số tu sĩ vừa tṛm trèm 70 người. Tuy nhiên nhiều người trong số các thanh thiếu niên đầy thiện chí này, khi vào nhà tập lại không biết tí ǵ về tiếng Pháp (mà lúc đường thời, người ta coi như chủ yếu!) nên việc huấn luyện về đời tu (do tu sĩ Pháp không rành tiếng Việt đảm trách) gặp nhiều trở ngại và cả sự thối chí nản ḷng. Với lại khuynh hướng mơ mộng và hơi trầm buồn, phát xuất từ sự rụt rè tự bản chất con người phương Đông, cũng góp phần cản trở bước tiến các ứng sinh cho một lối tu mới.

Đệ tử viện Nha Trang Thành lập Năm 1964

Việc thành lập đệ tử viện tại Nha Trang là nhằm cung cấp cho các em đệ tử La San theo học chương tŕnh Việt, một cơ sở gần trung tâm và dễ tiếp cận hơn. Việc thành lập này đă được dự tính vào giữa năm 1963. Ngày khai giảng được ấn định là 02/07/1964 và đă mở cửa đón nhận tốp đầu tiên gồm 67 thành viên. Ngày 15, thêm một nhóm gồm 36 thành viên nhập viện. Khi cơ sở nàykhai giảng th́ số đệ tử theo học là 103 em và được chia ra như sau:
25 em đến từ Huế.
19 em đến từ đệ tử viện Thủ Đức.
01 em đến từ chuẩn viện đồi La San
58 em đến từ các trường khác nhau trong cả nước Việt Nam Cộng Ḥa.

Đệ tử viện Thủ Đức

Đệ tử viện Thủ Đức là sự tiếp nối các đệ tử viện Sóc Trăng, Mỹ Tho, Huế, và các đệ tử viện phương Bắc như Bùi Chu, Phát Diệm, Hải Pḥng đă di tản vào Nam năm 1954. Từ năm 1954 đến 1957, các chú đệ tử di tản tạm trú trong các dăy pḥng trường La San Mossard. Đầu năm 1957, trong chuyến thăm theo luật định của sư huynh tổng phụ quyền Lawrence O’Toole, Huynh giám tỉnh Cyprien Gẫm cùng ban cố vấn tỉnh ḍng đă đề bạt và được chấp thuận dự án một đệ tử viện độc lập với cộng đoàn và trường La San Mossard. Vị trí được chỉ định là khu đất cách trường 200m. Ngày 26/08/57, các đệ tử khởi sự dọn về ở tại nhà mới. Sĩ số các đệ tử là 55. Tất cả các đệ tử Thủ Đức đều theo học chương tŕnh Pháp được giảng dạy bên trường Mossard. Tháng 07/58, bảy đệ tử đă lên đường ra chuẩn viện Nha Trang để khởi sự một bước mới trong đời tu cùng với các đàn anh đi trước. Và thế chỗ cho những người lên đường, một nhóm mới gồm 23 chú đă đến tăng cường nhóm trẻ nhất của gia đ́nh La San Việt Nam.

Tháng hai năm 1968, Tết Mậu Thân, cuộc tổng tấn công bất ngờ của bộ đội vào các thành phố miền Nam buộc nhà đệ tử cho kéo dài dịp nghỉ Tết thêm một tháng. Để phần nào giúp đỡ các chú đệ tử khỏi phải bị hoàn toàn gián đoạn trong việc học tập, các Huynh mở ra các lớp "dă chiến" tại 2 trung tâm Sài G̣n và Nha Trang cho các thành viên nào có thể đến tham dự được. Ngày nhập học cho các chú đệ tử được ấn định vào ngày 20/03/1978. V́ đệ tử viện Ban Mê Thuột bị cuộc tổng tấn công Mậu Thân gây hư hại quá nặng và t́nh h́nh an ninh khá nguy hiểm nên phân nửa số đệ tử của nhà này – 38 chú – đến xin tá túc tại nhà đệ tử viện Thủ Đức. Do vậy nhân số đệ tử viện Thủ Đức tăng vọt lên đến 149 thành viên. Ngày nhập học của niên khóa 1968-1969 được ấn định vào ngày 1 tháng 8, với tổng cộng số đệ tử là 141.

Đồi La San Nha Trang

Năm 1933. Hai người lữ khách từ Huế tiến về miền Trung, đi t́m một nơi thanh vắng có đủ điều kiện thuận lợi để mở một trung tâm huấn luyện các tu sĩ ḍng La San tại Việt Nam. Đến đèo Rù Ŕ, họ thấy một ngọn đồi, từ quốc lộ chạy thẳng ra biển, chắn cái nh́n của họ, nhưng lại có một sức quyền rủ nào đó. Họ hướng về ngọn đồi. Khi lên đến đỉnh, một khung cảnh tuyệt đẹp hiện ra trước mắt họ: trước mặt, phía nam, thành phố Nha Trang lặng lẽ tắm nắng dưới một bầu trời xanh biếc, phía Đông, lớp lớp sóng tung tăng như đàn cừu trên cánh đồng bát ngát của Biển Đông, phía Tây, con sông Cái trải dài tấm thảm dẫn đến Tháp Bà Ponagar. Hai người lữ khách kia, Sư Huynh Simon Ḥa và bạn đường, quyết định đề nghị cấp trên chọn ngọn đồi nầy, va từ đó, nó đă trở thành ĐỒI LA SAN. Trước khi Nha Trang trở thành một thành phố du lịch, đồi La San đă thu hút những khách có dịp ghé Nha Trang v́ Đồi La San được xem như là một góc thiên đàng!

***

Huynh trưởng Gaston Tống Viết Thọ “hồi hương” về đến Đồi Lasan ngày 3/5/1975. Cảnh vật quá quen thuộc đối với huynh trưởng Gaston vẫn c̣n đó (32), nhưng dân cư đang sinh hoạt trong khuôn viên Đồi Lasan th́ lạ hoắt. Không c̣n những khuôn mặt thư sinh trai trẻ mặc áo ḍng đen cổ trắng, không c̣n tiếng vui cười đơn sơ tự nhiên của hàng trăm thanh thiếu niên - tuy ngỗ nghịch theo lứa tuổi của vị thành niên, nhưng lễ độ hồn nhiên, có ăn học.

Th́ ra, ngay khi bộ đội chiếm Nha-thành, đă có người “nghĩa tử” từ Qui Nhơn vào, quả thật với ḷng thành muốn bảo toàn nguyên vẹn tài sản của nhà ḍng - nhất là khung trời “góc Thiên Đường” này - hướng dẫn đội binh xâm lược lên Đồi Lasan. Chỉ một thỉnh nguyện duy nhất: “xin đừng pháo kích, nổ súng, v.v... vào khuôn viên Đồi Lasan, v́ bảo đảm không c̣n ai ở trên ngọn đồi này” (33). Bộ đội mà chiếm được “góc Thiên Đường” th́ làm sao buông cho nổi! Thế là “anh em ta” vui hưởng chiến lợi phẩm ngoài sức tưởng tượng, tin tưởng hơn vào chủ thuyết cộng sản mà họ đă thường xuyên được nhồi sọ: “đấu tranh giai cấp, san bằng xă hội, tạo thiên đường ở trần thế...” Nhưng hưởng được bao lâu?

Quả nhiên, tranh chấp và giành giựt cơ sở “ngon lành” giữa các cơ quan chính trị và quân sự diễn ra ngay sau khi toàn nước “ăn mừng chiến thắng mùa Xuân” ngày 19/5/1975. Kết quả là bộ đội ba lô vải trên vai, dép râu vào chân, nón tai bèo trên đầu và súng đạn tận răng, đă lên đường đến một phương trời nào khác, có thể là “một góc thiên đường” nào tốt hơn (?)
Huynh trưởng Gaston may mắn và sung sướng nh́n lại Đồi Lasan hầu như c̣n nguyên vẹn, chỉ trừ tượng đồng đen thánh tổ Lasan cao chót vót trên đồi, gần hồ nước uống, đă không cánh mà bay đi đâu mất. Khi t́nh h́nh tương đối ổn định, bốn tập sinh xin trở lại và được chấp thuận nhận lănh áo ḍng Lasan, đă cùng với huynh trưởng Gaston lập thành cộng đoàn Nhà Tập đầu tiên sau cuộc đổi đời: các Huynh Thái, Tha, Châu và Kiên.

Huynh trưởng Gaston Thọ cùng các Huynh Đệ Tập Sinh sắp hàng đi đăng kư hộ khẩu.
- Chú là Tống Viết Thọ?
- Phải!
Chú bộ đội ngước mắt nh́n Huynh trưởng, đăm chiêu, chớp chớp đôi mắt như đang suy tưởng điều ǵ.
- Chú có biết ai tên là Tống Viết Phương không?

Huynh trưởng thoáng giật ḿnh, tư lự đôi chút rồi trầm giọng trả lời:
- Đó là anh của tôi. Anh tôi qua đời lâu rồi!
- Chú c̣n nhớ anh của chú qua đời năm nào không? lúc đó anh của chú mấy tuổi?
- Khoảng năm 1954, lúc đó chừng 15 tuổi.

Chú bộ đội đứng dậy, lộ vẻ cung kính, rồi chậm răi nói: “Chú Thọ ơi, tôi là người cùng làng và cũng là bạn rất thân, mà c̣n là “đồng chí” của anh Phương đây!” Ba Huynh Đệ nh́n nhau ngơ ngác. Chú bộ đội ngồi xuống, vẫy tay gọi một chú bộ đội khác đến, to nhỏ với nhau điều ǵ đó rồi đứng dậy mời “chú Thọ” vào pḥng trong. Huynh trưởng hơi ngờ ngợ, lộ vẻ lo âu. Chú bộ đội cười nói: “Mời chú vào trong này nói chuyện.” Huynh trưởng nh́n các Huynh Đệ Tập Sinh. Chú bộ đội hiểu ư, lên tiếng nói vui vẻ: “Mời luôn các anh này vào pḥng trong.”

Chú bộ đội trang trọng đặt sấp hồ sơ “đăng kư hộ khẩu” trên bàn, mời Huynh trưởng ngồi đối diện; trong pḥng chỉ có một bàn hai ghế, nên các Huynh Đệ Tập Sinh đứng hai bên Huynh trưởng. V́ là lần đầu tiên tiếp xúc với “chính quyền mới” nên ai nấy hồi hộp đợi chờ chú bộ đội lên tiếng. Cũng vài ba phút sau, chú bộ đội mới mở miệng, giọng nói nhẹ nhàng pha lẫn cảm xúc: “Chú Thọ biết không? Bác và đảng ta luôn luôn ghi ơn các chiến sĩ đă hy sinh xương máu chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ... Bác và đảng cũng không quên ghi công các gia đ́nh tử sĩ đă dâng hiến con cháu, anh chị em cho công cuộc dành lại độc lập, giải phóng dân tộc khỏi ḱm kẹp của thực dân và đế quốc. Đồng chí Phương, anh của chú Thọ, là một trong những anh hùng dân tộc. Đồng chí Trung đă “t́nh nguyện” ôm ḿn phá tung một đồn bót thực dân Pháp vài tuần trước đợt tổng tấn công Điện Biên, và đă góp phần lớn trong việc dành thắng lợi lịch sử Điện Biên...” Chú bộ đội thao thao tuyên dương công trạng của “đồng chí Phương mến yêu”, trong khi ba Huynh Đệ kín đáo thở phào nhẹ nhơm. “Chú Thọ” được chính quyền mới “tuyên dương thuộc gia đ́nh tử sĩ , và được hưởng tất cả những quyền lợi cách mạng đă ban bố cho những người cũng như gia đ́nh có công với cách mạng”.

Ban hiệu trưởng trường tiểu học Cù Lao và trung học Vĩnh Phước “bay” đâu mất tiêu, nên ty giáo dục Nha Trang trưng dụng và gởi ban điều hành mới đến để mở lớp khoá hè bổ túc cho các cháu.

Trên nguyên tắc, các cơ sở thuộc nhà huấn luyện tại Đồi La San (Chuẩn Viện, Tập Viện, Nhà Hưu Dưỡng) không thể coi là trường học, nên ty giáo dục cũng phải đợi “sự chỉ đạo mới từ trung ương”. Cả khuôn viên rộng lớn và như là “góc thiên đàng” của Đồi La San mà chỉ có 3 Huynh Đệ sinh sống và bảo quản, kể ra cũng... hoang phí, dù cho một trong 3 Huynh Đệ “thuộc gia đ́nh tử sĩ đáng được hưởng tất cả những quyền lợi cách mạng đă ban bố”. Có hưởng quyền lợi, th́ cũng có bổn phận đóng góp cho cách mạng, huynh trưởng suy nghĩ như vậy. Tuy nhiên, Đồi Lasan là sở hữu của nhà ḍng, biết làm sao đây? “Sự chỉ đạo mới từ trung ương” là giải đáp mối suy tư và lo âu của huynh trưởng: “đề nghị” 3 huynh đệ giữ dăy nhà Tập Viện để làm khu vực tu viện, phần c̣n lại “bàn giao” cho Ty giáo dục sử dụng vào chương tŕnh giáo dục của nhà nước. Huynh trưởng “đề nghị” chỉ dùng nhà thờ làm thư viện, và giữ nguyên vẹn các bức tượng đă có sẵn trên Đồi La San. Hai bên vui vẻ thoả thuận, và “nhất trí” bắt đầu áp dụng “hợp đồng”.

Chưa đầy một tháng sau, nhà chơi rộng lớn và thoáng gió [nối liền nhà cơm với các lớp học ở tầng lầu một và pḥng ngủ ở tầng lầu hai của Chuẩn Viện] biến thành một toà nhà kín mít. Những căn nhà mọc lên như nấm xung quanh triền đồi. Thật là theo đúng châm ngôn “an cư lạc nghiệp” = ban giám đốc, ban văn pḥng, giáo viên/giáo sư và gia đ́nh phải có nơi ăn chốn ở đàng hoàng th́ công tác giáo dục mới hoàn chỉnh! “Một góc thiên đàng” từ từ biến dạng...

Song song với đà “tiến nhanh tiến mạnh lên xă-hội-chủ-nghĩa”, Đồi La San phải được tận dụng toàn bộ khu vực quá đẹp này: phải biến thành làng đại học “Hải Học Viện” cấp trung ương. Tiến hành việc thương lượng trao đổi để dời chuyển “khu vực tu viện” đến một cơ sở khác, và trao quyền xử dụng toàn bộ Đồi La San cho chương tŕnh này. Nhà nước xây một ngôi nhà mới dưới chân đồi sát bên chuồng heo, trong khu đất của nhà ḍng trước kia là khu vực máy xay lúa và căn nhà nhỏ Huynh Norbert thường dùng làm “xưởng” may vá áo quần và sửa chữa giày dép cho Huynh Đệ, phía Cù Lao. Cộng đoàn tu viện trên Đồi Lasan dời xuống nhà mới này và đổi thành cộng đoàn Vĩnh Thọ.

Ủy Ban Nhân Dân thành phố Nha Trang muốn tận dụng các cảnh đẹp thiên nhiên để biến Nha Trang thành trung tâm du lịch quốc tế. Quy hoạch được định rơ là sẽ xây dựng một con đường dọc theo bờ biển, và một cầu “cao cấp” từ băi biển Nha Trang đến Cù Lao. Chân cầu rơi ngay vào ngôi nhà Vĩnh Thọ. Qua sự thương lượng, nhà nước sẽ đền bù một ngân khoản thích hợp và một khu đất tương đối phải chăng tại Núi Sạn, gần đèo Rù Ŕ.

Thế là “một góc thiên đàng” đă biến thái và hai chữ LASAN khuất dạng [Trên đường đến Ḥn Chồng, tôi thấy quán café mang bản hiệu “Café LASAN”. Tôi và người bạn Mỹ, Huynh Christopher Bassen vào hỏi thăm. Th́ ra chủ nhân không phải là cựu học, mà cũng không hề biết trường Lasan, nhưng chỉ nghe nhiều người xung quanh gọi khu vực này là Đồi Lasan. “Hai chữ LASAN hay hay, nên đặt tên quán là Café LASAN”].

***

Huynh trưởng cộng đoàn Lasan Bá Ninh, Thierry Tín đă cùng Huynh trưởng Francis Trí - hai anh em của tướng “trong sạch” Nguyễn Văn Hiếu [bị thảm sát tháng 3, 1975 v́... “quá trong sạch”(?!)] - đă bay về “miền đất hứa” vài ngày trước khi Saigon bị thất thủ. Huynh trưởng Nivard Tôn [thuộc cộng đoàn Bá ninh, nhưng kiêm nhiệm hiệu trưởng trường Lasan Nghĩa Thục] vội vă hồi hương, đến ngay trường Nghĩa Thục th́... “Chúa đă cho tất cả, Chúa lấy lại tất cả = xin chúc tụng danh Ngài!” Huynh trưởng Nivard về cộng đoàn Bá Ninh. Cơ sở Lasan Nghĩa Thục chỉ bằng 1/10 cơ sở Bá Ninh, mà c̣n “được tự dâng hiến” th́ trường Bá Ninh, dù không muốn “tự dâng hiến” cũng phải “bị dâng hiến” là chuyện hợp với tư duy logic! Huynh trưởng cơ sở Chư Prong, huynh Désiré Nghiêm, mau mắn trở về nhiệm sở. “Mau mắn” nhưng cũng đă quá muộn, v́ Nha-thành được “giải phóng” hơn tháng nay. Một toà nhà 3 tầng lầu, với những pḥng lớp rộng răi và trang bị đầy đủ thích hợp cho các em Sắc Tộc mà bỏ trống, há chẳng là quá hoang phí chăng?

Các Huynh Thiện Hưởng và Anicet Tân trở về B́nh Linh từ Đà Nẳng. Khoảng gần một tháng sau, toàn miền Nam Việt Nam “được giải phóng”. Hai huynh thừa biết “cuộc đổi đời” bắt đầu áp dụng trên toàn lănh thổ Việt Nam, cách riêng tại miền Trung, đặc biệt cố đô Huế, c̣n phảng phất những h́nh ảnh “... vui sao nước mắt lại trào” của Tết Mậu Thân và Đại Lộ Kinh Hoàng. Sau khi bàn bạc với Huynh Rodriguez Đào - Huynh Đào nhất quyết bám chặt với ngôi trường B́nh Linh thân yêu - hai Huynh Hưởng và Tân đồng tâm nhập cộng đoàn với các Huynh Đệ tại La San Bá Ninh, Nha Trang, trong lúc sự di chuyển đi lại c̣n tương đối dễ dàng. Hai Huynh Hưởng và Tân nhập chung với các Huynh Đệ gốc Nha-thành hoặc có gia đ́nh định cư vùng Nha Trang từ trước đă không hẹn mà ḥ gom tụ lại, đồng tâm “cùng chung và liên kết” tiếp nối sứ mạng giáo dục tuổi trẻ tại miền cát trắng này, mặc dù “nón tai bèo che khuất tương lai”, đó là các Huynh Désiré Nghiêm, Nivard Tôn, Césaire Năng. Các Huynh Đệ tiếp tục dạy khoá hè bổ túc như các giáo viên khác, bao gồm một số ít giáo sư cũ của trường Bá Ninh c̣n lại, nghĩa là chưa kịp hoặc không muốn ra đi theo “làn sóng tị nạn” lúc bấy giờ. Cộng đoàn Huynh Đệ được “nhường căn nhà Sablon”, khu nhà đá, để “đợi chỉ thị mới”. Cuộc sống các Huynh Đệ La San vùng Nha Trang, Khánh Hoà từ từ trở lại b́nh thường, thích nghi với hoàn cảnh chung cả nước, đúng như câu hát: “... Vui với ai mừng vui, khóc với ai đang khổ sầu...”

***

Không biết Huynh Désiré Nghiêm đi dạo trên bờ biển vào một đêm không trăng sao thế nào mà “bị bắt cóc” và khoảng hơn hai tháng sau lại được tin Huynh đang vui sống với các Huynh Đệ Lasan Paul Lê Cừ, Dominique Đinh B́nh An, Yacinthe, Christophe Hạnh và Girard Nhơn tận miền Tân Đảo, thuộc địa của Pháp ở nam bán cầu. Các Huynh Đệ c̣n lại thuộc cộng đoàn Bá Ninh Sablon vẫn kiên tŕ phục vụ giáo dục giới trẻ như những giáo viên gương mẫu trong năm học 75-76 và vài năm kế tiếp.
Một sáng sớm tốt trời trong ngày cuối tuần, Huynh Thiện Hưởng cùng các cháu từ miền Bắc vào đă hơn 5 tháng nay, đi tắm biển. Thông thường, sáng sớm những ngày trong tuần, rất nhiều người tắm biển, hoặc rảo bộ trên bờ, hoặc tập thể dục, tài chi; nhưng sáng hôm nay, v́ là ngày cuối tuần, nên thưa thớt vài người đó đây hoặc tắm biển, hoặc hóng gió biển ban sáng, v́ thế Huynh Thiện Hưởng càng lưu tâm để ư canh chừng các cháu nhiều hơn. Các cháu vui thích nhảy sóng, đưa ḿnh theo con sóng, lặng hụp... Bỗng cơn gió thổi mạnh hơn, sóng lớn và cao hơn. Huynh Thiện Hưởng định kêu các cháu lên, th́ thấy hai tay với với; Huynh vội rẽ sóng “chạy” nhanh đến. Cơn sóng luồn đẩy xa ra khỏi bờ cả Huynh lẫn đứa cháu gái đang với tay như kêu cứu. Huynh nắm được đôi tay cháu, ôm xếch, gồng hết sức lội ngược sức lôi cuốn của sóng ngầm...
Vài người tản bộ trên bờ trông thấy hai cậu cháu ngụp lặn trước con sóng ngày càng lớn, chạy ra níu kéo giúp đỡ và cuối cùng lôi cả hai lên bờ. Huynh Thiện Hưởng nằm ngă trên băi cát dưỡng thần, trong khi tất cả mọi người xúm xít quanh đứa cháu gái t́m cách hồi sinh. Vài phút sau, đứa cháu gái thở hắt một tiếng, nước tung toé từ miệng trào ra: cháu mở mắt và bắt đầu thở. Một người thấy Huynh Thiện Hưởng nằm im trên băi cát, tiến đến nh́n, bỗng kêu lên thất thanh:
- Lại đây mau! Ông này ... tắt hơi rồi!
Đó là ngày 25 tháng 7 năm 1983.

Sau vài ngày “ra đi” của Huynh Thiện Hưởng, căn nhà Sablon trong khu vực trường Bá Ninh, mảnh đất duy nhất nhỏ bé c̣n lại của ḍng La San trong khuôn viên trường Lasan Bá Ninh - một trường trung tiểu học đă đem lại cho giới trẻ nói riêng, cho dân chúng Nha-thành nói chung, gần 30 năm qua (1954 - 1983) - nay lại bị đem ra “trao đổi”, một sự trao đổi hầu như không c̣n quyền lựa chọn. Một gia đ́nh Hoa-kiều đă lên ghe trong đợt “vượt biển bán chính thức” - nghĩa là nhà nước bảo đảm an ninh c̣n khách hàng bảo đảm tiền... vàng - đă để lại một căn nhà tại đường Lê Lợi, gần bưu điện Nha Trang, và gần Chợ Đầm.
Thế là cộng đoàn Sablon và trường Lasan Bá Ninh tan ră...

***

Ḍng Lasan c̣n sở hữu một thửa đất rộng lớn dưới chân đồi, gần Băi Dương. Phân nửa thửa đất này là sân đá banh mà các Huynh Đệ cũng như cựu Sơ Tập Sinh/Chuẩn Sinh, Tập Sinh, Kinh Sinh qua nhiều thế hệ khác nhau chắc chưa quên những lần đá banh, vừa chạy vừa... gỡ gai - đau thật, nhưng cũng vui thật! Phân nửa kia là vườn trồng cây ăn trái, và một căn nhà khá khang trang cho gia đ́nh người làm vườn. Sau biến cố 1975, căn nhà bỏ trống. Bốn (4) Huynh Đệ được điều hoặc t́nh nguyện về cơ sở này, lập thành cộng đoàn... nhà nông, chuyên lo trồng trọt và “vui thú điềm viên” tuy chưa đến tuổi hưu - Huynh trưởng Philbert, và cũng c̣n quá trẻ nhưng đành... gác bút - ba anh em ruột, các Huynh Thomas Duyên, Francois Xavier Ban và Paul Nghiệp. Không bao lâu sau, Huynh Duyên hồi tục về với gia đ́nh từ Quảng Trị vào Rạch Dừa, hai Huynh Nghiệp và Bang đă đă hồi tục và không cánh mà bay về “miền đất hứa”. Huynh trưởng Philbert đành nhập với cộng đoàn Bá Ninh ở Sablon (nhà đá).

Chẳng bao lâu sau khi cộng đoàn Sablon chuyển về đường Lê Lợi, Huynh Philbert về nhà hưu dưỡng Mai Thôn. Thế là cộng đoàn “nhà nông” tan ră, và khu đất rộng lớn bị chia năm sẻ bảy.

***

Ḍng Lasan c̣n một khu đất rộng lớn khác tại Lương Sơn, bên kia đèo Rù Ŕ, gần bờ biển. Khu đất này cũng là nông trại, giao cho một gia đ́nh canh tác chăn nuôi, trồng trọt. Gia đ́nh này muốn ở lại tiếp tục khai khẩn khu đất có vẻ trù phú này, nên nhà ḍng để yên; lại nữa không c̣n Huynh Đệ nào t́nh nguyện “gác bút”. Sở hữu chủ có mặt tại hiện trường mà đất c̣n bị dành giựt, nói chi chủ nhân ở... xa!