Sau lần thẩm cung cuối cùng tại Thủ Đức vào cuối tháng 3 năm 1978, Huynh giám tỉnh Lucien Hoàng Gia Quảng biết chắc chắn rằng sớm muộn ǵ cơ sở trường và khu vực tu viện Lasan Mossard sẽ bị tịch thu toàn bộ. Vấn đề đáng lưu tâm nhất là phải suy tính về số phận của các cộng đoàn Lasan khác, đặc biệt trong vùng Saigon - Gia Định.

Biên bản thẩm cung và điều tra vụ án Lasan Mossard chưa kết thúc mà một phần đất khá lớn của Mai Thôn đă phải “nhượng bộ” cho chính quyền làm vật trao đổi cho cơ sở An Phong Học Viện thuộc ḍng Chúa Cứu Thế tại Thủ Đức. Cộng đoàn An Phong Học Viện cũng bị bắt như cộng đoàn Lasan Mossard - chỉ sau một tuần. Đáng lư cơ sở An Phong Học Viện bị tịch thu nhưng lại được trao đổi - mà phần đất được dùng vào việc trao đổi lại thuộc quyền sở hữu của Lasan! Tại sao có sự khác biệt và mỉa mai như vậy?

Phải chăng đây là bong bóng thăm ḍ và thách thức?
- Đồng ư trước 75, ḍng Chúa Cứu Thế có vài phần tử tham gia cách mạng vô sản và có ít nhiều công trạng trong việc góp phần thành công cho cách mạng, nhưng đó là việc làm của một vài cá nhân chứ đâu phải chủ trương của nhà ḍng?
- Chắc hẳn vụ lên đường xuống đường của linh mục Trần Hữu Thanh, với những cáo trạng này nọ... không được ban lănh đạo của nhà ḍng phê chuẩn hoặc khuyến khích.
- Chắc hẳn việc dùng ṭa giảng trong thánh đường của linh mục Vàng để phê b́nh chỉ trích, hay bôi nhọ chính phủ Việt Nam Cộng Hoà - và sau 75 thành lập tổ chức này nọ chống chính phủ đương thời - đă gây ấn tượng đau xót lo âu cho các linh mục đồng môn trong ḍng.
- Nhất là việc “đuổi” Khâm Sứ Toà Thánh Henri Le Maitre do chủ trương và xách động của linh mục Nguyễn Ngọc Lan và nhóm sinh viên theo ông ta chắc chắn không phải là điểm son của nhà ḍng Chúa Cứu Thế.

Ḍng Lasan tuyệt đối không làm mà cũng không tham gia vào chính trị. Nếu cho rằng việc ḍng Lasan
- đă có công đào tạo hai vị tổng thống Việt Nam Cộng Hoà Ngô Đ́nh Diệm và Nguyễn Văn Thiệu, và rất nhiều tướng lănh trong quân đội, và nhiều thân hào nhân sĩ khác,
- đă góp phần dạy dỗ, giáo dục mọi thành phần xă hội không phân biệt tôn giáo, địa vị xă hội, trong suốt hơn 100 năm nay cho dân tộc Việt Nam,
là một tội phạm đối với dân tộc, th́ không c̣n ǵ để nói!

Việc làm âm thầm kín đáo của vài phần tử trong cộng đoàn Mossard cũng chỉ là việc làm cá nhân riêng rẽ. Tại sao cả cộng đoàn già trẻ đều bị giam giữ, tra tấn? Tại sao ḿnh lại bị đối xử như vậy? Ḿnh đă bàn giao tất cả các cơ sở liên quan trực tiếp đến trường học và việc giáo dục rồi mà! Hay là v́ ḿnh đă bỏ miền Bắc di tản vào miền Nam năm 1954? Hay đó là tiếng chuông báo động cho các cộng đoàn khác - dù đă phải chịu ép thu gọn trong khuôn viên tu viện?

Huynh giám tỉnh cân nhắc nhiều vấn đề hơn thiệt, cuối cùng nhận định rằng “bỏ của cứu người” là thượng sách. “C̣n rừng xanh lo ǵ thiếu cũi đốt!”

Cộng Hoà Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Ḍng La San Việt Nam
53B. Nguyễn Du, Q. I
TP. Hồ Chí Minh
Số 85/78/97

Kính gởi : Ủy Ban Nhân Dân
Thành Phố Hồ Chí Minh

Trích yếu: v/v giao hiến các trường Lasan
tại thành phố Hồ Chí Minh

Kính thưa Ủy Ban,

Tôi là Sư Huynh HOÀNG GIA QUẢNG, Giám tỉnh Ḍng Lasan Việt Nam, chủ quyền các trường Lasan tại Việt Nam, cư ngụ tại số 53B, Nguyễn Du Quận I, TP Hồ Chí Minh,

căn cứ vào Văn thư số 576, ngày 10.10.1975 của toà Tổng Giám Mục và Thông Cáo chung của Sở Giáo Dục và Ủy Ban Liên Lạc Công Giáo ngày 15.10.1975,

Ḍng Lasan chúng tôi đă trao cho Nhà Nước quản lư tất cả các cơ sở giáo dục Lasan trong thành phố, gồm có:
1. Trường Lasan Taberd, 53 Nguyễn Du Q.I, biên bản bàn giao ngày 12.12.1975
2. Trường Lasan Đức Minh, 146 Vơ Thị Sáu Q.3, biên bản bàn giao ngày 09.12.1975

3. Trường Lasan Hiền Vương, 262 Vơ Thị Sáu Q.3, biên bản bàn giao ngày 09.12.1975
4. Trường Lasan Chánh Hưng, 79 Âu Dương Lân Q.6, thư hoan nghênh của UBND Q.6, ngày 31.10.1975
5. Trường Lasan Thủ Đức, 43 Hoàng Diệu, Huyện Thủ Đức, biên bản bàn giao 27.11.1975

Trước đó, chúng tôi cũng đă hiến cho UBND Quận Thạnh Mỹ (hiện nay là B́nh Thạnh)
1. Trường Lasan Mai Thôn, giấy hiến ngày 07.9.1975
2. Trường Lasan Thạnh Mỹ, giấy hiến ngày 16.10.1975

Chúng tôi đă được giải thích thêm về chính sách cải tạo XHCN của Nhà Nước, đặc biệt qua buổi họp ngày 20.3.1978 do Mặt Trận Tổ Quốc Q. I tổ chức, với sự hiện diện của phái đoàn Sở Giáo Dục thành phố, do đó, tất cả những ǵ trước đây chúng tôi đă trao cho nhà nước quản lư, th́ nay chúng tôi xin giao hiến cho nhà nước.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giao hiến thêm:
1. một số pḥng ốc tại cơ sở Lasan Taberd, theo đề nghị của ban giám hiệu trường trung học sư phạm (xem sơ đồ đính kèm)
2. phần tu viện tại cơ sở Lasan đường Âu Dương Lân Q 8. Hiện nay chỉ có gia đ́nh ông quản lư cũ ở đó.
3. nhà ở của các nữ tu Lasan kế cận với trường Lasan Mai Thôn, Phường 28, Quận B́nh Thạnh, hiện không dùng, gồm 05 pḥng 3mx6m, theo đề nghị của Pḥng Giáo Dục Quận, và Mặt Trận Tổ Quốc Phường.

Trong phần mới giao hiến thêm, có một số gia đ́nh đă được Ḍng cho ở từ trước, xin Nhà Nước cho họ tiếp tục ở. Trong trường hợp Nhà Nước phải lấy lại pḥng để dùng, th́ xin giải quyết hợp t́nh hợp lư chỗ ở cho họ.

C̣n phần tu viện tại một vài cơ sở nói trên (xem sơ đồ), hiện chúng tôi xin giữ lại. Sau này, khi vấn đề sắp xếp lại chỗ ăn ở cho các Sư Huynh được đặt ra, chúng tôi sẽ có những đề nghị cụ thể để tŕnh bày với chính quyền.

Chúng tôi không có nguyện vọng nào khác là có thể tiếp tục có điều kiện để sống và phục vụ như những công dân tốt và những tu sĩ tốt:
- những Sư Huynh nào c̣n đang tuổi lao động xin tiếp tục phục vụ theo sở trường sở năng của ḿnh;
- những Sư Huynh nào già yếu được Nhà Nước giúp đỡ bằng cách:
a/ bảo đảm cho họ được giữ Lasan Mai Thôn làm nơi hưu dưỡng,
b/ cho phép các Sư Huynh, ít nhất các Sư Huynh thường trú trong thành phố, được dễ dàng chuyển hộ khẩu về Nhà Hưu Dưỡng Lasan Mai Thôn, hoặc v́ già yếu cần được chăm nom, hoặc v́ nhu cầu phục dịch, sản xuất, như trường hợp các Sư Huynh trẻ.
c/ chiếu cố tới cố gắng tự túc của Nhà Hưu Dưỡng Lasan Mai Thôn (chăn nuôi, trồng trọt...) bằng cách giảm, miễn thuế, hay bằng một sự nâng đỡ nào khác.

Là thành phần của một Ḍng chuyên về giáo dục, là những người đă sống trong giáo dục và cho giáo dục, chúng tôi rất ư thức được tầm quan trọng cũng như những nhu cầu của công cuộc giáo dục, nhất là trong giai đoạn tái thiết đất nước hiện nay, chúng tôi muốn được Ủy Ban Nhân Dân coi sự giao hiến trên đây như một sự góp phần của chúngtôi vào việc tạo điều kiện vật chất thuận lợi cho việc xây dựng một hệ thống giáo dục xă hội chủ nghĩa tốt đẹp trong thành phố của chúng ta.

Xin kính chào Ủy Ban.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 3 năm 1978

Giám Tỉnh Ḍng Lasan,
(đóng dấu và kư tên)
Sư Huynh Hoàng Gia Quảng

Đồng kính gởi:

- Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc TP. Hồ Chí Minh
- Sở Giáo Dục TP. Hồ Chí Minh
- Toà Tổng Giám Mục
“để kính tường”

***

Thứ tư tuần thứ 4 tháng 4, tôi được “thăm nuôi”. Người đứng tên là Nguyễn Văn Thiên. Thú thật tôi không thể mường tượng được ai là “Nguyễn Văn Thiên”, nhưng linh tính cho tôi biết đó là một Huynh Đệ. Tôi trả lời: “Đúng! Đó là vị đàn Anh của tôi.” Không cần biết tên công an có ấn tượng ǵ về hai chữ “đàn Anh”, vấn đề quan trọng là quà thăm nuôi giao tận tay là tốt rồi! Sau 4 tháng coi như bị “mất tích”, nay cách này cách khác đă liên lạc được với “gia đ́nh” là đáng vui mừng rồi. Tôi để ư theo dơi các Huynh Đệ khác trong cùng trại giam có được thăm nuôi như tôi không. Tôi nghe xướng tên : “Trần Văn Ánh...”, “Phan Huy Hà...”, “Phạm Ngọc Thắng...” A, th́ ra Huynh Thắng (Khều) cũng bị giam trong cùng trại, và độc đáo hơn nữa là bị nhốt trong pḥng tối sát bên pḥng Huynh Hà. Quả là một sự “phát hiện” bất ngờ thích thú. Như vậy trong trại giam này chỉ c̣n 4 Anh Em.

[Sau này tôi mới biết khi huynh giám tỉnh kư giấy “giao hiến” với nguyện vọng “cứu người bỏ của”, chính quyền mới tiết lộ hành tung của các “phạm nhân” và cho phép liên lạc thăm nuôi. Các vị đàn anh tại Mai Thôn sẵn sàng đứng tên bảo lănh thăm nuôi cho những anh em “xấu số” mang tên họ giống nhau. “Nguyễn Văn Thiên” chính là vị đàn anh khả kính Huynh Jourdain Nguyễn Văn Thiên nhận bảo lănh cho “Nguyễn Văn An”.
Huynh Jourdain bị bệnh nặng đưa đến sự mù mắt và bất toại, liệt giường liệt chiếu gần 30 năm nay. Bây giờ Huynh Jourdain đă 102 tuổi. Mỗi lần có dịp về Saigon, tôi luôn luôn ghé thăm Huynh Jourdain. Đôi lúc Huynh Jourdain nhận ra được tiếng tôi bằng cách chớp chớp mi mắt khép kín; phần nhiều Huynh Jourdain không có phản ứng nào. Thêm một bằng chứng cho biết... “số mạng” - thật kỳ diệu và ngoài tầm tư tưởng hiểu biết của con người!]


Tôi hy vọng rằng các em Đệ Tử và Huynh Đệ khác đă được... giải phóng! Thôi th́ “thoát” được người nào hay người ấy. Tôi bỗng nhớ đến câu chuyện trong một cuốn sách nào đó, càng làm tôi xác tín hơn về hai chữ “số mạng”:
Dọc theo bờ biển, một người lom khom lượm từng con sứa bị sóng đẩy dạt lên bờ thảy xuống nước. Một khách bộ hành đến gần hỏi: “Anh làm ǵ vậy?” Người đó trả lời: “Tôi thảy mấy con sứa này xuống nước để cứu sống nó”. Khách bộ hành cười nói: “Anh nh́n kia, cả triệu con sứa bị mắt cạn trên bờ, làm sao anh cứu sống hết được?” Người đó b́nh tĩnh đáp : “Cứu được con nào hay con nấy!”

Phải! Anh Em ḿnh ai thoát được những ngày tháng đau khổ thân xác, nhất là thoát được ưu tư lo lắng tinh thần, th́ mừng cho người ấy; c̣n chính bản thân ḿnh th́... âu cũng là “số mạng”.

***

Ngày tháng trôi qua, đă gần nửa năm trong tù giam. Những bạn mang tội danh tù chính trị lần lượt ra đi - không biết đi cải tạo lao động hay được thả tự do [Hai thầy ḍng Chúa Cứu Thế Lễ và Tuấn đă ra đi hơn 1 tháng nay. Không biết ai bảo lănh. Năm 2001, anh Tuấn dẫn vợ đến thăm tôi tại San Jose. Anh được gia đ́nh vợ bảo lănh qua Mỹ theo diện ODP. Không nói chuyện ǵ nhiều...]; c̣n lại phân nửa bạn tù... xă hội trong đó anh trưởng pḥng, hai em Cường và Hán và người bạn “chuyên viên tháo c̣ng” cho tôi sau điểm danh mỗi tối, c̣n phần nửa kia th́ ra/vào rất thất thường.

Một chiều trung tuần tháng 6 năm 1978, tôi được kêu tên “chuyển trại, đem theo tất cả hành lư.” Tuy không cần biết là chuyển trại thật hay là được thả tự do, tôi chia cho hai em Cường và Hán “gia tài trong tù” của tôi. Có ǵ đâu? Một ca nhựa 1 lít, hai chén nhựa, 1 thau nhựa nhỏ, hai khăn tắm tương đối c̣n lành lặn và 3, 4 quần xà lỏn. Hai em không chịu lấy, bảo: “Lỡ anh bị đưa đi cải tạo lao động th́ sao? Hay bị đày ra miền Bắc? Thôi! anh cứ giữ mà dùng v́ ít nhất cũng vài tháng sau anh mới được thăm nuôi...” - Thật cảm động có được hai người em trẻ trong tù đáng thương, đáng quí trọng và đáng mến phục![Khi được thả tự do ngày 22/12/1980, tôi cố ḍ la tin tức về hai em Cường và Hán, nhưng vô hiệu. Đến Paris (1984-1986) và qua Mỹ từ 1986, tôi thăm ḍ qua mục nhắn tin, nhưng cũng không có kết quả ǵ về hai em.]

Đẹp và quí trọng thay T̀NH NGƯỜI! [Trong những năm Kinh Viện, tôi đă “ngấu nghiến” bộ sách Les Prodigieuses Découvertes de la Psychologie Moderne của Pierre Daco, Le Développement de la Personne Humaine của Carl Rogers và Les Pensées de Blaise Pascal. Tôi đă tự tạo cho tôi một lối sống: “Đừng gọi ai là cha... Đừng gọi ai là thầy... Tất cả các con là Anh Chị Em với nhau cùng một Cha trên trời...”
Năm 1970, được “phận vụ lệnh” về Đệ Tử Viện Lasan Thủ Đức, tôi đă nuôi ư quyết cho chính bản thân ḿnh và hướng dẫn các em Đệ Tử cùng nhau sống đúng với “thân phận làm người”: Tạ Ơn và Giao Hảo với Đấng Tạo Hoá - Biết Ơn và Giao Hảo Chia Sẻ với Anh Chị Em Đồng Loại = T̀NH CHÚA - T̀NH NGƯỜI. Hai em Cường và Hán, trong giai đoạn thách đố bỉ cực đau thương của cuộc đời, đă để lại trong tôi một ấn tượng ấm cúng, thật sự chứa chan T̀NH NGƯỜI êm đẹp.
]

Chưa ra khỏi pḥng số 4, tôi thấy Huynh Ánh đang lom khom giơ hai tay mang c̣ng trên một cái đe sắt, một tên công an đang cưa dây mắt xích c̣ng. Th́ ra Huynh Ánh phải mang c̣ng suốt hơn 6 tháng, không có ai “chuyên viên mở c̣ng” như trong pḥng số 4, nên cả hai c̣ng đều bị rỉ sét, không mở khóa c̣ng được đành phải cưa dây mắt xích! Tôi nh́n anh bạn “chuyên viên mở c̣ng” mỉm cười biết ơn, anh khẽ gật đầu mỉm cười ư nhị. Hai em Cường và Hán biết ư cũng mỉm cười hớn hở như thể “mừng cho Anh!”

Trên khoảng đất trống trước cổng ra vào trại giam đă có xe “vận tải” đậu sẵn. Lố nhố trên dưới 60 người. Điều làm tôi vừa vui mừng vừa ngạc nhiên hơn hết: ḱa các em Đệ Tử Minh Thành, Ngọc Minh, Hoàng Bobo, Thắng Hồ, và các Huynh Đệ Francois Ánh, Hoàng Phúc, Điệp thánh Gióp, Thắng Khều, Hà Gervais. Cả cộng đoàn Lasan Mossard “họp mặt”, chỉ thiếu các Huynh Đào, Hồng và em Tiến.

Công an kéo đại 6 người chung một nhóm, dùng giây điện cột hai cánh tay ngược sau lưng người này với người kia thành một xâu rồi đẩy lên xe vận tải. Tổng cộng 10 xâu người ngồi bệt dưới sàn xe thành 10 hàng ngang, mặt hướng về trước. Xe chuyển bánh. Đi đâu? Anh Em ngồi trong xe nh́n nhau, hỏi nhau qua ánh mắt và cựa quậy cái đầu. Câu trả lời là... lắc đầu và nhún hai vai.

Th́ ra chúng tôi bị giải giam tại Chí Hoà. Nhà tù lớn Chí Ḥa đă nghe tiếng từ lâu, đâu ngờ hôm nay 10 Huynh Đệ Lasan Mossard mới “được” vào, chẳng những để tham quan mà c̣n... được tạm trú hơn một tháng - không cần giấy xin đi lại! - Quả thật kiến trúc của khám Chí Hoà thật độc đáo: 8 ṭa nhà lớn 3 tầng lầu được xây dựng kiên cố, sát cánh nhau theo h́nh bát giác; từ bất kỳ một pḥng giam nào - dù là pḥng thật nhỏ gọi là pḥng biệt giam “cachot”, hay pḥng nhỏ pḥng lớn có thể chứa từ 2 đến 60 người - để đi ra ngoài khám phải thông qua 7 cửa; do đó khám Chí Hoà được mệnh danh là “thất môn bát quái”. Chưa nghe nói có ai đă trốn thoát khỏi khám Chí Hoà.

Chúng tôi bị giam giữ tại pḥng số 15 khu A-H. Theo thông lệ, pḥng giam nào cũng có một trưởng pḥng; cán bộ cai tù chỉ liên lạc với anh trưởng pḥng, cho biết những việc liên quan đến nội quy pḥng giam hoặc những chỉ thị hằng ngày, và nhiệm vụ của trưởng pḥng là thông báo lại cho các bạn... tù. Pḥng số 15 chưa được cán bộ cai tù “chỉ định” ai làm trưởng pḥng, nên sáng sớm hôm sau chúng tôi “tự động” đề cử và bỏ phiếu. “Cộng đoàn Lasan Mossard” có thể coi như là chiếm đa số nên đề cử Huynh Hà làm trưởng pḥng; tất cả đồng thanh ủng hộ.

Pḥng số 15 thật lớn mà chỉ có khoảng 30 người. So với pḥng giam số 4 ở Thủ Đức th́ một trời một vực! [Tôi c̣n nhớ rất rơ pḥng số 4 ở Thủ Đức dài 8mét, rộng 3mét2, cao 1mét6; trần nhà là hàng kẽm gai chằng chịt, mái nhà lợp bằng fibro ciment. “Dân cư” trong pḥng trung b́nh 38người, có lúc lên đến 42người. Mỗi lần có “con mới”, anh trưởng pḥng thường nói lớn: “báo cáo cán bộ, pḥng này đă hơn 40 người rồi!” Báo cáo để báo cáo chứ “con mới” cứ bị đẩy vào.] Vấn đề chia chỗ nằm thật dễ dàng: không c̣n chỗ dành riêng cho trưởng pḥng, cũng không c̣n việc “con mới” phải nằm ngay “phi đạo” - trái lại vài người c̣n ngỏ ư xin được nằm gần cầu tiêu cầu tiểu và “pḥng tắm” v́... mát mẻ hơn. “Cộng đoàn Lasan Mossard” chiếm nguyên một góc gần cửa sổ to lớn và thoáng mát, tường dày khoảng 5 tấc.

Pḥng rất sạch sẽ, sàn tráng ximăng, có cầu tiêu cầu tiểu đàng hoàng - tuy “lộ thiên” - bên cạnh có khung tường cao khoảng 1mét làm “pḥng” tắm và hai thùng phuy lớn đựng nước. Mỗi sáng, cai tù cho phép hai người ra xách nước từ một ṿi nước ngoài hành lang dùng chung cho cả dăy pḥng giam trên cùng một tầng lầu. Dịp này những người được ra xách nước gặp các bạn tù ở những pḥng khác. Cũng nhờ những người này mà tin tức “mới, sốt dẻo” nhất được loan truyền và thông báo cho nhau từ pḥng này đến pḥng khác. [Ví dụ ở pḥng số 9 khu A, có linh mục Hoài Linh bị giam giữ [có lẽ liên quan đến phong trào liên tôn chống cộng]. Một hôm, anh “xách nước” báo cho chúng tôi biết “đúng 11giờ sáng nay, linh mục Hoài Linh sẽ ban phép lành giải tội cho ai muốn...”
Đúng 11giờ, anh em công giáo - khoảng 2/3 tổng số trong pḥng, nghĩa là gần 20 người - hướng về pḥng số 9 khu A và cúi đầu làm dấu thánh giá, miệng lẩm bẩm “AMEN!”.
]

Khung cảnh sạch, “đẹp” của khám Chí Hoà - ít ra là pḥng số 15 khu A-H, thật tiện lợi cho anh em có thân h́nh... khảm xà cừ được điều trị. Tôi may mắn bị ghẻ ngứa đầy ḿnh, nhưng nhờ “nước thuốc lào” bôi lên hằng ngày, cộng thêm anh em bạn thay phiên nhau “bắt con ghẻ” nên giảm bớt rất nhiều.

[Tôi c̣n nhớ vài câu thơ “ca tụng” thuốc lào:
...Điếu thuốc lào nâng cao sĩ diện
... Thơm mồm bổ phổi diệt trùng lao
Vung diêm quẹt tựa Tào Tháo múa long đao
... Nhả khói tựa rồng bay phượng múa!
]

Trong số các Huynh Đệ, có lẽ Huynh Hoàng Phúc là bị nặng hơn hết: ghẻ hờm và mạch lươn. Nhờ bầu khí trong lành, pḥng sạch sẽ, có nước tắm rửa phong phú, và nhất là được thăm nuôi đầy đủ thuốc men cộng thêm Huynh Đệ tiếp tay làm “thầy thuốc” nên Huynh Phúc b́nh phục rất nhanh.

Khoảng hơn 2 tuần sau khi đến Chí Hoà, hầu hết anh em pḥng số 15 khu A-H được nhận quà thăm nuôi. Huynh Đệ trong cộng đoàn Lasan Mossard ai cũng có phần, mỗi người từ một “nguồn tài trợ” khác nhau. Riêng tôi, khi khui hàng mới biết nguồn tài trợ từ hai em đệ tử Kim Quang và Minh Phụng. Kèm trong thùng đồ thăm nuôi, có một số bánh kẹp. Độc đáo nhất là giữa bánh kẹp có 3 miếng giấy cùng cở bánh kẹp với hàng chữ: “Tụi em gởi lời chào Frère!”; “Cầu chúc Frère mạnh khoẻ!”; “Nhớ thương Frère nhiều! Cầu nguyện cho Frère!”

Vui mừng biết bao! Trong chốc lác, bao nhiêu h́nh ảnh sống động thân thương của các em đệ tử những năm trước 75 hiện ra trong trí. Đứa th́ thật thông minh nhưng hiền dịu, đứa th́ liếng thoắng “lém” một cây, đứa th́ “ĺ” không tưởng tượng nổi; nhưng tựu trung “Chúng nó... dễ thương thật!” Tôi thở dài tiếc nuối cho tương lai tỉnh ḍng Lasan Saigon nói riêng, cho nền giáo dục tuổi trẻ Việt Nam nói chung.

[Trong trí tôi hiện ra vài em đệ tử lớp 9 thật độc đáo. Có lần tôi cho các em thi toán, nhưng không cho dùng giấy nháp, chỉ được tính trong đầu rồi ghi đáp số. Tôi in sẵn 120 bài tính gồm cộng - trừ - nhân - chia phân số có, số lẻ có, rút căn bậc 2, bậc 3 đơn giản và vài phương tŕnh bậc 2. Phát cho mỗi em 120 bài tính và các em phải giải trong ṿng 120 phút. Kết quả:
* 4 em đạt điểm cao nhất 120/120!
* gần 2/3 trên trung b́nh.
]

***

“Tin hành lang” cho biết có phiên ṭa xử những “phần tử chống cách mạng” vào khoảng giữa tháng 7 năm 1978. Hai Huynh Hồng và Đào bị ghép chung vào với phong trào Liên Tôn chống cộng và bị xử Huynh Hồng 13 năm tù, Huynh Đào 12 năm tù. Hai Huynh bị đưa đi cải tạo tại trại cải tạo A50 thuộc tỉnh Khánh Ḥa. Các em đệ tử Hoàng Dương và Sĩ Tiến, mặc dù không bị áp giải ra toà nhưng cũng bị ghép “liên hệ trực tiếp với phần tử phản động” và bị đưa đi cải tạo em Hoàng tại trại Suối Máu, Biên Hoà, em Tiến tại K4 Xuyên Mộc.

Ngày 20 tháng 7 năm 1978, chúng tôi được tin sẽ chuyển trại “một ngày gần đây” - nghĩa là có thể ngay chiều tối nay, hoặc sáng sớm ngày mai, hoặc “tạm trú... vĩnh viễn tại Chí Hoà!” [Năm 1983, Huynh Hà được thả tự do. Hộ khẩu ở Lasan Mossard đương nhiên bị thủ tiêu, nhưng Huynh Hà c̣n có tên trong hộ khẩu của gia đ́nh ở Saigon. Trên nguyên tắc, Huynh Hà phải trở về với gia đ́nh, nhưng Huynh Hà xin chuyển hộ khẩu về tu viện Lasan Taberd. Chính quyền địa phương thoả thuận cho chuyển hộ khẩu với điều kiện “xóa tên khỏi hộ khẩu của gia đ́nh”. Tuy nhiên khi đă xóa tên khỏi hộ khẩu của gia đ́nh, Huynh Hà không được ghi tên vào hộ khẩu của tu viện Lasan Taberd, mà chỉ được cấp giấy “tạm trú... vĩnh viễn” tại tu viện Lasan Taberd!]- Không ai có thể lường trước được.

[Ngay sau biến cố 75 đă truyền tụng trong nhân gian hai câu “đối” ví von:
* Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu nói 100 câu chỉ đúng một câu: “Đừng nghe những ǵ cộng sản nói, hăy nh́n kỹ những ǵ cộng sản làm”
* Chủ tịch Hồ Chí Minh nói 100 câu chỉ sai một câu: “Không có ǵ quí hơn độc lập, tự do”.
]

Dù sao th́ ngày 21 tháng 7 là sinh nhật Huynh trưởng Ánh, Huynh Đệ “cộng đoàn Lasan Mossard” đồng tâm gom góp tất cả thực phẩm được thăm nuôi, làm “một chầu” mừng sinh nhật Huynh trưởng, ngay tối hôm nay 20/7. Gom góp tất cả, ai cũng đồng t́nh nấu chè trôi nước - xem xét số lượng bột nếp, bột đậu xanh làm nhưng, gừng, đường... có thể làm được 10 viên khá lớn, mỗi Huynh Đệ một viên.

Vấn đề là làm sao “nấu” được? Anh em bạn tù trong pḥng lư thú theo dơi “cộng đoàn Mossard” bàn tán chuyện vi phạm nội quy, thiệt là chuyện chưa bao giờ có trong một trại giam, nhất là tại nhà khám lớn Chí Hoà! Tuy nhiên, một anh bạn ra vẻ sành điệu lên tiếng: “Muốn ‘nấu’ chè? Không khó! Các anh dùng bao nylon, đốt cháy nhiễu lên miếng giẻ, rồi dùng miếng giẻ như củi đốt, tuyệt diệu lắm đó!”

Huynh trưởng Ánh ngỏ ư: “Hay là ḿnh mời tất cả anh em tham gia ‘nồi chè trôi nước’ này cho vui?” Cả pḥng vui vẻ hưởng ứng. Ai nấy lục túi đồ thăm nuôi, đem đến đủ loại bột, bao nylon, giẻ, lon gô, v.v... và hăng hái bắt tay vào việc.
Người nhồi bột, kẻ lo làm “củi”, người khác lo làm “ḷ”, kẻ khác làm “nồi”. [“ḷ” : uốn cong 3 thanh sắt nhỏ găm xuống miếng thùng carton khá dày, trên miếng carton lót một nắp lon sữa, đặt “củi” vào là có “bếp”! “nồi” : lon gô sữa bột, “nấu” mỗi lần 4 viên; lon sữa đặt, “nấu” mỗi lần 2 viên.] Làm được 2 “bếp” đặt sát góc tường pḥng. Bốn người đứng “chơi” gần 2 cửa sổ canh chừng, hai người khác làm bộ đi qua đi lại gần cửa ra vào. Được lợi điểm là tường cửa sổ dày đến 5 tấc, và cao độ 1 mét 4tấc, đứng ngoài công an không thể thấy trong góc pḥng sát tường cửa sổ.

Thú thật chưa bao giờ trong suốt cuộc đời sống chung với những người không phải là gia đ́nh ruột thịt - kể từ lúc mới vào Đệ Tử Viện trường B́nh Linh, đến Sơ Tập Viện rồi Tập Viện ở Đồi Lasan Nha Trang, đến Kinh Viện ở Đà Lạt, đến Đệ Tử Viện Thủ Đức - tôi có được một cảm giác tuyệt diệu do sự chung vui thoải mái chân t́nh của một nhóm người, nói đúng hơn của mỗi con người trong một nhóm người cùng cảnh ngộ - đồng hội đồng thuyền - phát sinh ra T̀NH NGƯỜI diệu vợi. Hầu như ai cũng quên hết thân phận hiện thực của ḿnh, mà chỉ chú tâm vào giây phút hiện tại là đem hết những ǵ ḿnh có gom chung lại, để rồi với đôi tay ḿnh liên hợp với đôi tay người bên cạnh làm nên một việc ǵ ngọt bùi có thể chia sẻ cho nhau. Thật tuyệt vời...

Cả pḥng ngồi quây quần bên nhau, mỗi người cầm ly nhựa trong tay, vỏn vẹn một “viên chè trôi nước” to bằng quả banh bóng bàn, cười nói vui vẻ, gật gật đầu khe khẻ ngâm hát “Happy Birthday to You!... Happy Birthday ‘my dear friend’!...” Ai nấy sung sướng thưởng thức hương vị ngọt bùi của yêu thương chia sẻ, như chưa bao giờ được thưởng thức vị ngon ngọt như hôm nay. Thật là một Happy Birthday lịch sử, khó quên.

***

Sáng hôm sau, công an đánh thức chúng tôi dậy sớm hơn mọi ngày, mới 5giờ sáng: “Tất cả thức dậy, thu dọn hành lư chuyển trại!” Mặc dù chưa biết sẽ đi đâu, đi bao xa, nhưng kinh nghiệm của lần chuyển trại từ Thủ Đức lên Chí Hoà cho biết ngồi trong xe suốt 4, 5 tiếng đồng hồ không thoải mái tí nào, nhất là việc giải quyết tiêu tiểu. V́ vậy, nhà cầu sáng nay thật sự... đông khách!

Chưa được 15 phút sau, công an đến hối thúc “đi nhanh lên!” - Làm sao mà “nhanh” được? Trước nhà cầu c̣n ít nhất 10... khách hàng đứng đợi! Huynh Hà trưởng pḥng nhanh trí “báo cáo cán bộ, trong pḥng hết nước, xin cán bộ cho ra lấy thêm để làm vệ sinh...” Tên công an có vẻ hiền hoà, gật đầu. Thế là “câu giờ” thêm được 15 phút.

Trước cổng chính khám Chí Hoà đă có một nhóm khoảng 30 người đứng theo 6 hàng dọc, bên cạnh mỗi người là một túi hành trang; họ vừa được chuyển từ trại giam Phan Đăng Lưu đến nhập chung với nhóm 30 người chúng tôi. Xe vận tải cũng vừa đến, công an lùa hết 60 người lên xe vận tải - không bị “xâu” như chuyến trước.

Xe chuyển bánh lúc 11giờ. Anh em có thể nói chuyện với nhau, hỏi han về mọi chuyện như “bị bắt lúc nào?”, “bị bắt tại đâu?”, “bị nhốt bao lâu rồi?”, “có biết anh A anh B không?”, “nếu biết th́ họ đang bị nhốt ở đâu?”, vân vân và vân vân... Một số anh em từ Chí Hoà vẫn chưa quên “Birthday Party” tối hôm qua, đem kể lại cho các “bạn... mới” một cách thích thú, vui nhộn. Tuyệt nhiên trong nhiều phút đầu tiên, không ai thèm để ư đến chuyện “họ đưa ḿnh đi đâu?” như thể “đi mô cũng... rứa thôi!”

Qua khe hở của tấm bạt phủ kín xe vận tải, vài người nói khẽ: “Ḿnh ra xa lộ Biên Ḥa rồi, đi về hướng Long Khánh.” Một người chép miệng than: “Không lẽ tụi nó đưa ḿnh ra miền Trung, hoặc ra Bắc? Nếu ra Bắc th́... bỏ mẹ rồi!” Không ai có phản ứng nào. Bầu khí trong xe bỗng trở nên ngột ngạt khó chịu. Gương mặt người nào cũng lộ vẻ lo âu kinh hăi.

Một tiếng thở dài vang lên, kèm theo “Kệ mẹ nó! Tới đâu th́ tới!” như để tự trấn an và cũng để trấn an mọi người trong xe... Vài người lấy giấy viết nguệch ngoạt vài hàng chữ rồi len lén chuồi ra ngoài xe, miệng lẩm bẩm: “Cầu may! Nếu có người lượm được, báo tin cho gia đ́nh biết là ḿnh đă bị đưa đi chỗ khác...”

Riêng phần tôi, đă hơn 7 tháng sống trong hoàn cảnh tương lai mù mịt, tôi không c̣n hoăng sợ như vài tháng đầu tiên trong trại giam. Tôi thường suy đi nghĩ lại đoạn văn của Pierre Daco : “Bí quyết hạnh phúc [mà tôi cảm nhận chính là ‘tâm tư b́nh thản, trực diện nh́n mọi biến cố dưới khía cạnh tích cực và lạc quan’] của một đời người tùy thuộc vào khả năng thích nghi của người ấy với mọi trạng huống của cuộc đời”.

Hồi tưởng lại 3 lần “bị treo cửa sổ”:
* lần thứ nhất: tôi bắt đầu cảm nhận được rằng “than thân trách phận, bất măn lo âu... cũng không giải quyết được vấn đề”. Câu chuyện của triết gia Aristote giúp tôi có cái nh́n lạc quan và phóng khoáng hơn; thêm vào đó cảm t́nh chân thành của hai em Cường và Hán cũng như anh em bạn tù trong pḥng 4 dành cho tôi càng làm tăng thêm sự xác tín của tôi. [Bà vợ Aristote đă dọn xong cơm chiều, mời Aristote: “Cơm dọn xong rồi, ngồi dậy đi!” Aristote vẫn ngồi ngay khung cửa nh́n trời nh́n đất, “vô tư”. Bà vợ gọi lần thứ hai: “Ăn cơm đi!” Aristote vẫn ngồi yên, nh́n trời nh́n đất như thể không để ư điều ǵ khác. Bà vợ bực tức, hét lớn tiếng lần thứ ba: “Cơm dọn rồi ḱa, dậy mà ăn kẻo nguội!” Aristote vẫn ngồi yên, điềm tĩnh như không hề có chuyện ǵ xảy ra. Bà vợ tức giận tột độ, tạt thau nước vào người ông. Aristote cười ha hả, nói: “Tôi biết mà! sau cơn sấm sét, th́ trời mưa!” rồi chỗi dậy vào bàn ăn.]
* lần thứ hai:dù hai em Cường và Hán quấn quít bên tôi không nói lời nào, chỉ thường lắc đầu thở dài như để chia sẻ phiền muộn khổ đau, tôi cũng cảm nghiệm được “mẫu số chung” ràng buộc con người với con người trong kiếp nhân sinh: T̀NH NGƯỜI.
* lần thứ ba: sự thăng trầm tâm tư t́nh cảm của Huynh trưởng Ánh - trong những giây phút coi như là “b́nh thường”, rồi “thoải mái”, rồi “đau thương khốn khổ” tùy vị trí “bị treo” cùng một lượt với tôi - càng làm tôi thấm thía hơn thế nào là “đương đầu với hiện thực - dù muốn dù không - của cuộc đời.”

Ngồi trong xe đang phóng về một tương lai mù tịt, tôi yên tâm chờ đợi, sẵn sàng đương đầu với tương lai.