Ngay sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, Frère Rodriguez Đào hy sinh “tử thủ” để bảo vệ trường B́nh Linh, dù chỉ với sự hiện diện khiêm tốn nhưng tràn ngập tinh thần đức tin và ḷng nhiệt thành gắn bó với sứ mạng giáo dục La San mà các vị đàn anh đă khởi công xây dựng cho giới trẻ miền đất thần kinh trong gần 100 năm qua. Frère Đào chấp nhận sống tại một cái cḥi nhỏ trong vườn thanh trà của “ông nội Paul Bường”, cái cḥi Frère Paul Bường dùng để chứa cuốc xẻng, thùng nước, và phân bón cho vườn thanh trà của Frère.

Thiết tưởng nên nhắc đến vị đàn anh kỳ cựu nhất của trường B́nh Linh : ông nội Paul Bường. Vài tháng trườc biến cố 30-4-75, v́ muốn bảo toàn sức khỏe và mạng sống của Frère Paul Bường - lúc đó đă gần 97 tuổi, các Frères thuộc cộng đoàn B́nh Linh “lập kế” đưa Frère Paul vào Saigon. Nói là “lập kế” v́ Frère Paul không chịu rời xa ngôi trường thân yêu mà Frère đă dấn thân phục vụ tuổi trẻ trong suốt trên 50 năm qua... Mặc dù về hưu đă lâu, Frère Paul vẫn ngày ngày sống giữa “đám nhóc con 8-10 tuổi” với những giờ học, đọc tiếng Pháp rổn rảng trong lớp : le père - la mère - le frère - la soeur, l’ami(e)... Chắc hẳn rằng những anh chị em từng học ở trường B́nh Linh từ lớp tiểu học, không ai có thể quên tuổi vàng son của ḿnh dưới sự chăm sóc yêu thương của ông nội Paul ! Ngoài giờ lớp, Frère Paul có thú điềm viên : trồng cây ăn trái, nhất là thanh trà - làm rượu chuối, mận, đào... - và nhất là, không ai có thể ngờ được, một ông già trên 90 tuổi nằm phơi ḿnh trên một chiếc phao do chính ông làm lấy, bơi qua bơi lại trên gịng sông Hương... Sau ngày 30-4-75, ông nội Paul hưu dưỡng tại Mai Thôn; mỗi lần cựu học sinh đến thăm, câu hỏi của ông nội là : ‘khi mô ḿnh về lại Huế ?” H́nh ảnh ngôi trường B́nh Linh luôn luôn ở trong trí và tâm hồn Frère Paul cho đến khi Frère qua đời tại Mai Thôn, hưởng thọ gần 100 tuổi.

Chính trong căn cḥi chứa dụng cụ làm vườn của ông nội Paul mà Frère Đào âm thầm hy sinh tiếp nối sự sống c̣n của trường B́nh Linh. Ngôi trường và khuôn viên rộng lớn của bán đảo B́nh Linh được Tỉnh Ḍng cho Nhà Nước "mượn" làm cơ sở giáo dục và học vấn theo đường lối xă hội xă-hội-chủ-nghĩa.

*** Nói có sách, mách có chứng = sau đây là hồ sơ/tài liệu "cho mượn" với chữ kư chính thức giữa chính quyền và đại diện nhà Ḍng La San:

CỘNG HOÀ MIỀN NAM VIỆT NAM
Độc Lập-Dân Chủ-Hoà B́nh-Trung Lập
-------::::::--------
BẢN HỢP ĐỒNG SỬ DỤNG TRƯỜNG B̀NH LINH
------------------------------
Chúng tôi:
- Một bên là ông Nguyễn Khắc Mai thay mặt Ty Giáo Dục Thừa Thiên - Huế.
- Một bên là Sư Huynh Hoàng Kim Đào thay mặt Sư Huynh giám tỉnh ḍng Lasan tại Việt Nam.

Sau khi bàn bạc giữa Ủy Ban Nhân dân cách mạng Tỉnh Thừa Thiên Huế - Ty Giáo Dục và Sư Huynh Hoàng kim Đào thoả thuận:
1. Sư Huynh Hoàng Kiêm Đào thay mặt ḍng Lasan vui ḷng để cho Ty Giáo Dục sử dụng một thời gian các cơ sở của trường tư thục B́nh Linh Huế để mở trường Bổ Túc Văn Hoá cho cán bộ công nhân viên của Tỉnh.
2. Ông Nguyễn Khắc Mai được ủy quyền của Ủy Ban Nhân Dân Cách Mạng Tỉnh và Ty giáo dục hoan nghênh việc làm đó của Ban Giám Đốc trường tư thục B́nh Linh. Ty giáo dục và trường bổ túc văn hoá Tỉnh có trách nhiệm bảo quản và đưa vào sử dụng tốt các cơ sở như: Nhà cửa, sân chơi, vườn cây, và các thiết bị khác của nhà trường nhằm phục vụ cho mục đích giáo dục.
3. Trường B́nh Linh sẽ được giữ lại một số diện tích cần thiết về nhà ở để cho nhân viên cũ của trường sử dụng và một diện tích đất đai trồng trọt thuộc nhà ḍng. Diện tích này sẽ do hai bên thoả thuận quy định trên cơ sở bảo đảm thuận lợi chung cho sinh hoạt cả hai bên.
4. Việc tiến hành kiểm kê các cơ sở và thiết bị của trường tư thục B́nh Linh để đưa vào sử dụng được cả hai bên cùng kư tên xác nhận.
5. Hợp đồng này được lập thành 6 (sáu) bản có chữ kư của hai bên và có sự xác nhận của Ủy Ban Tỉnh. Hợp đồng này có giá trị trong 5 năm. Sau thời gian đó sẽ được kư lại nếu đôi bên thấy cần.
Huế, ngày 15 tháng 8 năm 1975
Đại diện Ty Giáo Dục Thừa Thiên-Huế
đóng dấu và kư tên
Nguyễn Khắc Mai
Đại diện trường tư thục B́nh Linh - Huế
đóng dấu và kư tên
S.H. Hoàng Kim Đào
Xác nhận của Ủy Ban Nhân Dân Cách Mạng Tỉnh
đóng dấu và kư tên
(không rơ)

***

Thế là Huynh Rodriguez Đào dọn ra ở tại căn nhà nhỏ chất chứa dụng cụ làm vườn của ông nội Paul Bường trong vườn thanh trà. V́ muốn bảo toàn bức tượng đồng đen của Huynh Aglibert, hiệu trưởng tiên khởi của trường Pellerin (B́nh Linh) được dựng trên bục oai nghiêm trước nhà trường, Huynh Đào xin được đem cất giữ cẩn thận trong một thùng gỗ, và đặt sát bức tường trước cửa pḥng căn nhà của ḿnh.

Đầu tháng 12 năm 1977, tôi có dịp về Huế lo tang lễ cho người cha thân yêu, tôi ghé thăm Huynh Đào. Huynh Đào khoe sự việc “lạ lùng” về bức tượng như sau:
“Năm ngoái, cơn lũ lụt hằng năm có vẻ khác thường: nước dâng cao ngập đến mái nhà! Tôi phải tản cư qua nhà các Soeur Jeanne d’Arc.
Sau hơn tuần lễ, trở về th́ bao nhiêu bàn ghế trong nhà trôi đi đâu mất, chỉ c̣n lại thùng gỗ chứa bức tượng này. Tôi nạy nắp thùng ra th́ xem ra không có ǵ thay đổi: bức tượng vẫn c̣n đó, đen bóng, không một vết bùn dính vào. Mở hẳn nắp thùng lên, th́ kỳ lạ quá: h́nh mặt của Huynh Aglibert in rơ nét trên tấm gổ, bằng một thứ bụi rất mịn. Tôi thử chùi sạch những hạt bụi xung quanh gương mặt của bức h́nh, rồi cẩn thận đậy nắp thùng lại. Khoảng vài tháng sau, tôi kể cho một sô em cựu học sinh đến thăm, ai cũng muốn mở ra xem lại. Thật ngạc nhiên khi những vết chùi sạch nay tỏ hiện rất rơ ràng, mà không làm thay đổi màu sắc của những hạt bụi trước kia. Nghĩa là h́nh gương mặt vẫn y như lần đầu tiên tôi khám phá...”
Tôi ṭ ṃ bán tin bán nghi, nói với Huynh Đào: “xin Frère mở ra cho con coi thử!” Huynh Đào cẩn thận nạy nắp thùng gỗ ra, và quả thật mặt trong của nắp thùng hiện rơ nét gương mặt của Huynh Aglibert: tai, mắt, râu, miệng... rất đậm nét. Tôi lấy ngón tay bôi sạch những tấm li ti bụi quanh gương mặt, có thể nói là phá luôn h́nh gương mặt, rồi xin Huynh Đào đậy nắp thùng lại. Tang lễ chấm dứt, trước khi lên đường về Saigon, tôi ghé thăm Huynh Đào, và ngỏ ư muốn xem lại nắp thùng gỗ. Tôi có cảm tưởng Huynh Đào hơi run run, và chính tôi cũng cảm thấy hồi hộp đợi chờ... Nắp thùng được nạy ra, và ô ḱa! gương mặt rất rơ nét của Huynh Aglibert đă trở lại b́nh thường, như chưa hề có một vết phá hủy do ngón tay tôi gây nên hơn một tuần trước.

Kỳ hạn hợp đồng 5 năm đă qua... “Hợp đồng này có giá trị trong 5 năm. Sau thời gian đó sẽ được kư lại nếu đôi bên thấy cần...”
Huynh Đào đă đến “Ủy Ban Nhân Dân Cách Mạng Tỉnh” để đặt lại vấn đề giao trả quyền xử dụng trường B́nh Linh. Nhưng “Ủy Ban Nhân Dân Cách Mạng” đâu c̣n nữa? - Chỉ c̣n Ủy Ban Nhân Dân.

Rồi 5 năm lại qua, cũng không “kư lại nếu đôi bên thấy cần”. Nói cho ngay, chỉ một bên, bên “cho mượn”, là thấy cần phải làm sáng tỏ vấn đề: “... hợp đồng đă hết hạn, xin giao trả trường Lasan B́nh Linh lại cho ḍng Lasan”. Huynh Đào lại ra ủy ban nhân dân đệ đơn xin cứu xét.

Ngày tháng trôi qua, không một câu trả lời, không một tiếp xúc liên hệ đến đơn xin cứu xét. Người dân quá quen thuộc lối giải quyết những đơn xin cứu xét liên quan đến quyền lợi của nhân dân, dù cho quyền lợi đó nho nhỏ hay to lớn. Quyền lợi nho nhỏ như: giấy xin đi lại từ thành phố này đến thành phố khác, từ tỉnh này đến tỉnh khác; hoặc giấy xin tạm vắng v́ công ăn việc làm, v.v... Loại giấy tờ này chỉ cần gặp “đồng chí công an khu vực”, và nếu “biết điều” th́ thông qua rất nhanh.

Quyền lợi hơi to lớn hơn, th́ phải thông qua “công an xă/phường”; nếu to lớn hơn nữa th́ phải thông qua “công an huyện/quận/thành phố” rồi đến “công an tỉnh”.

Tuy nhiên, Huynh Đào nhận thấy rằng, dù sao th́ cho đến 10 năm sau, nhà nước vẫn tuân theo điều khoản ghi trong hợp đồng: “...Nhà cửa, sân chơi, vườn cây, và các thiết bị khác của nhà trường nhằm phục vụ cho mục đích giáo dục”, là tốt lắm rồi!

***

Vào khoảng đầu năm 2000, xe tải vật dụng xây cất: cát, đá, sắt... ào ào đến khuôn viên trường. Huynh Đào được một số Anh Chị Em cựu học báo cho biết ư định của chính quyền địa phương: “... họ sẽ tân trang trường B́nh Linh, biến thành một trung tâm du lịch, một trung tâm giải trí... ‘lành mạnh’”. Huynh Đào cấp tốc viết đơn phản kháng, và nhắc lại “hợp đồng đă hết hạn, yêu cầu nhà nước trả quyền xử dụng lại cho ḍng Lasan”. Đơn giao nộp tận tay tại văn pḥng tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế, với lời hứa “sẽ có văn thư hồi báo”. Hơn hai tuần trôi qua. Văn thư hồi báo chưa thấy, xe tải vật dụng xây cất vẫn ào ào “tiến nhanh tiến mạnh” đến khu vực nhà trường. Huynh Đào cùng một anh cựu học sinh đích thân ra Hà Nội, đến tận văn pḥng trung ương, đệ đơn thỉnh nguyện “chiếu theo hợp đồng và quyền lợi của nhân dân”. Kết quả tương đối khả quan: xe vận tải ngưng hoạt động...

Giữa năm 2000, Năm Thánh đối với giáo hội công giáo, có một tuần “Ngày Giới Trẻ Thế Giới” tại thánh đô Rôma. Nhóm Anh Em Lasan hải ngoại ngỏ ư mời Huynh Đào, “ông già gần 70 tuổi”, tham dự như để ngầm ủng hộ tinh thần “sống chết với mái trường B́nh Linh”, và cũng là dịp tốt để “nghỉ xả hơi”. Thật là một bất ngờ ngoài suy tưởng của mọi người trong cũng như ngoài nước: Huynh Đào được ân cần săn đón, khuyến khích “nên đi nghỉ xả hơi”, và chính ủy Thừa Thiên cấp giấy hộ chiếu trong ṿng chưa đầy một tuần lễ. Việc xin visa đi Âu Châu? Không thành vấn đề!

Sau một tháng thật sự thoải mái, gặp mặt và sinh hoạt trẻ trung với nhóm Huynh Đệ và cựu học sinh&thân hữu Lasan sau hơn 15 năm cách biệt, Huynh Đào trở về “nơi chôn nhau cắt rốn” với tinh thần sản khoái, thể chất hùng mạnh và trẻ trung hơn. Vừa bước chân vào cổng trường th́... “sao kỳ lạ thế này?” - Các toà nhà hai tầng lầu như được tân trang đổi mới, sơn phết lại tươi sáng hơn; “kỳ lạ” hơn nữa: ngôi nhà cũ phía sau khuôn viên B́nh Linh biến đâu mất, thay vào đó nền nhà với lởm chởm cột sắt như ẩn tàng một toà nhà mới sắp thành h́nh. Sự việc đă rồi... Bao nhiêu “thoải mái, lên tinh thần” tan biến đâu mất. Tuy nhiên Huynh Đào cũng được ủi an phần nào khi biết rằng “mục đích tân trang và xây dựng thêm trong khuôn viên trường B́nh Linh là để biến cơ sở này thành Nhà Văn Hoá cho thành phố Huế”. Âu cũng là đúng theo tinh thần của hợp đồng: “... nhằm phục vụ cho mục đích giáo dục.”

***

Đầu năm 2007, có tiếng rỉ tai trong nội bộ của các cơ quan, cách riêng trong ban ngành Âm Thanh&Âm Nhạc trực thuộc Ty Giáo Dục & Đào Tạo thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên: “... hăy bám chặt cơ sở 01 Lê Lợi - khu đất ‘vàng’ đó!”. Từng đoàn xe tải những dụng cụ điện tử tối tân, cùng vật dụng xây cất... tới tấp chuyển đến “khu đất vàng”.

Huynh Đào cùng với anh đại diện cựu học sinh Lasan B́nh Linh di Hà Nội đệ đơn xin “trả lại quyền xử dụng cơ sở Lasan B́nh Linh cho ḍng Lasan”. Sau hai ngày bôn ba tưởng chừng như tuyệt vọng, quả thật hai huynh đệ chỉ gặp được ông “Vũ Như Cẫn” [nói lái thành vẫn như cũ!]. Hai anh em chuẩn bị lên đường về lại cố đô, th́ may thay một cựu học sinh Puginier đến gặp, giới thiệu một cụ già trông quắc thướt và trung trực. “Làm ăn cái ǵ mà kỳ quái vậy?” cụ già lên tiếng sau khi nghe Huynh Đào tŕnh bày sự việc. Cụ già không phải là đảng viên, cũng không có chức tước ǵ trong chính quyền, nhưng cụ ủi an và hứa sẽ đích thân đem đơn thỉnh nguyện đến một nhân vật “có thẩm quyền”. Ba ngày sau, có thư hồi đáp và báo cho biết sẽ có “chuyên viên” đến điều tra ngay tại thành phố Huế.

CỘNG HOÀ XĂ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
----------
BIÊN BẢN LÀM VIỆC

Hôm nay, ngày 17 tháng 7 năm 2007, tại Văn Pḥng Thanh Tra Sở Xây Dựng, chúng tôi gồm:

Đại diện thanh tra sở xây dựng: bà Nguyễn Thị B́nh, chuyên viên
Đại diện ḍng Lasan, số 01 Lê Lợi, thành phố Huế: ông Hoàng Kim Đào, sư huynh ḍng Lasan
Ông Nguyễn Trọng Kiên, cựu học sinh Lasan trường B́nh Linh

tiến hành làm việc liên quan đến trường hợp đ̣i lại khu nhà đất số 01 Lê Lợi, thành phố Huế.

Theo tŕnh bày của ông Hoàng Kim Đào th́ vào ngày 15/8/1975 ông đă kư một bản họp đồng với Ty Giáo Dục Thừa Thiên Huế có Ủy Ban Nhân Dân Cách Mạng tỉnh Thừa Thiên Huế do ông Từ Sơn kư để sử dụng trường B́nh Linh làm công tác giáo dục cho con em và hợp đồng có giá trị trong ṿng 05 năm, sau đó sẽ kư lại nếu đôi bên thấy cần.

Tuy nhiên sau 05 năm nhiều lần ông Hoàng Kim Đào đă liên lạc với các cơ quan chức năng đ̣i lại nhà đất này nhưng không được cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Về vấn đề Đức cố Tổng Giám Mục Nguyễn Kim Điền có văn bản số 48/TTGMH và số 50/TTGMH ngày 30/10/1975 và ngày 17/11/1975 trao nhượng quyền sử dụng một số cơ sở giáo duc của Giáo Phận cho nhà nước sử dụng vào công tác giáo dục con em chứ không hiến và cơ sở này không thuộc quyền quản lư của Giáo Phận Huế. Cho nên ở đây có sự nhầm lẫn trong quá tŕnh trao nhượng quyền sử dụng một số cơ sở giáo dục thuộc Giáo Phạn tại Huế. Đồng thời việc trao nhượng các cơ sở giáo dục của Giáo Phận mà Tổng giám mục Nguyễn Kim Điền kư xảy ra sau khi ông Hoàng Kim Đào kư hợp đồng để Ty Giáo Dục sử dụng cơ sở 01 Lê Lợi làm trường bổ túc văn hoá trong thời hạn 05 năm.

Theo nguyện vọng của ông Hoàng Kim Đào, th́ đối chiếu với qui định của pháp luật mà cụ thể là Nghị quyết 755/2005/UBTVQH11 ngày 02/4/2005 th́ khu nhà đất này nhà nước đă trưng dụng có thời hạn, nay thời hạn đó đă hết từ lâu rồi, v́ vậy đề nghị nhà nước giải quyết trả lại nhà số 01 Lê Lợi Huế cho ḍng Lasan Việt Nam để Ḍng sử dụng vào mục đích từ thiện. Ḍng Lasan chân thành cám ơn nhà nước Việt Nam.

Biên bản kết thúc vào lúc 10h00 cùng ngày, được đọc lại cho các thành viên tham dự cùng nghe và kư vào biên bản.

Đại diện ḍng Lasan tại Huế
(kư tên)
SH. Hoàng Kim Đào
(kư tên)
Nguyễn Trọng Kiên

***

Đă có văn thư hồi đáp. Biên bản làm việc đă được kư nhận. Chỉ c̣n việc "dài cổ đợi" ngày báo tin vui!!!