Một buổi sáng khoảng cuối tháng 3/1978, tôi nghe giọng nói của Huynh giám tỉnh trả lời thẩm cung ở pḥng bên cạnh. Tôi đoán là cuộc thẩm cung cuối cùng trước khi kết thúc hồ sơ vụ án Lasan Mossard. Hai ngày nữa trôi qua, tuyệt nhiên không c̣n nghe biết ǵ nữa về việc thẩm cung “kết thúc hồ sơ”. Tôi bắt đầu hy vọng được thả tự do, và c̣n mường tượng rằng các Anh Em khác - ngoại trừ những Huynh Đệ Đào, Hà và Tiến mà tôi thấy hoặc nghe biết được đang cùng trại giam với tôi - đă được tự do. Mừng cho Anh Em đó, “rồi cũng đến phiên ḿnh!” tôi nghĩ như vậy, tâm thần phấn chấn hẳn lên.

Trưa hôm đó, tôi được kêu lên làm việc. Tuy hai tay mang c̣ng và thân h́nh đầy ghẻ lở, nhưng tinh thần rất tỉnh táo. “Giờ giải thoát đă đến!” tôi vui mừng hy vọng. Trước khi ra khỏi pḥng, tôi liếc mắt nh́n hai em Cường và Hán, môi mở nụ cười chân t́nh, như tạm biệt, như cảm kích tŕu mến và cầu mong hai em sớm được tự do; tôi cũng liếc mắt nh́n hai thầy Lễ và Tuấn, mở nụ cười “gặp lại nhau ở ngoài nghe!”; tôi nh́n quanh pḥng với ánh mắt muốn diễn tả “cám ơn mỗi người đă đối xử tôi như một người anh em cùng cảnh ngộ chứa chan t́nh người chân thật”, đặc biệt anh trưởng pḥng đă “có cảm t́nh nồng hậu với tôi”, và anh bạn hằng đêm “tháo c̣ng giải thoát và đem lại cho tôi giấc ngủ thoải mái”.

***

Ngồi trước bàn làm việc, ông chấp pháp nh́n tôi như mỉm cười, tỏ vẻ khoan dung đến độ làm tôi rùng ḿnh tự nghĩ “lại đóng kịch hay thật sự ḿnh sắp được phóng thích?” Ông bảo tôi ngồi đối diện, trên bàn có sẵn một xấp giấy và viết. Tôi chợt nhớ lại hơn một tháng trước, tôi đă bất cần đọc biên bản đánh máy sẵn, nhắm mắt kư tên và hậu quả là “treo cửa sổ 3 ngày 3 đêm”; nay tôi tự nhủ “phải cẩn thận đọc cho kỹ trước khi kư tên”. Ông chấp pháp hỏi tôi, giọng nói thật ôn tồn:
- Anh c̣n điều ǵ để khai báo thêm không?
- Tôi đă...

Ngay lúc đó, không biết vô t́nh hay hữu ư, người ta đưa Huynh Hồng đi ngang qua bàn làm việc, trên đường ra khỏi trại giam. Huynh Hồng trông ốm hẳn, đưa mắt nh́n tôi, gương mặt thật dửng dưng như không hề quen biết. Tôi thật bối rối, ḷng suy tưởng mông lung. “Huynh Hồng chắc được thả tự do? Chắc họ hù ḿnh thêm vài phút rồi ḿnh cũng được thả tự do như Huynh Hồng?” Ông chấp pháp lên tiếng cắt đứt gịng suy nghĩ của tôi: “Nếu muốn được thoải mái như anh Hồng th́ phải thành khẩn khai báo tất cả.” Tôi càng hy vọng “sắp được tự do” hơn.

[Măi đến cuối năm 1998, tôi mới gặp lại Huynh Hồng - đang là giám đốc Kinh Viện Lasan, Mai Thôn. Hai anh em đèo Honda về thăm “quê cũ” tại Thủ Đức. Tại mỗi địa điểm “lịch sử” như Phước Tường Phát, Cầu Ngang, Đồn Công An số 1, trại giam Thủ Đức, và nhất là trường Lasan Mossard và khu vực Đệ Tử Viện, chúng tôi nhắc lại cho nhau biết bao nhiêu kỷ niệm vui buồn và đau thương... Huynh Hồng cho tôi biết “bà mập ú” đó chính là đại tá t́nh báo thành phố Saigon, đă hỏi cung Huynh Hồng nhiều lần, và đă đề nghị Huynh “hợp tác làm việc với chính quyền”. Huynh Hồng kể: “Trong phiên toà xử án, người ta ghép ḿnh chung với Liên Tôn, và kết án ḿnh 13 năm tù. Cuối phiên toà, ḿnh thẳng thắng nói: ‘tôi có một người mẹ bị bệnh nặng, tôi đi t́m thuốc chữa cho mẹ; nhưng tôi đă lầm thuốc. Hậu quả tôi chịu trách nhiệm, không liên quan ǵ đến bạn bè thân hữu của tôi’. Không ngờ mấy ‘vous’ cũng bị vạ lây suốt 3, 5 năm trong tù!” Được thả tự do trước thời hạn, Huynh Hồng có nhiệm vụ phải lên “làm việc” tại Sở Công An thành phố mỗi tuần. Huynh Hồng dạy vơ Karaté, Judo... cho cán bộ địa phương nên rất được mến trọng và nhờ đó mà việc “tạm trú bất hợp pháp của các Huynh Kinh Sinh được ... thông cảm dễ dàng”. Huynh tham gia vào phái đoàn đi tŕnh diễn vơ thuật tại Úc, và trong một chuyến “thiên thời địa lợi nhân hoà”, Huynh Hồng may mắn “trốn thoát”, các Huynh Đệ đồng môn người Úc bảo lănh và được định cư tại Úc. Không hiểu v́ lư do nào mà Huynh Hồng xin chuyển hướng làm linh mục, sau hơn 40 năm (1963-2005) đồng lao cộng khổ với Huynh Đệ Lasan. Dù sao th́ “vườn nho của Chúa có rất nhiều việc làm, việc nào cũng là việc của Chúa!”]

Tôi vẫn im lặng như thể chưa hoàn hồn; ông nh́n hai tay tôi mang c̣ng, lốm đốm ghẻ cả hai cánh tay; ông hỏi: “Muốn trả lời hay tự viết lời khai?” Tôi nh́n đôi tay, mỉm cười, thoáng nghĩ rằng “nếu viết th́ phải tháo c̣ng tôi ra! Dù sao được vài phút tháo c̣ng ‘hợp lệ hợp pháp’ th́ cũng tốt!” Tôi trả lời: “Viết!” Ông chấp pháp đưa cho tôi xấp giấy trắng có kẻ hàng, một cây bút nguyên tử, rồi ra hiệu cho tên công an tháo c̣ng. Ông bảo: “Anh viết họ và tên, ngày tháng năm, rồi trả lời ba câu hỏi:
1. Cơ cấu tổ chức của ḍng Lasan;
2. Tên, họ và địa chỉ của những bạn bè thân thiết anh đă gặp và nói chuyện trong ṿng 6 tháng qua;
3. Anh có thích chế độ cộng sản không? Tại sao?”
Nói xong, ông nh́n vào giấy kiểm soát lại những câu hỏi, gật gật đầu rồi nói: “Anh ngồi đó, viết câu trả lời, khoảng nửa giờ sau tôi trở lại.” Nói xong ông đứng dây bỏ đi, tên công an cũng bỏ đi.

Tôi ngồi một ḿnh nh́n cái c̣ng số 8 bên cạnh mà ḷng xôn xao phân vân với câu hỏi số 3: “Anh có thích chế độ cộng sản không? Tại sao?” Quả là một bài tính đố nan giải. Trả lời:
- Có. [th́ đi ngược với lương tri con người vốn yêu chuộng sự thật]
- Không. [th́ cái c̣ng số 8 bên cạnh đang hăm he siết chặt hết ngàm này đến ngàm khác, đến ngàm cuối cùng]

Thật sự tôi không/chưa bị đánh đập tra tấn, chỉ mới bị “treo cửa sổ 3 ngày 3 đêm”, và 2 lần như vậy rồi. Ngồi suy nghĩ một hồi, tôi đưa mắt nh́n quanh pḥng, thấy lại bảng ghi rơ “Có tội th́ đánh cho chừa - Không tội th́ đánh cho có” treo trên tường ngoài hàng lang vào trong các pḥng giam. Tôi nghĩ: “Đằng nào cũng bị đánh! Lại nữa họ cho là ḿnh chống đối phản động trong tư tưởng th́ ḿnh nói “có” hay “không” cũng vậy!” Tôi viết trả lời câu hỏi thứ 3:

KHÔNG! (không thích KHÔNG có nghĩa là chống đối, cũng KHÔNG có nghĩa là phản động) V́ những lư do sau đây:
a. về tự do đi lại. Tự do đi lại là phương tiện hữu hiệu và tất yếu của sự phát triển kinh tế, kỹ thuật và giao lưu văn hoá. Chế độ “hộ khẩu” đă giảm bớt hoặc ngăn chận tự do đi lại, do đó đ́nh trệ - nếu không muốn nói ngăn cản sự phát triển, nhất là về mặt kinh tế, do đó nẩy sinh vụ tham nhũng, đút lót trên các tuyến đường giao thông hoặc trại “kiểm soát kinh tế”. Một khi kinh tế bị đ́nh trệ hoặc thụt lùi, người dân phải bằng mọi cách kiếm sống như “buôn lậu nhu yếu phẩm: gạo, thực phẩm, v.v...”, hoặc t́m cách vượt biển dù biết dữ nhiều lành ít. Đài BBC thường loan tin vớt thuyền nhân Việt Nam “chạy trốn” trên biển Đông, không thiếu trường hợp ghe bị đắm ch́m v́ băo táp, v́ cướp biển, v.v... Nguy hiểm như vậy mà người dân vẫn t́m cách vượt biển. Tại sao?
b. Báo cáo của chính phủ rỉ rả trên đài truyền thanh truyền h́nh luôn luôn là”vượt mức chỉ tiêu”. Có thật sự như vậy không? Tại sao không nói sự thật? Dân Việt Nam thừa biết là sau bất kỳ một cuộc chiến nào, kinh tế luôn luôn gặp khó khăn, đời sống từ từ sẽ được ổn định NẾU nhà lănh đạo quốc gia biết huy động tiềm năng nhân lực và vật lực cùng tài nguyên của dân tộc để cùng nhau xây dựng lại đất nước - thay v́ làm láo báo cáo hay.
c. về mặt giáo dục tuổi trẻ. Tŕnh độ học vấn của các em học sinh trung cấp thật sự rất xuống cấp. Tôi đă chấm kỳ thi tuyển vào lớp 10 tại trung tâm khảo thí huyện Thủ Đức tháng 6 năm 1976, và đă biết điều này. Thật đáng buồn.

Tôi đọc đi đọc lại nhiều lần. Tuy rất lo sợ v́ mường tượng những cực h́nh có thể phải chịu, nhưng “đằng nào cũng bị đánh; đau đớn thân xác th́ chắc khó tránh, nhưng nói cho đă tức cũng là một lối thoát!” Tôi quyết không bôi xoá hay bỏ bớt điều ǵ, ngồi đợi điều không may sẽ tới. Măi hơn một giờ sau, ông chấp pháp mới đến. Tôi đưa xấp giấy, ông đọc. Đến câu thứ 3, tôi theo dơi phản ứng của ông. Tôi hơi chột dạ khi thấy ông sắc mặt biến... màu, hàm răng như nghiến lại giận dữ. Ông nh́n tôi nói:
- Đă hơn ba tháng rồi mà c̣n viết vậy à?
- Th́ anh bảo tôi thành khẩn nói sự thật...
- Tôi xé hết bây giờ!
- Anh bảo tôi viết, tôi đă viết; xé hay không là quyền của anh.

Ông giận dữ ra lệnh cho tên công an: “C̣ng nó vào cửa sổ 3 ngày 3 đêm!” Tôi đă chuẩn bị tâm lư đón nhận mọi cực h́nh, nên rất b́nh tĩnh. Tưởng ǵ chớ “treo cửa sổ th́ ḿnh cũng đă được ‘huấn luyện’ trước!” tôi tự nhủ để tự trấn an.

***

Tôi từ từ đi vào pḥng dưới ánh mắt đầy kinh ngạc của các bạn tù. Tôi thấm hiểu được niềm vui mừng hy vọng phóng thích 2 giờ trước đây tan vỡ hoàn toàn trong ḷng những anh em đồng hội đồng thuyền với tôi. Tôi b́nh tĩnh đến cửa sổ, giơ hai tay ra ngoài song sắt, sẵn sàng đón nhận hậu quả của sự “phát tiết sự thật” chất chứa trong ḷng hơn 3 năm nay. Hai em Cường và Hán lại quấn quưt hai bên, an ủi tâm t́nh. Em Cường nói: “Tội nghiệp cho anh quá! Tại sao bọn họ lại đối xử với anh như vậy?” Tôi nh́n em mỉm cười nói: “Anh không sao, ‘quen’ rồi! Anh đă nói ‘sự thật’ với họ, nhưng tiếc thay họ không chấp nhận ‘sự thật’!” Em Hán buột miệng hỏi: “’Sự thật’ là ǵ?” Tôi trố mắt nh́n em, ḷng trí bỗng nhớ đến câu hỏi của Philatô với đức Giêsu “Sự thật là ǵ?” rồi bỏ đi không thèm nghe câu trả lời. Tôi mỉm cười nh́n em, lắc đầu th́ thào: “Anh cũng không biết nữa!”

Trong cảnh tĩnh mịch tối khuya hôm đó, đôi lúc vài mụt nhọt ghẻ dưới chân trái cương mủ làm tôi đau nhức, tôi chỉ biết dùng bàn chân trái xát qua xát lại chỗ đau, mặc cho mủ vung văi thế nào cũng được miễn là qua cơn đau nhức nhất thời; coi vậy mà hiệu nghiệm! Cảnh vật đáng ra phải âm u dưới bầu trời mờ ảo ánh trăng sao mới thơ mộng và thật sự thư giản. Cảnh vật hiện tại được chiếu sáng bởi những bóng điện trông sao mà thê lương buồn sầu. Tôi bỗng hồi tưởng lần đi coi phim La Nuit est faite pour... [Ban Đêm được làm ra để...] tại Đà Lạt, hơn 10 năm về trước.

Khoảng đầu năm 1970, cộng đoàn Kinh Viện tại số 6 đường Trần Hưng Đạo, Đà Lạt đưới thời huynh trưởng Francis Trí, được chia thành nhóm nhỏ gọi là Huynh Đoàn (Fraternité) gồm 4 hay 5 Kinh Sinh. Huynh Đoàn tôi - mang tên là Ách Cơ - gồm có các Huynh Hồng, Hạnh, Bellarmin Tâm. Mỗi Huynh Đoàn được một số tiền túi là 500 đồng/tháng để sinh hoạt vui chơi giải trí. Huynh Đoàn Ách Cơ thường tổ chức “boomm!” tại pḥng Bonheur Vert (Lầu Xanh) vào các dịp lễ bổn mạng hoặc sinh nhật, hoặc hứng th́ chịu chơi chứ không chơi chịu, và mời các trưởng Huynh Đoàn khác đến chung vui, thư giăn; lâu lâu cũng mời Huynh trưởng Francis tham dự cho vui cửa vui nhà.

Một buổi chiều tốt trời, Huynh Đoàn Ách Cơ nổi hứng muốn cùng nhau đi xem ciné tại rạp Hoà B́nh. Cả Huynh Đoàn đến gặp Huynh trưởng Francis Trí, tôi nói: “Huynh Đoàn Ách Cơ xin phép bề trên cho Anh Em chúng con đi giải trí với nhau, xem phim La Nuit est faite pour... tại rạp Hoà B́nh.” Huynh trưởng nh́n chúng tôi, ngẫm nghĩ giây lâu rồi nói: “Nếu các Huynh đă chu toàn xong bổn phận hằng ngày rồi th́ cứ đi.” Huynh Hồng lên tiếng ngay: “Tôi đă hoàn thành từ hôm qua!”; Huynh Hạnh tiếp lời : “Tôi cũng vậy!”; Huynh Tâm cười nói: “’Moi’ th́ vừa làm xong!” Tôi hưởng ứng vui vẻ: “vậy th́ ḿnh đi!” Thế là Huynh Đoàn Ách Cơ vui vẻ đồng t́nh “lên đường”. Khi Huynh Đoàn vào rạp th́ đang chiếu phim thời sự, nên pḥng nhá nhem tối. Chúng tôi t́m được một dăy ghế, mới có một người ngồi ghế ngoài cùng, 4 Anh Em chen vào trong ngồi thoải mái. Huynh Hạnh cười cười nói: “Nếu ông bề trên thấy tụi ḿnh ngồi như vậy coi ciné, không biết ông nghĩ sao? Không chừng ông cũng đi ciné như ḿnh, hahahaha.” Vài giây trước khi vào phim chính, pḥng chiếu phim có vẻ sáng hơn; ai nấy đều ngạc nhiên há hốc mồm nh́n người ngồi ghế ngoài cùng: th́ ra là Huynh trưởng Francis Trí! Phim chiếu xong, Huynh Tâm đề nghị “mời Huynh trưởng đi uống café!” Nói cho ngay, Huynh trưởng cũng rất hoà đồng thân thiện với Huynh Đoàn Ách Cơ, nên trên đường về nhà, chúng tôi đồng ư vào nhà Thủy Tạ uống nước.

Tôi nói nhỏ với các Huynh Đệ: “Ḿnh kẹt tiền rồi đó nghe!” Các Huynh Đệ nh́n nhau mỉm cười ranh mănh, như có ư đồ bất chánh nào đó. Huynh Hồng uống nhanh nhất, đứng dậy xin về trước “có chuyện cần”, Huynh Tâm xin “tháp tùng”; vài phút sau Huynh Hạnh cũng xin phép về trước; c̣n lại Huynh trưởng và tôi. Thật lúc đó, tôi dở khóc dở cười, uống nước cam vắt ngọt, mát, nhưng tâm trí nóng bỏng t́m cách “nói khéo”. Huynh trưởng Francis thừa biết “bọn này chơi khẳm rồi” nhưng vẫn tỉnh bơ, đợi tôi lên tiếng. Tôi đành nói thật; và nhờ vậy mà có một chầu giải khát... chùa ngon lành!

Hồi tưởng đến đây tôi tự mỉm cười, và thật sự cảm thấy thư giản, ấm ḷng nhớ lại chuyện vui xưa, chuyện của tuổi thanh niên mới lớn, đang lớn, tuổi của “nhất quỷ nh́ ma thứ ba học tṛ (sinh viên)”. Tôi bỗng nghĩ đến hai chữ “số mạng”.
- Huynh Bellarmin Tâm quốc tịch Pháp, giờ này chắc đang hưởng niềm vui sống gia đ́nh hạnh phúc bên phương trời Tây, tự do hạnh phúc thật sự;
- Huynh Hạnh bỗng dưng sao lại có mặt trong giờ thứ 25, có người chỉ điểm cho biết có chuyến tàu sắp nhổ neo tại bến Bạch Đằng, và lại có Huynh Grégoire Tân tiễn đưa đến nơi đến chốn để giờ này vui hưởng thanh b́nh, tự do dân chủ tại một cường quốc bậc nhất thế giới?
- Huynh Hồng và tôi, tại sao không nghe lời Huynh Phong “dụ khị” ra đi ngay lập tức khi thời điểm đă tới, để rồi giờ này Huynh Hồng phải chịu cảnh tra tấn dă man, c̣n tôi th́ bị treo cửa sổ?
- ... [nhiều, rất nhiều biến cố xảy ra cho người này người khác - may cũng như rủi ?]
- Đặc biệt huynh trưởng Ánh; Huynh trưởng rỉ tai cho người khác “ra đi” lúc phương tiện thật dễ dàng, thật an toàn và cùng với nhiều Huynh Đệ lo cho nhau, nâng đỡ nhau, c̣n chính ḿnh th́ bây giờ phải mang cảnh tù tội, và bị giam giữ ở đâu? Có bị tra tấn đánh đập không? c̣n sống hay là... Tôi không dám nghĩ tiếp.

Tôi bỗng thấy h́nh dáng một người đứng gần song sắt trong pḥng số 7; chăm chú nh́n kỹ th́ hao hao giống Huynh trưởng Ánh. Có thể như vậy không? Tôi liều tằng hắng một tiếng khá to. Tiếng tằng hắng vang dội trong đêm tĩnh mịch. Người đó ngẩng đầu lên nh́n về phía tôi: chắc chắn là Huynh trưởng Ánh rồi! Tôi giơ hai tay c̣ng ngoài song sắt lắc lắc khua tiếng mắc dây sắt của c̣ng, Huynh Ánh nhận ra tôi, cũng lắc lắc giơ hai tay mang c̣ng ngoài song sắt. Th́ ra Huynh Ánh cũng bị treo đứng như tôi, ở trong pḥng số 7 cheo chéo pḥng số 4. Tôi tiếp tục lắc lắc hai tay, Huynh Ánh cũng giơ hai tay mang c̣ng lắc lắc “đáp lễ”. Tôi mừng vô hạn. Bốn ánh mắt gặp nhau mừng mừng tủi tủi. Hai đầu lắc lắc gật gật như muốn nói nhiều, rất nhiều... Chúng tôi hiểu nhau quá mà! Tôi thở ra ngao ngán.

Không biết Huynh Ánh bị treo cửa sắt mấy lần và bao lâu rồi - hy vọng là lần đầu tiên. Một tên công an canh pḥng đi qua đi lại trên sân ximăng trước dăy pḥng số 5 đến số 10. Hắn bỗng đứng lại ngay trước Huynh Ánh, nh́n qua nh́n lại một hồi, không biết làm ǵ. Hắn tiếp tục đi qua đi lại trên sân ximăng. Hắn vừa đi ra xa, tôi thấy Huynh Ánh đang “ngồi cḥm hơm” dưới sàn, nhưng hai tay vẫn bị c̣ng ngoài song sắt. Tôi đă hiểu. Tên công an thấy Huynh Ánh bị “đứng piquet” sát song sắt, sinh ḷng trắc ẩn cho một ông già ... vô tội (!) đến xem mới biết ra là bị c̣ng hai tay ngoài song sắt, khá cao, không thể ngồi hoặc qú, nên cũng c̣ng ngoài song sắt nhưng hạ xuống thấp hơn cho đỡ... khổ. Tôi đoán đó là công an tên Hóa. V́ tên công an c̣n đi qua đi lại trên sân ximăng, nên Huynh Ánh không dám làm hiệu cho tôi. Quả đúng như tôi suy tưởng, khi tên công an đi khỏi, Huynh Ánh liền tằng hắng rồi giơ hai tay mang c̣ng ngoài song sắt lắc lắc ra chiều thích thú. Tôi cũng mừng lây. Dù sao th́ Huynh Ánh cũng được chút ít thoải mái trong cơn đau khổ...

Khoảng 15 phút sau, một tên công an khác đi qua đi lại trên sân ximăng. Tôi nhận ra ngay đó là ông cai tù trưởng. Ông đi ṿng thứ hai th́ đứng ngay trước Huynh Ánh, nh́n một lúc, rồi đi luôn. Một tên công an khác đến, khom lưng “nói chuyện” ǵ đó với Huynh Ánh; tôi thấy cả hai đều đứng dậy; sau một lúc tên công an đi mất hút. Lần này Huynh Ánh không thể giơ hai tay lắc lắc được nữa, v́ bị c̣ng lên cao quá đầu, thiếu điều phải nhón chân lên nữa là khác. Bốn ánh mắt gặp nhau đau khổ; miệng Huynh Ánh méo xẹo như muốn khóc. “Kinh nghiệm” cho tôi biết kiến đang ḅ trong đôi chân của Huynh Ánh. Tôi không dám tằng hắng hay làm một cử động nào. Chỉ biết lắc đầu thông cảm. Ngày hôm sau, không thấy Huynh Ánh bị “treo” nữa. Mừng cho Huynh Ánh, một đêm như vậy cũng đủ chết người rồi.

Sáng sớm ngày thứ hai “treo cửa sổ” đang lim dim ngủ gật, tôi nghe tiếng người đi từ ngoài sân ximăng vào. Một tên công an dẫn em Tiến đi ra mang theo túi hành trang nhỏ. Em Tiến thấy tôi đứng treo cửa sổ, sửng sốt nh́n, đôi mắt lim dim như muốn khóc. Tôi mỉm cười trấn an. Tên công an ngoái cổ nh́n em Tiến thúc dục: “Đi mau lên! Muốn như tên phản động này há?” Tiến vội vă đi nhanh, nhưng vẫn ngoái cổ nh́n tôi, vẫy tay như muốn nói: “Au Revoir!” [Em Tiến được thả tự do năm 1982. Trong thời gian chờ đợi dịp thuận tiện vượt biển, em đạp xích lô để kiếm sống và trợ giúp gia đ́nh.
Khoảng cuối năm 1986, tôi đi Dallas, Texas gặp lại em Tiến. Em bày tỏ sự hối tiếc và xin lỗi. Nhưng tôi nhắc lại cho em Tiến một đoạn trong vỡ kịch “Vụ Án Kỳ Diệu” mà em Tiến thủ vai “đứa con ngô ngố”.
- Em c̣n nhớ câu nói trong vở kịch không? Tôi vừa cười vừa nói. ‘Khi nào tôi bị treo lên th́ tôi mới hoàn lại trí khôn’.
- Dạ c̣n nhớ chứ! Em đă bị treo lên và được giải cứu. Bây giờ em hết ngô ngố rồi!
]

***

Khoảng 5 phút sau một tên công an khác dẫn Huynh Đào đi ngang cửa sổ tôi đang bị “treo đứng”. Trông Huynh Đào tiều tụy hẳn, đôi mắt lim dim, đôi môi hé mở như luôn luôn mỉm cười. Em Tiến, rồi Huynh Đào đă đi ra. Tôi ngong ngóng chờ thêm c̣n ai trong Huynh Đệ ḿnh đi ra nữa không? Trời gần sáng, không c̣n ai đi ra nữa.

Vậy hai “cha con” bị đưa đi đâu?

[Huynh Đào bị đưa đến trại giam Chí Hoà; bị giải ra toà cùng một lượt với Huynh Hồng và nhóm liên can đến Phong Trào Liên Tôn chống cộng. Trong phiên toà, Huynh Đào nh́n nhận được hứa sẽ làm “trưởng pḥng giáo dục huyện Thủ Đức để canh tân đổi mới nền giáo dục tuổi trẻ“ nếu cuộc kháng chiến thành công. Huynh Đào bị kết án 12 năm tù và đưa đi cải tạo tại trung tâm A50, Khánh Hoà. Trong trại cải tạo cùng đội với Huynh Hồng, hai Anh Em nâng đỡ giúp nhau giữ vững tinh thần Huynh Đệ Lasan, nên chuỗi ngày tù tội xem ra cũng dễ chịu!

Sau 10 năm “học tập cải tạo tốt”, hai Huynh Đệ Đào & Hồng được thả tự do trước thời hạn. Huynh Đào về quê ở G̣ Dê, Nha Trang, nhập cộng đoàn Lasan Lê Lợi được 1 năm. Chuyển qua cộng đoàn Vĩnh Thọ - Xóm Bóng, Huynh Đào “quá” nhiệt thành gom thu các em học sinh trung tiểu học trong vùng vào nội trú - trên 50 em sinh sống (như tại Đệ Tử Viện trước 75) tại một căn nhà quá nhỏ hẹp với giường 2, 3 tầng... đến độ Huynh giám tỉnh và ban cố vấn phải yêu cầu ngưng hoạt động và thuyên chuyển Huynh Đào về Tân Cang lo cho một nhóm nhỏ “dự tu”.]