Việc “dâng hiến” đầu tiên xảy ra ngày 12 tháng 3 năm 1975: trường Lasan Ban Mê Thuột.

***

Đức giám mục Seitz, địa phận KonTum đă từ lâu xin ḍng La San gởi các Huynh Đệ đến lo trường của ngài tại Ban Mê Thuột. V́ t́nh trạng nhân sự c̣n thiếu thốn nên Huynh giám tỉnh đầu tiên người Việt Nam, Huynh Cyprien Thiên, đành khất lần. Tuy nhiên vào năm 1959, vị linh mục rất năng động của nhà thờ Thánh Tâm Ban Mê Thuột, ngoài tài ăn nói có duyên, linh mục nại đến nhiều lư do quan trọng, trong đó có lư do về ảnh hưởng bành trướng mạnh mẽ của Anh Em Tin Lành, cuối cùng đă thành công thúc đẩy Anh Em La San đến quyết định lập cư trên vùng cao nguyên này. Ngày 20/07/1959, 4 Huynh La San được gởi lên Ban Mê Thuột. Cộng đoàn mới này tạm trú trong một nhà xứ cũ. Công tác sửa chữa trường lớp và nhà ở được tiến hành ngay.

Bằng một nghị định thư ngày 05/12/1960, tổng thống Việt Nam Cộng Ḥa Ngô Đ́nh Diệm, đă đồng ư nhượng lại cho ḍng La San mướn trong ṿng 99 năm với giá tiền tượng trưng là 1 đồng. Ngoài ra cơ quan công quyền cũng điều một xe ủi đất đến giúp san lấp khu đất trên. Một con đường nhựa nội thành dẫn từ quốc lộ 14 đến khu nhà trường dài khoảng 0,4 km cũng sẽ được sở công chánh Cao Nguyên lên kế hoạch thực hiện. Một ngôi trường trung học đồ sộ tân tiến nhất cũng sẽ được kiến trúc sư lừng danh, ông Ngô Viết Thụ, nghiên cứu, đưa lên bản vẽ và sẽ được chính quyền ở cấp cao nhất kư duyệt trước khi xây, nhằm phục học sinh không phân biệt nguồn gốc Thượng hay Kinh, không phân biệt tôn giáo.

Cuối tháng chín, tổng thống Ngô Đ́nh Diêm đă đích thân đến viếng thăm công trường xây dựng của ngôi trường mới trên “đồi La San”. Tổng thống quan tâm đặc biệt đến dự án xây dựng này, ân cần hỏi han cặn kẽ về những thuận lợi và khó khăn mà ban giám hiệu trường gặp phải khi tiến hành xây dựng theo đề án mà chính tổng thống đă tự tay phê duyệt. Tổng thống c̣n xem xét tỉ mỉ mô h́nh trường và “tới tấp” khuyến khích cũng như chỉ thị trong việc tiếp tục đẩy mạnh tiến độ thi công.

Ngày 30/01/1968 : tổng tấn công của Việt Cộng trên toàn quốc nhưng đối với Ban Mê Thuột th́ sớm hơn, ngay đêm 29/01/1968.Các Huynh Đệ trong cộng đoàn, và Huynh Zacharie Kiệt của CĐ Adran sang nghỉ dưỡng sức trong vài ngày, [chỉ thiếu huynh trưởng Colomban phải đi Sài G̣n từ hôm trước để dự hội đồng cố vấn, và huynh Gustave Đức phải sang Đà Lạt để học thi] tất cả đều bị Việt Cộng giam giữ suốt sáng mồng hai Tết. Tuy nhiên, sau cuộc tấn công chớp nhoáng từ phía sau vườn cao su, quân đội Cộng Ḥa đến giải thoát kịp thời. Mọi người: các Huynh Đệ La San, linh mục tuyên úy và luôn cả nhân viên phục vụ của trường, cùng nhau t́m cách di tản sang thị xă để được an toàn.

Bộ chỉ huy quân đội Việt Nam Cộng Hoà phản công kịp thời, và ra lệnh dội bom phá hủy toàn bộ nhà trường v́ nơi đây bộ chỉ huy tiền phương của bộ đội đang trú đóng, nhưng có người can thiệp kịp thời, nên cho ngưng ngay cuộc oanh kích. Ngày 16/02/68, huynh trưởng trở về Ban-mê-thuột, chỉ huy việc bảo vệ trường sở khỏi những cuộc “hôi của” xảy ra thường xuyên. Thời gian đầu, các Huynh Đệ lo dọn dẹp nhà cửa suốt ngày từ sáng sớm đến khoảng 4g chiều, và v́ ban đêm vẫn c̣n đánh nhau nên các Huynh Đệ phải trở về chỗ tạm trú ngoài thị xă.

***

Hơn 7 năm sau, lịch sử tranh chấp giữa hai quyền lực/ư thức hệ diễn lại nguyên bản ngay trên miền đất Cao Nguyên thanh b́nh, với dân t́nh tuy mộc mạc nhưng thấm nhuần t́nh người. Có khác chăng th́ chỉ là “hết đường tản cư” cho một nhóm Huynh Đệ La San đă hết ḷng dấn thân phục vụ giáo dục giới trẻ Kinh cũng như Thượng. Họ đă bị gom lại, tống giữ cẩn mật trong nhà chứa xe của họ. Sau hơn 10 ngày, họ bị đưa về một khu vực cô lập và quản lư chặt chẽ trong khi ủy ban nhân dân cách mạng trưng dụng toàn bộ ngôi trường trên đồi. V́ cuộc chiến “giải phóng miền Nam” chưa kết thúc, nên thành phố Ban Mê Thuột hoàn toàn bị phong toả: nội bất xuất - ngoại bất nhập. Ngay khi hoàn toàn “thắng lợi”, lệnh phong toả vẫn c̣n kéo dài cho đến ngày toàn nước ăn mừng “chiến thắng”, 19 tháng 5, 1975.

Để tưởng thưởng nhân dân Ban mê Thuột [c̣n kẹt lại ngay từ ngày đầu tiên], tỉnh ủy long trọng tuyên bố “nhân dân Ban mê Thuột... Anh Hùng đă ‘tiếp tay’ với cách mạng đưa đến thắng lợi lịch sử ngày 30 tháng 4 năm 1975”, và ra lệnh bải bỏ việc phong toả: nhân dân Ban Mê Thuột được quyền hồi hương, nghĩa là “ai về nhà nấy!” Trong khi đại đa số dân chúng “hồ hởi phấn khởi” về lại ngôi nhà tuy nghèo nhưng ấm cúng, các Huynh Đệ La San cũng vui mừng hớn hở trở về mái trường thân yêu. Đến nơi cổng trường th́ ô hô ai tai “Khu Vực Cấm Vào!” Bộ đội trang bị súng tận răng lạnh lùng đứng canh giữ. Ngôi trường bị tịch thu? Một mặt Huynh trưởng Jules Nguyễn Chí Hoà cử Huynh Salomon t́m cách “hồi hương” về trường Lam Sơn, mặt khác đích thân phân bua hơn thiệt với Ủy Ban Nhân Dân Cách Mạng địa phương nhân danh “10 điểm của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam”, và cuối cùng được “cấp” dăy nhà bếp gồm pḥng ăn và vài pḥng làm kho lương thực cũ để Huynh Đệ có chỗ nương thân. Huynh Salomon đến trường Lasan Lam Sơn: cũng một cảnh tượng như tại trường Lasan Ban Mê Thột trên Đồi: bộ đội canh gác cẩn mật, “Khu Vực Cấm Vào”.

Huynh Đệ nương thân trong khu vực gọi là tu viện lo âu suy tính về “kế sinh nhai” trong khi vẫn giữ được chân tính LASAN : những người dấn thân trọn đời chăm lo việc giáo dục tuổi trẻ theo tinh thần Ki-tô dưới một thể chế chính trị ẩn tàng xác quyết “tôn giáo là liều thuốc phiện ru ngũ dân chúng”. Huynh trưởng Jules, các Huynh Gustave Đức, Vincent Hàm được mời tiếp tục dạy khoá hè bổ túc; Huynh Dosithée Nghị v́ bị điếc bởi quả lựu đạn tung nổ sát bàn làm việc nên an phận với việc canh tác hoa mầu, rau cỏ. Huynh Vincent dùng giờ rảnh nghiên cứu thêm việc “nuôi ong lấy mật” và rất thành công [Đây là nguồn thu lợi chính nuôi sống cả cộng đoàn, và c̣n gây tiếng tốt “anh hùng sản xuất mật ong” loan truyền khắp tỉnh Darlac. Nhờ vậy mà Huynh Vincent Hàm được dễ dàng cấp chiếu khán đi du học ở Pháp với danh nghĩa “nghiên cứu thêm về việc nuôi ong lấy mật” - và nhờ đó mà Huynh Hàm được dịp qua Rôma theo khoá học thêm về Ḍng Lasan.] Cuộc sống tạm yên ổn nhưng không được bao lâu. Nhu cầu trường xă hội xă-hội-chủ-nghĩa phải “tiến nhanh tiến mạnh” đ̣i hỏi cung ứng nơi ăn chốn ở - ưu tiên hàng đầu cho công nhân viên, vốn là căn bản của cuộc cách mạng - nên khu vực gọi là tu viện đương nhiên bị ḍm ngó đặc biệt. Qua cuộc thương lượng trao đổi, các Huynh Đệ phải nhường khu vực tu viện cho chính quyền địa phương, đến lập nghiệp tại khu đất của giáo phận Ban mê Thuột.

Thế là hết! Không một biên bản “bàn giao”, không một mảnh giấy “dâng hiến”... Hai ngôi trường bỗng trở thành hai “chiến lợi phẩm” đầu tiên mà hệ thống giáo dục La San Việt Nam “tiếp tay” với cách mạng chuyên chính vô sản, trong chiến dịch Mùa Xuân 75. Phải chăng mũi súng AK là ng̣i bút, viên đạn AK là mực, đă ghi nét rơ nhất bằng chứng sự “tiếp tay” với cách mạng chuyên chính vô sản của trường Ban Mê Thuột và trường Lam Sơn thuộc hệ thống giáo dục La San Việt Nam?